Beryli carbonat
Beryli cacbonat là một hợp chất vô cơ với thành phần chính là nguyên tố beryli và nhóm cacbonat, có công thức hóa học được quy định là BeCO3. Muối màu trắng này không ổn định.[1]
Beryli carbonat | |
---|---|
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | DS2350000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | BeCO3 |
Khối lượng mol | 69,0212 g/mol (khan) 141,08232 g/mol (4 nước) |
Bề ngoài | chất rắn màu trắng |
Điểm nóng chảy | 54 °C (327 K; 129 °F) |
Điểm sôi | 100 °C (373 K; 212 °F) (phân hủy) |
Độ hòa tan trong nước | 0,36 g/100 mL, xem thêm bảng độ tan |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaMuối thông thường
sửaCó ba dạng beryli cacbonat đã được biết đến: dạng khan, dạng tetrahydrat và dạng muối kiềm. Hợp chất ở dạng khan được biết đến là một dạng chất không ổn định, bị phân hủy trở thành BeO và cacbon dioxide nên hợp chất này được yêu cầu lưu trữ, bảo quản trong điều kiện có khí CO2.[2] Dạng thức tetrahydrat được hình thành khi CO2 dạng bọt đi qua dung dịch keo của Be(OH)2 và cũng được biết đến cũng là một dạng thức không ổn định.[3]
Muối kiềm
sửaBeryli cacbonat kiềm là một dạng muối hỗn hợp, có thể được điều chế bằng phản ứng của beryli sunfat và amoni cacbonat, chứa cả ion cacbonat và hydroxide, với công thức hóa học là Be2CO3(OH)2. Người ta tin rằng trong các tài liệu cổ xưa, hợp chất này được gọi là beryli cacbonat.[4]
An toàn
sửaBeryli cacbonat có thể gây kích ứng, hợp chất này phải được xử lý cẩn thận vì một số hợp chất beryli liên quan được biết chất gây ung thư.
Tham khảo
sửa- ^ The Aqueous Chemistry of the Elements (George K. Schweitzer, Lester L. Pesterfield; Oxford University Press, 14 thg 1, 2010 - 448 trang), trang 132. Truy cập 25 tháng 6 năm 2021.
- ^ Egon Wiberg, Arnold Frederick Holleman (2001) Inorganic Chemistry, Elsevier. ISBN 0-12-352651-5.
- ^ David Anthony Everest, 1964, The Chemistry of Beryllium, Elsevier Pub. Co.
- ^ J.E. Macintyre, Dictionary of Inorganic Compounds 1992, CRC Press. ISBN 0-412-30120-2.