Kỳ nhông
Kỳ nhông là tên địa phương để chỉ chi Nhông cát (danh pháp khoa học Leiolepis)[1] thuộc họ Nhông (Agamidae) sống ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cũng có khi chúng được gọi là kỳ nhông cát[2].
Kỳ nhông | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Nhánh | Craniata |
Phân ngành (subphylum) | Vertebrata |
Phân thứ ngành (infraphylum) | Gnathostomata |
Liên lớp (superclass) | Tetrapoda |
Lớp (class) | Sauropsida Reptilia |
Phân lớp (subclass) | Diapsida |
Phân thứ lớp (infraclass) | Lepidosauromorpha |
Liên bộ (superordo) | Lepidosauria |
Bộ (ordo) | Squamata |
Phân bộ (subordo) | Iguania Lacertilia |
Họ (familia) | Agamidae |
Phân họ (subfamilia) | Leiolepidinae |
Chi (genus) | Leiolepis Cuvier, 1829 |
Các loài | |
8, xem văn bản. |
Tên gọi kỳ nhông đôi khi cũng được dùng không chuẩn để gọi các loài thằn lằn thuộc chi Cự đà (Iguana), họ Cự đà, là những loài vốn quê ở Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam, chẳng hạn tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Kỳ nhông có ngoại hình tương đồng với tắc kè, lớp gai cứng chạy dọc xương sống.
Văn hóa
sửaĐồng dao Việt Nam có câu: Kỳ nhông là ông kỳ đà, kỳ đà là cha tắc ké, tắc ké là mẹ kỳ nhông.
Ẩm thực
sửaTrong ẩm thực Việt Nam kỳ nhông là một món ăn, có tác dụng bổ thận, tráng dương tăng cường chức năng sinh lý. Do bị săn bắt ngày càng nhiều nên loài động vật này đang có nguy cơ bị tận diệt, một số nông dân đã bắt đầu nuôi kỳ nhông để bán thịt.
Chú thích
sửa- ^ “Quy trình kỹ thuật nuôi dông”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Nuôi kỳ nhông cát thu lãi cả trăm triệu đồng”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa