Nguyễn Khắc Lợi

NSND, đạo diễn điện ảnh Việt Nam (1932-2024)

Nguyễn Khắc Lợi (1932 – 2024)[1] là đạo diễn điện ảnh người Việt Nam. Ông được biết đến qua thành công của những bộ phim truyện nổi tiếng như Tướng về hưu, Hai bà mẹ, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông

Nghệ sĩ nhân dân
Nguyễn Khắc Lợi
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1932-08-23)23 tháng 8, 1932
Nơi sinh
Phú Thọ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
2 tháng 8, 2024(2024-08-02) (91 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn điện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2007)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai trò
  • Đạo diễn
  • Quay phim
Năm hoạt động1953 – 2015
Đào tạoVGIK
Trường pháiPhim tài liệu
Phim truyện điện ảnh
StudioHãng phim truyện Việt Nam
Giải thưởngxem phần Vinh danh
Website

Tiểu sử

sửa

Nguyễn Khắc Lợi sinh ngày 23 tháng 8 năm 1932[2] trong một gia đình thuần nông ở Lâm Thao, Phú Thọ.[3] Năm 17 tuổi khi đang học trường cấp 3 Hùng Vương (Phú Thọ), ông được tuyển chọn vào lớp đào tạo cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa trong kháng chiến. Nguyễn Khắc Lợi và nhiều bạn học được thử nghiệm công việc chiếu bóng.[3] Ông có hai người con đều làm việc trong ngành điện ảnh.[3]

Nguyễn Khắc Lợi qua đời lúc 7h30 sáng 2 tháng 8 năm 2024.[1]

Sự nghiệp

sửa

Năm 1953, Nguyễn Khắc Lợi trở thành một thành viên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam vừa được thành lập tại An toàn khu Việt Bắc. Năm 1954, với vai trò quay phim phụ trong tổ của nhà quay phim Yevgeny Mukhin và nhà văn Nguyễn Đình Thi, ông tham gia vào đoàn làm phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Roman Karmen.[2][4] Năm 1955, ông tham gia thưc hiện bộ phim tài liệu Mùa xuân tập kết tại Lào và được cử sang Liên Xô học tại trường VGIK vào năm 1957.[3][2] Nguyễn Khắc Lợi cùng với Trần Đức, Nguyễn Đỗ Ngọc là những người đầu tiên của Việt Nam được đào tạo tại ngôi trường này.[2] Ông tốt nghiệp năm 1963 và được phân công công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam.[2] Năm 1965, Nguyễn Khắc Lợi được đạo diễn bộ phim đầu tay và cũng là bộ phim đầu tiên về đề tài an ninh - tình báo của Bộ Nội vụ,[4][5] Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn từ kịch bản Tiếng pháo đêm giao thừa của Doãn Quế. Phim được chiếu vào dịp Tết Nguyên đán năm 1966, tạo nên một hiệu ứng xã hội tích cực, giúp tên tuổi các diễn viên Mai Châu, Lâm Tới, Trà Giang được khán giả biết đến.[4]

Năm 1975, Nguyễn Khắc Lợi thực hiện bộ phim điện ảnh Hai người mẹ, bộ phim đầu tiên về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Lào. Với tác phẩm này Nguyễn Khắc Lợi đã giành được giải Đạo diễn xuất sắc hạng mục Phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4.[4]

Nguyễn Khắc Lợi có sở thích chuyển thể từ các tác phẩm văn học.[6] Bộ phim Tướng về hưu, được Dương Đăng Hinh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, được xem là bước đột phá trong sự nghiệp của Nguyễn Khắc Lợi khi giành được một giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9, tổ chức năm 1990, và được xem là tác phầm xuất sắc của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới.[2][4] Năm 2001, ông thành viên Ban Giám khảo hạng mục phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13[7]

Năm 2004, Nguyễn Khắc Lợi lần đầu tiên đạo diễn một bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh có tựa đề Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông,[6] bộ phim giành được giải Đặc biệt của cả Giải Cánh diều 2003Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14.[8]

Nguyễn Khắc Lợi là một trong những người đầu tiên giảng dạy lớp đạo diễn điện ảnh ở Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.[2] Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ của Việt Nam như: Đào Thanh Hưng, Trịnh Lê Phong, Đặng Thái Huyền, Đức Khuê, Phạm Nhuệ Giang, Trịnh Quang Tùng.[9][10]

Vinh danh

sửa

Nguyễn Khắc Lợi được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) năm 2007[11] và được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (đợt 3) năm 2012.[12]

Tại lễ trao giải Cánh diều 2016, NSND Nguyễn Khắc Lợi cùng NSND Trần Phương đã được tôn vinh vì những cống hiến cho nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam.[13][14]

Giải thường

sửa
Năm Giải thưởng Tác phẩm đề cử Hạng mục Kết quả Chú thích
Giải thưởng cho tác phẩm
1990 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 Tướng về hưu Phim điện ảnh Bông sen Bạc [2]
1996 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 Đường mòn trên biển Đông Phim tài liệu Bông sen Vàng
2004 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông Phim điện ảnh Giải Đặc biệt [13][8]
Giải Cánh diều 2003 Phim điện ảnh Giải Đặc biệt
Giải thưởng cá nhân
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Hai bà mẹ Đạo diễn xuất sắc - Phim điện ảnh Đoạt giải [2]
2005 Giải Cánh diều 2004 Tiếng cồng định mệnh Đạo diễn xuất sắc - Phim điện ảnh Đề cử cùng Lê Thi [15]

Tác phẩm

sửa
Năm Tựa đề Đạo diễn Dạng phim Chú thích
1954 Việt Nam trên đường thắng lợi Roman Karmen Phim tài liệu Quay phim [2]
1955 Mùa xuân tập kết [2]
1965 Lá cờ chuẩn Phim truyện điện ảnh
1968 Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn cùng với Hoàng Thái [2]
1972 Xiếc Lào Phim tài liệu
1975 Hai bà mẹ Phim truyện điện ảnh
1977 Bức tường không xây
1980 Câu lạc bộ không tên
1981 Lâm nghiệp Thanh Hoa Phim tài liệu
1982 Miền đất không cô đơn Phim truyện điện ảnh
1985 Cơn lốc biển
1987 Cao nguyên không yên tĩnh Phim video
1988 Tướng về hưu Phim truyện điện ảnh
1988 Mối tình sau song sắt
1994 Đường mòn trên biển Đông
1997 Mùa xuân toàn thắng (tập 2 - Bước ngoặt) Phim tài liệu [2]
2000 Triệu phú làng Kình Điện ảnh truyền hình
2004 Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông Cùng với Viên Thế Kỷ Phim truyện điện ảnh [2]
2005 Tiếng cồng định mệnh cùng với Lê Thi
2015 Người trở về Đặng Thái Huyền cố vấn nghệ thuật[16]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Ngọc Ánh (2 tháng 8 năm 2024). “Đạo diễn, NSND Nguyễn Khắc Lợi phim 'Tướng về hưu' qua đời”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n Lưu Thảo (11 tháng 8 năm 2024). “Nghệ sĩ Nhân dân, đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi: Một đời mê đắm với nghệ thuật thứ 7”. Hànộimới. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ a b c d Ngọc Ánh; Gia Linh (7 tháng 8 năm 2024). “NSƯT Đỗ Thanh Hải đọc điếu văn tiễn biệt đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2024.
  4. ^ a b c d e Lê Thị Bích Hồng (5 tháng 8 năm 2024). “NSND Nguyễn Khắc Lợi, vị đạo diễn có duyên với tác phẩm văn học”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ Ngô Thanh Hằng. "Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn" - dấu ấn khó quên của điện ảnh Việt Nam”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ a b Trần Hoàng Thiên Kim (3 tháng 10 năm 2009). “Tôi từng gặp nhiều sự cố khi làm phim”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2024.
  7. ^ “Quốc Trị - Hồng Ánh kéo cờ cho lễ khai mạc LHP 13”. VnExpress. 4 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  8. ^ a b “Bảy bộ phim điện ảnh khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Báo Cáo Viên. 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  9. ^ Quỳnh An (2 tháng 8 năm 2024). “Nhiều nghệ sĩ buồn đau khi đạo diễn 'Tướng về hưu' NSND Nguyễn Khắc Lợi qua đời”. VietNamNet. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2024.
  10. ^ Hà Tùng Long (3 tháng 8 năm 2024). “Những câu chuyện "cười chảy nước mắt" về đạo diễn phim Tướng về hưu”. danviet.vn. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2024.
  11. ^ thanhnien.vn (6 tháng 2 năm 2007). “Phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 6: Nhiều nghệ sĩ hành nghề tự do được tôn vinh”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2024.
  12. ^ “Danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2012”. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang. 18 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  13. ^ a b Hà Phương (2 tháng 8 năm 2024). “NSND Nguyễn Khắc Lợi - Đạo diễn phim "Tướng về hưu" qua đời ở tuổi 92”. VOV.VN. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2024.
  14. ^ Uyên Phương (10 tháng 4 năm 2017). “Phim "Sài Gòn Anh yêu em" thắng lớn với 4 giải thưởng Cánh Diều 2016”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  15. ^ ONLINE, TUOI TRE (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2024.
  16. ^ PHÓNG, BÁO SÀI GÒN GIẢI (7 tháng 8 năm 2015). “Ra mắt phim Người trở về”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2024.