Nguyễn Mẫn Đốc (1492 - 1522)[a] là thị thư viện Hàn lâm thời Lê sơ, đỗ bảng nhãn năm 1518.

Nguyễn Mẫn Đốc
Thi thư viện Hàn lâm
Thông tin cá nhân
Sinh1492
Mất1522 (29–30 tuổi)[a]
Giới tínhNam
Gia quyến
Thân phụ
Nguyễn Doãn Cung
Học vấnBảng nhãn
Chức quanThi thư viện Hàn lâm
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ, Mạc

Thân thế

sửa

Nguyễn Mẫn Đốc sinh năm 1492,[1] là người làng Xuân Lũng (làng Dòng), huyện Sơn Vi,[3][4][5] nay thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ông là con của Lại bộ tả thị lang Nguyễn Doãn Cung,[2] có nguồn cho là Nguyễn Khắc Cung.[1] Ông nội của Nguyễn Mẫn Đốc là người làng Đông Hống - huyện Tứ Kỳ - phủ Hạ Hồng - Hải Dương.[6] Anh rể của Nguyễn Mẫn Đốc là Nại hiên tiên sinh Nguyễn Hãng. [7]

Sự nghiệp

sửa

Ông đậu bảng nhãn[8][9] khoa Mậu Dần năm Quang Thiệu thứ 3 (1518)[3] vào lúc 21 hoặc 27 tuổi.[1][2][10] Ông làm quan đến chức thị thư viện Hàn lâm.[3]

Về sau Nguyễn Mẫn Đốc cùng thầy học là Vũ Duệ[11] theo Lê Chiêu Tông chạy ra Thanh Hoa. Khi không thể thoát được, Nguyễn Mẫn Đốc cùng Vũ Duệ và một số người khác bái lạy trước lăng Lê Thái Tổ rồi tự vẫn ngày 22 tháng 2 âm lịch năm 1522 (lúc 31 tuổi).[2][a]

Vinh danh và tưởng nhớ

sửa

Đến thời Lê trung hưng, ông được khen là tiết nghĩa và truy phong thượng hạng phúc thần, cho lập đền cúng tế.[3] Ông đã nhiều lần được nhà Lê và Nguyễn ban sắc phong, truy phong Tiết Nghĩa Đại vương, thụy Nhã Lượng. Nguyễn Mẫn Đốc còn được phong làm thành hoàng làng Xuân Lũng.[2]

Đến năm 1667, Lê Huyền Tông cho lập Tiết Nghĩa Từ ở quê của Nguyễn Mẫn Đốc để tưởng nhớ công lao của ông. Tiết Nghĩa Từ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào ngày 28 tháng 1 năm 2015 theo Quyết định số 226/QĐ-BVHTTDL,[2][12] lễ đón nhận bằng xếp hạng được tổ chức tại Xuân Lũng lúc 8 giờ ngày 10 tháng 4 năm 2015.[2]

Lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Mẫn Đốc được tổ chức vào ngày 22 tháng 2 âm lịch hằng năm bởi dân ở Xuân Lũng và con cháu thuộc dòng họ.[2] Thành phố Việt Trì và thị trấn Lâm Thao đều có một con phố mang tên Nguyễn Mẫn Đốc.

Nhận định

sửa

Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa" trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở phần "Nhân vật chí".[3]

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b c Có nguồn cho là không rõ năm mất của ông,[1] tuy nhiên cũng có tài liệu cho là năm 1522.[2]

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa & Việt Ánh 2002, tr. 495
  2. ^ a b c d e f g h Xuân Thắng (ngày 7 tháng 4 năm 2015). “Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc - trung thần tiết nghĩa triều Lê”. danviet.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ a b c d e Phan Huy Chú 2014, tr. 418
  4. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 183.
  5. ^ Viện khoa học xã hội Việt Nam & Viện ngôn ngữ học (Việt Nam) 2008, tr. 25.
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ TimSach.VN; supo. “Nguyễn Hãng - Tác phẩm - Nguyễn văn Toại”. TimSach.VN. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo & Nguyễn Thị Thu Hà 2003, tr. 35.
  9. ^ Vũ Ngọc Khánh & Phạm Minh Thảo 2005, tr. 81.
  10. ^ Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 154.
  11. ^ Nguyễn Sương (ngày 19 tháng 6 năm 2016). “Từ cậu bé nghèo đứng hành lang học lỏm thành trạng nguyên”. news.zing.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  12. ^ “Xếp hạng 5 di tích quốc gia”. vhttdlhd.vn. ngày 2 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017.

Thư mục

sửa
  1. Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Ánh (2002), Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  2. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  3. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  4. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  5. Viện khoa học xã hội Việt Nam; Viện ngôn ngữ học (Việt Nam) (2008), Sổ tay từ ngữ lịch sử: quan chế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  6. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  7. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo; Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin