Richard Kuhn

nhà hóa sinh người Đức gốc Áo (1900–1967)

Richard Kuhn (3 tháng 12 năm 19001 tháng 8 năm 1967) là một nhà hóa sinh người Đức gốc Áo, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1938.

Richard Kuhn
Sinh(1900-12-03)3 tháng 12 năm 1900
Viên, Áo
Mất1 tháng 8 năm 1967(1967-08-01) (66 tuổi)
Heidelberg, Đức
Quốc tịchĐức, Áo
Giải thưởnggiải Nobel Hóa học (1938)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học

Tiểu sử

sửa

Thời niên thiếu

sửa

Kuhn sinh tại Viên, Áo. Ông bắt đầu học hóa họcĐại học Wien năm 1918, sau đó sang học với Richard WillstätterĐại học München và đậu bằng tiến sĩ năm 1922 cho công trình ghiên cứu khoa học về enzym.

Kuhn tiếp tục nghiên cứu khoa học ở München rồi ở ETH Zürich và từ năm 1929 trở đi, tại Đại học Heidelberg. Năm 1937, ông làm trưởng phân khoa hóa học.

Richard Kuhn cũng là bạn học của Wolfgang Pauli trong thời gian 8 năm (1910-1918), người đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1945.

Năm 1928 ông kết hôn với Daisy Hartmann. Họ có hai con trai và bốn con gái.

Sự nghiệp

sửa

Lãnh vực nghiên cứu của Kuhn gồm: các vấn đề lý thuyết của hóa học hữu cơ (hóa học lập thể của các hợp chất thơmbéo; các tổng hợp của polyenecumulene; kết cấu và màu sắc; độ chua của hyđrocacbon), cũng như các lãnh vực mở rộng trong ngành hóa sinh (carotenoid; flavin; vitaminenzym). Đặc biệt, ông nghiên cứu công trình quan trọng về vitamin B2 và vitamin B6 antidermatitis.

Năm 1929 ông làm giám đốc "Viện Hóa học" thuộc Viện Nghiên cứu Y học Kaiser Wilhelm (Kaiser Wilhelm Gesellschaft) (từ năm 1950, đặt tên lại là Viện Nghiên cứu Y học Max Planck (Max-Planck-Institut für medizinische Forschung)) tại Heidelberg. Năm 1937 ông cũng nắm quyền quản lý viện này.

Ngoài ra, ông cũng làm giáo sư môn hóa sinhĐại học Heidelberg, và làm giáo sư khách nghiên cứu môn hóa sinh một năm ở Đại học Pennsylvania, Philadelphia, (Hoa Kỳ).

Ông được trao giải Nobel Hóa học năm 1938 cho "công trình nghiên cứu về các carotenoid và các vitamin", nhưng không thể sang Thụy Điển lãnh giải, mãi cho tới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.[1], Giải Goethe năm 1942 và Giải Paul Ehrlich và Ludwig Darmstaedter năm 1958. Kuhn cũng là người khám phá ra Soman[2], một tác nhân thần kinh (nerve agent) gây chết người, vào năm 1944.

Kuhn cũng là chủ bút Justus Liebigs Annalen der Chemie [3] từ năm 1948.

Ông từ trần năm 1967 ở Heidelberg, Đức, thọ 66 tuổi.

Tác phẩm của Kuhn

sửa
  • Der Arzneischatz der Gegenwart und die pharmazeutische Chemie der Zukunft. Düsseldorf 1965.
  • Ludolf von Krehl und das Kaiser-Wilhelm-Institut für Medizinische Forschung. Lehmann, München 1961.
  • Biochemie der Rezeptoren und Resistenzfaktoren. Springer, Berlin 1959.
  • Über Kumulene, X cis-trans-Isomerie bei Dinitro-Tetraphinyl-Kumulenen. Chemie, Weinheim an der Bergstraße 1959.
  • Biochemie. Dieterich & Chemie, Wiesbaden, Weinheim an der Bergstraße 1947–53.
  • Biochemistry. Wiesbaden 1947.
  • Biologie. Hermann, Paris 1938.
  • Die Chemie der Gegenwart und die Biologie der Zukunft. Rascher, Zürich 1928.
  • Physikalische Chemie und Kinetik. Thieme, Leipzig 1924.

Sách viết về Kuhn

sửa
  • Angelika Ebbinghaus & Karl Heinz Roth: Vernichtungsforschung. Der Nobelpreisträger Richard Kuhn, die Kaiser-Wilhelm-Gesellschaft und die Entwicklung von Nervenkampfstoffen während des Dritten Reichs, in 1999. Zeitschrift für Sozialgeschichte des 20. und 21. Jahrhunderts, 17 (2002), H. 1, S. 15-50.
  • Brigitte Hoppe: Adolf Windaus, Heinrich Wieland, Richard Kuhn, Leopold Ruzicka, Alexander Todd und Adolf Butenandt. Kindler, Zürich, München 1978/79.
  • Lothar Jaenicke: Richard Kuhn, 3. Dezember 1900 (Wien) - 1. August 1967 (Heidelberg). in vol. 54:5 Nachrichten aus der Chemie. Frankfurt 2006.
  • Gerhard Oberkofler & Peter Goller: Richard Kuhn. Innsbruck 1992.
  • Florian Schmaltz: Kampfstoff-Forschung im Nationalsozialismus. Zur Kooperation von Kaiser-Wilhelm-Instituten, Militär und Industrie, Göttingen 2005.
  • Jonathan B. Tucker: War of nerves. Chemical warfare from World War I to al-Quaeda. Verlag Pantheon Books, New York 2006. 479 S. ISBN 1400032334 (engl.)

Tham khảo & Chú thích

sửa
  1. ^ “Nobel Laureates Facts”. The Nobel Foundation. 2008. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
  2. ^ chất độc là hợp chất organophosphorus (ở dạng lỏng hoặc dạng khí) không màu sắc, có mùi long não, khiến cho hệ thần kinh không thể truyền tín hiệu từ não sang mô cơ hoặc các cơ quan khác, bị Nghị quyết số 687 của Liên Hợp Quốc cấm. Công thức C7H16FO2P
  3. ^ tập san Hóa học Justus Liebig

Liên kết ngoài

sửa