Tiếng Cornwall (Kernowek) là một ngôn ngữ Celt được nói tại Cornwall. Tiếng Cornwall đang trải quá trình phục hồi trong những thập kỷ gần đây, và được xem là một phần quan trọng của nền văn hóa và di sản Cornwall.[5][6] Đây là một ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Vương quốc Liên hiệp,[7] được bảo hộ bởi Hiến chương châu Âu về ngôn ngữ khu vực hoặc thiểu số và có lượng người nói đang tăng.[8]

Tiếng Cornwall
Kernowek
Phát âm[kəɾˈnuːək]
Sử dụng tạiVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Khu vựcCornwall
Tổng số người nói300-400 (2015)[1][2]
Ngôn ngữ thứ hai: 325-625 (ước tính)[3]
Dân tộcNgười Cornwall
Phân loạiẤn-Âu
Dạng chuẩnStandard Written Form
Hệ chữ viếtBảng chữ cái Latinh
Địa vị chính thức
Quy định bởiCornish Language Partnership
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1kw
ISO 639-2cor
ISO 639-3tùy trường hợp:
cor – tiếng Cornwall hiện đại
cnx – tiếng Cornwall trung đại
oco – tiếng Cornwall cổ
Glottologcorn1251[4]
Linguasphere50-ABB-a
ELPCornish
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Giống với tiếng Walestiếng Breton, tiếng Cornwall xuất phát trực tiếp từ một ngôn ngữ Britton Chung từng được nói trên nhiều phần đảo Anh trước khi bị tiếng Anh lấn át. Nó từng là ngôn ngữ chính của Cornwall trong hàng thế kỷ.

Phân bố địa lý

sửa
 
Phần trăm người cho biết tiếng Cornwall là ngôn ngữ chính của họ tại các xã của Cornwall trong thống kê 2011.[9]
 
Tiếng Cornwall xuất hiện tại nhiều nơi ở Cornwall

Cornwall có dân số 536.000 (2014), đa số người nói tiếng Cornwall sống tại đây. Cũng có một số người sống ngoài Cornwall, tại những cộng đồng kiều dân Cornwall. Ước tính số người nói biến thiên tùy theo định nghĩa về "người nói", và khó xác định do bản chất cá nhân của người học ngôn ngữ. Tuy vậy, số người nói tiếng Cornwall đang tăng lên.[8] Một khảo sát cho biết số người biết ít nhất vài từ cơ bản, như "Kernow" có nghĩa là "Cornwall", là 300.000; khảo sát trên cũng ghi nhận rằng số người có thể đối thoại đơn giản là 3.000.[10] Dự án Chiến lược Ngôn ngữ Cornwall đã nghiên cứu số người nói về cả số lượng và mức độ thành thạo: ước tính rằng 2.000 người nói thành thạo (2008), tăng lên nhiều từ con số chỉ 300 người trong nghiên cứu của Kenneth MacKinnon năm 2000.[11][12][13] Trong thống kê 2011, có 557 người tại Anh và Wales báo cáo rằng tiếng Cornwall là ngôn ngữ chính của họ, 464 trong đó sống ở Cornwall.[9]

Âm vị

sửa

Phụ âm

sửa
Môi Răng Chân răng Chân răng
sau
Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ŋ
Tắc p b t d k g
Sát f v θ ð s z ʃ ʒ x h
Tiếp cận giữa ɹ j ʍ w
sau l

Nguyên âm

sửa
Trước Giữa Sau
ngắn dài ngắn ngắn dài
Đóng ɪ ʏ ɪː ɨ̞ ʊ̈ ʊ
Vừa ɛ œ øː ə ɔ
Mở æ æː ɒ ɒː

Ngữ pháp

sửa

Tiếng Cornwall chia sẻ với các ngôn ngữ Celt khác nhiều đặc điểm ngữ pháp mà, dù không đặc biệt, vẫn khá khác thường trong ngữ hệ Ấn-Âu. Những đặc điểm này gồm có sự biến đổi phụ âm đầu, cấu trúc động–chủ–tân, sự biến đổi giới từ, sự ưu tiên những yếu tố cần nhấn mạnh, và việc sử dụng hai dạng động từ "to be". Danh từ thuộc về một trong hai giống, đực hay cái, và không bị cách ảnh hưởng. Tiếng Cornwall có nhiều cái "đuôi" để thể hiện số nhiều; một số danh từ có một dạng thứ ba. Động từ được chia theo thì và trạng, mà được thể hiện bằng cách biến đổi động từ chính hoặc thêm động từ hỗ trợ. Về từ vựng, một lượng lớn được sử dụng để mô tả những khái niệm chi tiết trong đời sống. Ví dụ như atal, có nghĩa là 'chất thải mỏ' và beetia, có nghĩa 'sửa lưới đánh cá'. Fooganhogan là hai loại bánh pastry khác nhau. Troyl là 'một điệu nhảy truyền thống tập thể của Cornwall,’ trong khi furry là một kiểu múa nghi thức được tổ chức tại Cornwall.[14]

Như những ngôn ngữ Celt khác, tiếng Cornwall thiếu một số động từ thường gặp trong đa số ngôn ngữ. Trong đó gồm một số động từ chỉ tình thái;[15] ví dụ như 'có', 'thích', 'ghét', 'thích hơn', 'phải', và 'bắt buộc'. Những động từ này được "trám chỗ" bằng lối nói hàm ý và cụm giới từ.

  • Sự biến đổi phụ âm đầu: Phụ âm đầu trong một từ có thể biến đổi tùy theo vai trò ngữ pháp. Như trong tiếng Breton, có bốn kiểu biến đổi (ba trong tiếng Wales, hai trong tiếng Irelandtiếng Man, và một trong tiếng Gael Scotland). Chúng là nhẹ (b > v), mạnh (b > p), bật hơi (b không đổi, t > th) và hỗn hợp (b > f).
Sự biến đổi phụ âm đầu
Dạng thường Nhẹ Bật hơi Mạnh Hỗn hợp
p b f - -
t d th - -
k g h - -
b v - p f
d dh - t t
g1 biến mất - k h
g2 w - k hw
gw w - kw hw
m v - - f
ch j - - -
1 Trước nguyên âm không làm tròn (i, y, e, a), l, và r + nguyên âm không làm tròn.
2 Trước nguyên âm làm tròn (o, u), và r + nguyên âm làm tròn.
  • Sự chia giới từ: Giới từ kết hợp với động từ nhân xưng tạo ra một từ. Ví dụ, gans (với, bởi) + my (tôi) → genev; gans + ev (anh ta) → ganso.
  • Không có mạo từ bất định. Porth nghĩa là "cảng" ("habour") hay "một cái cảng" ("a habour") (có một mạo từ xác định: an porth là "cái cảng" ("the habour").

Tham khảo

sửa
  1. ^ Harley, Nicola (ngày 5 tháng 11 năm 2015). “Council splashes out £180,000 to try to stop the Cornish language dying out”. The Daily Telegraph (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ “Cornish language no longer extinct, says UN”. ngày 7 tháng 12 năm 2010 – qua www.bbc.com.
  3. ^ “Language in England and Wales: 2011” – qua ons.gov.uk.
  4. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “tiếng Cornwall”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  5. ^ Funding boost to safeguard Cornish language announced
  6. ^ “Kowethas an Yeth Kernewek wins Heritage Lottery Fund support”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016.
  7. ^ “Cornish gains official recognition”. BBC News. ngày 6 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2012.
  8. ^ a b Diarmuid O'Neill. Rebuilding the Celtic Languages: Reversing Language Shift in the Celtic Countries. Y Lolfa. tr. 240. ISBN 0-86243-723-7.
  9. ^ a b UK 2011 Census
  10. ^ Diarmuid O'Neill. Rebuilding the Celtic Languages: Reversing Language Shift in the Celtic Countries. Y Lolfa. tr. 242. ISBN 0-86243-723-7.
  11. ^ 'South West:TeachingEnglish:British Council:BBC”. BBC/British Council website. BBC. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2010.
  12. ^ “First Cornish-speaking creche is inspired by example set in Wales”. WalesOnline website. Welsh Media Ltd. ngày 16 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2010.
  13. ^ [1] Lưu trữ 2009-03-27 tại Wayback Machine
  14. ^ Mills, Jon. “The Vocabularium Cornicum: a Cornish vocabulary?”. Zeitschrift für celtische Philologie. 60 (1). doi:10.1515/zcph.2013.009.
  15. ^ Padel, Oliver. “The nature and date of the Old Cornish Vocabulary”. Zeitschrift für celtische Philologie. 61 (1). doi:10.1515/zcph.2014.009.

* Ferdinand, Siarl (2013). Brief History of the Cornish language, its Revival and its Current Situation. ''E-Keltoi'', Vol. 2, 2 Dec. pp. 199–227