Bước tới nội dung

Đảo Melville (Canada)

Đảo Melville
Cận cảnh đảo Melville
Địa lý
Vị tríMiền Bắc Canada
Tọa độ75°30′B 111°30′T / 75,5°B 111,5°T / 75.500; -111.500 (Melville Island)
Quần đảoQuần đảo Nữ hoàng Elizabeth
Quần đảo Bắc Cực Canada
Diện tích42.149 km2 (16.273,8 mi2)
Hạng diện tích33rd
Dài341 km (212 mi)
326 km (203 mi)
314 km (195 mi)
300 km (190 mi)
265 km (165 mi)
Rộng292 km (181 mi)
220 km (140 mi)
216 km (134 mi)
213 km (132 mi)
210 km (130 mi)
Hành chính
Canada
Lãnh thổ Các Lãnh thổ Tây Bắc
 Nunavut
Nhân khẩu học
Dân sốkhông có dân cư

Đảo Melville là một hòn đảo không người ở rộng lớn thuộc quần đảo Bắc Cực Canada, diện tích của đảo là 42.149 km2 (16.274 dặm vuông Anh). Đây là đảo lớn thứ 33 trên thế giớiđảo lớn thứ tám của Canada. Đảo Melville được phân chia giữa Các Lãnh thổ Tây Bắc (nửa phía tây) và Nunavut (nửa phía đông). Ranh giới chạy dọc theo kinh tuyến 110° tây. Một vài ngọn núi trên đảo Melville đạt độ cao một nghìn mét.

Hòn đảo này ít hoặc không có thảm thực vật. Ở những nơi có thực vật mọc liền kế nhau, chúng thường bao gồm các gò băng gồm rêu, địa y, cỏ và cói. Loài thân gỗ duy nhất là liễu lùn, phát triển thành một tấm thảm dày đặc bò trên mặt đất. Tuy nhiên, đảo có một quần thể động vật đa dạng: gấu trắng Bắc Cực, Rangifer tarandus pearyi, bò xạ, Dicrostonyx groenlandicus, sói Bắc Cực, Cáo Bắc Cực, Thỏ Bắc Cực, và Chồn ecmin.

Đảo Melville là một trong hai khu vực sinh sản chính đối với của một loài ngỗng biển nhỏ, ngỗng Branta. Phân tích DNA và quan sát phạm vi đã cho thấy rằng những con chim này có thể khác biệt với các thể quần tập Branta khác. Có 4.000-8.000 con chim, đây có thể là thể quần tập ngỗng hiếm nhất trên thế giới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Arctic Pilot Project (Canada). Environmental Statement: Melville Island Components. [Calgary, Alta.?]: Arctic Pilot Project, 1979.
  • Barnett, D. M., S. A. Edlung, and L. A. Dredge. Terrain Characterization and Evaluation An Example from Eastern Melville Island. Paper (Geological Survey of Canada), 76-23. Ottawa: Energy, Mines and Resources Canada, 1977. ISBN 0-660-00812-2
  • Buchanan, Robert A., William E. Cross, and Denis H. Thomson. Survey of the Marine Environment of Bridport Inlet, Melville Island. Calgary: Distributed by Pallister Resource Management Ltd, 1980.
  • Christie, Robert Loring, and N. J. McMillan. The Geology of Melville Island, Arctic Canada. Ottawa, Canada: Geological Survey of Canada, 1994. ISBN 0-660-14982-6
  • Dominion Observatory (Canada), and A. Spector. A Gravity Survey of the Melville Island Ice Caps. Canada Dominion Observatory Contributions, 07:7. 1967.
  • Hodgson, D. A. Quaternary Geology of Western Melville Island, Northwest Territories. Ottawa, Canada: Geological Survey of Canada, 1992. ISBN 0-660-13809-3
  • Hotzel, Charles Neish Duncan. Terrain Disturbance on the Christopher Formation, Melville Island, NWT. Ottawa: Carleton University, Dept. of Geography, 1973.
  • McGregor, D. C., and M. Camfield. Middle Devonian Miospores from the Cape De Bray, Weatherall, and Hecla Bay Formations of Northeastern Melville Island, Canadian Arctic. Ottawa: Energy, Mines and Resources Canada, 1982. ISBN 0-660-11084-9
  • Shea, Iris V., and Heather Watts. Deadman's Melville Island & Its Burial Ground. [Tantallon, N.S.]: Glen Margaret Pub, 2005. ISBN 0-920427-68-5
  • Shearer, David Lloyd. Modern and Early Holocene Arctic Deltas, Melville Island, N.W.T., Canada. S.l: s.n.], 1974.
  • Steen, O. A., and Z. D. Hora. Landscape Survey Eastern Melville Island, N.W.T. Calgary: R.M. Hardy & Associates, 1978.
  • Thomas, Donald C., W. J. Edmonds, and H. J. Armbruster. Range types and their relative use by Peary caribou and muskoxen on Melville Island, NWT. Edmonton, AB: Environment Canada, Canadian Wildlife Service, 1999.
  • Trettin, Hans Peter, and L. V. Hills. Lower Triassic Tar Sands of Northwestern Melville Island, Arctic Archipelago. [Ottawa]: Dept. of Energy, Mines and Resources, 1966.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]