Bước tới nội dung

Đệ Nhị Đế quốc Bulgaria

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đế quốc Bulgaria thứ hai)
Đệ Nhị Đế quốc Bulgaria
Tên bản ngữ
  • ц︢рьство блъгарское
    Второ българско царство
1185–1396
Khiên chắn tầm nhìn của vua, ở Tarnovo, cuối thế kỷ 14 Bulgaria
Khiên chắn tầm nhìn của vua, ở Tarnovo, cuối thế kỷ 14
Bulgaria dưới thời Ivan Asen II
Bulgaria dưới thời Ivan Asen II
Tổng quan
Vị thếĐế quốc
Thủ đôTarnovo
(1185 –1393)
VidinNikopol
(1393–1396)
Ngôn ngữ thông dụngTrung Bulgaria
Tôn giáo chính
Chính thống Kitô giáo, Bogomilism (cấm)
Chính trị
Chính phủChế độ quân chủ
Sa hoàng (Hoàng đế) 
• 1185–1190
Peter IV (đầu tiên)
• 1396
Konstantin II (cuối cùng)
Lịch sử
Thời kỳTrung cổ ...
1185
1396
Địa lý
Diện tích 
• 1205[1]
248.000 km2
(95.753 mi2)
• 1241[1]
477.000 km2
(184.171 mi2)
• 1350[1]
137.000 km2
(52.896 mi2)
Mã ISO 3166BG
Tiền thân
Kế tục
Đệ Nhất Đế quốc Bulgaria
Đế quốc Byzantine
Đế quốc Ottoman
Hiện nay là một phần của

Đệ Nhị Đế quốc Bulgaria (tiếng Bulgaria: Второ българско царство, chuyển tự Vtorо Bălgarskо Tsarstvo) là thời kỳ lịch sử của Bulgaria kéo dài từ năm 1185 đến 1396.[2] Đây là nhà nước kế thừa Đế quốc Bulgaria thứ nhất, nhà nước này đạt đến đỉnh cao sức mạnh dưới sự trị vì của các vị vua KaloyanIvan Asen II, trước khi từng bước bị chinh phục bởi đế quốc Ottoman vào khoảng cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15. Sau đó được kế tục bởi Công quốc vào năm 1878[3][4] và tiếp nối sau đó là Vương quốc Bulgaria năm 1908.

Cho đến năm 1256, Đế chế Bulgaria thứ hai có phạm vi quyền lực thống trị hầu hết vùng Balkan, họ đã đánh bại Đế quốc Byzantine trong nhiều trận đánh lớn. Năm 1205, Hoàng đế Kaloyan đánh bại Đế quốc Latin- đế quốc vừa mới thành lập trong trận Adrianople. Người cháu trai của ông là Ivan Asen II đã đánh bại Despotate của Epiros và đưa Bulgaria trở lại là một cường quốc trong khu vực Balkan một lần nữa. Trong triều đại của Ivan Asen II, lãnh thổ Bulgaria mở rộng từ biển Adriatic đến Biển Đen, và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 13, đế quốc Bulgaria đã phải chống chọi liên tục các cuộc xâm lược từ Mông Cổ, Byzantine, Hungary và Serbia, cũng như phải đối mặt với tình trạng bất ổn nội bộ và sự bùng nổ các cuộc nổi dậy. Thế kỷ 14 đế quốc hồi phục và trải qua ổn định tạm thời, nhưng sau thời kỳ đỉnh cao của chế độ phong kiến Bulgaria, từ vị thế thống trị họ dần dần mất đi quyền lực ở nhiều vùng Balkan. Bulgaria phân chia thành ba phần lãnh thổ chính trị vào đêm trước cuộc xâm lược của quân đội đế quốc Ottoman.

Mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Byzantine, các nghệ sĩ và kiến trúc sư Bulgari đã tạo ra một phong cách riêng biệt của họ. Vào thế kỷ 14, trong giai đoạn lịch sử được gọi là thời kỳ hoàng kim thứ hai của nền văn hóa Bulgaria, văn học và nghệ thuật trở nên phát triển mạnh mẽ.[5] Thủ đô Tarnovo được xem là một "Tân Constantinople", là trung tâm văn hóa chính của đất nước và là trung tâm của Thế giới Chính thống giáo Đông phương của người Bulgaria đương thời.[6] Sau khi bị đế quốc Ottoman chinh phục, nhiều giáo sĩ và học giả Bulgaria đã di cư sang Serbia, Wallachia, Moldavia và các vùng lãnh thổ của Rus Kiev cũ, nơi họ truyền bá văn hóa, sách và những ý tưởng độc đáo của Bulgari.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Violeta, Kamburova (1992). Atlas "Lịch sử Bulgaria". Sofia: Học viện khoa học Bulgaria. tr. 18, 20, 23.
  2. ^ Тютюнджиев, Иван; Пламен Павлов (1992). Българската държава и османската експанзия 1369–1422 (bằng tiếng Bulgaria). Велико Търново.
  3. ^ “S. Runciman - A history of the First Bulgarian empire - Index”. Promacedonia.org. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ Karloukovski, Vassil. “V. Zlatarski - Istorija 1 A - Index”. promacedonia.org.
  5. ^ Kǎnev, Petǎr (2002). “Religion in Bulgaria after 1989”. South-East Europe Review (1): 81. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ Obolensky, tr. 246
  7. ^ Kazhdan 1991, tr. 334, 337