Bước tới nội dung

43 Ariadne

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
43 Ariadne
Mô hình ba chiều của 43 Ariadne dựa trên đường cong ánh sáng của nó
Khám phá
Khám phá bởiNorman Robert Pogson
Ngày phát hiện15 tháng 4 năm 1857
Tên định danh
(43) Ariadne
Phiên âm/æriˈædn/[1]
Đặt tên theo
Ariadne
A857 GA
Vành đai chính (Flora family)
Tính từAriadnean, Ariadnian /æriˈædniən/
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 26 tháng 11 năm 2005
(JD 2.453.700,5)
Điểm viễn nhật384,954 Gm (2,573 AU)
Điểm cận nhật274,339 Gm (1,834 AU)
329,646 Gm (2,204 AU)
Độ lệch tâm0,168
1194,766 ngày (3,27 năm)
101,582°
Độ nghiêng quỹ đạo3,464°
264,937°
15,948°
Đặc trưng vật lý
Kích thước95 km × 60 km × 50 km[2][3][4]
Khối lượng(1,21±0,22)×1018 kg[5]
Mật độ trung bình
  • ~2,7 g/cm3 (ước tính)[6]
  • 8,99±2,57 g/cm3[5]
0,2401 ngày[7]
0,274 [8]
S
8,8 [9] đến 13,42
7,93
0,11–0,025″

Ariadne /æriˈædn/ (định danh hành tinh vi hình: 43 Ariadne) là một tiểu hành tinh khá lớn và sáng ở vành đai chính. Nó là tiểu hành tinh lớn thứ nhì của nhóm tiểu hành tinh Flora. Tiểu hành tinh này do Norman R. Pogson phát hiện ngày 15 tháng 4 năm 1857 và được đặt theo tên nữ anh hùng Ariadne trong thần thoại Hy Lạp.

Các đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ariadne rất thuôn dài (hầu như chiều dài gấp 2 lần chiều hẹp nhất của nó) và có thể thuộc dạng thùy kép[4] hoặc ít nhất nó cũng rất gầy. Nó quay ngược, mặc dù các cực của nó hầu như song song với đường hoàng đạo hướng về hệ tọa độ hoàng đạo (β, λ) = (-15°, 253°) với 10° không chắc chắn.[3] Tình trạng này cho một độ nghiêng trục quay khoảng 105°.

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

43 Ariadne đang trong một nghiên cứu về tiểu hành tinh sử dụng Hubble FGS.[4] Các tiểu hành tinh được nghiên cứu bao gồm 63 Ausonia, 15 Eunomia, 43 Ariadne, 44 Nysa, và 624 Hektor.[4]

Thông tin bên lề

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vì nguyên nhân không biết rõ, mà "tiểu hành tinh 43 Ariadne" được đưa vào một danh sách tên các người ủng hộ tàu vũ trụ Stardust của NASA được chứa trong một vi mạch (microchip) trong tàu vũ trụ.
  • Kích thước biểu kiến tối đa của nó tương đương với kích thước biểu kiến tối đa của Sao Diêm Vương.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  2. ^ “IRAS Minor Planet Survey (IMPS)”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2005.
  3. ^ a b Kaasalainen, M.; Torppa, J.; Piironen, J. (tháng 10 năm 2002). “Models of Twenty Asteroids from Photometric Data”. Icarus (bằng tiếng Anh). 159 (2): 369–395. doi:10.1006/icar.2002.6907.
  4. ^ a b c d Tanga, P.; Hestroffer, D.; Cellino, A.; Lattanzi, M.; Martino, M. Di; Zappalà, V. (1 tháng 4 năm 2003). “Asteroid observations with the Hubble Space Telescope FGS - II. Duplicity search and size measurements for 6 asteroids”. Astronomy & Astrophysics (bằng tiếng Anh). 401 (2): 733–741. doi:10.1051/0004-6361:20030032. ISSN 0004-6361.
  5. ^ a b Carry, B. (tháng 12 năm 2012), “Density of asteroids”, Planetary and Space Science, 73, tr. 98–118, arXiv:1203.4336, Bibcode:2012P&SS...73...98C, doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
  6. ^ Krasinsky, G. A.; và đồng nghiệp (2002). “Hidden Mass in the Asteroid Belt”. Icarus. 158 (1): 98–105. Bibcode:2002Icar..158...98K. doi:10.1006/icar.2002.6837.
  7. ^ PDS lightcurve data Lưu trữ 14 tháng 6 2006 tại Archive.today
  8. ^ Supplemental IRAS Minor Planet Survey Lưu trữ 23 tháng 6 2006 tại Archive.today
  9. ^ “AstDys (43) Ariadne Ephemerides”. Department of Mathematics, University of Pisa, Italy. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]