Acanthurus auranticavus
Acanthurus auranticavus | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Acanthuriformes |
Họ (familia) | Acanthuridae |
Chi (genus) | Acanthurus |
Loài (species) | A. auranticavus |
Danh pháp hai phần | |
Acanthurus auranticavus Randall, 1956 |
Acanthurus auranticavus là một loài cá biển thuộc chi Acanthurus trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1956.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ định danh auranticavus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: aurantia ("nâu cam") và cavus ("lỗ, hốc"), hàm ý đề cập đến vệt màu cam bao quanh ngạnh đuôi của loài cá này.[2]
Phạm vi phân bố và môi trường sống
[sửa | sửa mã nguồn]A. auranticavus được phân bố tập trung ở Tây Thái Bình Dương, rải rác ở Trung Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Ở Ấn Độ Dương, A. auranticavus chỉ được biết đến tại bờ biển Mozambique; hai đảo quốc Seychelles và Maldives; bãi cạn Rowley, rạn san hô Scott và rạn Ashmore (đều thuộc Úc), cũng như ngoài khơi Tây Úc; còn ở Thái Bình Dương, loài cá này xuất hiện phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trải dài về phía đông đến Papua New Guinea và quần đảo Solomon, cũng được ghi nhận tại quần đảo Marshall và Fiji (ghi nhận ở quần đảo Samoa cần được xác minh thêm), phía nam trải dài đến rạn san hô Great Barrier (Úc).[1][3][4]
Ở Việt Nam, A. auranticavus được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam);[5] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);[6] Phú Yên;[7] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[8] Ninh Thuận[9] và ngoài khơi Bình Thuận.[10]
A. auranticavus sống trên các rạn san hô viền bờ và trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 20 m.[3]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở A. auranticavus là 45 cm.[3]. Loài này có một mảnh xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc, là đặc điểm của cá đuôi gai. Phần rãnh bao quanh ngạnh này ở A. auranticavus có màu cam, một đặc điểm giúp phân biệt chúng với Acanthurus blochii, một loài có vệt vàng ở sau mắt.[11]
Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, màu nâu sẫm với những sọc mảnh gợn sóng ở hai bên thân. Có một vệt đen ở sau mắt; mắt có vòng cam bao quannh con ngươi. Cuống đuôi có dải trắng bao quanh. Vây đuôi lõm sâu, hình lưỡi liềm, có dải xanh lam nhạt ở rìa sau. Vây hậu môn được viền xanh óng ở rìa.[12]
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 25–26; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 23–24; Số tia vây ở vây hậu môn: 16–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[3]
Sinh thái học
[sửa | sửa mã nguồn]Thức ăn của A. auranticavus là các loại tảo và vụn hữu cơ.[1] Cá trưởng thành di chuyển theo đàn, thường bơi lẫn vào đàn của những loài cá đuôi gai khác.[3]
Tuổi thọ lớn nhất được biết đến ở A. auranticavus là 30 năm tuổi.[13]
Đánh bắt
[sửa | sửa mã nguồn]A. auranticavus được xem là một loài hải sản ở nhiều nơi trong khu vực phân bố của chúng.[1]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d B. Russell; C. Nanola; J. H. Choat; B. Stockwell; J. McIlwain; K. D. Clements; L. A. Rocha; R. Abesamis; R. Myers (2012). “Acanthurus auranticavus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T177974A1508352. doi:10.2305/iucn.UK.2012.RLTS.T177974A1508352.en. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
- ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
- ^ a b c d e Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Acanthurus auranticavus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Acanthurus auranticavus”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
- ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
- ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
- ^ Joe Shields (biên tập). “Acanthurus auranticavus Acanthurus”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
- ^ Dianne J. Bray. “Ringtail Surgeonfish, Acanthurus auranticavus Randall 1956”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
- ^ J. H. Choat; D. R. Robertson (2002). “Chapter 3. Age-based studies on coral reef fishes” (PDF). Trong P. F. Sale (biên tập). Coral Reef Fishes. tr. 57–80. doi:10.1016/B978-012615185-5/50005-0.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- John E. Randall (1956). “A Revision of the Surgeon Fish Genus Acanthurus” (PDF). Pacific Science. 10: 159–235. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.