Chu Năng
Chu Năng | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chư hầu Trung Hoa | |||||||||||||
Thành quốc công | |||||||||||||
Trị vì | 1402–1406 | ||||||||||||
Tiền nhiệm | Không có | ||||||||||||
Kế nhiệm | Chu Dũng | ||||||||||||
Tả Đô đốc, tước Thành Quốc công, gia hàm Thái tử Thái phó,Chinh di Tướng quân, Tổng binh chỉ huy quân Minh viễn chinh Đại Ngu. | |||||||||||||
Nhiệm kỳ | 1370–1406 | ||||||||||||
Tiền nhiệm | Chức Được Phong | ||||||||||||
Kế nhiệm | Trương Phụ | ||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||
Sinh | 1370 An Huy, Trung Quốc | ||||||||||||
Mất | 1406 Quảng Tây, Trung Quốc | ||||||||||||
| |||||||||||||
Tước hiệu | Thành quốc công (成國公) | ||||||||||||
Thân phụ | Chu Lượng |
Chu Năng (chữ Hán: 朱能; 1370 - 1406), tự Sĩ Hoằng (士弘), là một võ tướng cao cấp thời nhà Minh. Nổi tiếng kiêu dũng thiện chiến, Chu Năng từng phó tá Yên vương Chu Đệ trong Chiến dịch Tĩnh Nan, giành được ngai vàng cho Chu Đệ, được phong Tả Đô đốc, tước Thành Quốc công, gia hàm Thái tử Thái phó. Khi Minh Thành Tổ phát binh xâm lược Đại Ngu, Chu Năng được chọn giữ chức Chinh di Tướng quân, Tổng binh chỉ huy quân Minh viễn chinh Đại Ngu. Tuy nhiên, Chu Năng chết bệnh sau đó không lâu, khi quân Minh còn chưa vượt qua biên giới, được triều đình nhà Minh truy phong tước Đông Bình vương (東平王), ban thụy hiệu Võ Liệt (武烈).
Hành trạng
[sửa | sửa mã nguồn]Chu Năng sinh năm Hồng Võ thứ 3 (1370), người huyện Hoài Viễn, phủ Phụng Dương (nay thuộc An Huy, Trung Quốc). Thân phụ là Chu Lượng, vốn là một võ tướng từng phò tá Chu Nguyên Chương lập Đế nghiệp, được phong đến chức Phó thiên hộ.
Năm 1394, Chu Năng được thừa tập chức vụ của cha, làm thuộc hạ cho Yên vương Chu Đệ, từng theo Chu Đệ Bắc chinh, hàng phục được Thái úy Nãi Nhân Bất Hoa của nhà Bắc Nguyên.[1][2]
Năm 1399, Chu Đệ khởi binh. Chu Năng của với Trương Ngọc là 2 đại tướng lập nhiều công lao cho quân Yên, đánh bại nhiều đại tướng của triều đình.[3][4][5][6][7][8][9][10] Chu Năng nhanh chóng được thăng lên chức Chỉ huy Đồng tri,[11] Đô chỉ huy thiêm sự.
Sau khi Chu Đệ chiếm được ngai vàng, do có công bảo hộ Chu Đệ thoát vây[12] và chiến tích lẫy lừng, Năm 1402, Chu Năng được tiến phong Phụng Thiên Tĩnh Nan Thôi Thành Tuyên Lực võ thần, Đặc tiến Vinh lộc đại phu, Hữu trụ quốc, Tả quân Đô đốc phủ Tả đô đốc, Thành Quốc công, liệt vào hàng công thần đệ nhị, xếp sau Khâu Phúc, được ban Thiết khoán.[13][14] Năm 1404, Chu Năng được ban kiêm Thái tử Thái phó, tăng gia bổng lộc 2.000 thạch.[15]
Bấy giờ, Minh Thành Tổ nhân việc Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, phái quân hộ tống đưa Trần Thiêm Bình về nước để lập lại nhà Trần. Nhà Hồ đặt quân phục kích đánh tan quân Minh hộ tống và giết chết Trần Thiêm Bình, sau đó sai sứ sang biện bạch. Tuy nhiên, Minh Thành Tổ lấy cớ đó để khởi binh báo thù, tháng 7 (âm lịch) năm 1406, lệnh Thành Quốc công Chu Năng làm Chinh di Tướng quân, Tân Thành hầu Trương Phụ làm Hữu phó tướng, Tây Bình hầu Mộc Thạnh làm Tả phó tướng, cùng với Phong Thành hầu Lý Bân vùng 18 võ tướng, dẫn 80 vạn binh tấn công Đại Ngu. Ngoài ra còn có Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn làm phụ tá quân sự, Hình bộ Thượng thư Hoàng Phúc, Đại lý tự khanh Trần Hiệp cung cấp quỹ hướng, cùng đi theo trợ việc quân.[16] Đích thân Minh Thành Tổ Chu Đệ tiễn Chu Năng đến tận Long Giang.[17]
Tháng 10 (ÂL) năm 1406, Chu Năng dẫn quân đến Long Châu (có tài liệu nói là phủ Thái Bình[18]) thì đột nhiên đổ bệnh chết lúc mới 37 tuổi.[19] Nghe tin Chu Năng chết, Minh Thành Tổ cho bãi triều 5 ngày,[20][21] đích thân đọc văn tế, truy phong tước Đông Bình vương, thụy Võ Liệt. Năm 1425, Chu Năng được đưa vào phối thờ trong miếu Minh Thành Tổ.[22]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 《明史》(卷145):“朱能,字士弘,怀远人。父亮,从太祖渡江,积功至燕山护卫副千户。能嗣职,事成祖藩邸。尝从北征,降元太尉乃儿不花。”
- ^ 《国朝献徵录》(卷5):“父亮,从太祖皇帝征伐有功,累陛武毅将军,燕山中护卫副千户。谨持行,善抚士,有誉于时。母某氏。王生有令质,自少喜读书,事父母至孝。洪武甲戌,袭父职,事太宗皇帝于藩邸。”
- ^ 《国朝献徵录》(卷5):“王與忠武建議,率麾下首擒之。遂奪城九門,撫緩城內外三日,人以大定。引兵攻薊州,擒其將都指揮馬宣等,遂取遵化、永平、密雲。”
- ^ 《明史》(卷145):“燕兵起,与张玉首谋杀张昺、谢贵,夺九门。授指挥同知。帅众拔蓟州,杀马宣,下遵化。从破雄县,战月漾桥,执杨松、潘忠,降其众于鄚州。长驱至真定,大败耿炳文军。独与敢死士三十骑追奔至滹沱河,跃马大呼突南军,军数万人皆披靡,蹂藉死者甚众,降三千余人。成祖以手札劳之,进都指挥佥事。从援永平,走吴高,袭克大宁。还,将左军,破李景隆于郑村坝。”
- ^ 《国朝献徵录》(卷5):“王從攻廣昌、蔚州、大同,次第悉下。景隆復收潰散之卒,號百萬來攻。上親拒之,王?前鋒。午至白溝河,敗其都指揮平安軍,及申又與敵兵戰,大敗之。”
- ^ 《明通鑑》(卷12):“辛巳,庸軍及燕兵遇於夾河。庸結陣甚堅,陣旁火車銳弩齊列。燕王以輕騎掠陣過,庸追卻之,乃復以步騎攻其左掖,不能入。燕將譚淵,從中軍望見塵起,遽出兵逆擊之。都指揮莊得,率眾殊死戰,遂合庸軍,斬淵及其部下董真保於陣。燕王與朱能、張武等,復以勁騎繞出南軍背,乘暮掩擊,莊得陷陣死,又殺楚智、張皂旗。”
- ^ 《明史》(卷145):“从攻广昌、蔚州、大同,战白沟河,为前锋,再败平安军。进攻济南,次铧山。南军乘高而阵,能以奇兵绕其后,袭破之,降万余人。从攻沧州,破东门入,斩首万余级。东昌之战,盛庸、铁铉围成祖数重。张玉战死。事急,能帅周长等殊死斗,翼成祖溃围出。复从战夹河,谭渊死,燕师挫。能至,再战再捷,军复振。与平安战槁城,败之。追奔至真定,略地彰德、定州,破西水寨。将轻骑千人掠衡水,获指挥贾荣。”
- ^ 《国朝献徵录》(卷5):“巳而敗敵將李文於德州,遂克東阿、東平,破汶上諸寨,設??大淝河,敗平安兵十餘萬。進戰小河,?敵所乘,稍卻。諸將遽請旋師,獨玉力勸上行曰:“用兵未必常勝,豈可因小挫輒自沮?項羽百戰百勝,竟?漢高屢敗而終。興自殿下舉兵來克捷,多矣。此小挫何足置意?但當以宗社?重,整兵前進耳。”上撫掌嘆曰:“爾言深合吾心。”遂行”
- ^ 《明通鉴》(卷13):“维时王师再捷,燕人凶惧。会淮土暑湿薰蒸,北军疾疫,乙亥,燕诸将请渡河,择地休息士马,俟衅而动。燕王曰:“兵事有进无退。”乃下令:“欲渡河者左,不欲者右。”诸将多趋左,王怒曰:“任公等自为之!”朱能曰:“诸军勉旃!汉高十战而九不胜,卒有天下。况敌已饥疲,邀其饷道,可以坐困。利已在我,岂可有退心!”诸将乃不复言。”
- ^ 《明史》(卷145):“克东阿、东平,尽破汶上诸寨。既而王真战死淝河,燕军屡败。诸将议旋师,能独按剑曰:“汉高十战九败,终有天下。今举事连得胜。小挫辄归,更能北面事人耶!”成祖亦叱诸将曰:“任公等所之!”诸将乃不敢言。遂引兵南,败平安银牌军。都督陈晖来援,又败之。遂拔灵璧军,擒平安等,降十万众。累迁右军都督佥事。进克泗州,渡淮,败盛庸兵。拔盱眙,下扬州,渡江,入金川门。”
- ^ 《国朝献徵录》(卷5):“時王獨與敢死士三十餘屬,追奔至滹沱河。秉文眾尚數萬,復列陣嚮王。王奮勇大呼,衝入敵陣,敵眾披靡,自相蹂??蘭,死者無算,棄甲來降者三千餘人。上大悅,賜書褒諭。”
- ^ 《明通鑑》(卷12):“燕王直前薄庸軍左翼,不動;復衝中堅,庸開陣縱王入,圍之數重。燕將朱能率番騎來救,王乘間突圍出。而燕軍為火器所傷甚眾,大將張玉死於陣。會平安至,與庸合兵。丙辰,又戰,復大敗之,前後斬馘數萬人。燕師遂北奔,庸等趣兵追之,復擊殺無算。”
- ^ 铁券: Văn thư viết bằng son, khoán ước chế bằng sắt, đời cổ dùng ban cho bầy tôi có công, để truyền cho con cháu được miễn tội.
- ^ 《明太宗实录》(卷12):“(九月)甲申,升赏奉天靖难诸将。封都督佥事丘福为奉天靖难推诚宣力武臣、特进荣禄大夫、右柱国、中军都督府左都督、淇国公,食禄二千五百石,子孙世世承袭,赏银四百两、彩币四十表里、钞四千贯;都督佥事朱能为奉天靖难推诚宣力武臣、特进荣禄大夫、右柱国、左军都督府左都督、成国公,食禄二千二百石,子孙世世承袭,赏银四百两、彩币四十表里、钞四千贯。”
- ^ 《明史》(卷145):“九月甲申论功,次邱福。授奉天靖难推诚宣力武臣、特进荣禄大夫、右柱国、左军都督府左都督,封成国公,禄二千二百石,与世券。永乐二年兼太子太傅,加禄千石。”
- ^ 《明史》(卷154):“是時安南黎季犛弒其主,自稱太上皇,立子蒼為帝。其故王之孫陳天平自老撾來奔,季犛佯請歸國。帝遣都督黃中以兵五千送之,前大理卿薛悤為輔。季犛伏兵芹站,殺天平,悤亦死。帝大怒,命成國公朱能為征夷將軍,輔為右副將軍,帥豐城侯李彬等十八將軍,兵八十萬,會左副將軍西平侯沐晟,分道進討。兵部尚書劉俊贊軍事,刑部尚書黃福、大理寺卿陳洽給饋餉。”
- ^ 《明史》(卷145):“四年七月诏能佩征夷将军印,西平侯沐晟为左副将军,由广西、云南分道讨安南,帝亲送之龙江。”
- ^ 《大越史记全书》(本纪卷8):“九月,明遣征夷右副將軍掛征夷副將軍印新成侯張輔,參將榮陽伯陳旭領兵四十萬犯坡壘關, 一伏一行,更番相濟。征夷左副將軍西平侯沐晟,参將右軍都督同知豐城侯李彬亦領兵四十萬犯富令關,鑿山伐木,開道進兵,二道兵總八十萬。十一月,會白鶴江,列營大江北岸,直抵住江。漢蒼令大江軍聽左相國澄節制。住江軍聽簽聞朝政胡杜節制,外連水軍戰艦,岸上兵象對壘,未嘗一戰。先是,明遣太子太博成國公朱能以總兵掛征夷將軍印領眾南侵,能至廣西太平府卒,能預出榜,數胡氏之罪,及揚言尋陳氏,復其王爵。至是,輔、晟等多以木牌書其榜,順流放下,諸軍見者,謂其必然,且厭胡氏苛政,罔有戰心。”
- ^ 《明史》(卷145):“十月行次龍州,卒於軍。年三十七。”
- ^ 《国朝献徵录》(卷5):“师至广西,上顾侍臣曰:“朕夜察天象,西帅有忧,其朱能乎?然能足办斯事,朕第虑气候非所习耳。”逾旬,卜闻,上震悼,辍视朝五日。”
- ^ 《国朝献徵录》(卷5):“上亲为文祭之,宸衷悲怆,溢于言表,读者皆为泣下。”
- ^ 《明史》(卷145):“能于诸将中年最少,善战,张玉善谋,帝倚为左右手。玉殁后,军中进止悉咨能。能身长八尺。雄毅开豁,居家孝友。位列上公,未尝以富贵骄人。善抚士卒。卒之日,将校皆为流涕。敕葬昌平,追封东平王,谥武烈。洪熙时,配享成祖庙廷。”