HAT-P-11b
So sánh kích thước của HAT-P-11b (xám) với Sao Hải Vương. | |
Khám phá[1] | |
---|---|
Khám phá bởi | Bakos et al. |
Nơi khám phá | Cambridge, Massachusetts |
Ngày phát hiện | 02-01-2009 |
Kĩ thuật quan sát | Quá cảnh (HATNet) |
Đặc trưng quỹ đạo | |
Điểm viễn nhật | 0,0637+0,0020 −0,0019 AU |
Điểm cận nhật | 0,0413+0,0018 −0,0019 AU |
0,05254+0,00064 −0,00066 AU | |
Độ lệch tâm | 0,218+0,034 −0,031[2] |
4,887802443+0,000000034 −0,000000030[3] ngày | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 89,05+0,15 −0,09[3] |
2.454.957,15+0,17 −0,20[2] | |
19+14 −16[2] | |
Bán biên độ | 10,42+0,64 −0,66[2] |
Sao | HAT-P-11 |
Đặc trưng vật lý | |
Bán kính trung bình | 4,36±0,06[3] R🜨 |
Khối lượng | 23,4±1,5[2] M🜨 |
Mật độ trung bình | 1.440 kg/m3 (2.430 lb/cu yd) |
1,20 g | |
HAT-P-11b (hoặc Kepler-3b) là một hành tinh ngoài hệ mặt trời quay trên quỹ đạo quanh sao lùn cam HAT-P-11. Phát hiện ra nó là của một nhóm thuộc Dự án HATNet dựa theo phương pháp quá cảnh, được gửi để công bố ngày 2 tháng 1 năm 2009.
Hành tinh này cách Trái Đất khoảng 123 năm ánh sáng (38 pc) trong chòm sao Thiên Nga.[4]
Phát hiện
[sửa | sửa mã nguồn]Ban đầu, nhóm Dự án HATNet đã phát hiện quá cảnh của HAT-P-11b từ phân tích 11.470 hình ảnh được các kính viễn vọng HAT-6 và HAT-9 chụp vào năm 2004 và 2005. Hành tinh này đã được xác nhận bằng cách sử dụng 50 đo đạc vận tốc xuyên tâm được thực hiện bằng quang phổ kế vận tốc xuyên tâm HIRES tại Đài quan sát W. M. Keck.[1]
Vào thời điểm phát hiện ra nó, HAT-P-11b là ngoại hành tinh quá cảnh có bán kính nhỏ nhất được phát hiện bằng một tìm kiếm quá cảnh trên mặt đất, cũng như là một trong ba hành tinh quá cảnh đã biết trước đây trong phạm vi quan sát ban đầu của tàu vũ trụ Kepler.[1]
Có một xu hướng tuyến tính trong vận tốc xuyên tâm cho thấy khả năng của một hành tinh khác trong hệ thống.[1] Hành tinh HAT-P-11c đã được xác nhận vào năm 2018.[2]
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Hành tinh này quay trên quỹ đạo có cùng khoảng cách từ ngôi sao chủ HAT-P-11, giống như 51 Pegasi b từ 51 Pegasi, điển hình của các hành tinh quá cảnh. Tuy nhiên, quỹ đạo của hành tinh này là lệch tâm, vào khoảng 0,198, cao bất thường đối với các Sao Hải Vương nóng. Quỹ đạo của HAT-P-11b cũng rất nghiêng, với độ nghiêng khoảng 103+26
−10° so với sự tự quay của ngôi sao.[5][6][7]
Hành tinh này phù hợp với các mô hình cho các nguyên tố nặng 90%[cần dẫn nguồn]. Nhiệt độ biểu kiến là 878 ± 15K.[1] Nhiệt độ thực tế phải chờ tính toán từ quá cảnh kế tiếp.
Vào ngày 24 tháng 9 năm 2014, NASA đã báo cáo rằng HAT-P-11b là ngoại hành tinh có kích thước cỡ Sao Hải Vương đầu tiên được biết là có bầu khí quyển không mây cũng như các phân tử như hơi nước, được tìm thấy trên như một ngoại hành tinh tương đối nhỏ như vậy.[8] Năm 2009, các nhà thiên văn học Pháp đã quan sát những gì được cho là tín hiệu vô tuyến yếu đến từ hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Năm 2016, các nhà khoa học từ Đại học St. Andrews đã giải quyết bí ẩn này. Họ giả định rằng tín hiệu này là có thật và đến từ hành tinh này và điều tra xem liệu nó có thể được tạo ra bởi sét trên HAT-P-11b hay không. Giả sử rằng vật lý cơ bản của sét là giống như đối với tất cả các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời, như Trái Đất và Sao Thổ, cũng như trên HAT-P-11b, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 3,8 × 106 tia sét có cường độ mạnh như trên Sao Thổ trên mỗi km² trong 1 giờ có thể giải thích cho tín hiệu vô tuyến đã quan sát thấy từ HAT-P-11b. Cơn dông tố này sẽ rất lớn đến nỗi những trận dông tố lớn nhất trên Trái Đất hoặc Sao Thổ chỉ tạo ra <1% cường độ của tín hiệu đến từ hành tinh này.[9][10]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e Bakos, G. Á.; và đồng nghiệp (2010). “HAT-P-11b: A Super-Neptune Planet Transiting a Bright K Star in the Kepler Field”. The Astrophysical Journal. 710 (2): 1724–1745. arXiv:0901.0282. Bibcode:2010ApJ...710.1724B. doi:10.1088/0004-637X/710/2/1724.
- ^ a b c d e f Yee, Samuel W.; và đồng nghiệp (2018). “HAT-P-11: Discovery of a Second Planet and a Clue to Understanding Exoplanet Obliquities”. The Astronomical Journal. 155 (6). 255. arXiv:1805.09352. Bibcode:2018AJ....155..255Y. doi:10.3847/1538-3881/aabfec.
- ^ a b c Huber, K. F.; Czesla, S.; Schmitt, J. H. M. M. (2017). “Discovery of the secondary eclipse of HAT-P-11 b”. Astronomy and Astrophysics. 597. A113. arXiv:1611.00153. Bibcode:2017A&A...597A.113H. doi:10.1051/0004-6361/201629699.
- ^ Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051. 2086512227851023872 Hồ sơ Gaia DR2 cho nguồn này tại VizieR.
- ^ Obliquities of Hot Jupiter host stars: Evidence for tidal interactions and primordial misalignments, 2012, arXiv:1206.6105
- ^ “Inclined Orbits Prevail in Exoplanetary Systems”. ngày 12 tháng 1 năm 2011.
- ^ Roberto Sanchis-Ojeda; Josh N. Winn; Daniel C. Fabrycky (2012). “Starspots and spin-orbit alignment for Kepler cool host stars”. Astronomische Nachrichten. 334 (1–2): 180–183. arXiv:1211.2002. Bibcode:2013AN....334..180S. doi:10.1002/asna.201211765.
- ^ Clavin, Whitney; Chou, Felicia; Weaver, Donna; Villard; Johnson, Michele (ngày 24 tháng 9 năm 2014). “NASA Telescopes Find Clear Skies and Water Vapor on Exoplanet”. NASA. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
- ^ “Could ferocious lightning storms beam radio signals to Earth?”. ngày 26 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2019.
- ^ Hodosán, G.; Rimmer, P. B.; Helling, Ch. (2016). “Lightning as a possible source of the radio emission on HAT-P-11b”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. ADS. 461 (2): 1222–1226. arXiv:1604.07406. Bibcode:2016MNRAS.461.1222H. doi:10.1093/mnras/stw977.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới HAT-P-11b tại Wikimedia Commons
- “HAT-P-11 b”. Exoplanets. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2019.