Bước tới nội dung

Manipur

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Manipur
—  Bang  —
Manipur, a state of India
Manipur trên bản đồ Thế giới
Manipur
Manipur
Quốc gia Ấn Độ
Thiệt lập21 tháng 1, 1972
Đặt tên theongọc trai
Thủ phủImphal
Huyện16
Chính quyền
 • Thống đốcNajma Heptulla[1]
 • Thủ hiếnN. Biren Singh (BJP)[2]
 • Hội đồng lập phápĐộc viện (60 ghế)
 • Tòa Thượng thẩmTòa Thượng thẩm Manipur
Diện tích
 • Tổng cộng22.327 km2 (8,621 mi2)
Thứ hạng diện tíchThứ 24
Dân số (2011[3])
 • Tổng cộng2.855.794
 • Thứ hạngThứ 24
 • Mật độ130/km2 (330/mi2)
Múi giờUTC+05:30
Mã ISO 3166IN-MN
Tỉ lệ biết chữ79,85% (thứ 16)
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Meitei (Manipur)[4][5]
Websitewww.manipur.gov.in
Manipur được thiết lập theo Đạo luật (Tái Tổ chức) Đông Bắc Ấn Độ 1971
Ngôn ngữTiếng Meitei
Loài chimSyrmaticus humiae
HoaLilium mackliniae
CâyPhoebe hainesiana

Manipur (tiếng Meitei: Kangleipak[6][7][8]) là một bang tại miền Đông Bắc Ấn Độ. Thủ phủ là thành phố Imphal.[9] Nó tiếp giáp với Nagaland về phía bắc, Mizoram về phía nam, và Assam về phía tây; bang Chinvùng hành chính Sagaing của Myanmar nằm về phía đông. Bang có diện tích 22.327 kilômét vuông (8.621 dặm vuông Anh) và dân số chưa đến 3 triệu người, gồm chủ yếu người Meitei; người Kuki, người Naga, và người Pangal là những dân tộc khác tại đây, tất cả đều nói các ngôn ngữ Hán-Tạng. Manipur đã là nơi tiếp nối cho sự giao thương hàng hóa và văn hóa châu Á trong 2.500 năm.[10] Từ lâu, nơi này đã giúp kết nối Đông Nam Átiểu lục địa Ấn Độ.[11]

Dưới sự cai trị của người Anh, vương quốc Manipur trên danh nghĩa là một hoàng quốc (princely state).[12] Từ năm 1917 và 1939, người dân Manipur đấu tranh giành quyền lợi cho mình chống lại người Anh. Tới cuối thập niên 1930, vương quốc Manipur thương lượng với người Anh để trở thành một phần của Ấn Độ, hơn là Myanmar. Những đàm phán này bị gián đoạn bởi sự bùng nổ của Thế Chiến thứ II. Ngày 21 tháng 9 năm 1949, Maharaja Budhachandra ký hiệp ước Accession để hợp nhất vương quốc vào Ấn Độ.[13] Sự hợp nhất này gây nhiều tranh luận tại Manipur, vì được cho là xảy ra khi chưa có sự nhất trí và dưới sự ép buộc.[14] Những tranh luận và sự khác biệt về quan điểm cho tương lai đã gây ra cuộc nổi dậy kéo dài 50 năm tại đây để giành độc lập khỏi Ấn Độ, kèo theo đó là những xung đột liên miên giữa các dân tộc.[15] Từ năm 2010 đến 2013, xung đột quân sự chịu trách nhiệm cho cái chết của chừng 1 trên 100.000 người mỗi năm.[16]

Dân tộc Meitei,[17] chiếm 53% dân số toàn bang Manipur. Ngôn ngữ chính là tiếng Meitei (còn gọi là tiếng Manipur). Những bộ tộc bản địa chiếm 20% of dân số. Các dân tộc tại Manipur theo nhiều tôn giáo khác nhau.[18] Theo thống kê 2011, Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất, tiếp theo là Kitô giáo. Những tôn giáo khác gồm Hồi giáo, Sanamahi giáo, và Phật giáo.[18][19]

Manipur có một nền kinh tế nông nghiệp, với tiềm năng thủy điện lớn. Việc giao thương được thúc đẩy bởi những chuyến bay ra vào sân bay Imphal, sân bay lớn thứ nhì Đông Bắc Ấn Độ.[20] Manipur là nơi bắt nguồn của môn nhảy Manipur,[21] và được xem là nơi đã giới thiệu môn polo đến người châu Âu.[22]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Iboyaima Laithangbam (ngày 30 tháng 9 năm 2015). “Shanmuganathan sworn in as Manipur Governor”. The Hindu.
  2. ^ BJP leader Biren Singh sworn in as Manipur Chief Minister, India Today (ngày 15 tháng 3 năm 2017)
  3. ^ “Manipur Population Sex Ratio in Manipur Literacy rate data”. census2011.co.in. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ “At a Glance « Official website of Manipur”.
  5. ^ Abstract of speakers' strength of languages and mother tongues – 2000, Census of India, 2001
  6. ^ Sanajaoba, Naorem (1988). Manipur, Past and Present: The Heritage and Ordeals of a Civilization (bằng tiếng Anh). Mittal Publications. tr. 89. ISBN 978-81-7099-853-2.
  7. ^ Yamahata, Chosein (2022). Social Transformations in India, Myanmar, and Thailand: Identity and Grassroots for Democratic Progress (bằng tiếng Anh). Springer Nature. tr. 242. ISBN 978-981-16-7110-4.
  8. ^ Sahoo, Ajaya K. (30 tháng 3 năm 2021). Routledge Handbook of Asian Diaspora and Development (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 121. ISBN 978-1-000-36686-0.
  9. ^ Manipur: Treatise & Documents, Volume 1, ISBN 978-8170993995, Introduction
  10. ^ Naorem Sanajaoba (editor), Manipur, Past and Present: The Heritage and Ordeals of a Civilization, Volume 4, Chapter 1: NK Singh, ISBN 978-8170998532
  11. ^ Naorem Sanajaoba (editor), Manipur, Past and Present: The Heritage and Ordeals of a Civilization, Volume 4, Chapter 4: K Murari, ISBN 978-8170998532
  12. ^ Naorem Sanajaoba (Editor), Manipur, Past and Present: The Heritage and Ordeals of a Civilization, Volume 4, Chapter 2: NT Singh, ISBN 978-8170998532
  13. ^ K.R. Dikshit; Jutta K Dikshit (2013). North-East India: Land, People and Economy. Springer Science. tr. 56. ISBN 978-94-007-7055-3.
  14. ^ Kalpana Kannabiran; Ranbir Singh (2008). Challenging The Rules(s) of Law. SAGE Publications. tr. 264. ISBN 978-81-321-0027-0.
  15. ^ "Background: Conflict in Manipur" Human Rights Watch (2008)
  16. ^ State wise Indian fatalities, 1994-2013 Lưu trữ 2014-07-15 tại Wayback Machine Militancy and Terrorism Database, SATP, New Delhi
  17. ^ Khomdan Singh Lisam, Encyclopaedia Of Manipur, ISBN 978-8178358642, pp. 322–347
  18. ^ a b “Population by religion community - 2011”. Census of India, 2011. The Registrar General & Census Commissioner, India. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2015.
  19. ^ http://www.hueiyenlanpao.com/page/items/34799/religious-landscape-in-manipur
  20. ^ “Transportation of Manipur”. investinmanipur.nic.in. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2015.
  21. ^ Reginald Massey (2004). India's Dances: Their History, Technique, and Repertoire. Abhinav. tr. 177–184. ISBN 978-81-7017-434-9.
  22. ^ Lieutenant (later Major General) Joseph Ford Sherer, Assistant to the Superintendent of Cachar, with his bearers, Manipur, 1861 Lưu trữ 2014-10-03 tại Wayback Machine National Army Museum, United Kingdom; Journal of the Society for Army Historical Research, Volume 82, Issues 337–340, page 238

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]