Bước tới nội dung

Vương tộc Habsburg-Lothringen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhà Habsburg-Lothringen)
Nhà Habsburg-Lothringen
Haus Habsburg-Lothringen
Tổ tiên houseVương tộc Habsburg (cognatic)
Vương tộc Lorraine (Chế độ phụ hệ)
Quốc gia
Thành lập năm1736
Thành lập bởiMaria Theresia của ÁoFranz I của Thánh chế La Mã
Lãnh đạo hiện tạiKarl von Habsburg-Lothringen
Cai trị cuối cùngKarl I của Áo
Tước hiệu (xem thêm)
Danh xưng"Imperial and Royal Highness"
"Bệ hạ"
"Grace"
Khẩu hiệuA.E.I.O.U.Viribus Unitis
Phế truấtÁo-Hung:
1918 – Karl I & IV từ bỏ tham gia vào các công việc nhà nước sau khi kết thúc Đệ nhất thế chiến
Nhánh phụ

Nhà Habsburg-Lothringen (tiếng Đức: Haus Habsburg-Lothringen; tiếng Pháp: Maison de Habsbourg-Lorraine; tiếng Anh: House of Habsburg-Lorraine) là hoàng tộc đứng đầu Quân chủ Habsburg, thay thế cho Nhà Habsburg đã tuyệt tự dòng nam sau cái chết của Hoàng đế Karl VI. Hoàng tộc này được chính thức hình thành vào năm 1736, thông qua cuộc hôn nhân giữa Francis Stephen, Công tước xứ Lorraine với Maria Theresia của Áo, người thừa kế của Nhà Habsburg.

Sau cái chết của cha mình là hoàng đế Karl VI, Maria Theresia và chồng phải đương đầu với Chiến tranh Kế vị Áo[1], bà đã tuyên bố với thần dân của mình là sẽ cai trị Quân chủ Habsburg cùng với chồng. Sau cái chết của Karl VII của Thánh chế La Mã, bà đã đạt được thoả thuận với các Tuyển đế hầu của Đế quốc La Mã Thần thánh bầu chồng mình lên ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh với đế hiệu Franz I. Các con trai của họ là Joseph IILeopold II, cùng cháu trai là Franz II nối tiếp nhau trở thành 3 Hoàng đế cuối cùng của Thánh chế La Mã, trước khi đế chế này tan rã vào năm 1806.

Tuy tuyên bố đồng cai trị cùng chồng, nhưng Maria Theresa không cho Franz đụng đến các sự vụ quan trọng trong đế chế. Những tước hiệu chính của bà gồm có: Nữ Đại công tước Áo, Nữ vương Bohemia, Nữ vương HungaryĐại công tước phu nhân Toscana (trước đó là Công tước phu nhân Lorraine). Cái chết của Maria Theresa vào năm 1780 đã chính thức chấm dứt sự cai trị của người Nhà HabsburgTrung Âu, thay vào đó là kỷ nguyên của Vương tộc Lothringen với tên gọi mới là Nhà Habsburg-Lothringen.

Hậu duệ của Maria Theresa và Francis đã trở thành Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh, Đế quốc Áo, Đệ Nhị Đế chế México, Đế quốc Áo-Hung. Ngoài ra, thông qua các cuộc hôn nhân, Hoàng tộc Habsburg-Lorraine đã tạo ra các kết nối huyết thống với các hoàng tộc khắp châu Âu. Trong Đệ nhất thế chiến (1914-1918), Đế quốc Đức của Nhà Hohenzollern đã liên minh với Đế quốc Áo-Hung của Nhà Habsburg-Lorraine, cùng với các đồng minh là Vương quốc BulgariaĐế quốc Ottoman tạo ra Liên minh Trung tâm, thực hiện chiến tranh với phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Đế quốc Nga và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil). Phe Liên minh Trung tâm thất bại, dẫn đến toàn bộ Đế quốc Áo-Hung bị tan rã, Hoàng tộc Habsburg-Lorraine đã mất quyền lực trên toàn lãnh thổ của mình ở châu Âu, điều này cũng tương tự như Hoàng tộc Hohenzollern của Đế quốc Đức.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên đầu tiên của Nhà Habsburg-Lothringen cai trị Đế chế La Mã Thần thánh chính là Hoàng đế Joseph II, một vị vua có chủ quyền trong Thời kỳ Khai sáng. Ông đã thực hiện nhiều cải cách, hầu hết đều gây bất lợi cho giới tăng lữ. Sau khi Joseph II qua đời vào năm 1790, em trai ông là Leopold, Đại công tước xứ Toscana lên kế vị với đế hiệu là Leopold II, vào năm 1791 vị hoàng đế này đã mời các cường quốc châu Âu giúp đỡ Hoàng gia Pháp dập tắt các lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp mà không cần sự can thiệp của quân đội. Ông mất vài ngày trước khi Pháp tuyên chiến với Áo.

Năm 1792, con trai của Leopold là Franz II, lên ngôi hoàng đế ở Frankfurt. Sau khi vua Louis XVI của Pháp cùng vương hậu và nhiều quý tộc Pháp bị chính quyền cách mạng chặt đầu, ông cùng các quân chủ châu Âu khác thành lập Liên minh thứ nhất chống lại nước Pháp Cách mạng. Liên quân ban đầu ghi nhận một số thành công, nhưng nhanh chóng bắt đầu rút lui, đặc biệt là trên Bán đảo Ý, nơi người Áo liên tục bị đánh bại bởi tướng Napoléon Bonaparte.[2]

Với Hiệp ước Campo Formio năm 1797, lãnh thổ Milan được giao cho Đệ Nhất Cộng hòa Pháp, trong khi người Áo chiếm lại Veneto, IstriaDalmatia. Hiệp ước này được theo sau bởi các hiệp ước khác làm giảm quyền thống trị của Nhà Habsburg-Lorraine đối với Áo, Bohemia và Hungary; Francis II cũng bị buộc phải từ bỏ tước hiệu Hoàng đế La Mã Thần thánh, nhưng sau đó ông đã lập ra Đế quốc Áo và tự xưng là Hoàng đế, để khắc phục sự mất mát này.

Sau thất bại tại trận Leipzig (1813) và trận Waterloo (1815), Napoléon Bonaparte bị đày đến đảo Saint Helena, nơi ông qua đời.[3]

Năm 1815, Đại hội Viên được thành lập để khôi phục lại các nhà nước quân chủ trên khắp châu Âu mà Cách mạng PhápĐệ Nhất Đế chế Pháp của Napoleon đã xâm chiếm hoặc thay đổi ngôi vị. Các lãnh thổ của Nhà Habsburg-Lorraine đã được khôi phục lại hiện trạng như ban đầu. Liên minh Thần thánh được thành lập bởi Đế quốc Áo, Đế quốc NgaVương quốc Phổ, với nhiệm vụ là đàn áp tất cả các phong trào cách mạng thân Pháp hoặc đòi xoá bỏ chế độ quân chủ nổ ra trên khắp lục địa già.[4]

Trong những năm cai trị sau này, Hoàng đế Franz II đã theo đuổi chính sách tập trung hoá theo lời khuyên của Thủ tướng Metternich. Nhưng chính điều này và lý tưởng độc lập mới nổi ở châu Âu đã thổi bùng lên Cách mạng 1848, càn quét khắp châu Âu. Hoàng thân Metternich bị mất ghế Thủ tướng Đế chế Áo. Hoàng đế Ferdinand I của Áo phải tuyên bố thoái vị để ủng hộ người cháu của mình Franz Joseph I, người này lên ngôi khi mới 18 tuổi với đế hiệu là Franz Joseph I.

Sau khi Áo - Hung sụp đổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Chiến tranh Thế giới I, Nhà Habsburg – Lorraine từ chối tuyên thệ trung thành với Cộng hoà Áo mới, do đó các thành viên trong hoàng tộc bị buộc phải lưu vong và tài sản của họ bị tịch thu. Luật lưu vong vẫn được áp dụng cho các hậu duệ của Hoàng đế Karl I trong điều kiện tương tự. Otto von Habsburg, người đứng đầu hoàng tộc này trước đây là thành viên của Nghị viện châu Âu, đã ký Đạo luật công nhận Cộng hoà Áo. Điều này đồng nghĩa với việc ông từ bỏ chế độ quân chủ và quyền kế vị của con cháu mình để đổi lấy việc chấm dứt lưu vong. Ông được biết đến ở Cộng hòa Áo với cái tên Tiến sĩ Otto Habsburg-Lothringen, vì Cộng hòa này không chính thức công nhận danh hiệu quý tộc. Có những hậu duệ của Habsburg-Lorraine không phải là hậu duệ của Otto tiếp tục sống ở nước ngoài do họ không muốn từ bỏ quyền kế vị ngai vàng của Đại công quốc Áo trước đây.

Lãnh đạo hiện tại của Nhà Habsburg-Lorraine là Karl von Habsburg, người kế vị cha mình là Otto làm người đứng đầu hoàng gia sau khi cha ông từ bỏ vai trò này vào năm 2007. Karl là cháu trai cả của hoàng đế cuối cùng của Áo-Hungary.[5]

Nhà Habsburg-Lorraine hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo hiện tại của Nhà Habsburg-Lorraine là Karl von Habsburg, người kế vị cha mình là Otto làm người đứng đầu hoàng gia sau khi cha ông từ bỏ vai trò này vào năm 2007. Karl là cháu trai cả của vị hoàng đế cuối cùng của Đế quốc Áo-Hungary, Charles I.

  • Leopold II của Thánh chế La Mã (1747–1792)
    • Hoàng đế Francis I (1768–1835)
    • Ferdinand III, Đại Công tước của Toscana (1769–1824), người sáng lập chi nhánh Tuscany của hoàng gia.
      • Leopold II, Đại công tước của Toscana (1797–1870)
        • Ferdinand IV, Đại công tước của Toscana (1835–1908)
        • Đại công tước Karl Salvator, Hoàng tử của Toscana (1839–1892)
          • Đại công tước Leopold Hoàng tử của Toscana (1863–1931)
          • Đại công tước Franz Salvator, Hoàng tử của Toscana (1866–1939)
            • Đại công tước Hubert Salvator, Hoàng tử của Toscana (1894–1971)
              • Đại công tước Friedrich Salvator, Hoàng tử của Toscana (1927–1999)
                • (51) Đại công tước Leopold, Hoàng tử của Toscana (b. 1956)
                • (52) Đại công tước Alexander Salvator, Hoàng tử của Toscana (b. 1959); kết hôn với Nữ bá tước Maria-Gabriele von Waldstein
                  • (53) Đại công tước Constantin Salvator, Hoàng tử của Toscana (b. 2002)
                  • (54) Đại công tước Paul Salvator, Hoàng tử của Toscana (b. 2003)
              • (55) Đại công tước Andreas Salvator, Hoàng tử cúa Toscana (b. 1936); kết hôn với (1) [divorced 2001 (and annulled 2002)] Maria de la Piedad Espinosa de los Monteros y Rosillo (2) 2001 (civilly) and 2003 (religiously) Countess Valerie Podstatzky-Lichtenstein. Issue by the second marriage only.
                • (56) Đại công tước Casimir Salvator, Hoàng tử của Toscana (b. 2003)
              • (57) Đại công tước Markus, Hoàng tử của Toscana (b. 1946); married morganatically to Hildegard (Hilde) Maria Jungmayr, with issue.
              • (58) Đại công tước Johann, Hoàng tử của Toscana (b. 1947); married morganatically to Anne-Marie Stummer, with issue.
              • (59)Đại công tước Michael, Hoàng tử của Toscana (b. 1949); kết hôn năm 1992 với Eva Antonia von Hofmann, có với nhau 1 con gái.
            • Đại công tước Theodore Salvator, Hoàng tử của Toscana (1899–1978)
              • (60) Đại công tước Carl Salvator, Hoàng tử của Toscana (b. 1936); kết hôn với Edith Wenzl Frn von Sternbach [marriage retroactively approved as dynastic (only in Austria)][6]
                • (61) Bá tước Matthias của Habsburg (b. 1971), keeps his Austro-Hungarian dynastic rights;[6] married in 1995 to (1) [divorced and annulled] Sabine Binder, (2) 1999 [civilly and religiously] Eva Anderle. Had issue by second marriage.
                  • (62) Bá tước Nikolaus của Habsburg (b. 2000), keeps his Austro-Hungarian dynastic rights.[6]
                  • (63) Bá tước Jakob của Habsburg (b. 2001), keeps his Austro-Hungarian dynastic rights.[6]
                  • (64) Count Martin of Habsburg (b. 2011), keeps his Austro-Hungarian dynastic rights.[6]
                • (65) Bá tước Johannes của Habsburg (b. 1974), keeps his Austro-Hungarian dynastic rights;[6] married to Katharina Lieselotte Riedl Edle von Riedenstein
                • (66) Bá tước Bernhard của Habsburg (b. 1977), keeps his Austro-Hungarian dynastic rights.[6]
                • (67) Bá tước Benedikt của Habsburg (b. 1983), keeps his Austro-Hungarian dynastic rights.[6]
            • Đại công tước Clemens Salvator, Hoàng tử của Toscana (1904–1974); married to Elisabeth Gfn Rességuier de Miremont [marriage retroactively approved as dynastic (only in Austria)][6]
              • (68) Clemens, Hoàng tử von Altenburg (b. 1932), retroactively integrated into the dynasty;[6] married to Laurence Costa de Beauregard
                • (69) Philipp, Hoàng tử von Altenburg (b. 1966), retroactively integrated into the dynasty.[6]
              • (70) Georg, Hoàng tử von Altenburg (b. 1933), retroactively integrated into the dynasty.[6]
              • Peter, Hoàng tử von Altenburg (1935–2008), retroactively integrated into the dynasty;[6] married to Juliane Gfn von Waldstein-Forni
                • (71) Friedrich, Hoàng tử von Altenburg (b. 1966), retroactively integrated into the dynasty;[6] married to Gabriele Gfn von Walterskirchen
                  • (72) Emanuel, Hoàng tử von Altenburg (b.2002)
                  • (73) Nikolaus, Prince von Altenburg (b. 2008)
                • (74) Leopold, Hoàng tử von Altenburg (b. 1971), retroactively integrated into the dynasty.[6]
              • (75) Franz Josef, Hoàng tử von Altenburg (1941-2021), retroactively integrated into the dynasty;[6] married to Christa Frn von Härdtl
              • (76) Johannes, Hoàng tử von Altenburg (b. 1949), retroactively integrated into the dynasty.[6]
    • Đại công tước Charles, Công tước của Teschen (1771–1847), adopted by Albert của Saxe-Teschen starting the Teschen branch of the Habsburg-Lorraine dynasty.
    • Đại công tước Joseph, Bá tước của Hungary (1776–1847)
      • Archduke Joseph Karl (1833–1905)
        • Đại công tước Joseph August (1872–1962)
          • Đại công tước Joseph Francis (1895–1957)
            • Đại công tước Joseph Árpád (1933–2017)
              • (81) Đại công tước Joseph Karl (b. 1960); kết hôn với Công chúa Margarete von Hohenberg
                • (82) Đại công tước Joseph Albrecht (b. 1994)
                • (83) Đại công tước Paul Leo (b. 1996)
              • (84) Đại công tước Andreas-Augustinus (b. 1963); Kết hôn với Nữ bá tước Marie-Christine von Hatzfeldt-Dönhoff
                • (85) Đại công tước Friedrich-Cyprian (b. 1995)
                • (86) Đại công tước Pierre (b. 1997)
                • (87) Đại công tước Benedikt-Alexander (b. 2005)
              • (88) Đại công tước Nikolaus (b. 1973); kết hôn với Eugenia de Calonje y Gurrea
                • (89) Đại công tước Nicolás (b. 2003)
                • (90) Đại công tước Santiago (b. 2006)
              • (91) Đại công tước Johannes (b. 1975); kết hôn với María Gabriela Montenegro Villamizar
                • (92) Đại công tước Johannes (b. 2010)
                • (93) Đại công tước Alejandro (b. 2011)
                • (94) Đại công tước Ignacio (b. 2013)
            • (95) Đại công tước Géza (b. 1940); married morganatically twice to (1) [divorced] Monika Decker and (2) [civilly] Elizabeth Jane Kunstadter. Issue by both marriages.
            • (96) Đại công tước Michael (b. 1942); kết hôn với công chúa Christiana của Löwenstein-Wertheim-Rosenberg, his brother's sister-in-law.
              • (97) Đại công tước Eduard (b. 1967); kết hôn với Baroness Maria Theresia von Gudenus
                • (98) Đại công tước Paul Benedikt (b. 2000)
              • (99) Cha Paul Habsburg (sinh năm 1968), một linh mục của Legion of Christ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chiến tranh Kế vị Áo[liên kết hỏng]
  2. ^ Fraser 2002, tr. 492
  3. ^ Hofschröer 1999, tr. 274–276,320
  4. ^ Holy Alliance, Catholic Encyclopedia
  5. ^ Gordon Brook-Shepherd. Uncrowned Emperor: the Life and Times of Otto von Habsburg. Continuum International Publishing Group, 2003. ISBN 1-85285-439-1. Pages XI, 179, 216.
  6. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u Genealogisches Handbuch des Adels, Fürstliche Häuser XVI. "Haus Österreich". C.A. Starke Verlag, 2001, pp. 87-90, 119-120, 563, 568-569, 577. ISBN 978-3-7980-0824-3.
  • C. A. Macartney, The Habsburg Empire, 1790–1918, Faber & Faber, 2014, 900 pages. ISBN 0571306292
  • Jean Bérenger, Histoire de l'empire des Habsbourg, 1273–1918, Fayard, 1990, 810 pages. ISBN 978-2-213-02297-0
  • Hans Bankl, Mal d'Asburgo. Vizi, vezzi, malanni e manie della Casa Imperiale d'Austria , traduzione di Flavia Foradini, Trieste, mgs press, 1998, pp. 202
  • Flavia Foradini, "Otto d'Asburgo. L'ultimo atto di una dinastia", mgs press, Trieste, 2004. ISBN 88-89219-04-1
  • Martha e Horst Schad, La prediletta. Il diario della figlia di Sissi, traduzione di Flavia Foradini, Trieste, mgs Press 2001, ISBN 88-86424-78-7
  • Sigrid-Maria Größing, Rodolfo d'Asburgo. Libero pensatore, rubacuori, psicopatico, traduzione di Flavia Foradini, Trieste, mgs Press 2006, ISBN 88-89219-17-3
  • Nhà Habsburg (Wikipedia)
  • Nhà Lorraine (Wikipedia)