Bước tới nội dung

Tiếng Albania Gheg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Albania Gheg
gegnisht
Khu vựcAlbania, Kosovo, Bắc Macedonia, Montenegro, Serbia
Tổng số người nói3,45 triệu tới 3,47 triệu[1][2][3][4]
Phân loạiẤn-Âu
Phương ngữ
Albania Istria
Arbanasi (Dalmatia)
Gheg Đông Bắc (Kosovo & Montenegro)
Gheg Tây Bắc (Montenegro)
Gheg Bắc
Gheg Nam
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3aln
Glottologgheg1238[5]
Linguasphere55-AAA-aa
Khu vực nói tiếng Gheg có màu xanh lá cây

Tiếng Albania Gheg (cũng viết là Albania Geg; tiếng Albania Gheg: gegarnt, tiếng Albania: gegë hoặc gegërisht) là một trong hai phương ngữ chính của tiếng Albania. Cái còn lại là Albania Tosk (tiếng Albania chuẩn dựa trên phương ngữ này). Ranh giới tự nhiên giữa hai phương ngữ là sông Shkumbin, chảy qua miền trung Albania.[6] Tiếng Gheg được nói ở Bắc Albania, Kosovo, Tây Bắc Cộng hòa Bắc Macedonia, đông nam Montenegro và miền nam Serbia, bởi nhóm dân tộc được gọi là người Gheg.[7]

Tiếng Gheg không phải là ngôn ngữ viết chính thức ở bất kỳ quốc gia nào. Các ấn phẩm ở Kosovo và Macedonia viết bằng tiếng Albania chuẩn dựa trên tiếng Tosk. Tuy nhiên, một số tác giả vẫn tiếp tục viết bằng tiếng Gheg.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ đầu tiên của tiếng Gheg được tìm thấy trong Kanun của Leke Dukagjini (Kanuni i Lekë Dukagjinit). Theo nhiều học giả, tiếng Gheg bắt nguồn từ thổ ngữ Illyria ở Dalmatia, được mang theo bởi người dân Dalmatia di cư đến miền bắc Albania (có lẽ trong cuộc xâm lược của người Slav ở Balkan). Theo một số giả thuyết, nó bắt nguồn từ một chủng tộc Illyria-Thracia đến từ một khu vực nội địa của Balkan nằm giữa thành phố NišSkopje được biết đến trong quá khứ với tên Dardania.

Trước Thế chiến thứ II, không có nỗ lực chính thức nào trong việc hợp pháp hóa một ngôn ngữ văn học Albania thống nhất; cả tiếng Gheg văn học và tiếng Tosk văn học đều được sử dụng.[7] Chế độ Cộng sản áp đặt một ngôn ngữ tiêu chuẩn thống nhất dựa trên tiếng Tosk với cơ sở là giọng Korçë, trên toàn bộ Albania. Một dạng chuẩn tương tự đã được người AlbaniaNam Tư chấp nhận (trước đó, họ dùng một dạng tiếng Gheg tiêu chuẩn ("tiếng Kosovo")),[8] trong một quá trình bắt đầu vào năm 1968, với đỉnh cao vào năm 1972 khi cuốn từ điển và sổ tay phép chính tả tiếng Albania thống nhất được thông qua vào năm 1972. Điều này đã hứng chịu chỉ trích, đáng chú ý là từ Arshi Pipa, người tuyên bố rằng quyết định này đã tước đi sự giàu có của tiếng Albania từ giá trị của tiếng Gheg,[9] và ông gọi tiếng Albania văn học là "quái thai" do lãnh đạo Cộng sản Tosk tạo ra sau khi chinh phục miền bắc Albania chống cộng và áp đặt phương ngữ Albania Tosk của mình lên người Gheg.[10]

Mặc dù các nhà văn người Albania ở Nam Tư cũ hầu như đều là người Gheg, họ đã phải chọn viết bằng tiếng Tosk vì lý do chính trị.[11] Sự thay đổi ngôn ngữ văn học có những hậu quả chính trị và văn hóa quan trọng bởi vì tiếng Albania là tiêu chí chính cho sự tự nhận dạng của người Albania.[12]

Phương ngữ và phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương ngữ Gheg được chia thành bốn phương ngữ con: Gheg Trung, Gheg Nam, Gheg Tây Bắc (hoặc Gheg Tây) và Gheg Đông Bắc (hoặc Gheg Đông).
Theo ấn bản Ethnologue năm 2009, tiếng Albania Gheg được nói chủ yếu ở miền bắc Albania (có 1,8 triệu người nói) và ở Kosovo (1,6 triệu người). Các cộng đồng ngôn ngữ quan trọng khác có mặt tại hai quốc gia thuộc Nam Tư cũ: 600.000 người nói ở Bắc Macedonia và 80.000 người ở Montenegro.

Hệ thống chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái Latinh được sử dụng ít nhất từ thế kỷ XV.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “South Serbia Albanians Seek Community of Municipalities”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2013. South Serbia is home to 50,000 or so Albanians.
  2. ^ “Presevo valley tension”. BBC. ngày 2 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013. Initially, the guerrillas' publicly acknowledged objective was to protect the local ethnic Albanian population of some 70,000 people from the repressive actions of the Serb security forces.
  3. ^ “The Presevo Valley of Southern Serbia alongside Kosovo The Case for Decentralisation and Minority Protection” (PDF). Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013. The total population of the Valley is around 86,000 inhabitants of whom around 57,000 are Albanians and the rest are Serbs and Roma
  4. ^ “Yugoslavia: Serbia Offers Peace Plan For Presevo Valley”. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013. The Serbian peace proposal calls for integrating the Presevo valley's 70,000 ethnic Albanian residents into mainstream Serbian political and social life.
  5. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Gheg Albanian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  6. ^ Brown and Ogilvie (2008), p. 23. The river Shkumbin in central Albania historically forms the boundary between those two dialects, with the population on the north speaking varieties of Geg and the population on the south varieties of Tosk.
  7. ^ a b Joseph 2003, When Languages Collide: Perspectives on Language Conflict, Language Competition, and Language Coexistence, p. 266: "Northeastern Geg"
  8. ^ Tomasz Kamusella. 2016. The idea of a Kosovan languagein Yugoslavia’s language politics (pp 217-237). International Journal of the Sociology of Language. Vol 242.
  9. ^ Canadian review of studies in nationalism: Revue canadienne des études sur le nationalisme, Volume 19. University of Prince Edward Island. 1992. tr. 206. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012.
  10. ^ Canadian review of studies in nationalism: Revue canadienne des études sur le nationalisme, Volume 19. University of Prince Edward Island. 1992. tr. 207. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012.
  11. ^ Pipa, p. 173: Although the Albanian population in Yugoslavia is almost exclusively Gheg, the Albanian writers there have chosen, for sheer political reasons, to write in Tosk
  12. ^ Telos. Telos Press. 1989. tr. 1. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013. The political-cultural relevance of the abolition of literary Gheg with literary Tosk.... Albanians identify themselves with language...

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Albania Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Kosovo Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Bắc Macedonia