Bước tới nội dung

Trận Nikopolis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Nikopolis
Một phần của Chiến tranh của Đế quốc Ottoman ở châu Âu
Chiến tranh Ottoman-Hungary
Chiến tranh Đông La Mã-Ottoman

Trận Nikopolis
Thời gian25 tháng 9 năm 1396
Địa điểm
Kết quả Thắng lợi quyết định của Đế quốc Ottoman[1]
Tham chiến
Đế quốc Ottoman,
Serbia
Vương quốc Hungary,
Đế quốc La Mã Thần thánh,
Vương quốc Pháp,
Românească,
Ba Lan,
Anh,
Vương quốc Scotland,
Bulgaria,
Old Swiss Confederacy,
Hiệp sĩ Giéc-man,
Cộng hòa Venezia,
Cộng hòa Genoa,
Hiệp sĩ Thánh Gioan,
Ngai vàng xứ Castille,
Ngai vàng xứ Aragon,
Hiệp sĩ Cứu tế,
Vương quốc Bồ Đào Nha,
Vương quốc Navarre,
Đế quốc Đông La Mã
Chỉ huy và lãnh đạo
Bayezid I,
Candarli Ali Pasha,
Stefan Lazarević
Zsigmond của Hungary,
Jean De Maingre (POW),
Jean sans Peur (POW),
Euguerrand VII de Coucy (POW),
Jean de Vienne ,
Jean de Carrouges ,
Mircea cel Mare
Lực lượng
Chưa có số liệu thống nhất, nhưng khoảng 11.000-15.000 người.[2][3] Chưa có số liệu thống nhất, nhưng khoảng 7.500-16.000 người.[2][4]
Thương vong và tổn thất
Thiệt hại nặng nề, tính luôn cả gần 1000 con tin bị quân Thập tự thảm sát vào đêm trước trận đánh.[5] Tuyệt đại bộ phận quân Thập tự bị tiêu diệt, một số ít trốn thoát được trong đó có Zsigmond.[6]
300-3.000 tù binh bị hành quyết.[7][8]

Trận Nikopolis (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Niğbolu Savaşı, tiếng Bulgaria: Битка при Никопол, tiếng Romania: Bătălia de la Nicopole, tiếng Hungary: Nikápolyi csata), trận chiến nổ ra vào ngày 25 tháng 9 năm 1396, trong trận này, Đế quốc OttomanSerbia đánh cho liên minh Hungary, Đế quốc La Mã Thần thánh, Pháp, Wallachia, Ba LanVương quốc Anh, Vương quốc Scotland, Liên minh Thụy Sĩ cũ, Cộng hòa Venezia, Cộng hòa GenoaCác hiệp sĩ thánh Gioan đại bại gần pháo đài Nikopolis (nay là Nikopolis, Bulgaria) tại sông Donau. Trận này cũng được xem là Cuộc Thập tự chinh Nikopolis, cuộc thập tự chinh lớn cuối cùng ở thời kì Trung Cổ. Trận đánh cũng thỉnh thoảng được xem là đã nổ ra ngày 28 tháng 9 năm 1396. Sau khi quân Thập tự không thể hạ nổi phòng tuyến của người Ottoman, Sultan Bayezid I đã đánh úp họ.[9] Cho dù đắt giá, đây là một chiến thắng toàn diện và vẻ vang của Đế quốc Ottoman,[1] với phần lớn Thập Tự Quân bị loại khỏi vòng chiến.[10] Trong khi nhiều binh sĩ Thập tự bị chết đuối khi tháo chạy, rất nhiều binh sĩ khác bị bắt làm tù binh (trong đó có cả Thống chế PhápJean Le Maingre nhưng ông được trao trả sau thảm bại)[11][12]. Nhà viết sử biên niên Jean Froissait đã nhận xét rằng, từ thảm họa Roncesvalles tới thời điểm đó, chưa bao giờ quân đội Thiên chúa giáo chịu thương vong nặng nề như vậy.[13]

Đại thắng này đã củng cố thế lực của Đế quốc Ottoman ở miền Đông Nam Âu và gia tăng thanh thế của Bayezid I.[1] Thắng lớn, ông được người Hồi giáo nhìn nhận như là một ghazi ("thần binh").[9] Không những gây cho người châu Âu càng kinh sợ người Ottoman hơn, thắng lợi vang dội này mang lại uy thế cho Đế quốc Ottoman trong thế giới Hồi giáo.[12] Vốn đang vây hãm kinh thành Constantinopolis của Đế quốc Đông La Mã, bằng đại thắng Nicopolis ông không những nắm chắc vùng Balkan mà còn xóa tan mọi hy vọng giải nguy cho Constantinopolis của người Tây Âu.[14] Đối với nước Pháp, thất bại này trở thành một thảm họa cho họ, với tổn thất nặng nề của quân tinh nhuệ Pháp.[15][16]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c David Nicolle, Christa Hook, Nicopolis 1396: the last Crusade, các trang 77-79. Florian Stone Wells, The Sword and the Shield of the Realm, trang 179.
  2. ^ a b Tuchman, 554
  3. ^ Niğbolu Zaferi (25 Eylül 1396), TSK - Genelkurmay Başkanlığı (Tarihten Kesitler)
  4. ^ Nicolle, p. 37. "In fact the Crusaders probably numbered some 16,000 men. Traditional Turkish sources give the number of Ottoman troops as 10,000 but when their Balkans vassals were included they may have numbered around 15,000."
  5. ^ Tuchman, trang 558-559
  6. ^ “Battle of Nicopolis”. Encyclopædia Britannica. 2009. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2009.
  7. ^ Tuchman 562
  8. ^ Grant, p 122
  9. ^ a b Kenneth M. Setton, Harry W. Hazard, Norman P. Zacour, A History of the Crusades: The Impact of the Crusades on Europe, trang 252
  10. ^ Edward Gibbon, The history of the decline and fall of the Roman empire, Tập 8, trang 32
  11. ^ Matthew Benn, Agincourt 1415: Triumph Against the Odds, trang 16
  12. ^ a b Stanford J. Shaw, History of the Ottoman Empire and Modern Turkey, Tập 1, trang 33
  13. ^ Tuchman 561
  14. ^ Samuel Willard Crompton, 100 Military Leaders Who Shaped World History , trang 44
  15. ^ William W. Kibler, Medieval France: an encyclopedia, trang 138
  16. ^ William W. Kibler, Medieval France: an encyclopedia, trang 466

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Aziz S. Atiya, The Crusade in the Later Middle Ages, New York, 1965.
  • Aziz S. Atiya, The Crusade in the Later Middle Ages, New York, 1978.