Academia.eduAcademia.edu

ĐẾ TÀI NGCKH 2017 ( chủ nhiệm ĐẶNG HUYỀN)

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & Xà HỘI TỈNH HÒA BÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HÒA BÌNH -------------------- K.S: ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN Th.S:NGUYỄN THỊ LOAN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI LỢNTẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH” NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN ! Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cùng toàn thể cán bộ kỹ thuật bộ môn Dược – Độc chất khoa Thú y trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng tôi về chuyên môn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Chúng tôi chân thành cảm ơn các hộ chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Lương Sơn và cán bộ trạm thú y huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ chúng tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành tích cao trong công tác. Hòa Bình, nlợny tháng năm 2017 Nhóm tác giả thực hiện LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi cam đoan rằng đề tài này là kết quả nghiên cứu do chúng tôi thực hiện. Các số liệu thu thập được và các kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo quy định. Các kết quả nghiên cứu trong việc thực hiện đề tài do chúng tôi tự thu thập, tổng hợp và phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với yêu cầu của đề tài. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - VSTY: Vệ sinh thú y - VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm - Cs: Cộng sự - WTO: World Trade Organization - ADI: Acceptable Daily Intake - MRL: Maximum Residue Limit - FAO: Food Agricultural Organization - WHO: World Health Organization - HPLC High-performance liquid chromatography - ELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay - TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam - TACN Thức ăn chăn nuôi - ppb Parts per billion - ppm Parts per million - TCN Tiêu chuẩn nlợnnh - QCVN Quy chuẩn Việt Nam MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ KHÁNG SINH 3 2.1.1. Định nghĩa kháng sinh 3 2.1.2. Phân loại thuốc kháng sinh 3 2.1.3. Cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh 6 2.1.4. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị 8 2.1.5. Một số thuốc kháng sinh dùng trong chăn nuôi, thú y. 11 2.2. SỬ DỤNG KHÁNG SINH 15 2.2.1. Sử dụng kháng sinh trong điều trị 15 2.2.2. Sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh 15 2.2.3. Sử dụng kháng sinh với mục đích tăng trọng 16 2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH KHÔNG HỢP LÝ 17 2.3.1. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm: 17 2.3.2. Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn 18 2.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường 20 2.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ NƯỚC 20 2.5. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI – THÚ Y 23 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 26 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.5.XỬ LÝ SỐ LIỆU 27 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CÁC TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT 28 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT 30 4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH CÓ TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT 31 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38 5.1. KẾT LUẬN 38 5.2. ĐỀ NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC 41 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, nlợnnh chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm cho đời sống xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi cũng gặp không ít những thách thức lớn do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá thành thấp do biến động của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế của Việt Nam nói riêng. Trong chăn nuôi, thú y kháng sinh được dùng để phòng, trị bệnh và kích thích tăng trưởng việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong chăn nuôi động vật sẽ dẫn tới sự tồn dư kháng sinh trong thịt và các sản phẩm động vật, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người tiêu dùng và làm giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh bởi hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn (WHO, 2007)[12]. Ủy ban điều phối khoa học của châu Âu (Scientific Steering Committee) đã đưa ra khuyến cáo: đối với tất cả các loại kháng sinh mà hiện đang còn được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi thuộc nhóm/loại kháng sinh dùng điều trị cho người và vật nuôi bắt buộc phải đưa vào giai đoạn hạn chế sử dụng (phase out) càng sớm càng tốt, để cuối cùng là rút bỏ hoàn toàn trong thức ăn chăn nuôi. Nlợny nay, trong các bảng hướng dẫn quy trình phòng dịch cho gia súc, gia cầm, người ta không còn thấy nội dung trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn hay nước uống cho vật nuôi. Các nhà khoa học khuyến cáo, chỉ nên dùng kháng sinh khi điều trị mà thôi. Ở nước ta nlợnnh chăn nuôi đang chuyển dần theo phương thức trang trại chăn nuôi hàng hóa; Tân Thành, Long Sơn, Hợp Châu là 3 xã điển hình ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đang phát triển mạnh theo mô hình này. Với loại hình chăn nuôi này, lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp ra thị trường sẽ nhiều, liệu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng tới xuất khẩu được hay không? Những nghiên cứu liên quan tới việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và hàm lượng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi (TACN) còn rất hạn chế. Để góp phần giúp các nlợnnh chức năng đưa ra các biện pháp quản lý hữu hiệu và những khuyến cáo đúng đắn về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi trang trại, đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp cho người tiêu dùng an toàn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu, đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong một số trại chăn nuôi lợntại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Điều tra các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn ở một số trang trại chăn nuôilợn tập trung trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Phát hiện và định lượng một số loại kháng sinh như oxytetracycline; enrofloxacine, sulphamethazine; sulfadiazine và tylosin trong TACN chăn nuôi lợn - Đánh giá tình hình sử dụng hợp lý kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại địa phương 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm rõ hơn tình hình sử dụng kháng sinh trong một số trại chăn nuôi lợn tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Đó cũng chính là cơ sở cho các nhà chức năng đưa ra các biện pháp quản lý hữu hiệu và những khuyến cáo đúng đắn về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi trang trại, đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp cho người tiêu dùng được an toàn. PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ KHÁNG SINH 2.1.1. Định nghĩa kháng sinh Từ năm 1877 Paster và Rube đã phát hiện sự đối kháng vi sinh và chứng minh bằng thực nghiệm. Ông nhận thấy, vi khuẩn nhiệt thán phát triển tốt trong ống nghiệm chứa nước tiểu vô trùng. Nếu trong nước tiểu vô trùng đó trộn thêm một số vi khuẩn hoại sinh trong đất thì vi khuẩn nhiệt thán không phát triển được. Có giả thuyết cho rằng, sự đối kháng giữa các vi khuẩn là do các chất chúng tạo ra trong môi trường sống. Năm 1928, Fleming - một nhà vi trùng học người Anh lần đầu tiên phát hiện thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng có lẫn nấm Penicillium một vòng vô khuẩn xung quanh nấm chổi này. Theo ông, nấm Penicillium trong môi trường đã sinh tổng hợp một chất ức chế tụ cầu vàng phát triển. Ông đã cấy nấm penicillium vào môi trường nước ngô, sau đó lấy dịch lọc để tẩm vào gạc băng các vết thương nhiễm trùng. Loại nấm này có tên là Penicillium notatum. Nlợny nay, rất nhiều loại kháng sinh được chế ra, chủ yếu từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn,...). Một số thuốc kháng sinh được tách từ động vật, thực vật hoặc được tổng hợp. Định nghĩa thuốc kháng sinh: “Thuốc kháng sinh là nhữngchất có nguồn gốc từ vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn,...), từ động vật, thực vật hoặc do tổng hợp với liều lượng, nồng độ thấp có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật” (Lê Thị Ngọc Diệp, 2009)[3]. 2.1.2. Phân loại thuốc kháng sinh Có nhiều cách phân loại thuốc kháng sinh như: Phân loại theo nguồn gốc, phân loại theo hoạt phổ kháng sinh, phân loại theo mức độ tác dụng, phân loại theo cơ chế tác dụng, phân loại theo cấu trúc hoá học,...Tuy nhiên phân loại theo cấu trúc hoá học là cách phân loại thông dụng nhất vì hoạt phổ kháng sinh, mức độ tác dụng, cơ chế tác dụng và cấu trúc hoá học luôn liên quan chặt chẽ với nhau (Lê Thị Ngọc Diệp, 2009)[10]. Với cơ sở này, người ta đã phân loại thuốc kháng sinh ra thành các nhóm sau: * Nhóm beta-lactamin: nhóm thuốc kháng sinh này được gọi là beta-lactamin vì trong cấu trúc phân tử của chúng có một liên kết beta-lactamin. Beta-lactamin gồm 2 vòng, vòng A và vòng B. Vòng A (thiazolidin) riêng cho các penicilin, vòng B (beta-lactamin) chung cho penicilin, cephalosporin và những phân tử mới tìm ra. Cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm beta-lactamin là ức chế sự tạo vách tế bào vi khuẩn. * Nhóm aminoglycosid (aminosid, oligosacharid): trong cấu trúc phân tử của các thuốc kháng sinh này có đường đính theo các nhóm amin. Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein ở mức ribosom. - AG tự nhiên chiết từ dịch nuôi cấy vi sinh vật: + Từ Streptomyces: streptomycin, kanamycin, neomycin. + Từ Micromonospora: gentamycin, fortimycin. - AG bán tổng hợp do thay đổi cấu trúc hoá học của AG tự nhiên * Nhóm lincosamid: cấu trúc phân tử khác với macrolid, không có vòng lacton nhưng có chức năng amid. Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng rất giống họ macrolid. Gồm lincomycin và clindamycin. * Nhóm macrolid: là nhóm có cấu trúc aglycon, nhân lacton, vòng gồm 12 đến 19 nguyên tử C, có gắn với 1-2 ose đặc hiệu bằng liên kết glycoside: - Macrolid thực thụ: erythromycin, oleandomycin, spiramycin,... - Macrolid có nhiều đường nối đôi, có 4 vòng lacton lớn: các kháng sinh chống nấm. - Macrolid họ hàng, trong phân tử có vòng lớn, chứa nhân thơm: rifamycin. Các thuốc trong nhóm này ức chế protein ở vi khuẩn. * Nhóm phenicol (chloramphenicol- CAP) Chloramphenicol được chiết ra từ môi trường nuôi cấy Streptomyces venezuelae. Trong cấu trúc phân tử của CAP có 2 carbon bất đối xứng nên có 4 đồng phân lập thể, chỉ có đồng phân D (-) threo có tác dụng kháng sinh. Hiện nay đã tổng hợp được thiamphenicol và azdamphenicol. Các thuốc trong nhóm này có hoạt phổ kháng sinh rộng, tác dụng kìm phát triển cầu khuẩn, trực khuẩn, ricketsia và mycoplasma. Cơ chế tác dụng là gắn có phục hồi vào phần 50S của ribosome. * Nhóm tetracyclin: gồm các thuốc có cấu trúc 4 vòng, mỗi vòng 6 cạnh, có tác dụng kìm khuẩn, hoạt phổ kháng sinh rộng, tác dụng theo cơ chế ức chế tổng hợp protein vi khuẩn: - Loại tác dụng ngắn: tetracyclin, oxytetrracyclin, chlortetracyclin. - Loại tác dụng trung bình: metacyclin, rolitetracyclin, demethyl chlortetracyclin. - Loại có tác dụng dài: doxycyclin, minocyclin. * Nhóm kháng sinh đa peptid: trong cấu trúc phân tử của những thuốc này có nhiều liên kết peptid. Gồm các chất bacitracin, subtilin, tyrothricin, các polymixin A, B, C, D và E (colistin, colimycin). Đây là các chất diệt khuẩn, tác dụng cả với vi khuẩn đang phát triển và ngừng phát triển. Chúng có hoạt phổ kháng sinh hẹp. Bacitracin, subtilin, tyrothricin diệt vi khuẩn gram (+), các polymixin A, B, C, D và E diệt vi khuẩn gram (-). * Các kháng sinh khác: gồm các loại sau: - Vancomycin và teicoplanin: là những glycopeptid, gồm phần ose và acid amin, ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, chỉ diệt vi khuẩn gram (+). - Novobiocin: tác dụng kìm khuẩn thông qua ức chế tổng hợp acid nhân. - Acid fusidic: là kháng sinh duy nhất có cấu trúc steroid , cơ chế giống nhóm macrolid, ức chế tổng hợp protein, tác dụng lên khuẩn gram dương và gram âm. - Fosfomycin: ức chế quá trình tạo vách tế bào vi khuẩn, có hoạt phổ kháng sinh rộng. * Nhóm kháng sinh chống nấm: các thuốc trong nhóm này không tác động trên vi khuẩn, được phân theo nguồn gốc thành các nhóm sau: - Thuốc có nguồn gốc sinh học: + Nhóm polyen, gồm nystatin và amphotericin B. Tác dụng vừa kìm vừa diệt nấm, gắn vào steroid của màng, huỷ màng và làm rối loạn tính thấm màng tế bào nấm. + Griseofulvin, có tác dụng kìm nấm. - Thuốc có nguồn gốc tổng hợp: + 5-fluorocytosin, tác dụng theo cơ chế kháng chuyển hóa. + Dẫn xuất imidazol, phổ tác dụng rộng, diệt nấm dạng men và dạng sợi. * Thuốc tác dụng như kháng sinh (antibiomimetic): là các thuốc tổng hợp và có tác dụng kháng sinh, gồm các nhóm sau: - Nhóm quinolon: còn được gọi là thuốc ức chế gyrase vì đích phân tử của nhóm thuốc này là DNA-gyrase (enzym tham gia tạo dây xoắn DNA), dẫn đến ức chế tổng hợp DNA ở vi khuẩn. - Nhóm các dẫn xuất nitrofuran: Gồm 3 loại: + Loại1: nitrofurantoin, hydroxymethyl-nitrofurantoin, niforfolin. + Loại 2: furazolidon, nifuratel. + Loại 3: nitrolural, nifuroxazid. 2.1.3. Cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh 2.1.3.1. Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: * Các chất kháng sinh beta-lactamin là những dipeptid vòng, tập hợp 2 acid amin là L-Cystein và D-Valin. Vòng L-Cystein - D-Valin này có cấu trúc tương tự chuỗi peptid D - Ala4 - D - Ala5 của peptidoglycan ở vi khuẩn. Khi có tác dụng của thuốc kháng sinh nhóm beta-lactamin, transpeptidase tạo phức nhầm với beta-lactamin. Phức này bền, không phục hồi, cản trở phản ứng xuyên peptid ở vi khuẩn, các chuỗi peptidoglycan trở nên dị dạng, sự tạo vách không thực hiện được. * Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn: các beta-lactamin tác dụng thông qua ức chế những PBP thiết yếu, cản trở vi khuẩn sinh trưởng, đây là giai đoạn kìm khuẩn. Nếu loại trừ thuốc nhanh, vi khuẩn sẽ hồi phục được và tiếp tục tổng hợp PBP. 2.1.3.2. Cơ chế tác dụng trên màng tế bào vi khuẩn Thuốc gắn vào phospholipid màng vi khuẩn, làm các lớp của màng mất phương hướng, chức năng làm hàng rào của màng bị huỷ, cân bằng thẩm thấu thay đổi, các thành phần trong tế bào thoát ra và vi khuẩn bị chết. Thuốc tác dụng theo cơ chế này là thuốc diệt khuẩn, gồm các kháng sinh đa peptid. 2.1.3.3. Ức chế tổng hợp protein trong tế bào vi khuẩn * Nhóm tetracyclin gắn vào tiểu phần 30s, bao vây sự kết hợp của amino-acyl RNAt vào vị trí nhận ở phức hợp ribosom-ARNm làm cho sự tổng hợp protein bị ngừng trệ. * Nhóm aminoglycosid (AG) ức chế tổng hợp protein ở mức ribosom. Streptomycin gắn đặc hiệu vào tiểu phần 30s của ribosom (cụ thể là gắn vào P10 (P = protein) của 30s, dẫn đến làm đọc sai mã di truyền, gây tổng hợp và tích luỹ những đa peptid sai lạc. Có giả thuyết là streptomycin đã gắn lên ARNm khi nó gắn trên 30s, gây ra sự đọc sai mã, gắn vào acid amin không đúng quy định nữa. Cơ chế của các AG khác cũng giống như streptomycin, nhưng tác động lên cả tiểu phần 50s. * Nhóm lincosamid gắn vào tiểu phần 50s của ribosom vi khuẩn, ức chế peptidyl-transferase, do đó ức chế phản ứng xuyên peptid, cản trở tạo chuỗi peptid trong quá trình tổng hợp protein ở vi khuẩn. * Nhóm phenicol gắn có phục hồi vào tiểu phần 50s của ribosom 70s của vi khuẩn, ngăn cản sự nối của đuôi chứa acid amin của aminoaryl-ARNt vào vị trí nhận của ribosom, cơ chất của acid amin không tương tác được với peptidyl-transferase, không tạo được cầu nối peptid, làm ngừng ở vi khuẩn. Tương tự như tế bào vi khuẩn, ty thể ở người và động vật cũng có ribosom 70s, điều này cắt nghĩa nhiều tác dụng phụ của phenicol, ức chế tổng hợp protein ở người, gây suy tuỷ, biến dị,... - Các kháng sinh macrolid, lincosamid, phenicol đối kháng lẫn nhau do cùng gắn vào 50s, cùng ức chế tổng hợp protein. 2.1.3.4. Ức chế tổng hợp acid nucleic * Nhóm rifamycin gắn vào đơn vị beta của “RNA- polymerase phụ thuộc DNA”, ức chế sự khởi đầu của tổng hợp RNA. * Novobiocin ức chế phần beta của DNA-grysase, ức chế RNA-polymerase, từ đó ức chế tổng hợp acid nhân. * Nhóm quinolon ức chế tổng hợp DNA ở vi khuẩn. Đích phân tử của thuốc này là DNA-gyrase, enzym tham gia tạo dây xoắn DNA. Vì vậy, thuốc tạo được phức với DNA hoặc với một protein tham gia nhân đôi DNA. Thuốc còn ức chế tổng hợp RNAm. * Nhóm 5-nitro-imidazol, cơ chế là do vi khuẩn kỵ khí thực thụ chứa protein chuyển electron có thể ôxy hoá khử yếu, vì vậy các protein này khử được nhóm nitro của thuốc, tạo thành chất chuyển hoá trung gian không bền vầ độc với tế bào và với DNA, làm chết vi khuẩn. * Dẫn xuất nitrofuran ức chế cả 3 khâu (tạo acetylcoenzym A, tạo acid citric, tạo acid oxaloacetic) trong chu trình Kreb của vi khuẩn, dẫn đến không đủ năng lượng cần thiết cho sinh sản và tồn tại của vi khuẩn. 2.1.4. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị 2.1.4.1. Một số nét chính về dược động học của thuốc kháng sinh * Hấp thu: - Hầu hết thuốc kháng sinh đều được hấp thu theo đường uống và tiêm. - Một số thuốc kháng sinh khi cho uống không hấp thu dùng điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá: streptomycin, neomycin, kanamycin, bacitracin. Một số thuốc kháng sinh được hấp thu qua đường sinh sản. * Phân bố: - Thuốc dễ qua hàng rào máu não khi màng não bị viêm. - Trong dịch não tuỷ lượng liên kết thuốc-protein ít hơn nên tác dụng kháng khuẩn có thể đạt được ở nồng độ thuốc thấp hơn. - Hầu như các loại thuốc kháng sinh đều qua được hàng rào chắn nhau thai. * Thải trừ: Đa số các kháng sinh đào thải qua thận và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc không, các chất chuyển hóa bất hoạt hay ít nhiều có hoạt tính. Các kháng sinh đào thải qua gan, được thải trừ vào mật và phân dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc không, các chất chuyển hóa bất hoạt  hay ít nhiều có hoạt tính (Nguyễn Thị Thuý Anh, 2007)[2] * Chọn thuốc kháng sinh hợp lý, phụ thuộc vào yếu tố sau - Chọn thuốc kháng sinh phù hợp sự mẫn cảm vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ: làm kháng sinh đồ để đánh giá độ nhậy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. - Chọn thuốc kháng sinh theo vị trí nhiễm khuẩn: để điều trị có hiệu quả, thuốc kháng sinh phải đến được các ổ nhiễm khuẩn. Khả năng thấm ưu tiên của một số thuốc kháng sinh vào các cơ quan, tổ chức. 2.1.4.2. Các nguyên tắc cơ bản sử dụng thuốc kháng sinh. * Chẩn đoán bệnh sớm và chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn: Để chẩn đoán bệnh có thể dựa trên thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm thường quy và dự đoán mầm bệnh. - Phổi: nhóm beta-lactamin, aminoglucozid, chloramphenicol. - Gan: tồn tại lâu và giữ nồng độ cao nhất là tetracyclin, erythromycin. - Mật: ampicilin, tetracyclin, rifampicin, cefoperazon, nafcillin, erythromycin. - Thận: nhóm tetracyclin, beta-lactamin, aminoglucozid, chloramphenicol. - Tiết niệu: thiamphenicol, spectinomycin, tobramycin, ciprofloxacin. - Dịch não tuỷ: penicilin G, chloramphenicol, rifampicin, co-trimoxazol. - Xương, khớp: lincomycin, clindamycin, rifampicin, fluoroquinolon. * Chọn thuốc thuốc kháng sinh theo cơ địa bệnh súc: sự khác nhau về sinh lý ở súc vật sơ sinh, súc vật già hoặc súc vật có thai đều ảnh hưởng đến dược động học của thuốc kháng sinh. Những tthay đổi bệnh lý như suy giảm miễn dịch, bệnh gan, thận nặng làm giảm rõ rệt chuyển hoá và bài xuất thuốc, gây tăng một cách bất thường nồng độ kháng sinh dẫn đến tăng tác dụng phụ hoặc ngộ độc thuốc. Vì vậy, việc lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệnh súc là rất quan trọng trong nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh. * Cho thuốc sớm và dùng liều cao ngay từ đầu: sau khi chẩn đoán bệnh, cần can thiệp sớm khi sức đề kháng của cơ thể còn tốt, vi khuẩn mới phát triển ít, xung quanh các ổ bệnh chưa hình thành các chất keo, các tổ chức liên kết bao quanh nên hiệu quả điều trị sẽ cao. Chọn kháng sinh có tác dụng mạnh nhất, cho ngay liều điều trị tối đa theo đường hấp thu nhanh nhất vào ổ vi khuẩn. * Phải sử dụng kháng sinh đủ liều lượng và đủ liệu trình: nếu không dùng đủ liều lượng, đủ liệu trình sẽ dẫn đến hiện tượng quen thuốc, kháng thuốc của vi khuẩn, làm giảm hiệu quả điều trị. Cần cho kháng sinh ít nhất trong 4ngày hoặc cho thuốc thêm từ 2-3 ngày sau khi thân nhiệt của bệnh súc đã trở lại bình thường. Nếu cần thiết phải thay kháng sinh khác. * Phối hợp kháng sinh hợp lý: phối hợp thuốc kháng sinh hoặc kháng sinh và sulfamid trong điều trị nhằm làm tăng hoạt phổ kháng sinh, hạn chế hiện tượng kháng thuốc dẫn đến tăng hiệu quả điều trị. Khi phối hợp thuốc cần nắm vững cơ chế, tránh sử dụng tuỳ tiện, sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Khi dùng thuốc phối hợp, có thể xảy ra các trường hợp: cộng tác dụng, đối kháng và không ảnh hưởng. - Cần lưu ý chỉ phối hợp kháng sinh trong nhiễm khuẩn hỗn hợp và có nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. + Các thuốc kìm khuẩn và diệt khuẩn thường đối kháng lẫn nhau. + Các thuốc trong cùng một nhóm (kìm hoặc diệt khuẩn) không đối kháng nhau. + Các thuốc kìm khuẩn khi phối hợp không cộng tác dụng. + Các thuốc diệt khuẩn khi phối hợp có thể cộng tác dụng. - Một số trường hợp phối hợp kháng sinh trong lâm sàng: + Phức hợp penicilin - streptomycin: cộng tác dụng. + Phức hợp novobiocin-tetracyclin: có thể chỉ định vì cả hai thuốc ở nồng độ cao đều diệt khuẩn. + Tylosin-oxytetracyclin: cộng tác dụng đối với Pasteurella multocida. + Gentamycin và các penicilin bán tổng hợp: đều diệt khuẩn và cộng tác dụng. 2.1.5. Một số thuốc kháng sinh dùng trong chăn nuôi, thú y. 2.1.5.1. Kháng sinh nhóm tetracyclin. * Nguồn gốc: từ Streptomyces aureofaciens (chlortetracyclin), Streptomyces rinosus (oxytetracyclin). * Hoạt phổ kháng sinh: có hoạt phổ kháng sinh rộng, tác dụng lên vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-), gồm Fusobacterium, Brucella, Streptococcus, Haemophilus, Klebsiella, Clostridium, Pasteurella, E.coli, Salmonella, Nocardia, Riketsia, Coccidia, Ricketsia, Mycoplasma. * Cơ chế tác dụng: có tác dụng kìm khuẩn, liều cao diệt khuẩn, ức chế tổng hợp protein. * Dược động học: Hấp thu nhanh khi cho uống, nồng độ điều trị đạt trong 2-4 giờ. Mức độ hấp thu chịu ảnh hưởng của các muối canxi, magie, sắt, kẽm, nhôm (tạo chelat). Hấp thu qua tử cung vào máu. Thuốc thấm được vào nhiều loại dịch cơ thể và tổ chức, đạt nồng độ cao trong gan, mật, phổi, thận, nước tiểu, qua dịch não tuỷ, sữa, nhau thai. Thuốc có ái lực mạnh với mô đang trưởng thành và chuyển hoá nhanh, gắn mạnh vào xương, răng, đặc biệt là vật non sơ sinh. Một số loại khác được tổng hợp. Thải qua nước tiểu, một phần qua phân, chủ yếu dạng không đổi. * Ứng dụng điều trị: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm màng phổi,...), nhiễm khuẩn đường ruột (do E. coli, Salmonella, lỵ trực khuẩn, lỵ amip ở gia súc), sảy thai truyền nhiễm, nhiễm khuẩn đường sinh dục, viêm tử cung, viêm vú, viêm mắt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da. 2.1.5.2 Enrofloxacin: Là kháng sinh tổng hợp nhóm fluoroquinolon thế hệ III. * Hoạt phổ kháng sinh rộng và mạnh với Streptococcus, Staphylococcus, Haemophilus, Clostridium, Pasteurella, Erysipelothrix, E.coli, Salmonella, Klebsiella, Shigella, Proteus, Mycoplasma,... * Dược động học: Tiêm bắp hấp thu nhanh, đạt nồng độ cao trong máu. Nồng độ tối đa đạt 2 giờ, nồng độ tối thiểu có tác dụng điều trị duy trì 24 giờ sau khi tiêm. Thuốc giải phóng khỏi huyết tương sau 48 giờ. Thuốc phân bố hầu hết các tổ chức của cơ thể. Thải trừ dạng không đổi chủ yếu qua nước tiểu. * Ứng dụng điều trị: tụ huyết trùng lợn trâu bò, gia cầm, đóng dấu lợn, thương hàn, suyễn lợn, lợn con phân trắng, nhiễm khuẩn huyết do E. coli, teo mũi truyền nhiễm, salmonella, các bệnh đường sinh dục... 2.1.5.3. Sulfamid (sulfonamid) Sulfamid là một nhóm hợp chất tổng hợp, là dẫn xuất của sulfanilamid, có tính kháng khuẩn cao. * Hoạt phổ kháng khuẩn Hoạt phổ kháng khuẩn rộng, kìm phát triển vi khuẩn gram (+), gram (-): một số chủng Staphylocicci, Streptococci, Actinomyces, Pasteurella, một số chủng E. coli, Norcardia, Proteus, Hemophilus, Fusobacterium, các coccidia. Khi sử dụng cần lưu ý mội số điểm sau: - Sulfamid ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn gây bệnh, tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt phải nhờ cơ chế phòng vệ của cơ thể vật chủ. - Tác dụng của sulfamid bị giảm bởi máu, mủ, tổ chức hoại thư,... - Sulfamid không can thiệp vào tổng hợp protein trong cơ thể động vật. Các tế bào động vật được cung cấp acid folic từ thức ăn. * Cơ chế tác dụng Sulfamid có tác dụng kìm khuẩn, cơ chế tác dụng được giải thích theo học thuyết của Fildes -Woods: sulfamid là những chất kháng chuyển hoá. Do cấu trúc hoá học và kích thước phân tử của phần hoạt động trong phân tử sulfamid gần giống với acid paraaminobenzoic (PABA), nó cạnh tranh hoá học với PABA, tổng hợp ra chất phi folic không cần thiết cho cho quá trình chuyển hoá của tế bào vi khuẩn. PABA kết hợp với pteridin và acid glutamic tạo ra acid folic, một loại vitamin (vitamin B9) cần thiết cho vi khuẩn phát triển. Acid folic (acid dihydrofolic) chuyển thành acid tetrahydrofolic, là dạng hoạt động của acid folic, là cofactor thiết yếu cho quá trình chuyển hoá acid amin liên quan đến tổng hợp purin và tiếp đó là sự tổng hợp AND, ARN. Sự nhầm lẫn trong chuyển hoá (đối kháng sinh học) ức chế sinh tổng hợp acid folic dẫn đến ức chế tổng hợp AND, ARN. Từ đó ức chế tổng hợp protein vi khuẩn và sự nhân lên của tế bào vi khuẩn bị cản trở. * Dược động học - Hấp thu: thuốc được hấp thu nhanh, khoảng 80-90% trừ các sulfamid đường ruột (hấp thu rất ít). Sự hấp thu phụ thuộc vào độ hoà tan và tính phân ly acid. Các muối natri sulfamid hấp thu nhiều hơn các sulfamid tự do. - Phân bố: sulfamid khuyếch tán dưới dạng tự do, có hoạt tính vào màng phổi, phúc mạc, hoạt dịch, thuỷ dịch, sữa, dịch não tuỷ, ...Sulfamid chậm và bán chậm có nồng độ cao trong mật và có chu kỳ gan - ruột. - Chuyển hoá, thải trừ: quá trình biến đổi xảy ra chủ yếu ở gan. Cần chú ý là sự acetyl hoá, tạo ra các acetosulfamid. Các chất này kém tan, gây xuất huyết, đau, bí đái, sỏi thận. Hiện tượng này thường gặp ở loài vật ăn thịt, có pH nước tiểu acid. Thuốc được đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu. Do đó pH nước tiểu ảnh hưởng rất rõ đến việc đào thải sulfamid. * Độc tính Sulfamid ít gây độc, tuỳ theo loài súc vật có LD50 gấp 40 - 200 lần ED50. Đối với gia súc non có thể gây giảm hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố. Ngoài ra còn gây albumin niệu, viêm thận, sỏi thận, bí đái. Nếu dùng nhiều nlợny làm giảm vitamin nhóm B trong máu dẫn đến rối loạn tiêu hoá. * Sự kháng sulfamid Nếu dùng thuốc liều thấp, không vượt quá hệ số cạnh tranh thì vi khuẩn sẽ tự tạo ra các gen kháng, quyết định sự tổng hợp PABA, từ đó gây hiện tượng kháng thuốc. * Ứng dụng điều trị của sulfamid Các sulfamid có phổ kháng khuẩn rộng nên được chỉ định rộng rãi trong các bệnh nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng), nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, đường ruột (lỵ trực khuẩn, viêm ruột), viêm màng não, bệnh ngoài da,... Khi dùng sulfamid nên phối hợp với các thuốc khác như phối hợp với kháng sinh (để tăng hiệu quả điều trị), với vitamin (tăng sức đề kháng của cơ thể và bù lại lượng vitamin đã hao hụt do dùng thuốc) Không dùng phối hợp sulfamid với các thuốc phân hủy ra A.PAB như novocain,... Nếu dùng đồng thời với các thuốc phân hủy ra A.PAB thì sulfamid sẽ bị mất tác dụng kháng khuẩn. 2.1.5.4. Tylosin: * Nguồn gốc: được sản sinh từ Streptomyces fradiae (khác chủng sản sinh ra neomycin). * Hoạt phổ kháng sinh: tác dụng chủ yếu lên vi khuẩn gram (+) và một số vi khuẩn gram (-), gồm Leptospira, Mycoplasma, Campilobacter, PPLO-Corynebacterium, Fusobacterium-Moraxella. * Cơ chế tác dụng: kìm khuẩn, nồng độ cao diệt khuẩn, ức chế tổng hợp protein. * Dược động học: cho uống và tiêm bắp đều hấp thu nhanh, tồn tại trong máu 8 giờ (uống), 12-24 giờ (tiêm bắp). Phân bố vào hầu hết các tổ chức của cơ thể, sữa. Thải chủ yếu dạng không đổi qua mật và qua sữa. * Ứng dụng điều trị: phòng và trị bệnh nhiễm Mycoplasma ở đường hô hấp của lợn, lợn tây (C.R.D), suyễn lợn, viêm phổi truyền nhiễm, nhiễm trùng ruột, đóng dấu, viêm khớp, các bệnh nhiễm khuẩn gram (+), bệnh vàng da do xoắn trùng Leptospira và Mycoplasma ở lợn. 2.2. SỬ DỤNG KHÁNG SINH Trong chăn nuôi công nghiệp, lợn thịt được nuôi nhốt với mật độ trung bình 0,55m2/ con (Farser A. F, 1980)[11]. Mật độ nuôi nhốt cao sẽ làm tăng sự mẫn cảm với mầm bệnh, nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh và gieo rắc mầm bệnh tăng lên. Trong đó, một số bệnh có thể phòng và trị bằng kháng sinh. Kháng sinh trong chăn nuôi thường được sử dụng cho 3 mục đích chính: điều trị, phòng các bệnh nhiễm trùng và kích thích tăng trọng. 2.2.1. Sử dụng kháng sinh trong điều trị Dùng kháng sinh để điều trị thường là cho cá thể bị bệnh hơn là đàn. Đôi khi trong chăn nuôi tập trung, kháng sinh có thể cho vào thức ăn hoặc nước uống để điều trị cho cả đàn hoặc tất cả động vật nuôi trong một ô chuồng (Barton, 2000)[9]. Kháng sinh được sử dụng trong thời gian ngắn ở liều cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu đối với vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh điều trị cho vật nuôi thường được cấp qua đường miệng bằng cách trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Tuy nhiên, đường tiêm thường có đáp ứng tốt nhất, đặc biệt là trong trường hợp bị bệnh hô hấp cấp hoặc nhiễm trùng (Henry và Upon, 1992, được dẫn liệu bởi Friedship, 2000)[39]. 2.2.2. Sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh Để phòng bệnh, kháng sinh được trộn vào thức ăn, nước uống cho cả đàn với liều từ trung bình đến liều cao. Điều quan trọng là liều sử dụng, thời gian sử dụng phải được áp dụng đúng theo khuyến cáo. Sử dụng kháng sinh phòng bệnh không đúng liệu trình và lạm dụng kháng sinh sẽ gây tồn dư kháng sinh trong mô động vật (Berwal J, 1999)[8]. Ở Úc, bằng chứng từ việc giám sát dư lượng tetracycline trong nước tiểu cho thấy đôi khi kháng sinh được sử dụng liều cao hơn trong thời gian dài hơn so với mục đích phòng bệnh đường hô hấp trong chăn nuôi lợn thịt (Barton, 2000)[9]. 2.2.3. Sử dụng kháng sinh với mục đích tăng trọng Sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng đã xuất hiện từ lâu. Hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh ở liều thấp trong thức ăn cho động vật được mô tả đầu tiên vào cuối những năm 1940 khi lợn ăn thức ăn từ chất thải của quá trình lên men tetracycline. Người ta nhận thấy lợn phát triển nhanh hơn so với lợn đối chứng (Huang and Bergdoll M. S, 1970)[10]. Sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng và chỉ số tiêu tốn thức ăn ở lợn con là 9,3% và 6,12%; ở lợn là 3,9% và 2,9% (Thomke và Elwinger, 1997; dẫn liệu bởi Barton, 2000) [9]. Nlợny nay người ta cũng thấy được vai trò của các kháng sinh ngoài mục đích dùng như chất kích thích tăng trọng còn có vai trò kiểm soát một số bệnh mãn tính thường xảy ra ở vật nuôi. Kiểm soát bệnh không chỉ cải thiện được năng suất sản xuất và có lợi về kinh tế mà còn đảm bảo tốt cho sức khoẻ đàn vật nuôi (Nguyễn Hữu Hồng và cs, 1996)[4]. Các kháng sinh như avoparcin, virginiamycin, zinc bacitracin, lincomycin và avilamycin kiểm soát tốt bệnh mãn tính do Clostridium perfringens trên lợn, lợn (Wicker, 1977; Prescott, 1978; Hamdy, 1983; Jansson, 1992; Elwinger, 1995; Taylor, 1999; dẫn liệu bởi Barton, 2000)[9]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng với sự phát triển tính đề kháng của vi khuẩn, nhất là sự đề kháng chéo với vancomycin, loại kháng sinh dự phòng trong nhân y, của các chủng Enterococcus spp phân lập từ gia súc, gia cầm nuôi với avoparcin. Tại một số nước thuốc châu Âu, bacitracin, carbadox, olaquindox, tylosin và virginiamycin đã bị cấm sử dụng như chất kích thích tăng trưởng ở vật nuôi từ năm 2001. Đến năm 2006, avilamycin, flavophospholipol, lasalosid, monensin và salinomycin cũng bị cấm (Võ Thị Trà An, 2007)[1]. 2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH KHÔNG HỢP LÝ 2.3.1. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm: Trong chăn nuôi hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh là rất phổ biến và được coi là một tiến bộ của công nghệ sinh học, nhằm phòng trị bệnh và làm vật nuôi mau lớn. Thế nhưng, việc tuỳ tiện sử dụng thuốc kháng sinh (TKS) dễ dẫn đến hậu quả: lượng TKS tồn dư trong sản phẩm vượt ngưỡng cho phép, người sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho sức khoẻ. Thuốc thú y với liều lượng nhỏ tuy không gây ngộ  độc cấp tính nhưng nếu tích luỹ lâu trong cơ thể sẽ gây ngộ độc mãn tính. Tuy vậy, nếu loại bỏ hoàn toàn kháng sinh trong điều trị, trong thức ăn thì chắc chắn sẽ làm tăng chi phí cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Một minh chứng là kết quả của việc cấm sử dụng TKS trong chăn nuôi ở Đan Mạch và Thụy Điển đã làm tăng vòng đời nuôi ở lợn thịt lên từ 2-3 nlợny, giảm trọng khoảng 3-4%, tăng lượng thức ăn tiêu thụ khoảng 2kg/con, tăng tỷ lệ chết từ 7-10% và giảm 10% lợi nhuận của nhà chăn nuôi. Chính vì vậy, cho đến nay, chưa ai dám phủ nhận hiệu quả của việc sử dụng TKS trong chăn nuôi. Song, một trong những nguyên nhân gây ra sức đề kháng ngày càng mạnh của vi khuẩn gây bệnh trên người lại chính là việc sử dụng kháng sinh một cách không khoa học trong việc phòng và trị bệnh cho gia súc. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn, điều trị gia súc và những tồn dư của nó trong thực phẩm chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người khi sử dụng các sản phẩm này. Xa hơn nữa, sẽ tạo ra sự kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh ở động vật và chúng cũng có khả năng lan truyền sang cho con người. Kết quả là khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm khả năng chữa trị trở lên khó, lâu dài và phức tạp hơn. Chính vì những lý do trên mà lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm sẽ là yếu tố chính để dùng làm căn cứ cho phép loại kháng sinh đó có được lưu hành trên thị trường hay không, cũng như liều tối đa cho phép trong thức ăn gia súc, đường đưa vào cơ thể và thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ. Theo kết quả điều tra sơ bộ của Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, có tới 75% số  mẫu thịt và 66,7% số mẫu gan của gia súc, gia cầm bán ở các chợ có mức tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng cho phép. Năm 2005-2006, kết quả kiểm tra hàm lượng kháng sinh trong thịt lợn của Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương 1 cho biết: 29/129 (22,48%) mẫu nhiễm oxytetracycline, 24/129 (18,60%) mẫu nhiễm cloramphenicol [5]. Việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng lâu dài tới  người sử dụng trong nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp việc xuất khẩu nông sản. Đặc biệt, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nhiều yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo hiệp định SPS phải được thực hiện. Các nước nhập khẩu nlợny càng yêu cầu khắt khe hơn đối với sản phẩm động vật, nhất là chất tồn dư. 2.3.2. Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn Từ  khi phát hiện ra kháng sinh, con người đã có thêm một công cụ sắc bén để khống chế hoặc tiêu diệt các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, theo quy luật đấu tranh sinh tồn, khi áp lực chọn lọc tự nhiên tăng cao, vi khuẩn gây bệnh muốn sinh trưởng và bảo tồn nòi giống, buộc chúng phải phát sinh biến dị, đột biến để thích nghi với điều kiện sống mới, kết quả xuất hiện những chủng có khả năng kháng kháng sinh. Hiện tượng kháng thuốc tăng rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới.  Ví dụ ở Nhật, theo Akiba, trong năm 1965, chỉ có 10-20% số chủng Shigella kháng lại chloramphenicol thì đến năm 1968 đã tăng lên 80%, tổng kết sức kháng đa thuốc của các chủng shigella gây bệnh trên lợn như sau: từ 1952-1957 sự kháng lại của các chủng shigella với chloramphenicol, tetracyclin và streptomycin gần như không thấy. Nhưng đến năm 1962 đã tăng lên 20%, năm 1967 tăng > 60%; năm 1972 tăng lên > 80%. Ở nước Anh, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn cũng tăng lên khá nhanh. Trong những năm 1961-1962 mới chỉ phát hiện thấy có Salmonella typhymurium kháng lại chloramphenicol, nhưng đến năm 1963-1964 số chủng kháng lại nó đã tăng lên 23 Ở Việt Nam, kết quả chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp thuộc Bộ Y tế giai đoạn 1992-1993 cho thấy tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc khá cao. Tỷ lệ kháng thuốc của Escherichia coli với ampicicllin: 79,6%; với chloramphenicol: 79,2%; với tetracyclin: 89,4%, với co-trimoxazole: 65,1%. Tỷ lệ kháng thuốc của Staphylococcus aureus với kháng sinh chloramphenicol: 72,6%; với tetracyclin: 80,2%; với erythromycin: 39,2%. Tỷ lệ kháng thuốc của Shigella flexneri là rất cao, với ampicillin: 92,3%; với chloramphenicol: 83,4%; với co-trimoxazole: 81%; với tetracyclin: 91,2%. Theo Phạm Khắc Hiếu và cs, 1995 [6], trong 20 năm từ năm 1975-1995 cho thấy: Các chủng E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng ở một số xã phía bắc Việt Nam đã kháng thuốc rất nhanh. Với chloramphenicol, từ 0% năm 1975 lên 34% năm 1985 và năm 1995 đã là 62,84%. Steptomycin từ 40% năm 1975 lên 52% năm 1985, đến năm 1995 là 77,05%. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2001 [7] cho biết: trong số 200 chủng Salmonella phân lập được từ trâu, bò, bê, nghé và lợn ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau bị tiêu chảy, hầu như 100% số chủng Salmonella kháng hoàn toàn với streptomycin, ampicicllin, sulfonamid và peniciclillin. Việc sử dụng kháng sinh để kích thích sinh trưởng đã lan rộng sang lãnh vực thức ăn vật nuôi, điều  đó làm gia tăng áp lực cho vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng đã trở thành nguy cơ lớn cho nlợnnh chăn nuôi - thú y và nhân y. Trước hết, với nlợnnh thú y, khi vi khuẩn đề kháng gây bệnh và thành dịch thì rất khó điều trị, bởi vì chúng đề kháng đúng những thuốc đang thông dụng. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn cả là các vi khuẩn kháng thuốc ở vật nuôi có thể gây bệnh hoặc truyền những gen kháng thuốc sang vi khuẩn gây bệnh cho con người, việc điều trị cho bệnh nhân cũng trở lên hết sức phức tạp. Và nếu con người chưa có một loại kháng sinh mới có hiệu lực với vi khuẩn kháng thuốc đó thì nguy cơ xảy ra đại dịch là khó tránh khỏi. Cho đến nay, trong cuộc chạy đua giữa sự phát triển kháng sinh mới với sự đề kháng mới của vi sinh vật, vi sinh vật vẫn là kẻ chiến thắng. Quá trình này được thúc đẩy mạnh, nếu thiếu sự hiểu biết đầy đủ và lạm dụng thuốc kháng sinh. Vì vậy đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng kiểm soát, xây dựng một chiến lược quốc gia về sử dụng kháng sinh để đề phòng hiểm hoạ cho tương lai. 2.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường Kháng sinh vào cơ thể vật nuôi thông qua thức ăn hoặc bằng các con đường khác đều được thải ra môi trường. Ảnh hưởng của việc thải kháng sinh đến môi trường thể hiện ở khía cạnh sau: Phá vỡ hệ sinh thái vi sinh vật đất “Quần thể vi sinh vật đất có ý nghĩa rất quan trọng trong các chu trình chuyển hoá vật chất trong đất và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Kháng sinh dù bằng con đường nào được thải ra môi trường đều phá vỡ sự cân bằng sinh thái hệ vi sinh vật và ảnh hưởng đến độ phì của đất, tăng ô nhiễm môi trường” 2.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ NƯỚC Ở Mỹ hàng năm khoảng 6 triệu pao (xấp xỉ 2730 tấn) kháng sinh được dùng trong chăn nuôi. Xấp xỉ 80% gia cầm, 70% lợn; 70% bò sữa và 60% bò thịt ở Mỹ được nuôi dưỡng bằng TA có bổ sung kháng sinh và cứ mỗi một USD chi phí cho kháng sinh dùng trong TA, người chăn nuôi thu được lợi tức 2- 4 USD (Ensminger & ctv , 1990). Theo số liệu của viện Thú y Mỹ (AHI), lượng kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi ở mỹ năm 1999 là khoảng 20,42 triệu pao (9270 tấn), trong đó kháng sinh nhóm ionophore và arsen chiếm nhiều nhất (47,5%), tetracycline (15,67%), penicillin (4,26%) và các loại khác (32,57%). Trong số 20,42 triệu pao, có khoảng 2,8 triệu pao (13,7%) được dùng như chất kích thích sinh trưởng . Năm 1986 Thuỵ Điển là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng lệnh cấm sử dụng kháng sinh như một chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi. Năm 1988 những người chăn nuôi lợn và gia cầm Đan Mạch cũng tự nguyện không dùng kháng sinh trong thức ăn. Cộng đồng Châu âu cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như một chất kích thích sinh trưởng từ tháng 1 năm 2006. Thuốc sử dùng trong thú y ở nước ta bao gồm các loại kháng sinh, vitamin, thuốc trị ký sinh trùng trong đó kháng sinh chiếm khoảng 70% (4109 sản phẩm). Nước ta cho đến nay mới chỉ mới cấm sử dụng chloramphenicol, furazolidon và các dẫn xuất thuộc nhóm nitrofuran (quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ban hành nlợny 20 tháng 6 năm 2002). Theo QCVN 01 – 10:2009 qui định về hàm lượng kháng sinh, hóa dược tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn được trình bày trong bảng 1 Theo QCVN 01 – 12:2009 qui định về hàm lượng kháng sinh, hóa dược tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn được trình bày trong bảng 2 Bảng 1. Hàm lượng kháng sinh, hóa dược tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn. Số TT Tên kháng sinh, hóa dược Hàm lượng tối đa cho phép (mg/kg) Thời gian ngừng sử dụng thức ăn có kháng sinh, hóa dược trước khi giết mổ (ngày)* Lợn thịt Lợn trứng Amprolium 250 - 0 Axit Arsanilic 90 - 0 BMD (Bacitracin Methylene-Disalicylate) 50 25 0 Bacitracin Zinc 50 25 0 Chlotetracyline 50 - 0 Clopidol 250 - 5 Decoquinate 30 - 0 Lasalocid sodium 113 - 3 Lincomycin 4 - 0 Monensin 110 - 0 Narasin/Nicarbazin 72 - 5 Nitarsone 187 - 0 Oxytetracyline 50 - 0 Roxarsone 50 - 0 Salinomycin 60 - 0 Sulfadimethoxin and Ormetoprim 5:3 113 - 0 Tylosin phosphate 50 0 Virginiamycin 5 - 0 Zoalene 113,5 - 0 2.5. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI – THÚ Y Để thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, các nước có nền chăn nuôi tiên tiến đã áp dụng các biện pháp sau: - Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn. - Bổ sung enzyme thức ăn. - Bổ sung các chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic). - Bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể. - Sử dụng kháng sinh thảo dược. Vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Samonella sống và hoạt động ở pH ≥ 4; vi khuẩn có lợi như Lactobacillus hay Bifidobacterium sống và hoạt động ở pH ≤ 3,5. Sử dụng các acid hữu cơ để đưa pH dịch tiêu hóa xuống ≤ 3,5 thì có lợi cho hoạt động và phát triển của vi khuẩn có lợi và ức chế được vi khuẩn có hại. Acid hữu cơ thường dùng là acid lactic, formic, fumaric, butyric,…các acid hữu cơ này bổ sung vào thức ăn hạ thấp được pH của dịch dạ dày và dịch ruột, nhưng không ăn mòn niêm mạc ống tiêu hóa (có loại acid hữu cơ còn bảo vệ và kích thích sự phát triển của niêm mạc ruột, đó là acid butyric). Các trại chăn nuôi lợn ở châu Âu hiện nay đang coi việc sử dụng acid hữu cơ là một biện pháp quan trọng để thay thế kháng sinh. Bổ sung các enzyme tạo ra bằng con đường công nghệ vi sinh (celllulase, beta- glucanase, xylanase, mannanase…) nhằm phân giải các polysaccharid cấu tạo vách tế bào thực vật, tạo điều kiện cho các enzyme nội sinh (protease, amylase, lipase tiết ra từ ống tiêu hóa) tiếp cận với các chất hữu cơ bên trong tế bào chất đã làm  tăng được tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn, từ đó giúp cơ thể con vật có thêm chất dinh dưỡng để tăng năng suất sản phẩm cũng như tăng cường sức khỏe để chống bệnh.  Các chế phẩm probiotic là các vi khuẩn có lợi còn sống, các chế phẩm prebiotic là các chất dinh dưỡng (chủ yếu là các oligosaccharide như manan-oligosaccharide, fructo- oligosaccharide,…) cung cấp năng lượng cho vi khuẩn probiotic. Các chế phẩm probiotic và prebiotic vừa có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn bệnh trong ống tiêu hóa vừa tăng cường hệ thống miễn dịch của ruột cũng đang được dùng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn thủy sản để thay thế kháng sinh. Các chế phẩm cung cấp kháng thể như bột huyết tương, bột trứng lợn,… chứa các kháng thể có thể loại bỏ các vi khuẩn bệnh ở đường ruột, ngăn ngừa được rối loạn tiêu hóa. Lợn con mới đẻ cho đến 4 tuần tuổi không thể tự sản sinh kháng thể để chống bệnh, chúng phải trông cậy vào nguồn kháng thể của sữa mẹ. Tuy nhiên nguồn kháng thể này thường không đáp ứng đủ nhu cầu và như vậy việc bổ sung các chế phẩm giầu kháng thể là cần thiết, nhất là khi kháng sinh không được đưa vào thức ăn.   Trước hết không dùng kháng sinh trong thức ăn của con vật làm giống. Đối với các con vật nuôi thương phẩm khi sử dụng thức ăn có bổ sung kháng sinh thì cần có thời gian ngừng thuốc trước khi giết thịt (thời gian này kéo dài 5-7 ngày tùy loại kháng sinh) và chỉ nên sử dụng kháng sinh trong những giai đoạn con vật dễ bị stress như cai sữa, chuyển đàn, chuyển mùa cùng với việc áp dụng chặt chẽ các điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học trong quy trình chăn nuôi. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006 đồng thời nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết SPS sẽ có những tác động đáng kể đối với việc quản lí an toàn vệ sinh đối với các nlợnnh hàng chăn nuôi, sản xuất các sản phẩm động vật. Các thỏa thuận về các biện pháp vệ sinh và bảo vệ thực vật dẫn đến sự phát triển các nghiên cứu dựa trên việc phân tích nguy cơ và một hệ thống giám sát y tế có khả năng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Việt Nam hiện nay, với nhiều lý do khác nhau chúng ta chưa có điều kiện để cùng một lúc tổ chức sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn HACCP. Nhưng từng bước tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-ISO,. . . trước mắt cần giảm dần chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên phát triển tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với quy mô thích hợp. Tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có hệ thống phân phối sản phẩm, tổ chức khâu kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm. Xây dựng được thương hiệu sản phẩm với những chỉ tiêu chất lượng, an toàn, xem như là một cam kết với người tiêu dùng, chắc chắn sản phẩm sẽ được thị trường chấp nhận. Đó là nền tảng cho sự phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bền vững. PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Các trại chăn nuôi lợn tập trung ở 3 xã Tân Thành, Hợp Châu và Long Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Thức ăn chăn nuôi trong các trại chăn nuôi lợn 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.2.1. Địa điểm điều tra và lấy mẫu: Ba xã Tân Thành, Hợp Châu và Long Sơn của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 3.2.2. Địa điểm phân tích mẫu: Mẫu thu thập được phân tích tại Phòng thí nghiệm bộ môn Dược lý – Độc chất, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3.2.3. Thời gian nghiên cứu: Tháng 8 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm ở một số trại chăn nuôi lợntập trung trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 3.3.2. Phát hiện và định lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn tại các trại chăn nuôi lợn của 3 xã Tân Thành, Hợp Châu và Long Sơn của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 3.3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý chăn nuôi hướng tới một nền chăn nuôi sạch. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp điều tra Điều tra 30 trại chăn nuôi lợn (lợn thịt) tập trung. Tiêu chuẩn là lựa chọn ngẫu nhiên 10 trại chăn nuôi lợn thịt tập trung ở mỗi xãtheo danh sách các trại chăn nuôi tập trung do trạm thú y huyện quản lý. Phiếu câu hỏi được thiết kế sẵn (phụ lục), chúng tôi tiến hành điều tra từng trại chăn nuôi lợnphỏng vấn trực tiếp chủ chăn nuôi, quan sát và ghi thông tin vào phiếu điều tra. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo TCVN 4325-2007 Mẫu TACN được lấy trực tiếp tại các máng ănlợn tại các trang trại chăn nuôi tập trung khi tiến hành điều tra về tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. - Số lượng mẫu TACN lợn thịt: 2 mẫu/trại x 10 trại lợn/xã x 3xã = 60 mẫu 3.4.3 Phương pháp phân tích mẫu: Phương pháp phân tích các kháng sinh trong mẫu TACN: TT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Giới hạn định lượng(ppb) 1 Oxytetracycline Quy trình phòng kiểm nghiệm thực phẩm Pháp (AFSSA) bằng HPLC 20 2 Chlortetracycline Quy trình phòng kiểm nghiệm thực phẩm Pháp (AFSSA) bằng HPLC 20 3 Enrofloxacine ELISA (Bioo scientificTM) 10 4 Sulphamethazine ELISA (Bioo scientificTM) 10 5 Tylosin ELISA (Bioo scientificTM) 10 3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học dựa trên phần mềm SAS 9.0 với các tham số: - Dung lượng mẫu (n).Tỉ lệ phần trăm (%). - So sánh các tỉ lệ bằng phép thử khi bình phương và phép thử chính xác của Fisher. PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CÁC TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT Trong chăn nuôi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi như giống, thức ăn chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng,… và có thể kể đến cách sử dụng thuốc thú y để phòng trị bệnh. Để có thể đánh giá được tình hình sử dụng kháng sinh chúng tôi tiến hành điều tra một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh ở các trại chăn nuôi lợn thịt theo hình thức phỏng vấn trực tiếp và ghi vào phiếu điều tra. Kết quả được tổng hợp trình bày trong bảng 4.1 Qua điều tra 30 trại chia đều cho 3 xã cho thấy 100% các hộ điều tra đều sử dụng kháng sinh với mục đích phòng và trị bệnh. Còn việc lựa chọn kháng sinh dựa theo BSTY ở xã Tân Thành và Hợp Châu là 40% còn ở Long Sơn tỉ lệ chỉ ở mức 20%. Qua thực tế chúng tôi tìm hiểu đa số các trang trại có sự tư vấn kỹ thuật của BSTY là những trang trại có quy mô lớn, họ sử dụng lượng thức ăn chăn nuôi nhiều nên cán bộ kỹ thuật của các công ty TACN thường lui tới để tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, đây là một hình thức kinh doanh TACN, thuốc thú y khá phổ biến hiện nay. Đồng thời tại địa bàn xã Tân Thành và Hợp Châu địa hình hẹp bằng phẳng đi lại thuận tiện nên các hộ chăn nuôi thường tới các đại lý thuốc thú y lớn để mua, tại các đại lý này hầu hết có các bác sỹ thú y, kĩ sư chăn nuôi trực tiếp hướng dẫn sử dụng. Tại xã Long Sơn khi chúng tôi tiến hành điều tra theo địa chỉ do chi cục thú y cung cấp những trại chăn nuôi xa, địa hình đi lại không thuận lợi do đó sự tư vấn của các bác sĩ thú y cũng bị hạn chế. Về liều lượng kháng sinh thì tại xãTân Thành qua tổng hợp điều tra cho thấy 40% là dựa theo khuyến cáo hoặc đơn thuốc của các BSTY, xãLong Sơn khoảng 20%. Bảng 4.1. Kết quả điều tra một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong các trại chăn nuôi lợn thịt tại huyện Lương Sơn Xã Chỉ tiêu điều tra Tân Thành (n=10) Hợp Châu (n=10) Long Sơn (n=10) Tổng (n=30) Số trại Tỉ lệ (%) Số trại Tỉ lệ (%) Số trại Tỉ lệ (%) Số trại Tỉ lệ (%) Sử dụng KS với mục đích Tăng trọng 0 0 0 0 0 0 0 0 Phòng và trị bệnh 10 100 10 100 10 100 30 100 Lựa chọn KS dựa theo BSTY 4 40 4 40 2 20 10 33,33 Nhãn bao bì thuốc 3 30 3 30 6 60 12 40 Kinh nghiệm 3 20 3 20 2 20 8 26,67 Liều lượng KS dựa theo BSTY 4 40 3 30 2 20 9 30 Nhãn bao bì thuốc 3 30 4 40 6 60 13 43,33 Kinh nghiệm 3 30 3 30 2 20 8 26,67 Ngừng sử dụng KS trước khi xuất chuồng dựa theo BSTY 2 20 1 10 1 10 4 13,33 Nhãn bao bì thuốc 3 30 2 20 6 60 11 36,67 Kinh nghiệm 5 50 7 70 3 30 15 50 Tuy nhiên trong quá trình điều tra chúng tôi thấy có những hộ lựa chọn kháng sinh theo sự chỉ dẫn của BSTY nhưng khi sử dụng liều lượng lại dựa trên phần nhãn bao bì thuốc, do đó có tới 43,33% tính chung cho toàn vùng dựa theo nhãn bao bì thuốc. Mặc dù người chăn nuôi thú y có sự nhận thức cao hơn về việc sử dụng kháng sinh nhưng khi được hỏi về thời gian ngừng thuốc trước khi xuất chuồng thì đa số các hộ chăn nuôi lợn lại dựa trên kinh nghiệm chiếm 50% toàn vùng điều tra trong đó là xã Hợp Châu có tỉ lệ cao nhất 7/10 trại được phỏng vấn. 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT Từ số liệu điều tra chúng tôi thống kê số loại kháng sinh sử dụng và tính được tần suất sử dụng. Có khoảng 20 loại kháng sinh (dựa theo hoạt chất chính) được sử dụng trong các trại chăn nuôi lợn thịt. Các loại kháng sinh này được chúng tôi chia theo nhóm và trình bày trong bảng 4.2 Qua bảng 4.2 cho thấy nhóm aminoglycosid có tỉ lệ sử dụng cao, 100% các hộ ở xã Tân Thành sử dụng nhóm này để phòng và điều trị cho thịt. Tần suất xuất hiện ở hai xã còn lại tương tự như nhau đều là 80%. Bảng 4.2. Kết quả điều tra một số loại kháng sinh được sử dụng trong các trại chăn nuôi lợn thịt Xã Nhóm kháng sinh Tân Thành (n=10) Hợp Châu (n=10) Long Sơn (n=10) Số trại sử dụng Tần suất (%) Số trại sử dụng Tần suất (%) Số trại sử dụng Tần suất (%) ß-lactamin 8 80 6 60 6 60 Aminoglycosid 10 100 8 80 8 80 Lincosamid 3 30 2 20 4 40 Macrolid 2 20 6 60 4 40 Phenicol 0 0 0 0 2 20 Tetracyclin 9 90 8 80 8 80 Đa peptid 2 20 0 0 3 30 Sulfamid 3 30 8 80 5 50 Khác 7 70 10 100 10 100 Các kháng sinh hay gặp ở nhóm này là streptomycine, kanamycin, gentamycin, spectinomycin, neomycin,… Nhóm tetracycline là một nhóm có hoạt phổ kháng sinh rộng, tác dụng theo cơ chế ức chế tổng hợp protein vi khuẩn cũng được sử dụng khá phổ biến tại các xã điều tra, tần xuất xuất hiện từ 80%-90% tùy xã, các kháng sinh thuộc nhóm này là tetracycline, cholortetracycline, oxytetracyclin, doxytetracyclin,… Qua thực tế chúng tôi điều tra, các sản phẩm thương mại có thành phần tetracycline của công ty Hanvet được ưa chuộng. Nhóm ß-lactamin mà điển hình các kháng sinh peniciline, ampiciline, amociline cũng được sử dụng nhiều và thường được các hộ sử dụng kết hợp với nhóm aminoglycozid để điều trị nên tần suất sử dụng từ 60%-80% các hộ điều tra. Các loại kháng sinh được xếp vào nhóm khác như thuốc có tác dụng như kháng sinh, kháng sinh chống nấm, các kháng sinh khác điển hình là kháng sinh nhóm quinolon cũng được sử dụng khá nhiều xuất hiện từ 70%-100%, mặc dù nhóm phenicol (chloram phenicol – CAP) đã bị cấm sử dụng nhưng trong quá trình chúng tôi khảo sát vẫn thấy xuất hiện ở 2/10 trại tại xã Long Sơn và ở các trại lợn này họ đã sử dụng clorocid (thuốc dùng bên nhân y) để phòng trị bệnh cho lợn ở giai đoạn đầu nuôi thịt. Điều này là rất nguy hiểm vì đây là một loại thuốc đã cấm sử dụng trong thú y, nếu cứ tiếp tục sử dụng sẽ có những hậu quả khôn lường, đặc biệt nếu được sử dụng nhóm này thì thời gian tồn lưu của nó lâu trong cơ thể làm thực phẩm không được an toàn. 4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH CÓ TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT 4.3.1. Kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh có trong TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Tân Thành (n=20). Tại mỗi trang trại chăn nuôi lợnchúng tôi tiến hành lấy 2 mẫu thức ăn chăn nuôi trực tiếp ở các máng ăn. Mẫu thức ăn được lấy và mã hoá theo kí hiệu riêng của phòng thí nghiệm tránh trùng lặp, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4325 – 2007). Kết quả phân tích các kháng sinh oxytetracycline; chlortetracycline; enrofloxacine, sulphamethazine và tylosin trong TACN lợn thịt ở xã Tân Thành được trình bày trong bảng 4.3 Bảng 4.3. Kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh có trong TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Tân Thành (n=20). Chỉ tiêu kháng sinh phân tích Số mẫu phát hiện có KS (mẫu) Tỷ lệ (%) Hàm lượng KS (min - max) Số mẫu vượt quá giới hạn cho phép (mẫu) Tỷ lệ (%) Oxytetracycline* 2 10 10,3 - 17,2 0 0 Chlortetracyclin* 0 0 0 0 0 Sulphamethazine 8 40 0,015 - 0,036 0 0 Tylosin* 9 45 0,02 - 1,672 0 0 Enrofloxacine 0 0 0 0 0 Ghi chú: "*": So với QCVN 01 - 10: 2009/BNNPTNT: thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn. Hàm lượng chlotetracyline, oxytetracyline, tylosin phosphate trong TACN lợn thịt tối đa cho phép là 50 mg/kg. Kết quả phân tích 20 mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt lấy từ 10 hộ chăn nuôi lợnở xãTân Thành cho thấy: có 2 mẫu phát hiện thấy có kháng sinh oxytetracycline hàm lượng của 2 mẫu lần lượt là 10,3 và 17,2 mg/kg, 2 mẫu này đều xuất phát từ 2 trại khác nhau như vậy có sự khác nhau giữa các mẫu trong cùng một trại. Điều này có thể lý giải như sau: trong các trại chăn nuôi lợn thịt các hộ chia thành nhiều ô chuồng và khi phát hiện ô chuồng nào có lợn bỏ ăn, hoặc triệu chứng khác lạ là người chăn nuôi liền sử dụng kháng sinh để phòng trị hoặc vào thời điểm chúng tôi lấy mẫu là giai đoạn thời tiết giao mùa nên để tăng sức đề kháng cho vật nuôi nên người ta đã sử dụng kháng sinh cho ô chuồng đấy. Kiểm tra hàm lượng kháng sinh tylosine trong mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt chúng tôi thấy có 9 mẫu có và hàm lượng dao động trong khoảng 0,02 - 1,672 mg/kg. Như vậy trong một mẫu cám đã có ít nhất 1 loại kháng sinh trong đó với hàm lượng thấp, có một số mẫu có từ hai loại kháng sinh, đây thực sự là nguy hiểm bởi trong một mẫu có tới 2 loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng nhưng lại có hàm lượng tương đối thấp điều này có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng hàng loạt các loại thuốc kháng sinh thông thường (đa kháng). 4.2.2. Kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh có trong TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Hợp Châu (n=20). Kiểm tra 20 mẫu thức ăn chăn nuôi lợn, mỗi mẫu kiểm tra 5 loại kháng sinh kết quả phân tích được trình bày trong bảng 4.4 Bảng 4.4. Kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh có trong TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Hợp Châu (n=20). Chỉ tiêu kháng sinh phân tích Số mẫu phát hiện có KS (mẫu) Tỷ lệ (%) Hàm lượng KS (min - max) Số mẫu vượt quá giới hạn cho phép (mẫu) Tỷ lệ (%) Oxytetracycline* 0 0 0 0 0 Chlortetracyclin* 4 20 12,7 - 62,6 1 5 Sulphamethazine 10 50 0,02 - 0,188 0 0 Tylosin* 5 25 0,019 - 0,032 0 0 Enrofloxacine 0 0 0 0 0 Ghi chú: "*": So với QCVN 01 - 10: 2009/BNNPTNT: thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn. Hàm lượng chlotetracyline, oxytetracyline, tylosin phosphate trong TACN lợn thịt tối đa cho phép là 50 mg/kg. Qua bảng 4.4 cho thấy, các mẫu thức ăn chăn nuôi lợn không phát hiện thấy có kháng sinh: oxytetracyline, enrofloxacin. Có 4/20 mẫu phát hiện có chlotetracycline hàm lượng dao động từ 12,7 - 62,6 mg/kg trong đó 1 mẫu có hàm lượng kháng sinh là 62,6 vượt giới hạn cho phép (theo quy định của Bộ nông nghệp và phát triển nông thôn) chiếm 5% các mẫu kiểm tra. 50% mẫu kiểm tra thấy có hàm lượng kháng sinh sulfamethazine ở nồng độ thấp 0,02-0,188 mg/kg thức ăn chăn nuôi. Khi kiểm tra hàm lượng tylosine, tỉ lệ dương tính so với giới hạn của phương pháp là 25%, tuy nhiên những mẫu đó có hàm lượng rất thấp dao động từ 0,019 – 0,032 mg/kg thức ăn chăn nuôi, và không có mẫu nào vượt giới hạn cho phép. 4.4.3. Kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh có trong TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Long Sơn (n=20) Tiến hành phân tích 20 mẫu thức ăn chăn nuôi lợn lấy từ xã Long Sơn kiểm tra một số loại kháng sinh kết quả được trình bày trong bảng 4.5 Bảng 4.5. Kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh có trong TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Long Sơn (n=20). Chỉ tiêu kháng sinh phân tích Số mẫu phát hiện có KS (mẫu) Tỷ lệ (%) Hàm lượng KS (min - max) Số mẫu vượt quá giới hạn cho phép (mẫu) Tỷ lệ (%) Oxytetracycline* 1 5 123,1 1 5 Chlortetracyclin* 3 15 98,5 - 321,8 3 15 Sulphamethazine 6 30 0,02 - 0,102 0 0 Tylosin* 14 70 0,011 - 0,25 0 0 Enrofloxacine 0 0 0 0 0 Ghi chú: "*": So với QCVN 01 - 10: 2009/BNNPTNT: thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn. Hàm lượng chlotetracyline, oxytetracyline, tylosin phosphate trong TACN lợn thịt tối đa cho phép là 50 mg/kg. Trong 20 mẫu phân tích mẫu phát hiện 14 mẫu có kháng sinh tylosine, hàm lượng dao động trong khoảng 0,011 – 0,25 mg/kg. Tylosine là kháng sinh được sử dụng phổ biến để phòng và trị bệnh viêm phổi cho lợn, nhưng với hàm lượng thấp như trên thì không đủ để kích thích tăng trọng. Khi tiến hành định lượng các kháng sinh thuộc nhóm tetracycline trong thức ăn chăn nuôi lợn thịt phát thấy 4 mẫu dương tính, trong đó 1 mẫu có oxytetracline với hàm lượng là 123,1 mg/kg và 3 mẫu có chlotetracycline với hàm lượng kháng sinh trong mẫu tương đối cao 98,5-321,8 mg/kg thức ăn chăn nuôi và cả 4 mẫu trên đều vượt giới hạn cho phép. Điều này có thể là do các hộ chăn nuôi lợn đã sử dụng kháng sinh này để phòng và trị bệnh cho các đàn lợn của gia đình mình. Đối với chỉ tiêu sulfamethazine chúng tôi phát hiện có ở 30% số mẫu phân tích, hàm lượng kháng sinh này trong các mẫu rất thấp dao động trong khoảng 0,02 - 0,102 mg/kg TACN. Tỉ lệ dương tính đối với Tylosine là cao nhất chiếm 70% số mẫu kiểm tra và không có mẫu nào phát hiện thấy có kháng sinh enrofloxacine. 4.4.4. So sánh tỷ lệ mẫu TACN lợn thịt dương tính với một số loại kháng sinh đã kiểm tra giữa các xã . Để đánh giá sự khác biệt giữa các xã về tỷ lệ dương tính đối với các kháng sinh trong TACN lợn thịt kiểm tra, kết quả thể hiện ở bảng 4.6 Qua bảng 4.6 cho thấy cả 3 xã đều phát hiện thấy có kháng sinh sulphamethazine, tylosine tuy nhiên mức độ có khác nhau, đối với chỉ tiêu sulphamethazine ở xã Hợp Châu phát hiện nhiều nhất, xã Long Sơn thấp nhất nhưng đối với chỉ tiêu Tylosine thì ngược lại cao nhất ỏ Long Sơn, thấp nhất ở Hợp Châu. Điều đặc biệt chỉ tiêu enrofloxacine không thấy có trong các mẫu TACN lấy từ 3 xã . Bảng 4.6. Bảng tổng hợp tỉ lệ mẫu TACN lợn thịt dương tính với một số loại kháng sinh đã kiểm tra theo đơn vị xã . Xã Chỉ tiêu KS phân tích Tân Thành (n = 20) Hợp Châu (n = 20) Long Sơn (n = 20) Số mẫu phát hiện có KS (mẫu) Tỷ lệ (%) Số mẫu phát hiện có KS (mẫu) Tỷ lệ (%) Số mẫu phát hiện có KS (mẫu) Tỷ lệ (%) Oxytetracycline 2 10 0 0 1 5 Chlortetracyclin 0 0 4 20 3 15 Sulphamethazine 8 40 10 50 6 30 Tylosin 9 45 5 25 14 70 Enrofloxacine 0 0 0 0 0 0 4.4.5 Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh có trong TACN lợn thịt (mg/kg) ở các xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (n=60). Để đánh giá chung tình hình sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn thịt ở huyện Lương Sơn chúng tôi tổng hợp kết quả phân tích được từ các mẫu thức ăn chăn nuôi lợn lấy ở 3 xã được trình bày trong bảng 4.7 Ghi chú: "*": So với QCVN 01 - 10: 2009/BNNPTNT: thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn. Hàm lượng chlotetracyline, oxytetracyline, tylosin phosphate trong TACN lợn thịt tối đa cho phép là 50 mg/kg. Trong nlợnnh công nghiệp chăn nuôi trên thế giới, nhiều loại kháng sinh được bổ sung vào TACN mà các kháng sinh oxytetracyclin, chlortetracyclin và tylosin là rất phổ biến (Marcia và Thomas, 2007). Tuy nhiên những dữ liệu về tỷ lệ và hàm lượng kháng sinh bổ sung vào TACN lợn ở nước ta là rất hiếm. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy 4 loại kháng sinh này có thể đang được bổ sung vào TACN lợn thịt. Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng một số loại kháng sinh có trong TACN lợn thịt (mg/kg) ở các xã (n=60). Chỉ tiêu kháng sinh phân tích Số mẫu phát hiện có KS (mẫu) Tỷ lệ (%) Hàm lượng KS (min - max) Số mẫu vượt quá giới hạn cho phép (mẫu) Tỷ lệ (%) Oxytetracycline* 3 5 10,3 - 123,1 1 1.67 Chlortetracyclin* 7 11,67 12,7 - 321,8 4 6,67 Sulphamethazine 24 40 0,015 - 0,188 0 0 Tylosin* 28 46,67 0,011 - 1,672 0 0 Enrofloxacine 0 0 0 0 0 Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy chỉ tiêu kháng sinh Tylosine phát hiện có nhiều nhất chiếm 46,67% toàn bộ mẫu thức ăn chăn nuôi lợn đem phân tích, tiếp theo là chỉ tiêu sulphamethazine phát hiện có ở 24/60 mẫu thức ăn chăn nuôi lợn. Tuy nhiên hàm lượng kháng sinh có trong mẫu rất thấp không có mẫu nào vượt quá giới hạn cho phép. Có thể các loại kháng sinh do các hộ sơ ý làm nhiễm hoặc do cơ sở sản xuất TACN sử dụng, hoặc thuốc bi phân hủy kém chất lượng. Trong 60 mẫu thức ăn chăn nuôi đem kiểm tra phát hiện 3 mẫu có oxytetracycline trong đó có một mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 7 mẫu có chlotetracycline nhưng lại có tới 4 mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đặc biệt trong quá trình phân tích, thống kê lại chúng tôi thấy có những mẫu xuất hiện tới 2 loại kháng sinh trong 5 loại kháng sinh đã kiểm tra. Nhiều mẫu TACN lợn thịt phát hiện thấy 2 loại kháng sinh mà thường một loại thuộc về nhóm tetracyclin kết hợp với tylosin. PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1. Tất cả các hộ chăn nuôi lợn thịt đều sử dụng kháng sinh với mục đích phòng trị bệnh. Tuy nhiên việc lựa chọn, liều lượng, thời gian ngừng sử dụng kháng sinh còn nhiều hạn chế, 50% các hộ chăn nuôi lợn điều tra cho biết ngừng sử dụng kháng sinh trước khi xuất chuồng dựa theo kinh nghiệm 2. Kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt tại các xã huyện rất đa dạng. Đa số tập trung trong các nhóm ß-lactamin, aminoglycosid, tetracyclin,...Với tần xuất sử dụng tương ứng trong các trại lợn là 80%, 100%, 90%, ở xã Tân Thành; còn ở xã Hợp Châu,xã Long Sơn thì tần xuất sử dụng các nhóm kháng sinh trên thấp hơn. 3. Kiểm tra 60 mẫu TACN lợn thịt được lấy từ 3 xã của huyện Lương Sơn phát hiện thấy: 46,67% mẫu có tylosine hàm lượng dao động trong khoảng 0,011 – 1,672 mg/kg. Và có 5 mẫu với hàm lượng kháng sinh nhóm tetracycline vượt giới hạn cho phép trong đó 1 mẫu có hàm lượng chlotetracycline lên tới 321,8 mg/kg. 4. Không phát hiện thấy có kháng sinh enrofloxacine trong các mẫu phân tích, có sự khác nhau về tỷ lệ mẫu TACN dương tính và hàm lượng kháng sinh giữa các xã 5.2. ĐỀ NGHỊ 1. Tuyên truyền , tập huấn cho các hộ chăn nuôi nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật về chăn nuôi để có một nền nông nghiệp phát triển và bền vững. 2. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi theo hướng dẫn của BSTY hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. 3. Không được sử dụng các loại kháng sinh bị cấm, không được phép sử dụng với mục đích tăng trọng, chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết vào mục đích phòng và trị bệnh cho vật nuôi. 4. Tăng cường kiểm soát, đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Tuyên truyền vận động người chăn nuôi sử dụng các chế phẩm sinh học, kháng sinh có nguồn gốc thảo dược nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh có độc tính cao và tồn dư lâu trong cơ thể. Thực hiện mô hình chăn nuôi sạch, an toàn sinh học. 5. Tiếp tục thực hiện nghiên cứu trên với quy mô rộng hơn về số xã , số trại, số mẫu. Khảo sát các loại kháng sinh có trong TACN từ nơi sản xuất tới nơi sử dụng để đánh giá được tình hình sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để xác thực hơn để từ đó đưa ra biện pháp tuyên truyền kiểm soát tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Thị Trà An, (2007), Kháng sinh cho vật nuôi, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 2. Ds. Nguyễn Thị Thúy Anh - Các nguyên tắc lựa chọn kháng sinh theo dược động học và dược lực học, http://tudu.vn/vn/thong-tin-y-hoc/thong-tin-thuoc/cac-nguyen-tac-lua-chon-khang-sinh-theo-duoc-dong-hoc-va-duoc-luc-hoc 3. Lê Thị Ngọc Diệp (2009), Các chuyên đề dược lý cao học thú y, Chuyên đề 9: Thuốc kháng sinh dùng trong chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 4. Nguyễn Hữu Hồng, LêĐăng Hà, Phạm Văn Ca, Lê Văn Phủng và cộng sự (1996), “Tình hình kháng kháng sinh ở Việt Nam năm 1996”, Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh 1996, Nxb Y học, Hà Nội, 5. Bùi Thị Phương Hoà (2008), Thực trạng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nlợnnh chăn nuôi thú y và giải pháp khắc phục, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XV, số 2-2008 6. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1995), Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E. coli trong 20 năm qua (1975-1995), Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi - thú y (1991-1995), NXB Nông nghiệp hà Nội 7. Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001), Khả năng mẫn cảm của Salmonella, E. Coli phân lập từ gia súc bị tiêu chảy nuôi taị ngoại thành Hà Nội với một số loại kháng sinh, hoá dược và ứng dụng kết quả để điều trị hội chứng tiêu chảy, kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y 1998-2001, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội 8. Berwal J. (1999), Interactive lesson page for Meat Science & Muscle Biology, developed by FAO, serial on line, cited 2004 May 16, Available from: URL: http://labs.ansci.uiuc.edu/meatscience/lessons/lesson1.html 9. Barton D.Mary (2000), Antibiotic use in animal feed and its impact on human health, Nutrition Research Reviews 13 10. Huang and Bergdoll M. S. (1970), Jounal of biologycal chemistry, Vol 14. 11. Farser A. F.(1980), Farm Animal behaviour. 12. WHO (2002), Use of antimicrobials outside human medicine and resultant antimicrobial resistance in humans. 268th fact sheet, Geneva, WHO http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs268/en/). PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẬP TRUNG Ghi chú: 1. Bản câu hỏi điều tra này dùng để điều tra việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn tập trung. Chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu này. 2. Các số liệu và các thông tin thu thập được thông qua cuộc điều tra này đảm bảo tính bí mật. 3. Chỉ trả lời những câu hỏi phù hợp nếu không có ngoại lệ khác. Tên cơ sở:………………………Mã số…………Địa chỉ:………… 1. Tham dự lớp tập huấn chăn nuôi lợn: Có Không 2. Số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn (năm): ………………………………………….. 3. Nguồn thức ăn chăn nuôi: 100% TACN Kết hợp 4. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi : Có Không 5. Quy mô trang trại (số lợn vào thời điểm điều tra): 6. Mục đích sử dụng: Tăng trọng Phòng và trị bệnh 7. Loại kháng sinh thường sử dụng: (kể tên........................) 9. Lựa chọn kháng sinh điều trị dựa vào: BSTY Nhãn bao bì thuốc Kinh nghiệm 10. Liều lượng dựa vào: BSTY Nhãn bao bì thuốc Kinh nghiệm 11. Phối hợp kháng sinh dựa vào: BSTY Nhãn bao bì thuốc Kinh nghiệm 12. Ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất thịt dựa vào: BSTY Nhãn bao bì thuốc Kinh nghiệm Trân trọng cảm ơn! Nlợny thu thập thông tin……/……/………. Người điều tra(kí tên) Phụ lục 2: Kết quả phân tích hàm lượng KS có trong mẫu TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Tân Thành STT Mã hoá trại Mã hoá mẫu Oxytetracycline (HPLC) Chlortetracycline (HPLC) Sulphamethazine (ELISA) Tylosin (ELISA) Enrofloxacine (ELISA) 1 GTB1 GTT1A 0 0 0 0.02 0 GTT1B 0 0 0.022 0.026 0 2 GTB2 GTT2A 0 0 0 0.023 0 GTT2B 0 0 0.023 0.026 0 3 GTB3 GTT3A 0 0 0 0 0 GTT3B 0 0 0 0 0 4 GTB4 GTT4A 17.2 0 0.036 0.033 0 GTT4B 0 0 0.02 0.025 0 5 GTB5 GTT5A 0 0 0 0 0 GTT5B 10.3 0 0.035 0 0 6 GTB6 GTT6A 0 0 0 0 0 GTT6B 0 0 0 0 0 7 GTB7 GTT7A 0 0 0.029 1.672 0 GTT7B 0 0 0.032 0.029 0 8 GTB8 GTT8A 0 0 0 0 0 GTT8B 0 0 0 0 0 9 GTB9 GTT9A 0 0 0 0 0 GTT9B 0 0 0.015 0.024 0 10 GTB10 GTT10A 0 0 0 0 0 GTT10B 0 0 0 0   Phụ lục 3: Kết quả phân tích hàm lượng KS có trong mẫu TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Hợp Châu STT Mã hoá trại Mã hoá mẫu Oxytetracycline (HPLC) Chlortetracycline (HPLC) Sulphamethazine (ELISA) Tylosin (ELISA) Enrofloxacine (ELISA) 1 GHY1 GHC1A 0 62.6 0.053 0.019 0 GHC1B 0 12.7 0.037 0 0 2 GHY2 GHC2A 0 0 0.028 0 0 GHC2B 0 0 0 0 0 3 GHY3 GHC3A 0 0 0 0 0 GHC3B 0 0 0 0 0 4 GHY4 GHC4A 0 0 0 0.019 0 GHC4B 0 0 0.02 0.023 0 5 GHY5 GHC5A 0 0 0 0 0 GHC5B 0 0 0 0 0 6 GHY6 GHC6A 0 18.6 0.048 0 0 GHC6B 0 0 0.037 0 0 7 GHY7 GHC7A 0 0 0 0 0 GHC7B 0 0 0 0 0 8 GHY8 GHC8A 0 0 0 0 0 GHC8B 0 0 0.188 0 0 9 GHY9 GHC9A 0 28.6 0.048 0.02 0 GHC9B 0 0 0.036 0 0 10 GHY10 GHC10A 0 0 0 0 0 GHC10B 0 0 0.025 0.032 0 Phụ lục 4: Kết quả phân tích hàm lượng KS có trong mẫu TACN lợn thịt (mg/kg) ở xã Long Sơn STT Mã hoá trại Mã hoá mẫu Oxytetracycline (HPLC) Chlortetracycline (HPLC) Sulphamethazine (ELISA) Tylosin (ELISA) Enrofloxacine (ELISA) 1 GVP1 GLS1A 0 0 0 0.022 0 GLS1B 0 0 0 0.015 0 2 GVP2 GLS2A 0 0 0 0.011 0 GLS2B 0 0 0 0.013 0 3 GVP3 GLS3A 0 110.8 0 0 0 GLS3B 0 0 0 0.017 0 4 GVP4 GLS4A 0 0 0 0.017 0 GLS4B 0 0 0 0 0 5 GVP5 GLS5A 0 0 0 0.019 0 GLS5B 0 0 0 0.019 0 6 GVP6 GLS6A 0 0 0 0 0 GLS6B 0 0 0.102 0 0 7 GVP7 GLS7A 0 98.5 0.06 0.03 0 GLS7B 0 0 0 0 0 8 GVP8 GLS8A 0 0 0 0.017 0 GLS8B 0 0 0.02 0.25 0 9 GVP9 GLS9A 123.10 321.80 0.061 0.027 0 GLS9B 0 0 0.049 0 0 10 GVP10 GLS10A 0 0 0 0.021 0 GLS10B 0 0 0.02 0.025 0 Hòa Bình, Ngày......... tháng ...... năm 2017 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI NCKH Hiệu trưởng: Nguyễn Anh Tôn K.s: Đặng Thị Thanh Huyền 10