TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG
Số: 492 /QĐ-CĐMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Quảng Nam, ngày 19 tháng 5 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành chương trình đào tạo
Nghề Quản lý, vận hành và sửa chữa đường dây có cấp điện áp từ 110kV trở xuống – Trình độ cao đẳng
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG
Căn cứ Quyết định số 510/QĐ-EVN ngày 19/7/2012 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc phê duyệt Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung;
Căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quy định về quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Đào tạo;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này chương trình đào tạo nghề Quản lý, vận hành và sửa chữa đường dây có cấp điện áp từ 110kV trở xuống – Trình độ cao đẳng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.Trưởng các đơn vị trong Nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Giám Hiệu;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, P2.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Anh Tuyên
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số 492 /QĐ-CĐMT ngày 19/5/2017
của Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung)
Tên ngành, nghề: Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở xuống
Mã ngành, nghề: 6520244
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Người trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên.
Thời gian đào tạo: 3 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo người học có bậc trình độ 5 – Cao đẳng ngành, nghề Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở xuống trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Đào tạo nhân lực kỹ thuật có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu rộng về ngành, nghề Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở xuống; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin, có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết các công việc phức tạp, làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tốt, tạo điều kiện cho người học nghề có khả năng tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức:
Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
Nắm vững những kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành:
Kiến thức về kỹ thuật cơ sở để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở xuống;
Nắm vững sơ đồ nguyên lý chung của đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp dưới 110kV;
Phân tích được sơ đồ cấu tạo, trình bày được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trong trạm biến áp 110kV;
Hiểu rõ quy phạm kỹ thuật an toàn trên đường dây và trong trạm biến áp;
Kỹ năng:
Kỹ năng cứng:
Thực hiện được các thao tác đóng cắt các thiết bị điện trên đường dây và trong trạm biến áp, đảm bảo đúng quy trình vận hành.
Phát hiện kịp thời và xử lý được các sự cố bảo đảm đúng quy trình xử lý sự cố các thiết bị;
Sử dụng thành thạo các dụng cụ kiểm tra chuyên dụng;
Tổ chức thực hiện tốt công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường;
Tổ chức được nơi làm việc cho các đội công tác khi cần thiết;
Ghi chép nhật ký vận hành và báo cáo đầy đủ, chính xác tình trạng thiết bị và các diễn biến trong ca vận hành;
Ứng dụng được khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào công việc thực tiễn của nghề.
Bồi dưỡng, kèm cặp kiến thức và kỹ năng cho người thợ vận hành bậc thấp.
Kỹ năng mềm:
Có khả năng tư duy độc lập, có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Có khả năng tổ chức và điều hành hoạt động theo nhóm.
Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế.
Có trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông Tin Truyền Thông ban hành Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Có năng lực ngoại ngữ bậc 2 theo Quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Năng lực tự chủ và trách nhiêm:
Có phẩm chất đạo đức, lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có tinh thần làm chủ tập thể, yêu nghề, có ý thức tự phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, có tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có lối sống lành mạnh.
Có ý thức trách nhiệm công dân. có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. có ý thức kỹ luật và tác phong công nghiệp.
Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành, nghề, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
Quyết định về kỹ thuật trong phạm vi có giới hạn chuyên môn đã được đào tạo, có khả năng phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các tình trạng không bình thường trên đường dây.
Làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng phối hợp với những người trong tổ, đội lao động.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ thấp hơn.
Ứng dụng các kỹ thuật và thành tựu của khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất.
1.3 Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:
Các nhà máy điện, công ty điện lực, công ty truyền tải điện, công ty xây lắp các công trình điện, ban quản lý các dự án công trình điện với vai trò thiết kế, quản lý kỹ thuật hoặc công nhân quản lý, vận hành, sửa chữa các công trình điện.
Các công ty, xí nghiệp, cơ quan hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các ngành có sử dụng điện năng với vai trò công nhân quản lý vận hành các dây chuyền công nghệ, quản lý hệ thống điện trong xí nghiệp công nghiệp hoặc tự tạo việc làm.
Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng tiếp tục học tập liên thông đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực: Mạng và Hệ thống điện, Tự động hóa, … Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới thuộc lĩnh vực phát dẫn, truyền tải và phân phối điện năng.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 34
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 94 Tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 450 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1350 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 728 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1072 giờ
3. Nội dung chương trình:
Mã MH/ MĐ
Tên môn học/mô đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng số
Trong đó
LT
TH
KT
I
Các môn học chung
MH1
Chính trị
6
90
60
24
6
MH2
Pháp luật
2
30
22
6
2
MH3
Giáo dục thể chất
4
60
4
52
4
MH4
Giáo dục Quốc phòng và An ninh
5
75
62
13
0
MH5
Tin học
5
75
17
54
4
MH6
Ngoại ngữ
8
120
32
80
8
II
Các môn học, mô đun chuyên môn
II.1
Môn học, mô đun cơ sở
MH7
Đo lường điện.
2
30
28
0
2
MH8
Khí cụ điện.
3
45
42
1
2
MH9
Máy điện.
2
30
26
2
2
MH10
Điện tử cơ bản.
2
30
27
2
1
MH11
Mạch điện 1
3
45
34
9
2
MH12
Mạch điện 2
3
45
30
13
2
II.2
Môn học, mô đun chuyên môn
MH13
Rơle bảo vệ
2
30
28
0
2
MH14
Mạng điện
3
45
28
15
2
MH15
Nhà máy điện
3
45
38
4
3
MH16
VH TBĐ&HTĐ
2
30
25
3
2
MH17
Tự động hóa trong HTĐ
2
30
28
0
2
MH18
KT lắp đặt điện
3
45
20
23
2
MH19
Tiếng anh chuyên ngành
3
45
30
12
3
MH20
Kinh doanh điện năng
2
30
24
4
2
MH21
SC và VH máy điện
3
45
28
15
2
MĐ22
TT cơ khí
2
60
7
50
3
MĐ23
TT điện cơ bản
2
60
6
50
4
MĐ24
TN mạch điện
2
60
5
50
5
MĐ25
TT đo lường điện
2
60
5
50
5
MĐ26
TT máy điện
2
60
5
51
4
MĐ27
TT lưới
2
60
14
42
4
MĐ28
TT TN thiết bị điện
2
60
8
49
3
MĐ29
TT rơle
2
60
11
47
2
MĐ30
TT trạm biến áp
2
60
9
47
4
MĐ31
TT vận hành hệ thống điện
2
60
9
49
2
MĐ32
TT lắp đặt điện
2
60
6
50
4
MĐ33
TT SC và VH máy điện
2
60
5
50
5
MĐ34
TT điện tử cơ bản
2
60
5
53
2
Tổng cộng
94
1800
728
970
102
Chương trình chi tiết môn học, mô đun đào tạo
(Nội dung chi tiết phụ lục kèm theo).
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc thực hiện theo chương trình do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số xí nghiệp hay sơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.
4.3. Hướng dẫn tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:
Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học, mô đun thực hiện theo các điều 12,13,14 của Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun theo hướng dẫn cụ thể của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Đối với đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
Điều kiện dự thi tốt nghiệp, thi tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp thực hiện theo các điều 30,31,32,33,34 của Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
Điều kiện tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp thực hiện theo các điều 25,26 của Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
4.5. Các chú ý khác (nếu có):
Phụ lục chương trình chi tiết môn học, mô đun:
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
(Chương trình dựa theo chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề để giảng dạy trong khóa học trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề được ban hành kèm theo Quyết định số: 03 /2008 /QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Chính trị
Mã môn học: MH 01
Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ
(Lý thuyết: 60 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 24 giờ; Kiểm tra: 6 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
1. Môn Chính trị là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và là một trong những môn học tham gia vào thi tốt nghiệp.
2. Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.
II. Mục tiêu môn học:
Môn học cung cấp một số hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng và tấm gương đạo Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống quý báu của dân tộc và của giai cấp công nhân Việt Nam.
Môn học góp phần đào tạo người lao động bổ sung vào đội ngũ giai cấp công nhân, tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng CSVN.
- Hiểu biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.
2. Kỹ năng: vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Thái độ: có ý thức trách nhiệm thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
III. Nội dung môn học:
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
1
Mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ môn học chính trị
1
1
2
Bài 1: Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác- Lênin
5
4
1
3
Bài 2: Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
6
4
2
4
Bài 3: Những quy luật cơ bản về sự phát triển xã hội
6
4
1
1
5
Bài 4: Bản chất và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
5
4
1
6
Bài 5: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6
4
1
1
7
Bài 6: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
6
4
2
8
Bài 7: Đảng CSVN- người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
7
5
1
1
9
Bài 8: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
10
5
4
1
10
Bài 9: Đường lối phát triển kinh tế của Đảng
7
5
2
11
Bài10: Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá, xã hội, con người
6
4
2
12
Bài 11: Đường lối quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại
6
4
1
1
13
Bài 12: Quan điểm cơ bản về đoàn kết dân tộc và tôn giáo
6
4
2
14
Bài 13: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
6
4
2
15
Bài 14: Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam
7
4
2
1
Cộng
90
60
24
6
2. Nội dung chi tiết:
Mở đầu. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ môn học Chính trị
1. Đối tượng nghiên cứu, học tập
2. Chức năng, nhiệm vụ
3. Phương pháp và ý nghĩa học tập
Bài 1. Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác- Lênin
1. C. Mác, Ph. ăng ghen sáng lập học thuyết
1.1. Các tiền đề hình thành
1.2. Sự ra đời và phát triển học thuyết (1848-1895)
2. V.I Lênin phát triển học thuyết Mác (1895- 1924)
2.1. Sự phát triển về lý luận cách mạng
2.2. CNXH từ lý luận trở thành hiện thực
3. Chủ nghĩa Mác- Lênin từ 1924 đến nay
3.1. Sự phát triển về lý luận cách mạng
3.2. Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực
Bài 2. Những nguyên lý và quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
1. Chủ nghĩa duy vật khoa học
1.1. Các phương thức tồn tại của vật chất
1.2. Nguồn gốc và bản chất của ý thức
2. Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
2.1. Những nguyên lý tổng quát
2.2. Những quy luật cơ bản
3. Nhận thức và hoạt động thực tiễn
3.1. Bản chất của nhận thức
3.2. Vai trò của thực tiễn với nhận thức
Bài 3. Những quy luật cơ bản về sự phát triển xã hội
1. Sản xuất và phương thức sản xuất
1.1. Những quy luật cơ bản
1.2. Sự biến đổi của phương thức sản xuất
2. Đấu tranh giai cấp, nhà nước và dân tộc, gia đình và xã hội
2.1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
2.2. Nhà nước và dân tộc
2.3. Gia đình và xã hội
3. Ý thức xã hội
3.1. Tính chất của ý thức xã hội
3.2. Một số hình thái ý thức xã hội
Bài 4. Bản chất và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
1. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản
1.1. Những tiền đề hình thành
1.2. Giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản
2. Giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản
2.1. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc
2.2. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
Bài 5. Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Chủ nghĩa xã hội
1.1. Tính tất yếu và bản chất của CNXH
1.2. Các giai đoạn phát triển của CNXH
2. Quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam
2.1. Cơ sở khách quan của thời kỳ quá độ
2.2. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH
Bài 6. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
1. Sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam
1.1. Sự hình thành dân tộc Việt Nam
1.2. Dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử
2. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
2.1. Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước
2.2. Biểu hiện nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam
Bài 7. Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
1. Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
1.1. Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.1. Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị
2.2. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Bài 8. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành
1.2. Nội dung cơ bản
2. Tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh
2.1. Hồ Chí Minh, tấm gương tiêu biểu của truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
2.2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Bài 9. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng
1. Đổi mới lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm
1.1. Tính khách quan và tầm quan trọng của phát triển kinh tế
1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển kinh tế
2. Nội dung cơ bản đường lối phát triển kinh tế
2.1. Hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
2.2. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
2.3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Bài 10. Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá, xã hội, con người
1. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc
1.1. Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội
1.2. Quan điểm và phương hướng phát triển văn hoá
2. Thực hiện các chính sách xã hội vì con người
2.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng
2.2. Chủ trương và giải pháp thực hiện
Bài 11. Đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng
1. Đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng
1.1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo
1.2. Nhiệm vụ quốc phòng và an ninh
2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
2.1. Mở rộng quan hệ đối ngoại
2.2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Bài 12. Quan điểm cơ bản về đoàn kết dân tộc và tôn giáo
1. Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng về đoàn kết dân tộc
1.1. Tầm quan trọng của đoàn kết toàn dân tộc
1.2.Quan điểm và chủ trương lớn của Đảng
2. Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng về đoàn kết tôn giáo
2.1. Tầm quan trọng của đoàn kết tôn giáo
2.2. Quan điểm và chủ trương lớn của Đảng
Bài 13. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Tầm quan trọng của xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
1.1. Sự cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
1.2. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
2. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ
2.2. Giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Bài 14. Giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam
1. Giai cấp công nhân Việt Nam
1.1. Sự hình thành và quá trình phát triển
1.2. Những truyền thống tốt đẹp
1.3. Quan điểm của Đảng về phát triển giai cấp công nhân
2. Công đoàn Việt Nam
2.1. Sự ra đời và quá trình phát triển
2.2. Vị trí, vai trò và tính chất hoạt động
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Các video, hình ảnh
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
Nội dung đánh giá: Toàn bộ nội dung chương trình
Việc thi, kiểm và đánh giá kết quả học tập môn học chính trị của người học nghề được thực hiện theo "Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp" ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên giảng dạy môn Chính trị là giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Các trường phải có Tổ bộ môn Chính trị do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, giảng dạy.
Để thực hiện chương trình một cách hiệu quả, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực, kết hợp giảng dạy học môn Chính trị với các phong trào thi đua của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của địa phương và các hoạt động của ngành chủ quản, gắn lý luận với thực tiễn để định hướng nhận thức và rèn luyện chính trị cho người học nghề.
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý: bài 2, 6,7,8,9,10,13
4. Tài liệu tham khảo:
Giáo trình môn học Chính trị trình độ cao đẳng nghề
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Pháp luật
Mã số môn học: MH 02
Thời gian môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 22 giờ; thảo luận: 6 giờ; kiểm tra: 2 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí của môn học: Môn học được phân bố từ đầu khoá học, sau môn học Chính trị
- Tính chất môn học: Là môn học chung bắt buộc
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC
Học xong môn học này người học sẽ có khả năng:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học;
+ Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Kỹ năng: Phân biệt được tính hợp pháp và không hợp pháp của các hành vi từ đó áp dụng các quy định của pháp luật vào đời sống, vào quá trình học tập và lao động.
- Thái độ: Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên bài
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thảo luận
Kiểm tra
1
Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
2
1.5
0.5
2
Bài 2: Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam
3
2.5
0.5
3
Bài 3: Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp)
2
1.5
0.5
4
Bài 4: Luật Dạy nghề
2
1.5
0.5
5
Kiểm tra
1
1
6
Bài 5: Pháp luật Lao động
6.5
5.5
1
7
Bài 6: Pháp luật Kinh doanh
1.5
1
0.5
8
Bài 7: Pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình
3
2.5
0.5
9
Bài 8: Luật Hành chính và pháp luật Hình sự
3
2
1
10
Luật Phòng, chống tham nhũng
5
4
1
11
Kiểm tra
1
1
Cộng
30
22
6
2
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1 : Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên nhân kinh tế và xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật
- Nêu được bản chất, chức năng của nhà nước; bản chất vai trò của pháp luật
- Có thái độ ủng hộ sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội
1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước Thời gian: 1 giờ
1.1. Nguồn gốc của nhà nước
1.2. Bản chất của nhà nước
1.3. Chức năng của nhà nước
2. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật Thời gian: 1 giờ
2.1. Nguồn gốc của pháp luật
2.2. Bản chất của pháp luật
2.3. Vai trò của pháp luật
Bài 2: Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam
Mục tiêu:
- Phân tích được bản chất, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nêu được hệ thống, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay.
- Nêu được cấu trúc của hệ thống pháp luật Việt Nam
- Ủng hộ việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thời gian: 1.5 giờ
1.1. Bản chất, chức năng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Hệ thống pháp luật Việt Nam Thời gian: 1.5 giờ
2.1. Các thành tố của hệ thống pháp luật
2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Bài 3: Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp)
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm Luật Nhà nước và xác định được vị trí của Hiến Pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Nêu được nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị, kinh tế, chính sách văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Tôn trọng và thực hiện Hiến pháp
1. Luật Nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam Thời gian: 0.5 giờ
1.1. Khái niệm Luật Nhà nước
1.2. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 Thời gian: 1.5 giờ
2.1. Chế độ chính trị và chế độ kinh tế
2.2. Chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường
2.3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 4: Luật Dạy nghề
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Dạy nghề
- Trình bày được nhiệm vụ và quyền của người học nghề, cơ sở dạy nghề
- Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người học nghề
1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Dạy nghề Thời gian: 0.5 giờ
1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Dạy nghề
1.2. Một số nguyên tắc của Luật Dạy nghề
2. Các trình độ dạy nghề và văn bằng chứng chỉ nghề Thời gian: 0.5 giờ
2.1. Dạy nghề trình độ sơ cấp
2.2. Dạy nghề trình độ trung cấp
2.3. Dạy nghề trình độ cao đẳng
3. Nhiệm vụ và quyền của người học nghề Thời gian: 0.5 giờ
3.1. Nhiệm vụ của người học nghề
3.2. Quyền của người học nghề
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề Thời gian: 0.5 giờ
4.1. Nhiệm vụ của cơ sở dạy nghề
4.2. Quyền hạn của cơ sở dạy nghề
Bài 5: Pháp luật Lao động
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phân tích được các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Lao động.
- Nêu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động, người sử dụng lao động
- Nêu được một số nội dung của Bộ luật Lao động: hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
- Vận dụng được các kiến thức trên vào tình huống pháp luật cụ thể
- Nghiêm túc thực hiện quy định khi tham gia vào quan hệ pháp luật Lao động
1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Lao động
Thời gian:1.5 giờ
1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Lao động
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Lao động
2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động
Thời gian:1.5 giờ
2.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động
2.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động
3. Một số nội dung của Bộ luật Lao động Thời gian: 3.5 giờ
3.1. Hợp đồng lao động
3.2. Tiền lương và bảo hiểm xã hội
3.3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
Bài 6: Pháp luật Kinh doanh
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp.
- Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp
- Nhận ra tính hợp lý của pháp luật doanh nghiệp với từng loại hình doanh nghiệp
1. Khái niệm pháp luật Kinh doanh Thời gian: 0.25 giờ
2. Một số nội dung cơ bản về các loại hình doanh nghiệp Thời gian: 1.25 giờ
2.1. Doanh nghiệp nhà nước
2.2. Doanh nghiệp tư nhân
2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn
2.4. Công ty cổ phần
2.5. Công ty hợp danh
2.6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bài 7: Pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật Dân sự về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự và các giai đoạn của tố tụng dân sự
- Nêu được khái niệm và đối tượng điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình
- Vận dụng các kiến thức vào trong tình huống pháp luật cụ thể
- Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình
1. Pháp luật Dân sự Thời gian: 2.0 giờ
1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Dân sự
1.2. Một số nội dung của Bộ luật Dân sự
1.3. Trình tự, thủ tục xét xử và giải quyết các vụ án dân sự
2. Luật hôn nhân gia đình Thời gian: 1.0 giờ
2.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh
2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân gia đình
2.3 Một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân gia đình
Bài 8: Luật Hành chính và pháp luật Hình sự
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, các dấu hiệu của vi phạm hành chính và các hình thức xử lý vi phạm hành chính
- Nêu được khái niệm và vai trò của luật Hình sự, khái niệm tội phạm, phân loại được các loại tội phạm và các loại hình phạt, các giai đoạn của tố tụng hình sự
- Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật Hành chính và pháp luật Hình sự
1. Luật Hành chính Thời gian: 1.0 giờ
1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh
1.2. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
2. Pháp luật hình sự Thời gian: 2.0 giờ
2.1. Khái niệm và vai trò của luật Hình sự
2.2. Tội phạm và hình phạt
2.3. Các giai đoạn tố tụng hình sự
Bài 9: Luật Phòng, chống tham nhũng
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của tham nhũng
- Nhận biết được các hành vi tham nhũng, nguyên nhân và tác hại của tham nhũng
- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng
- Xác định được trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng
1. Khái niệm về tham nhũng Thời gian: 1.5 giờ
1.1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản
1.2. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật
2. Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng Thời gian: 0.75 giờ
2.1. Nguyên nhân của tham nhũng
2.2. Tác hại của tham nhũng Thời gian: 1 giờ
3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng
Thời gian: 0.25 giờ
4. Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng
Thời gian: 1.5 giờ
4.1. Trách nhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũng
4.2. Trách nhiệm của công dân trong tố cáo hành vi tham nhũng
4.3. Tham gia phòng chống tham nhũng thông qua ban thanh tra nhân dân tổ chức mà mình là thành viên.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Dụng cụ và trang bị: Máy tính, máy chiếu PROJECTOR
- Học liệu: Phim, tranh ảnh minh họa các tình huống pháp luật, tài liệu phát tay cho người học, tài liệu tham khảo
- Nguồn lực khác: Phòng học chuyên môn
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Về kiến thức: Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, sinh viên cần đạt các yêu cầu sau:
+ Trình bày đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật
+ Trình bày được đầy đủ kiến thức pháp luật chuyên ngành liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
- Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng của người học thông qua việc thực hành các bài tập tình huống pháp luật
- Về thái độ: Đánh giá trong qua trình học tập cần đạt các yêu cầu sau:
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Chuyên cần, say mê môn học
Các kiến thức và kỹ năng trên sẽ được đánh giá qua các bài kiểm tra định kỳ dạng tích hợp và bài kiểm tra kết thúc. Điểm trung bình của các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc phải đạt ≥ 5,0 theo khung điểm 10.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
Phạm vi áp dụng của chương trình:
Chương trình môn học Pháp luật được sử dụng để giảng dạy trình độ cao đẳng nghề trong các cơ sở đào tạo nghề trên toàn quốc
Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Đây là môn học gắn liền với thực tế đời sống nên giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm gây được hứng thú cho sinh viên, làm cho sinh viên chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức nhằm đạt được mục tiêu của môn học
- Phần thảo luận, luyện tập tình huống pháp luật nhằm mục củng cố, ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học
Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Nội dung của Luật Hiến pháp là quan trọng nên khi giảng dạy các bài khác cần trích dẫn và làm rõ vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tài liệu cần tham khảo:
[1] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Bộ Luật Lao động
[2] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp 2013
[3] Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư pháp
[4] Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Luật hành chính
[5] Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng (1996), NXB Giáo dục...
CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Giáo dục thể chất
Mã môn học: MH 03
Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ
(Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 52 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
Phần 1.
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT
1. Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.
II. MỤC TIÊU
1. Trang bị cho người học nghề một số kiến thức, kỹ năng thể dục thể thao cần thiết và phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp để học tập và tham gia lao động, sản xuất.
2. Giáo dục cho người học nhân cách, phẩm chất, ý chí, tính tập thể, tinh thần vượt khó khăn.
III. YÊU CẦU
Người học nghề sau khi học môn Giáo dục thể chất phải đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
1.1. Hiểu rõ vị trí, ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với con người nói chung, đối với người học nghề và người lao động nói riêng.
1.2. Nắm vững được một số kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện của các số môn thể dục thể thao được quy định trong chương trình, trên cơ sở đó tự rèn luyện sức khỏe trong quá trình học tập, lao động sản xuất.
2. Kỹ năng:
2.1. Thực hành được những kỹ thuật cơ bản của một số môn thể dục thể thao quy định trong chương trình.
2.2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp.
3. Thái độ: Có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
Phần 2.
NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN
Phần
Nội dung
Lý thuyết (giờ)
Thực hành (giờ)
Kiểm tra (giờ)
Tổng số (giờ)
I
Giáo dục thể chất chung
2
34
2
38
1
Lý thuyết nhập môn
2
2
2
Thực hành
* Điền kinh:
- Chạy cự ly trung bình (hoặc chạy việt dã)
- Chạy cự ly ngắn
- Nhảy xa (hoặc nhảy cao)
- Đẩy tạ
- Kiểm tra:
* Thể dục:
- Thể dục cơ bản
- Kiểm tra:
6
6
6
6
10
1
1
6
6
6
6
1
10
1
II
Giáo dục thể chất tự chọn theo nghề nghiệp
2
18
2
22
1
2
Lý thuyết:
Thực hành: Lựa chọn 1 trong số các môn sau: Bơi lội, Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Thể dục dụng cụ (leo dây, sào, gậy, v.v…), Điền kinh (các môn chạy)
2
18
2
18
Kiểm tra:
2
2
Cộng
4
52
4
60
Phần 3.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
I. GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG
1. Lý thuyết nhập môn
1.1. Vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học
1.2. Ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người và người học nghề
1.3. Giới thiệu nội dung chương trình, cơ sở khoa học về lý luận giáo dục thể chất nghề nghiệp, những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể chất, những yêu cầu đạt được khi kết thúc môn học.
2. Môn điền kinh
2.1. Mục đích
- Giới thiệu những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện môn điền kinh;
- Trang bị cho người học nghề những hiểu biết chung về môn điền kinh và ý nghĩa tác dụng của môn điền kinh đối với sức khỏe con người;
- Củng cố sức khỏe và tăng cường thể lực cho người học nghề.
2.2. Yêu cầu
- Nêu được những động tác kỹ thuật cơ bản của môn điền kinh;
- Thực hiện được phương pháp tập hòa luyện môn điền kinh;
- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.
2.3. Nội dung các môn điền kinh
2.3.1. Chạy cự ly ngắn;
a) Giới thiệu môn chạy cự ly ngắn;
b) Tác dụng của các bài tập cự ly ngắn đối với việc rèn luyện sức khỏe con người;
c) Thực hành động tác kỹ thuật
- Các động tác bổ trợ chạy: chạy bước nhỏ, nâng cao đầu gối, chạy đạp sau, kỹ thuật đánh tay tại chỗ;
- Kỹ thuật chạy giữa quãng: Giới thiệu kỹ thuật chạy đường thẳng, các bài tập tốc độ cao cự ly đến 100m;
- Kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát: cách đóng bàn đạp và thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp theo khẩu lệnh; xuất phát và chạy lao sau xuất phát 10 – 30m;
- Kỹ thuật về đích và đánh đích: tại chỗ đánh đích, chạy tốc độ chậm đánh đích, chạy tốc độ nhanh đánh đích;
d) Một số phương pháp tập luyện và bài tập với tốc độ nhanh.
2.3.2. Chạy cự ly trung bình và việt dã (800m, 1500m, 3000m)
a) Tác dụng của bài tập chạy cự ly trung bình và việt dã đối với việc rèn luyện sức khỏe con người;
b) Thực hành động tác kỹ thuật
- Ôn tập các động tác bổ trợ chạy: chạy bước nhỏ, nâng cao đầu gối, chạy đạp sau, kỹ thuật đánh tay tại chỗ;
- Kỹ thuật chạy giữa quãng: kỹ thuật chạy đường thẳng, đường vòng trong sân điền kinh, kỹ thuật chạy việt dã trên địa hình tự nhiên (lên dốc, xuống dốc, vượt chướng ngại vật, ..);
- Kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát: tư thế thân, chân, tay, đầu khi xuất phát cao, sự khác nhau giữa xuất phát thấp và xuất phát cao.
- Phân phối tốc độ trong chạy cự ly trung bình và việt dã; sự phối hợp giữ các bước thở và bước chạy; khắc phục hiện tượng cực điểm trong khi chạy;
c) Một số phương pháp tập luyện và rèn luyện sức bền cự ly trung bình và việt dã.
2.3.3. Nhảy xa
a) Giới thiệu kỹ thuật môn nhảy xa;
b) Tác dụng của bài tập nhảy xa đối với việc rèn luyện sức khỏe con người;
c) Thực hành động tác kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi; chuẩn bị chạy đà, giậm nhảy, động tác trên không và rơi xuống đất;
d) Một số bài tập và phương pháp tập luyện sức mạnh tốc độ trong nhảy xa.
2.3.4. Nhảy cao
a) Giới thiệu các kiểu nhảy cao;
b) Tác dụng của bài tập nhảy cao đối với việc rèn luyện sức khỏe con người;
c) Thực hành động tác kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng: chuẩn bị chạy đà, giậm nhảy, động tác trên không và rơi xuống đất;
d) Một số bài tập và phương pháp tập luyện sức mạnh bột phá và sự phát triển tố chất mềm dẻo, khéo léo trong nhảy cao.
2.3.5. Đẩy tạ
a) Giới thiệu môn đẩy tạ;
b) Tác động của bài tập ném đẩy đối với việc rèn luyện thể chất con người;
c) Thực hành động tác kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném: cách cầm tạ, chuẩn bị và trượt đà, ra sức cuối cùng, tạ rời tay và giữ thăng bằng;
d) Một số bài tập và phương pháp phát triển sức mạnh trong môn đẩy tạ.
3. Môn thể dục cơ bản
3.1. Mục đích
- Giới thiệu những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện một số nội dung thể dục cơ bản, phân loại thể dục cơ bản;
- Trang bị cho người học nghề những kiến thức về thể dục cơ bản và ý nghĩa tác dụng của môn thể dục đối với sức khỏe con người;
- Củng cố sức khỏe và tăng cường thể lực cho người học nghề.
3.2. Yêu cầu
- Nêu được kỹ thuật các động tác thể dục cơ bản quy định trong chương trình;
- Biết cách tập luyện môn thể dục;
- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.
3.3. Nội dung thể dục cơ bản
- Thể dục tay không.
- Thể dục với dụng cụ đơn giản.
II. GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGHỀ NGHIỆP
1. Môn bơi lội
1.1. Mục đích
- Giới thiệu những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện môn bơi lội, nội dung và phân loại môn bơi lội;
- Trang bị những hiểu biết cơ bàn về môn bơi lội và ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện môn bơi lội đối với sức khỏe con người;
- Rèn luyện sức khỏe và thể lực cho người học nghề.
1.2. Yêu cầu
- Nêu được kỹ thuật bơi ếch, bơi trườn sấp và biết phân loại được các kiểu bơi;
- Biết phương pháp tập luyện môn bơi lội;
- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.
1.3. Thực hành kỹ thuật môn bơi lội
- Làm quen với nước, phương pháp làm nổi;
- Động tác tay (trên cạn và dưới nước);
- Động tác thở (trên cạn và dưới nước);
- Phối hợp tay - chân;
- Phối hợp tay - chân – thở;
- Hoàn thiện kỹ thuật:
+ Đối với chương trình 1 (30 giờ): Thực hiện kỹ thuật bơi ếch;
+ Đối với chương trình 2 (60 giờ): thực hiện kỹ thuật bơi ếch và kỹ thuật bơi trườn sấp.
2. Môn cầu lông
2.1. Mục đích
- Giới thiệu sự phát triển môn cầu lông;
- Trang bị những hiểu biết cơ bản về môn cầu lông, kỹ thuật và phương pháp tập luyện môn cầu lông;
- Ý nghĩa, tác dụng của môn cầu lông đối với việc rèn luyện sức khỏe và thể lực con người.
2.2. Yêu cầu
- Nêu được những kỹ thuật cơ bản nhất của môn cầu lông;
- Biết phương pháp tập luyện môn cầu lông;
- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.
2.3. Thực hành kỹ thuật môn cầu lông
- Tư thế cơ bản và cách cầm vợt;
- Các bước di chuyển (phải trái, trước, sau, chếch), bước đơn, bước kép, bước đệm;
- Kỹ thuật đánh cầu phải, trái cao tay;
- Kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay;
- Kỹ thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ;
- Kỹ thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu);
- Kỹ thuật đập cầu;
- Một số Điều luật thi đấu, sân bãi, dụng cụ, tổ chức thi đấu.
3. Các môn bóng (bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ)
3.1. Mục đích
- Giới thiệu lịch sử ra đời, sự phát triển các môn bóng, những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện các môn bóng;
- Trang bị những hiểu biết cơ bản về các môn bóng, ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện các môn bóng đối với sức khỏe con người;
- Rèn luyện sức khỏe và thể lực cho người học nghể.
3.2. Yêu cầu
- Nêu được những kỹ thuật cơ bản nhất của các môn bóng;
- Biết phương pháp tập luyện và thi đấu;
- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.
3.3. Thực hành kỹ thuật các môn bóng
3.3.1. Môn bóng chuyền
- Tư thế cơ bản, các bước di chuyển;
- Kỹ thuật bóng cao tay cơ bản (chuyền bước 2);
- Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản (chuyền bước 1);
- Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt;
- Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt;
- Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà;
- Một số Điều luật thi đấu, sân bãi, dụng cụ, tổ chức thi đấu.
3.3.2. Môn bóng đá
- Kỹ thuật di chuyển;
- Kỹ thuật dẫn bóng bằng má trong bàn chân;
- Kỹ thuật giữ bóng;
- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân;
- Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân
- Kỹ thuật ném biên;
- Một số Điều luật thi đấu, sân bãi, dụng cụ, tổ chức thi đấu.
3.3.3. Môn bóng rổ
- Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị và di chuyển;
- Kỹ thuật dẫn bóng;
- Kỹ thuật chuyền bóng về trước bằng hai tay trước ngực
- Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay;
- Kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai;
- Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực;
- Kỹ thuật hai bước ném rổ;
Phần 4.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
1. Chương trình môn học giáo dục thể chất phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tổng số giờ học quy định của chương trình. Nội dung chương trình môn học cần được tiến hành liên tục và phân bố đều trong các kỳ của năm học, tổ chức giảng dạy trong 2 học kỳ của năm thứ nhất và học kỳ I của năm thứ hai. Để tránh tình trạng học dồn, học ép không đảm bảo chất lượng học tập và dễ gây chấn thương trong tập luyện; đối với giờ học thực hành chính khóa, quy định giảng dạy từ 30 – 40 học sinh, sinh viên/1 giáo viên, giảng viên.
2. Khi tiến hành giảng dạy môn học giáo dục thể chất cần phải kết hợp chặt chẽ kiểm tra y học và theo dõi sức khỏe để điều chỉnh nhóm tập luyện cho phù hợp đối tượng.
3. Giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học giáo dục thể chất ở các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề phải có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm Thể dục thể thao. Giáo viên giảng dạy cho người học trung cấp nghề phải là giáo viên chuyên trách có trình độ cao đẳng Thể dục thể thao trở lên. Giảng viên giảng dạy cho người học cao đẳng nghề phải là giảng viên chuyên trách có trình độ đại học Thể dục thể thao trở lên. Đội ngũ giáo viên, giảng viên cần được tập huấn về chương trình giáo dục thể chất mới ban hành để thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy và yêu cầu kiểm tra môn học; đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi học tập kinh nghiệm tổ chức giảng dạy.
4. Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động thể thao ngoài giờ và tự rèn luyện của người học nghề, tạo điều kiện cho người học nghề từng bước hình thành thói quen vận động thường xuyên bằng sử dụng các bài tập Thể dục thể thao và tận dụng các yếu tố lành mạnh về vệ sinh môi trường của thiên nhiên.
5. Ngoài việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, các trường cần tiến hành tổ chức các hoạt động thể dục buổi sáng cho người học nghề học nội trú, coi đây là hình thức rèn luyện thể dục thường xuyên. Ngoài ra tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của từng trường có thể tổ chức thể dục giữa giờ, giữa ca kíp thực hành của người học nghề.
6. Về nội dung phần Giáo dục thể chất nghề nghiệp: các trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất nghề được đào tạo để lựa chọn nội dung môn học cho phù hợp với nghề nghiệp đang học và điều kiện làm việc sau này của người học; đồng thời phải đủ những điều kiện về cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ đảm bảo an toàn tập luyện. Ví dụ: các nghề làm việc trong môi trường sông, nước thì lựa chọn bơi lội, các nghề yêu cầu sức khỏe bền nên chọn môn bóng ném, chạy cự ly trung bình, việt dã, các nghề yêu cầu sự khéo léo thì chọn môn cầu lông, các nghề yêu cầu sức bền tốc độ thì chọn môn bóng rổ v.v…
II. THI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Việc thi, kiểm và đánh giá kết quả học tập môn học chính trị của người học nghề được thực hiện theo "Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp" ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
III. QUY ĐỊNH MIỄN GIẢM
Người học nghề bị khuyết tật hoặc sức khỏe không đủ điều kiện học các nội dung trong chương trình quy định thì được xem xét miễn, giảm những nội dung không phù hợp với sức khỏe. Nhà trường cần soạn thảo nội dung các bài tập phù hợp cho những người học nghề kém sức khỏe để giảng dạy, đồng thời trang bị cho họ phương pháp tập luyện thể dục chữa bệnh, phục hồi chức năng.
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ theo đề nghị của cơ quan y tế nhà trường để xem xét, quyết định việc miễn, giảm nội dung môn học giáo dục thể chất đối với người học nghề./.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
DÙNG CHO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ,
ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Mã môn học: MH 04
Thời gian môn học: 75 giờ; ( Lí thuyết: 62 giờ; Thực hành: 13 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:
- Giáo dục quốc phòng và an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là môn học chính khoá, thuộc nhóm các môn học chung trong chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng.
- Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm nâng cao dân trí quốc phòng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sinh viên sau khi kết thúc môn học:
- Trình bày được nội dung cơ bản về: Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo, về bảo vệ an ninh quốc gia;
- Đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;
- Nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ, có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh;
- Xác định được những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam;
- Thực hiện được đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội); các kỹ năng cơ bản của kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC và một số loại vũ khí thông thường;
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT
Mã bài
Tên bài
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành/ thảo luận
Kiểm tra (LT hoặc TH)
1
QA13
Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
5
3
2
2
QA14
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng
5
3
2
3
QA15
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
5
3
2
4
QA16
Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo
5
3
2
5
QA17
Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia
5
3
2
6
QA18
Đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội)
5
1
4
7
QA19
Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC
8
2
6
8
QA20
Kỹ thuật sử dụng lựu đạn
4
1
3
9
Kiểm tra
3
1
2
10
QA21
Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng
5
3
2
11
QA22
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
5
3
2
12
QA23
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh
5
3
2
13
QA24
Biển đảo Việt Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
5
3
2
14
QA25
Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh RPĐ, B40, B41, cối 60mm
4
2
2
15
QA26
Giới thiệu ba môn quân sự phối hợp
3
2
1
16
Kiểm tra
3
3
CỘNG
36
36
3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài QA13: Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình",
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Mục tiêu:
- Trình bày được những âm mưu, thủ đoạn chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;
- Cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống, phá các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;
- Thực hiện tốt trách nhiệm người học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội
2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam
1 giờ
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và phương châm của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
1 giờ
4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch ở Việt Nam
1 giờ
5. Thảo luận
2 giờ
Bài QA14: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng
Mục tiêu:
- Trình bày được những nội dung, biện pháp cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng;
- Vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân nơi cư trú;
- Nâng cao trách nhiệm của người học sinh, chấp hành tốt các qui định về quốc phòng và an ninh, sẵn sàng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
1 giờ
2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên
1 giờ
3. Động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng
1 giờ
4. Thảo luận
2 giờ
Bài QA15: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
Mục tiêu:
- Trình bày những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam;
- Nâng cao lòng tự hào yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Sẵn sàng thực hiện tốt trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1 giờ
2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
1 giờ
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
1 giờ
4. Thảo luận
2 giờ
Bài QA16: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước;
- Nhận thức rõ chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam;
- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc
1 giờ
2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo
1 giờ
3. Quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo Việt Nam
1 giờ
4. Thảo luận
2 giờ
Bài QA17: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia
Mục tiêu:
- Trình bày những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia;
- Phân tích được quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ an ninh quốc gia;
- Vận dụng vào thực tiễn để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia
2. Tình hình an ninh quốc gia
1 giờ
3. Dự báo tình hình an ninh quốc gia trong thời gian tới
4. Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia
1 giờ
5. Một số quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia
6. Trách nhiệm của học sinh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia
1 giờ
7. Thảo luận
2 giờ
Bài QA18: Đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội)
Mục tiêu:
- Trình bày được thứ tự, nội dung cách thực hành các động tác của từng người trong đội ngũ đơn vị;
- Thực hiện được động tác đội ngũ đơn vị làm cơ sở vận dụng trong học tập quân sự và các hoạt động khác của nhà trường;
- Chấp hành tốt kỷ luật nơi luyện tập.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 1, thực hành: 4)
1. Đội hình tiểu đội
2. Đội hình trung đội
3. Đổi hướng đội hình
1 giờ
4. Thực hành
4 giờ
Bài QA19: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK - súng trường CKC
Mục tiêu:
- Trình bày được lý thuyết bắn, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bắn;
- Vận dụng để ngắm bắn, ngắm chụm và trúng; bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK, tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK;
- Đảm bảo an toàn trong tập luyện.
Nội dung: Thời gian: 8 giờ (Lý thuyết: 2, thực hành: 6)
1. Ngắm bắn
2. Ngắm chụm và trúng
1 giờ
3. Tư thế động tác bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK (cho động tác nằm bắn)
1 giờ
4. Thực hành
6 giờ
Bài QA20: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn
Mục tiêu:
- Trình bày được tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ, quy tắc sử dụng lựu đạn;
- Thực hiện đúng tư thế động tác và ném lựu đạn được xa, đúng hướng;
- Đảm bảo an toàn trong luyện tập.
Nội dung: Thời gian: 4 giờ (Lý thuyết: 1, thực hành: 3)
1. Một số loại lựu đạn phổ biến
2. Quy tắc chung sử dụng lựu đạn
3. Tư thế động tác ném
4. Một số động tác bổ trợ cho tập ném lựu đạn
1 giờ
5. Thực hành
3 giờ
Bài QA21: Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước Việt Nam về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về đường lối quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;
- Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân;
- Nâng cao ý thức công dân, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng
1 giờ
2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng
1 giờ
3. Những giải pháp cơ bản về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng
1 giờ
4. Thảo luận
2 giờ
Bài QA22: Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu:
- Trình bày được những nội dung cơ bản về bản chất, tính chất, điều kiện của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Xác định những giải pháp cơ bản để giành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Nâng cao trách nhiệm trong nhận thức và hành động đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Bản chất, tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1 giờ
2. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2 giờ
3. Thảo luận
2 giờ
Bài QA23: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường,
củng cố quốc phòng và an ninh
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về tính tất yếu khách quan của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;
- Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân;
- Sẵn sàng tham gia phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng và an ninh.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam
1 giờ
2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh với đối ngoại ở nước ta hiện nay
1 giờ
3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay
1 giờ
4. Thảo luận
2 giờ
Bài QA24: Biển đảo Việt Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Mục tiêu:
- Trình bày được một số quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển đảo và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam;
- Phân tích được những diễn biến tình hình, thời cơ và thách thức trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam;
- Nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của sinh viên trong công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)
1. Chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia Việt Nam
2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về biển đảo
1 giờ
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia
1 giờ
4. Trách nhiệm của sinh viên, các tổ chức trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
1 giờ
5. Thảo luận
2 giờ
Bài QA25: Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh RPĐ, B40, B41, cối 60mm
Mục tiêu:
- Trình bày được tác dụng tính năng chiến đấu, cấu tạo của một số loại súng, đạn thông thường;
- Giữ gìn, bảo quản và sử dụng vũ khí trong luyện tập, chiến đấu.
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong luyện tập, chiến đấu khi có chiến tranh xảy ra.
Nội dung: Thời gian: 4 giờ (Lý thuyết: 2, thảo luận: 2)
1. Súng trung liên RPD cỡ 7,62 mm
2. Súng diệt tăng B40
1 giờ
3. Súng diệt tăng B41
4. Súng cối 60mm
1 giờ
5. Thảo luận
2 giờ
Bài QA26: Giới thiệu ba môn quân sự phối hợp
Mục tiêu:
- Trình bày được những nội dung cơ bản về quy tắc, điều lệ thi đấu ba môn quân sự phối hợp;
- Xác định được cách tổ chức, phương pháp luyện tập và thi đấu ba môn quân sự phối hợp;
- Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
Nội dung: Thời gian: 3 giờ (Lý thuyết: 2, thảo luận: 1)
1. Điều lệ
2. Quy tắc thi đấu
2 giờ
3. Thảo luận
1 giờ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC
1. Lớp học/phòng thực hành:
- Phần lí thuyết được giảng dạy trên lớp học.
- Phần thực hành được giảng dạy tại bãi tập, thao trường đảm bảo theo quy định.
2. Trang thiết bị, máy móc:
- Máy tính, phông chiếu, projecter.
- Mô hình vũ khí:
Súng AK-47, CKC;
Lựu đạn tập.
- Máy bắn tập:
Máy bắn MBT-03;
Máy bắn điện tử;
Thiết bị theo dõi đường ngắm.
- Thiết bị khác:
Bao đạn, túi đựng lựu đạn;
Bộ bia (khung + mặt bia số 4) ;
Bao cát ứng dụng;
Giá đặt bia đa năng;
Kính kiểm tra ngắm;
Đồng tiền di động;
Mô hình đường đạn trong không khí;
Hộp dụng cụ huấn luyện;
Dụng cụ băng bó cứu thương;
Cáng cứu thương;
Thiết bị hỗ trợ huấn luyện kỹ, chiến thuật bộ binh;
Tủ đựng súng và thiết bị, giá súng và bàn thao tác.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Tài liệu:
Giáo trình giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ cao đẳng nghề;
Đĩa hình huấn luyện.
- Tranh in:
Súng tiểu liên AK;
Súng trường CKC;
Các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC;
Cấu tạo và động tác sử dụng lựu đạn;
Các động tác vận động trong chiến đấu.
V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung:
- Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;
- Một số nội dung về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân;
- Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;
- Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng;
- Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia;
- Biển đảo Việt Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam;
- Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC.
2. Phương pháp: Được đánh giá bằng phương pháp kiểm tra tự luận, trắc nghiệm, thực hành.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học:
- Môn học được sử dụng trong giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề, đối tượng là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Khi giảng dạy nên sử dụng các hình ảnh trực quan, máy tính, máy chiếu để mô tả một cách tỉ mỉ, chính xác các kiến thức môn học;
- Sử dụng các thiết bị của môn học;
- Khi hướng dẫn thực hành cần sử dụng các mô hình thật, giáo viên phải bám sát hỗ trợ người học kĩ năng, uốn nắn các thao tác cơ bản.
3. Tài liệu tham khảo:
[1]. Bộ giáo dục đào tạo, Cục giáo dục quốc phòng, “Giáo trình giáo dục quốc phòng” tập I,II,III, Nxb QĐND, Hà Nội 2005.
[2]. “Diễn biến hoà bình” và cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội, 2005.
[3]. Hỏi và đáp “Diễn biến hoà bình và đấu tranh chống diễn biến hoà bình”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội, 2005.
[4]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Dân quân tự vệ, 2009.
[5]. Nghị định 116/2006/CP về động viên Quốc phòng.
[6]. Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (đồng chủ biên), Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006.
[7]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia,, Hà Nội, 2004.
[8]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật nghĩa vụ quân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
[9]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
[10]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quốc phòng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2006.
[11]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013.
[12]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật biển Việt Nam, 2012.
[13]. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997.
[14]. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.
[15]. Sách dạy bắn súng diệt tăng B40, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.
[16]. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Tin học
Mã môn học: MH 05
Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ
(Lý thuyết: 17 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 54 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
Phần 1:
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT
1. Môn Tin học là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
2. Môn Tin học là một trong những nội dung được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.
II. MỤC TIÊU
1. Cung cấp cho người học nghề những kiến thức cơ bản về tin học và máy tính, trên cơ sở đó có thể khai thác được các chương trình ứng dụng, các phần mềm chạy trên máy tính.
2. Trang bị kiến thức tin học cơ bản phục vụ các môn học chuyên môn khác.
III. YÊU CẦU
Người học nghề sau khi học môn Tin học phải đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
1.1. Nắm được các kiến thức cơ bản về cấu trúc hệ thống máy tính và thông tin trong máy tính, ứng dụng của tin học.
1.2. Hiểu được tính năng và phương thức hoạt động cơ bản của máy tính, hệ điều hành và các thiết bị ngoại vi.
1.3. Nắm được các kiến thức cơ bản về mạng và ứng dụng của mạng máy tính
1.4. Đối với trình độ cao đẳng nghề, người học nghề phải có kiến thức về một chương trình ứng dụng như Excell hoặc Autocad.
2. Kỹ năng:
2.1. Sử dụng được máy vi tính và các thiết bị ghép nối.
2.2. Làm được các công việc cơ bản của tin học văn phòng
2.3. Đối với trình độ cao đẳng nghề, người học nghề sử dụng thành thạo một chương trình ứng dụng như Excell hoặc Autocad.
3. Thái độ
Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp , tính kiên trì, sáng tạo trong công việc .
Phần 2:
NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN
STT
Tên bài
Số giờ lý thuyết
Số giờ thực hành
Kiểm tra
Tổng số giờ
I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
2
1
3
1
Bài 1: Các khái niệm cơ bản
0.5
0.5
2
Bài 2: Cấu trúc cơ bản của hệ thống máy tính
1
1
2
3
Bài 3 : Biểu diễn thông tin trong máy tính
0.5
0.5
II. HỆ ĐIỀU HÀNH
2
6
8
4
Bài 4: Các lệnh cơ bản của MS-DOS
1
1
2
5
Bài 5 : Giới thiệu Windows
1
1
2
6
Bài 6: Những thao tác cơ bản trên Windows
4
4
III. MẠNG CƠ BẢN VÀ INTERNET
2
6
1
9
7
Bài 7 : Mạng máy tính
1
1
2
8
Bài 8 : Khai thác và sử dụng Internet
1
5
1
7
IV. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD
1
8
1
10
9
Bài 9: Các thao tác soạn thảo, hiệu chỉnh và định dạng
1
3
4
10
Bài 10: Làm việc với bảng
5
1
6
V. BẢNG TÍNH EXCEL
10
33
2
45
11
Bài 11:Giới thiệu về Excel
2
3
5
12
Bài 12: Lập thời gian biểu
2
8
10
13
Bài 13: Lập bảng thống kê tài chính
2
7
1
10
14
Bài 14:Các hàm đối với kết xuất dữ liệu
2
8
10
15
Bài 15: Làm việc với WorkSheet
2
7
1
10
Tổng cộng
17
54
4
75
Phần 3:
NỘI DUNG CHI TIẾT
I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Bài 1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Thông tin và xử lý thông tin
1.1.1. Thông tin
1.1.2. Dữ liệu
1.1.3. Xử lý thông tin
1.2. Phần cứng, phần mềm và công nghệ thông tin
1.2.1. Phần cứng
1.2.2. Phần mềm
1.2.3. Công nghệ thông tin
Bài 2. Cấu trúc cơ bản của hệ thống máy tính
2.1. Phần cứng
2.1.1. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU)
2.1.2. Thiết bị nhập
2.1.3. Thiết bị xuất
2.1.4. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ
2.2. Phần mềm
2.2.1. Phần mềm hệ thống
2.2.2. Phần mềm ứng dụng
2.2.3. Các giao diện với người sử dụng
2.2.4. MultiMedia
Bài 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
3.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính
3.2. Đơn vị thông tin và dung lượng bộ nhớ
II. HỆ ĐIỀU HÀNH
Bài 4. Hệ điều hành MS-DOS
4.1. MS-DOS là gì?
4.2. Tên ổ đĩa và dấu đợi lệnh
4.3. Tệp và thư mục
4.3.1. Tệp
4.3.2. Thư mục
Các lệnh về đĩa
4.4.1. Lệnh định dạng đĩa FORMAT
4.4.2. Lệnh tạo đĩa khởi động
Bài 5. Giới thiệu Windows
5.1. Windows là gì?
5.2. Khởi động và thoát khỏi Windows
5.3. Desktop
5.4. Thanh tác vụ (Task bar)
5.5. Menu Start
5.6. Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng
5.7. Chuyển đổi giữa các ứng dụng
5.8. Thu nhỏ một cửa sổ, đóng cửa sổ một ứng dụng
5.9. Sử dụng chuột
Bài 6. Những thao tác cơ bản trên Windows
6.1. File và Folder
6.1.1.Tạo, đổi tên, xoá…
6.1.2. Copy, cut, move…
6.2. Quản lý tài nguyên
6.2.1. My Computer
6.2.2. Windows Explorer
III. MẠNG CƠ BẢN VÀ INTERNET
Bài 7. Mạng cơ bản
7.1. Những khái niệm cơ bản
7.2. Phân loại mạng
7.2.1. Phân loại theo phạm vi địa lý
7.2.2. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch
7.2.3. Phân loại theo mô hình
7.3. Các thiết bị mạng
7.3.1. Network Card
7.3.2. Hub
7.3.3. Modem
7.3.4. Repeater
7.3.5. Bridge
7.3.6. Router
7.3.7. Gateway
Bài 8. Khai thác và sử dụng Internet
8.1. Tổng quan về Internet
8.2. Dịch vụ WWW (World Wide Web)
8.3. Thư điện tử (Email)
IV. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD
Bài 9. Các thao tác soạn thảo, hiệu chỉnh, và định dạng
9.1. Màn hình soạn thảo
9.2. Các thao tác soạn thảo
9.3. Các thao tác hiệu chỉnh
9.4. Các thao tác định dạng
Bài 10. Làm việc với bảng
10.1. Tạo bảng
10.2. Các thao tác với bảng
10.2.1. Copy, di chuyển, xoá bảng
10.2.2. Hiệu chỉnh bảng
10.2.3. Tạo tiêu đề bảng
10.2.4. Tạo đường kẻ, viền khung
V. BẢNG TÍNH EXCEL
Bài 11. Giới thiệu về Excel
11.1. Khởi động và thoát khỏi Excel
11.2. Mở một bảng tính mới
11.3. Cửa sổ Excel
11.4. Hộp hội thoại
11.5. Nhập dữ liệu
11.6. Sắp xếp dữ liệu đơn giản
11.7. Thêm dòng và cột
11.8. Xoá dòng và cột
11.9. Hiệu chỉnh kích thước ô, dòng, cột
11.10. Lưu bảng tính lên đĩa
11.11. Mở một / nhiều File có sẵn
11.12. Tìm kiếm file
11.13. Đóng file
Bài 12. Lập thời gian biểu
12.1. Tạo bảng thời gian biểu
12.2. Sử dụng Fills
12.3. Định dạng văn bản trong ô
12.4. Căn lề văn bản trong ô
12.5. Tạo tiêu đề (Bảng t ính, cột, dòng)
12.6. Đường viền khung
12.7. Mầu nền khung
12.8. Tìm kiếm và thay th ế
12.9. Chọn đối tượng (Ô, kh ối, dòng, cột )
12.10. Sao chép, dữ liệu, xoá dữ liệu
12.11. Tạo tiêu đề
12.12. Lưu thời gian biểu
12.13. In một bảng tính
12.14. In một phần của bảng tính
Bài 13. Lập bảng thống kê tài chính
13.1. Tạo bảng thống kê
13.2. Nhập dữ liệu
13.3. Tự động đánh số thứ tự
13.4. Sử dụng công thức
13.5. Sắp xếp thứ tự và thứ tự đặc biệt
13.6. Tính tổng các số
13.7. Một số hàm cơ bản (Sum, Average, Round,……)
13.8. Tính phần trăm
13.9. Địa chỉ tuyệt đối và tương đối
13.10. Sao chép, di chuyển dữ liệu số.
13.11. Các ký hiệu và kí tự đặc biệt
13.12. Thông báo lỗi
13.13. Lưu bảng thống kê.
Bài 14. Các hàm với kết xuất dữ liệu
14.1. Nhóm các hàm
14.2. Chọn và nhập hàm
14.3. Đặt tên vùng (Range), chọn vùng, sử dụng tên vùng, xoá vùng
14.4. Chọn d ữ liệu có giá trị MAX, MIN
14.5. Đếm có điều kiện (COUNT IF, DCOUNT,…..)
14.6. Hàm điều kiện IF
14.7. Hàm tính tổng có điều kiện ( DSUM, SUM IF….)
14.8. Tính trung bình cộng có điều kiện (DAVERAGE),….
14.9. Hàm logic AND, OR
14.10. Hàm tính số ngày (DAY360, DATEVALUE,….)
14.11. Hàm tìm kiếm (VLOOKUP, HLOOKUP, LOOKUP,……)
Bài 15. Làm việc với WorkSheet
15.1. WorkBook và Workseet
15.2. Tạo thêm một bảng tính
15.3. Di chuyển, sao chép các trang bảng tính
15.4. Thay đổi tên Workseet
15.5. Mở nhiều bảng tính
15.6. Tính toán trên nhiều bảng tính
Phần 4:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
1. Giáo viên dạy môn Tin học có thể là giáo viên chuyên trách hoặc giáo viên kiêm nhiệm huy động từ lực lượng giáo viên tin học trong nhà trường.
2. Phần thực hành là nhằm mục đích củng cố ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học về cấu trúc chung máy vi tính, hệ điều hành MS-DOS, Windows XP, biết cách soạn thảo một văn bản, sử dụng Internet cũng như thực hiện các bài quản lý cơ bản trên bảng tính điện tử Exce.
II. THI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Nội dung đánh giá: Toàn bộ nội dung chương trình
Việc thi, kiểm và đánh giá kết quả học tập môn học chính trị của người học nghề được thực hiện theo "Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp" ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ GIẢNG DẠY
1. Giáo viên có thể vận dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp phương pháp gợi mở, phát vấn để người học nghề có thể tham gia tích cực vào bài giảng.
2. Phương tiện, dụng cụ giảng dạy: Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống giáo viên còn có thể sử dụng Máy chiếu Projector, Laptop, sơ đồ, tranh ảnh minh hoạ giúp làm rõ và sinh động nội dung bài học.
3. Trong điều kiện có thể kết hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một phòng học chuyên môn hoá có máy tính được nối mạng LAN và mạng Internet, có sử dụng các phương tiện dạy học bằng hình ảnh./.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Tiếng Anh
Mã môn học: MH 06
Thời gian thực hiện môn học: 120 giờ
(Lý thuyết: 32 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 80 giờ; Kiểm tra: 8 giờ)
I. MỤC TIÊU
Môn học Tiếng Anh giảng dạy ở các trường trung cấp nghề; các trường cao đẳng nghề nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh giúp cho người học nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế.
II. YÊU CẦU
Người học sau khi học môn học tiếng Anh phải đạt được các kỹ năng chủ yếu sau:
1. Khả năng NÓI và diễn đạt để người khác hiểu được trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc;
2. Khả năng NGHE và hiểu thông tin người khác diễn đạt trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc;
3. Khả năng ĐỌC và hiểu thông tin trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc;
4. Khả năng VIẾT và diễn đạt để người khác hiểu trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.
Các khả năng chủ yếu nói trên tương ứng với từng cấp độ sử dụng tiếng Anh dựa trên thang điểm TOEIC được quy định chi tiết trong nội dung chương trình.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI GIAN GIẢNG DẠY
Chương trình môn học tiếng Anh được thiết kế theo các cấp độ kĩ năng sử dụng ngôn ngữ từ cấp độ không có khả năng sử dụng tiếng Anh đến cấp độ sử dụng cao dựa trên thang điểm TOEIC như sau:
- Cấp độ 1: khoảng điểm TOEIC 10 – 95;
- Cấp độ 2: khoảng điểm TOEIC 100 – 145;
- Cấp độ 3: khoảng điểm TOEIC 150 – 245;
- Cấp độ 4: khoảng điểm TOEIC 250 – 295;
- Cấp độ 5: khoảng điểm TOEIC 300 – 345;
- Cấp độ 6: khoảng điểm TOEIC 350 – 395;
- Cấp độ 7: khoảng điểm TOEIC 400 – 495;
- Cấp độ 8: khoảng điểm TOEIC 500 – 545;
- Cấp độ 9: khoảng điểm TOEIC 550 – 595;
Thời gian của môn học Tiếng Anh 120 giờ được phân bổ như sau:
- 30 giờ theo Cấp độ 2;
- 30 giờ theo Cấp độ 3;
- 60 giờ theo Cấp độ 4;
Khi giảng dạy các giảng viên tham khảo các nội dung giảng dạy ở các phụ lục kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch thực hiện chương trình
a) Các trường phải tổ chức bồi dưỡng ngoại khóa Chương trình 1 cho tất cả người học nghề trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp có trình độ sử dụng tiếng Anh chưa đạt yêu cầu đầu vào của Chương trình 2 hoặc chương trình 3 (trình độ sử dụng tiếng Anh thấp hơn 100 điểm TOEIC).
b) Chương trình 2 bắt buộc áp dụng đối với các khóa học nghề trình độ trung cấp, sử dụng tiếng Anh là môn học ngoại ngữ chung theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
đ) Kế hoạch giảng dạy theo từng cấp độ
- Đối với chương trình có các cấp độ từ 1-3 (với khoảng điểm TOEIC: từ 10 đến 245) nên áp dụng kế hoạch giảng dạy 2 giờ học một ngày, 3-5 ngày một tuần
e) Thời gian học bổ trợ
- Ngoài giờ học cần tăng cường thêm thời gian học bổ trợ kĩ năng cho những đối tượng người học có trình độ tiếng Anh còn kém so với yêu cầu và tiêu chuẩn của từng cấp độ, những giờ học này nên do các giáo viên tiếng Anh đào tạo chuyên ngành giảng dạy.
2. Yêu cầu đối với người học
Tất cả đối tượng người học trước khi học đều phải làm bài kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh. Kết quả kiểm tra sẽ được sử dụng nhằm mục đích phân chia trình độ và xếp lớp cho học sinh. Ở mỗi một cấp độ, sự tiến bộ của mỗi người học đều sẽ được theo dõi qua các bài đánh giá năng lực cơ bản, hoặc kiểm tra xem người học có đạt được yêu cầu của từng cấp độ hay không.
Kết thúc mỗi khóa học, người học sẽ làm một bài kiểm tra để xác định việc họ có khả năng theo học ở cấp độ tiếp theo cao hơn hay không.
3. Yêu cầu đối với giáo viên
a) Trình độ giáo viên
Giáo viên được yêu cầu ít nhất phải có bằng cử nhân hoặc bằng cấp tương đương tính theo kinh nghiệm dạy học trước đó. Một yêu cầu không bắt buộc khác là giáo viên nên có chứng chỉ Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (TEFL – Teaching English as a Foreign Language)
Bên cạnh đó, khuyến khích tất cả giáo viên tham gia các khóa tập huấn sử dụng và áp dụng bộ chương trình này.
b) Nguồn lực đào tạo
Những nguồn lực sau đây được khuyến khích sử dụng để bổ trợ những phương pháp giảng dạy đề xuất:
- Cuốn hướng dẫn dành cho giáo viên: được biên soạn và trình bày trong các khóa tập huấn đào tạo giáo viên;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy: Lớp học nên được chia tối thiểu thành 2 nhóm nhỏ. Tổ chức càng nhiều hoạt động làm việc theo nhóm càng tốt để hỗ trợ cho nội dung mỗi bài học;
- Sách, giáo trình và tài liệu tham khảo;
- Kế hoạch giảng dạy và giáo án chi tiết của giáo viên đóng vai trò tài liệu chính được sử dụng trong quá trình giảng dạy.
d) Phương pháp giảng dạy
Các kĩ năng ngôn ngữ sẽ được phát triển tốt nhất khi gắn liền với các hoạt động có ý nghĩa. Nhưng đối tượng còn kém về những kĩ năng này sẽ thấy dễ dàng và hiệu quả hơn khi họ tham gia vào những bài học thú vị và gần gũi với nhu cầu cũng như những chủ đề mà họ quan tâm.
Các chương trình được thiết kế dựa trên thang cấp độ, trước khi theo học các cấp độ tiếp theo, người học phải chứng minh họ đã đạt được yêu cầu tối thiểu của cấp độ thấp hơn trước đó qua một bài kiểm tra đầu vào. Do các chương trình đã được tách ra theo các trình độ thành thạo khác nhau nên không nên tổ chức các lớp học gồm nhiều đối tượng với những trình độ kiến thức không đồng đều. Có rất nhiều phương pháp đa dạng có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy bao gồm:
+ Bài tập nghe
+ Bài tập lớn
+ Các bài tập mô phỏng
+ Hoạt động trong lớp
+ Bài tập theo tình huống
+ v.v...
+ Giảng giải
+ Thảo luận theo nhóm
+ Bài tập đóng vai
+ Làm việc theo cặp, nhóm nhỏ và nhóm lớn
+ Đối thoại
4. Kiểm tra đánh giá người học
Trong quá trình giảng dạy nên kết hợp cả hai phương pháp kiểm tra đánh giá quá trình (hay kiểm tra đánh giá thường xuyên) và kiểm tra đánh giá kết thúc (kiểm tra đánh giá tổng kết).
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Đo lường điện
Mã môn học: MH7
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ
(Lý thuyết: 28giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 0 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí:
+ Môn học Đo lường điện thuộc nhóm môn học kỹ thuật cơ sở chuyên ngành, môn học cũng có tính chất chuyên môn. Sau khi học xong môn học này sinh viên có thể vận dụng ngay vào thực tế sản xuất và đời sống.
+ Môn học trước: Mạch điện, Điện tử cơ bản.
- Tính chất: Là môn học lý thuyết nằm trong khối kiến thức bắt buộc ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Hiểu và vận dụng các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các dụng đo lường điện.
+ Biết phân loại được các dụng cụ đo lường và biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý.
+ Hiểu và ứng dụng các phương pháp được sử dụng trong đo lường điện.
+ Hiểu rõ hình thức thể hiện kết quả đo của các dụng cụ đo lường.
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được các loại dụng cụ đo và ứng dụng thích hợp trong thực tế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Biết được tầm quan trọng của môn học trong quá trình lĩnh hội kiến thức của chuyên ngành.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu
1
1
0
0
Chương 1: Khái niệm chung về đo lường điện
2
2
0
0
Chương 2: Đo dòng điện và đo điện áp
3
3
0
0
Chương 3: Đo các thông số của mạch điện
8
8
0
0
Kiểm tra 1 tiết
1
0
0
1
Chương 4: Đo công suất và đo điện năng
11
11
0
0
Chương 5: Dụng cụ đo các đại lượng biến đổi theo thời gian
3
3
0
0
Kiểm tra 1 tiết
1
0
0
1
Cộng:
30
28
0
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Khái niệm chung về đo lường điện
Thời gian: 2 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được khái niệm đo lường, phân loại dụng cụ đo, phương pháp đo, sai số, cấp chính xác và các ký hiệu của dụng cụ đo.
2. Nội dung:
1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường điện
1.2 Các phương pháp đo và phân loại dụng cụ đo
1.2.1 Các phương pháp đo
1.2.2 Phân loại dụng cụ đo
1.3 Các sai số đo
1.3.1 Sai số tuyệt đối
1.3.2 Sai số tương đối
1.3.3 Sai số quy đổi
1.3.4 Cấp chính xác dụng cụ đo
1.3.5 Độ nhạy dụng cụ đo
Chương 2: Đo dòng điện và điện áp
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được yêu cầu cơ bản và mở rộng giới hạn đo của dụng cụ đo dòng điện và điện áp.
2. Nội dung:
2.1 Đo dòng điện
2.1.1 Yêu cầu cơ bản của dụng cụ đo dòng điện
2.1.2 Phân loại A-m
2.2 Mở rộng giới hạn đo cho A-m
2.2.1 Mở rộng giới hạn đo cho A-m một chiều
2.2.2 Mở rộng giới hạn đo cho A-m xoay chiều
2.3 Đo điện áp
2.3.1 Yêu cầu cơ bản của dụng cụ đo điện áp
2.3.2 Phân loại V-m
2.4 Mở rộng giới hạn đo cho V-m
2.4.1 Mở rộng giới hạn đo cho V-m một chiều
2.4.2 Mở rộng giới hạn đo cho V-m xoay chiều
Chương 3: Đo thông số của mạch điện
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được 1 số phương pháp đo các thông số của mạch điện.
2. Nội dung:
3.1 Đo điện trở bằng phương pháp gián tiếp
3.1.1 Phân tích các sơ đồ mạch đo
3.1.2 Nhận xét
3.2 Đo điện trở bằng phương pháp trực tiếp
3.2.1 -m có số đo phụ thuộc điện áp nguồn
3.2.2 -m có số đo không phụ thuộc điện áp nguồn
3.3 Đo điện trở cách điện
3.3.1 Cấu tạo
3.3.2 Nguyên lý làm việc
3.3.3 Nhận xét
3.4 Đo điện trở bằng cầu điện
3.4.1 Cầu đơn
3.4.2 Cầu kép
3.5 Đo điện trở nối đất
3.5.1 Điện trở nối đất
3.5.2 Đo điện trở nối đất bằng Têrômet
3.6 Đo điện cảm - điện dung và tổn hao điện môi
3.6.1 Cầu đo điện cảm
3.6.2 Cầu đo điện dung
3.7 Đo hệ số công suất
3.7.1 Đo hệ số công suất bằng phương pháp gián tiếp
3.7.2 Đo hệ số công suất bằng phương pháp trực tiếp
Chương 4: Đo công suất và điện năng
Thời gian: 11 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được sơ đồ đo P,Q ,A, Ax trong mạch điện 1pha và 3 pha.
2. Nội dung:
4.1 Đo công suất tác dụng trong mạch 1chiều và xoay chiều 1 pha
4.1.1 Đo bằng phương pháp gián tiếp
4.1.2 Đo bằng phương pháp trực tiếp
4.2 Đo công suất tác dụng trong mạch điện xoay chiều 3 pha
4.2.1 Đo công suất tác dụng bằng một W-m 1 pha
4.2.2 Đo công suất tác dụng bằng hai W-m 1 pha
4.2.3 Đo công suất tác dụng bằng ba W-m 1 pha
4.3 Đo công suất phản kháng trong mạch điện xoay chiều 3 pha
4.3.1 Nguyên lý chung
4.3.2 Đo công suất phản kháng bằng một W-m
4.3.2 Đo công suất phản kháng bằng hai W-m 1 pha
4.3.3 Đo công suất phản kháng bằng ba W-m 1 pha
4.4 Đo điện năng
4.4.1 Đo điện năng trong mạch xoay chiều 1 pha
4.4.2 Đo điện năng tác dụng trong mạch xoay chiều 3 pha
4.4.3 Đo điện năng phản kháng trong mạch xoay chiều 3 pha
4.5 Công tơ điện tử
5.4.1 Sơ đồ khối
5.4.2 Nguyên lý làm việc
Chương 5: Dụng cụ đo các đại lượng biến đổi theo thời gian.
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của máy hiện sóng.
2. Nội dung:
5.1 Dao động ký điện tử 1 tia
5.1.1 Ống phóng tia điện tử
5.1.2 Các khối chức năng của dao động kí điện tử
5.2 Dao động ký điện tử 2 tia
5.2.1 Cấu tạo
5.2.2 Sơ đồ cấu trúc
5.3 Ứng dụng của dao động ký điện tử
5.3.1 Quan sát tín hiệu
5.3.2 Đo điện áp
5.3.3 Đo tần số
5.3.4 Đo hệ số công suất
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Hiểu và vận dụng các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các dụng đo lường điện.
+ Biết phân loại được các dụng cụ đo lường và biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý.
+ Hiểu và ứng dụng các phương pháp được sử dụng trong đo lường điện.
+ Hiểu rõ hình thức thể hiện kết quả đo của các dụng cụ đo lường.
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được các loại dụng cụ đo và ứng dụng thích hợp trong thực tế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Biết được tầm quan trọng của môn học trong quá trình lĩnh hội kiến thức của chuyên ngành.
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Phân loại được các loại dụng cụ. Phân biệt và xác định được các loại sai số, các kí hiệu của dụng cụ đo.
- Xác định được phương pháp đo điện trở, điện cảm, điện dung, điện trở nối đất.
- Xác định được sơ đồ đo P,Q ,A, Ax thích hợp.
- Xác định được các ứng dụng thích hợp của máy hiện sóng
4. Tài liệu tham khảo:
+ Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý (tập 1&2), Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Thị Vấn, NXB Giáo dục – 1997
+ Giáo trình đo lường các đại lượng điện và không điện, Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
+ Kỹ thuật đo, Nguyễn Ngọc Tân, NXB KH&KT - 1998
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Khí cụ điện
Mã môn học: MH8
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ
(Lý thuyết: 42 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 1 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí:
+ Môn học Khí cụ điện cung cấp các kiến thức liên quan đến thiết bị điện trong chương trình đào tạo Cao đẳng trong chuyên ngành hệ thống điện và điện công nghiệp.
+ Môn học trước: Mạch điện, Đo lường điện
- Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc đối với ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Hiểu các lý thuyết chung về khí cụ điện hạ áp và cao áp, hồ quang điện, sự phát nóng, tiếp xúc điện;
+ Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các loại khí cụ điện hạ áp, cao áp và các khí cụ điện khác;
+ Phân tích, giải thích các quá trình làm việc của các loại khí cụ điện.
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng của các loại khí cụ điện;
+ Đọc và giải thích được các thông số kỹ thuật của các loại khí cụ điện;
+ Lựa chọn được các khí cụ điện hạ áp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực và tự học, tham gia đầy đủ các bài học, các bài kiểm tra.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu
1
1
0
0
Chương 1: Khái niệm về khí cụ điện
8
8
0
0
Chương 2: Khí cụ điện hạ áp
13
12
1
0
Thi giữa kỳ
1
0
0
1
Chương 3: Khí cụ điện cao áp
14
13
0
1
Chương 4: Các khí cụ điện khác
8
8
0
0
Cộng:
45
42
1
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Khái niệm về khí cụ điện
Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
+ Hiểu được sự thay đổi nhiệt độ của các thiết bị khi làm việc ở các chế độ dài hạn, ngắn hạn và ngắn hạn lặp lại, từ đó biết cách vận hành thiết bị một cách hợp lý.
+ Hiểu được một số kiến thức cơ bản về tiếp xúc điện, điện trở tiếp xúc. Hiểu được nguyên nhân hư hỏng tiếp điểm và các biện pháp khắc phục.
+ Hiểu được quá trình hình thành hồ quang điện, các biện pháp và trang bị để dập tắt hồ quang điện trong các thiết bị đóng cắt.
+ Phân biệt được đặc điểm các chế độ làm việc của thiết bị điện.
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc. Chỉ ra được các nguyên nhân hư hỏng tiếp điểm từ đó đề ra được các biện pháp khắc phục.
+ Giải thích được hiện tượng hồ quang điện. Phân tích được các biện pháp để dập tắt hồ quang điện.
2. Nội dung:
1.1. Định nghĩa và phân loại
1.2. Sự phát nóng của khí cụ điện
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các chế độ làm việc của khí cụ điện
1.3. Tiếp xúc điện
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với tiếp xúc điện
1.3.3. Điện trở tiếp xúc và các yếu tố phụ thuộc
1.3.4 Nguyên nhân hư hỏng tiếp điểm và biện pháp khắc phục
1.4. Hồ quang điện
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Quá trình phát sinh hồ quang
1.4.3. Tác hại của hồ quang điện
1.4.4. Các biện pháp dập tắt hồ quang điện
Chương 2: Khí cụ điện hạ áp
Thời gian: 13 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các loại khí cụ điện hạ áp.
+ Mô tả được nguyên lý cấu tạo, giải thích được nguyên lý làm việc của các loại khí cụ điện hạ áp trong thực tế.
+ Đọc và giải thích được các thông số kỹ thuật của các loại khí cụ điện đang được sử dụng trong thực tế sản xuất.
+ Tính được các bài toán đơn giản lựa chọn khí cụ điện.
2. Nội dung:
2.1. Cầu chì
2.1.1. Công dụng
2.1.2. Cấu tạo – Phân loại cầu chì
2.1.3. Nguyên lý làm việc của cầu chì
2.1.4. Đặc tính bảo vệ và yêu cầu kỹ thuật của cầu chì
2.1.5. Tính chọn dây chảy cầu chì
2.2. Công tắc tơ
2.2.1. Công dụng
2.2.2. Phân loại
2.2.3. Nguyên lý cấu tạo và làm việc
2.2.4. Các thông số chính
2.3. Rơ le nhiệt
2.3.1. Công dụng
2.3.2. Nguyên lý cấu tạo
2.3.3. Nguyên lý làm viêc
2.3.4. Phạm vi ứng dụng
2.4. Khởi động từ
2.4.1. Công dụng
2.4.2. Cấu tạo và phân loại
2.4.3. Khởi động từ đơn
2.4.4. Khởi động từ kép
2.5. Áp tô mát
2.5.1. Công dụng
2.5.2. Phân loại
2.5.3. Nguyên lý cấu tạo và làm việc của Áp tô mát bảo vệ quá dòng
2.5.4. Các loại Áp tô mát thông dụng
Chương 3: Khí cụ điện cao áp
Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các loại khí cụ điện cao áp.
+ Mô tả được nguyên lý cấu tạo, giải thích được nguyên lý làm việc của các loại khí cụ điện cao áp trong thực tế.
+ Đọc và giải thích được các thông số kỹ thuật của các loại khí cụ điện đang được sử dụng trong thực tế sản xuất.
2. Nội dung:
3.1. Dao cách ly
3.1.1. Công dụng
3.1.2. Phân loại
3.1.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với dao cách ly
3.1.4. Nguyên tắc thao tác đóng cắt dao cách ly
3.1.5. Các loại dao cách ly thông dụng
3.2. Dao phụ tải
3.2.1. Công dụng
3.2.2. Nguyên lý cấu tạo
3.2.3. Dao phụ tải có buồng dập hồ quang bằng không khí hoặc tự sinh khí.
3.2.4. Dao phụ tải có buồng dập hồ quang bằng dầu
3.2.5. Dao phụ tải có buồng dập hồ quang bằng khí SF6
3.2.6. Dao phụ tải có buồng dập hồ quang bằng chân không
3.3. Cầu chì tự rơi
3.3.1. Công dụng
3.3.2. Cấu tạo
3.3.3. Nguyên lý làm việc
3.3.4. Phạm vi ứng dụng
3.4. Máy cắt
3.4.1. Công dụng
3.4.2. Phân loại
3.4.3. Các thông số kỹ thuật cơ bản của MC
3.4.4. Máy cắt khí SF6
3.4.5. Máy cắt chân không
3.4.6. Máy cắt điện Recloser
3.5. Chống sét van
3.5.1. Công dụng
3.5.2. Phân loại
3.5.3. Nguyên lý cấu tạo và làm việc của chống sét van oxit kim loại
3.5.4. Phạm vi ứng dụng
Chương 4: Các khí cụ điện khác
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vị ứng dụng của các loại dây dẫn điện, thanh dẫn điện, cáp điện lực và các loại sứ cách điện.
+ Đọc được các thông số kỹ thuật của của các loại dây dẫn điện, thanh dẫn điện, cáp điện lực và các loại sứ cách điện của một số hãng trên thị trường đang áp dụng tại thực tế.
2. Nội dung:
4.1. Tụ bù
4.1.1. Công dụng và phân loại
4.1.2. Cấu tạo
4.1.3. Các thông số chính
4.1.4. Sơ đồ đấu dây tụ bù
4.2. Kháng điện
4.2.1. Công dụng và phân loại
4.2.2. Cấu tạo
4.2.3. Các thông số chính
4.2.4. Sơ đồ đấu dây kháng điện
4.3. Dây dẫn điện
4.3.1. Công dụng
4.3.2. Phân loại
4.3.3. Các thông số chính
4.3.4. Tính chọn dây dẫn
4.4. Thanh góp điện
4.4.1. Công dụng
4.4.2. Phân loại
4.4.3. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng
4.5. Cáp điện lực
4.5.1. Công dụng
4.5.2. Phân loại
4.5.3. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng
4.6. Sứ cách điện
4.6.1. Công dụng và phân loại
4.6.2. Cấu tạo các loại sứ cách điện thông dụng và phạm vi ứng dụng.
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Hiểu các lý thuyết chung về khí cụ điện hạ áp và cao áp, hồ quang điện, sự phát nóng, tiếp xúc điện;
+ Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các loại khí cụ điện hạ áp, cao áp và các khí cụ điện khác;
+ Phân tích, giải thích các quá trình làm việc của các loại khí cụ điện.
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng của các loại khí cụ điện;
+ Đọc và giải thích được các thông số kỹ thuật của các loại khí cụ điện;
+ Lựa chọn được các khí cụ điện hạ áp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực và tự học, tham gia đầy đủ các bài học, các bài kiểm tra.
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng, các thông số kỹ thuật của các khí cụ điện hạ áp và cao áp.
- Công dụng, cấu tạo, phạm vi ứng dụng, thông số kỹ thuật của dây dẫn, thanh dẫn, cáp điện lực và các loại sứ cách điện.
4. Tài liệu tham khảo:
+ Khí cụ điện, Phạm Văn Giới, NXB Khoa học kỹ thuật - 2002
+ Phần điện nhà máy điện và trạm biến áp, Trịnh Hùng Thám, NXB Khoa học kỹ thuật – 2001
+ Sổ tay Thiết kế điện hợp chuẩn, PGS.TS Quyền Huy Ánh, ĐHSP-KT TP HCM-2013.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Máy điện
Mã môn học: MH9
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ
(Lý thuyết: 26 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 2 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Máy điện là môn học cơ sở ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống hệ Cao đẳng. Nội dung của môn học Máy điện liên quan mật thiết với kiến thức các môn học chuyên ngành và giúp sinh viên tiếp thu tốt các kiến thức chuyên môn của ngành học. Các môn học trước: Mạch điện.
- Tính chất: Là môn học lý thuyết nằm trong khối kiến thức bắt buộc ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: + Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy điện một chiều và máy biến áp.
+ Hiểu được các quá trình điện từ, quá trình năng lượng và đặc tính kỹ thuật của từng loại máy điện.
+ Biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải thích các quá trình vận hành, khống chế, điều khiển các loại máy điện.
- Về kỹ năng: + Phân biệt được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng của các loại máy điện trong thực tế.
+ Tính toán được các bài toán liên quan đến các chế độ làm việc của máy điện.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Xác định được tầm quan trọng của môn học trong quá trình lĩnh hội kiến thức của ngành học.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu
1
1
Phần I: MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU
9
7
1
1
Chương 1: Đại cương về máy điện một chiều
3
3
Chương 2: Máy phát điện một chiều
2
2
Chương 3: Động cơ điện một chiều
4
2
1
1
Phần II: MÁY BIẾN ÁP
20
18
1
1
Chương 4: Đại cương về MBA
3
3
Chương 5: Quan hệ điện từ trong MBA
4
4
Chương 6: Chế độ làm việc ở tải đối xứng của MBA
10
8
1
1
Chương 7: Các MBA đặc biệt
3
3
Tổng số
30
26
2
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Đại cương về máy điện một chiều
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được nguyên lý làm việc, cấu tạo của máy điện một chiều.
+ Hiểu rõ ý nghĩa các trị số định mức.
+ Phân biệt và xác định được các bộ phận, thông số của máy điện một chiều.
+ Biết được sự cần thiết của nội dung kiến thức trong quá trình học tập môn học.
2. Nội dung:
1.1. Nguyên lý làm việc của máy điện một chiều
1.2. Cấu tạo của máy điện một chiều
1.3. Các trị số định mức của máy điện một chiều
Chương 2: Máy phát điện một chiều
Thời gian: 2 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được phương trình cân bằng sức điện động và ý nghĩa các đặc tính của các loại MPĐ một chiều.
+ Phân loại được máy phát điện một chiều.
+ Biết được sự cần thiết của nội dung kiến thức trong quá trình học tập môn học.
2. Nội dung:
2.1. Khái niệm chung
2.2. Các đặc tính của MPĐ một chiều kích từ độc lập
2.3. Các đặc tính của MPĐ một chiều kích từ song song
Chương 3: Động cơ điện một chiều
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được phương trình cân bằng sức điện. Biết cách thành lập phương trình đặc tính cơ của ĐCĐ một chiều.
+ Hiểu được các phương pháp khởi động, điều chỉnh tốc độ ĐCĐ một chiều.
+ Phân loại được động cơ điện một chiều
+ Biết được sự cần thiết của nội dung kiến thức trong quá trình học tập môn học.
2. Nội dung:
3.1. Khái niệm chung
3.2. Các đặc tính làm việc của ĐCĐ một chiều
3.3. Khởi động ĐCĐ một chiều
3.4. Điều chỉnh tốc độ ĐCĐ một chiều
Chương 4: Đại cương về máy biến áp
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của MBA.
+ Hiểu được ý nghĩa các trị số định mức của MBA.
+ Phân biệt và xác định được các bộ phận, thông số của máy biến áp.
+ Biết được sự cần thiết của nội dung kiến thức trong quá trình học tập môn học.
2. Nội dung:
4.1. Khái niệm chung
4.2. Cấu tạo của MBA
4.3. Nguyên lý làm việc cơ bản của MBA
4.4. Các trị số định mức của MBA
Chương 5: Quan hệ điện từ trong MBA
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được ý nghĩa của các phương trình cơ bản.
+ Hiểu được tổ nối dây của MBA.
+ Xác định được các tổ nối dây MBA.
+ Thành lập được mạch điện thay thế và vẽ được đồ thị vectơ của MBA.
+ Biết được sự cần thiết của nội dung kiến thức trong quá trình học tập môn học.
2. Nội dung:
5.1. Các phương trình cơ bản của MBA
5.2. Mạch điện thay thế và đồ thị vectơ của MBA
5.3. Mạch từ và tổ nối dây của MBA
Chương 6: Chế độ làm việc ở tải đối xứng của MBA
Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được giản đồ năng lượng của MBA.
+ Hiểu và xác định được hiệu suất của MBA.
+ Hiểu được điều kiện vận hành song song các MBA.
+ Biết cách xác định tham số của MBA bằng thí nghiệm không tải, thí nghiệm ngắn mạch.
+ Biết xác định độ thay đổi điện áp và cách điều chỉnh điện áp.
+ Biết được sự cần thiết của nội dung kiến thức trong quá trình học tập môn học.
2. Nội dung:
6.1. Chế độ không tải và ngắn mạch MBA
6.2. Giản đồ năng lượng của MBA
6.3. Độ thay đổi điện áp và cách điều chỉnh điện áp
6.4. Hiệu suất của MBA
6.5. MBA làm việc song song
Chương 7: Các MBA đặc biệt
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm của các loại MBA ba cuộn dây, MBA tự ngẫu và MBA đo lường.
+ Phân biệt được công dụng của các loại MBA đặc biệt.
+ Biết được sự cần thiết của nội dung kiến thức trong quá trình học tập môn học.
2. Nội dung:
7.1. MBA ba cuộn dây
7.2. MBA tự ngẫu
7.3. MBA đo lường
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
- Về kỹ năng:
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
2. Phương pháp:
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Hiểu được cấu tạo nguyên lý làm việc của máy điện một chiều, máy biến áp.
- Hiểu được các phương pháp khởi động, điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều.
- Hiểu được các phương trình cân bằng, mạch điện thay thế của máy biến áp. Các chế độ làm việc, hiệu suất của máy biến áp.
- Hiểu được các điều kiện làm việc song song của máy biến áp.
4. Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Máy điện – Th.s Nguyễn Tiến Phong, Trường Cao Đẳng Điện Lực Miền Trung, 2012.
Giáo trình Máy điện - Đặng Văn Đào, Trần Khánh Hà, Nguyễn Hồng Thanh - Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
Máy điện - Trần Khánh Hà, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1997.
Máy điện - Vũ Gia Hanh và nhóm tác giả, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
Protection application handbook ABB
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Điện tử cơ bản
Mã môn học: MH10
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ
(Lý thuyết: 27giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 2 giờ; Kiểm tra: 1 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học Điện tử cơ bản là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành của ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống. Môn học được giảng dạy vào học kỳ II của khóa học.
- Tính chất: Môn học Điện tử cơ bản môn học kỹ thuật, thuộc khối các môn học bắt buộc, hỗ trợ cho môn này có môn thực hành Thí nghiệm điện tử cơ bản.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Các kiến thức cơ bản về linh kiện điện tử.
+ Các mạch khuếch đại cơ bản.
- Về kỹ năng:
+ Nhận dạng và sử dụng được các linh kiện bán dẫn.
+ Nhận dạng và đo kiểm được các thông số cơ bản của các mạch khuếch đại phổ thông.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc ứng dụng các linh kiện điện tử, mạch khuếch đại vào cuộc sống và sản xuất.
+ Ham học hỏi, tìm tòi để áp dụng vào công việc sau này.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu: Vị trí, tính chất, mục tiêu môn học
1
1
Chương 1: Linh kiện điện tử
14
13
1
Chương 2: Mạch khuếch đại
15
13
1
1
Tổng số
30
27
2
1
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Linh kiện điện tử
Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết được công dụng, hình dáng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách đọc trị số các linh kiện điện tử.
- Biết cách xác định các chân, tình trạng linh kiện
- Rèn luyện tính cẩn thận và khả năng tư duy
2. Nội dung:
1.1 Điện trở
1.1.1 Công dụng
1.1.2 Cấu tạo, hình dáng và ký hiệu
1.1.3 Cách đọc trị số
1.1.4 Cách ghép điện trở
1.2 Tụ điện
1.2.1 Công dụng
1.2.2 Cấu tạo, hình dáng và ký hiệu
1.1.3 Cách đọc trị số
1.1.4 Cách ghép tụ điện
1.3 Điện cảm, cuộn dây
1.3.1 Công dụng
1.3.2 Cấu tạo, hình dáng và ký hiệu
1.4 Chất bán dẫn và cơ chế dẫn điện
1.4.1 Chất bán dẫn nguyên chất và chất bán dẫn tạp chất
1.4.2 Mặt ghép p-n và tính chất chỉnh lưu
1.5 Diode bán dẫn
1.5.1. Diode nắn điện (gồm hình dáng, công dụng, cấu tạo, ký hiệu, cách xác định chân, đặc tính V-A)
1.5.2. Diode ổn áp (gồm hình dáng, công dụng, cấu tạo, ký hiệu, cách xác định chân, cách đấu vào sơ đồ)
1.5.3. Diode phát quang (LED) (gồm hình dáng, công dụng, ký hiệu, cách xác định chân, cách tính điện trở mắc nối tiếp với LED)
1.6 Transistor lưỡng cực (BJT)
1.6.1 Cấu tạo và ký hiệu
1.6.2 Nguyên lý làm việc
1.6.3 Ba sơ đồ cơ bản (E chung, B chung,C chung)
1.6.4 Công dụng
1.7 SCR
1.7.1 Cấu tạo và ký hiệu
1.7.2 Nguyên lý làm việc và đặc tính V-A
1.7.3 Điều kiện đóng mở
1.7.4 Công dụng
1.8 TRIAC
1.8.1 Cấu tạo và ký hiệu
1.8.2 Công dụng
1.9. Giới thiệu một số linh kiện khác
1.9.1 FET
1.9.2 UJT
Chương 2: Mạch khuếch đại (KĐ)
Thời gian: 15 giờ
1. Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ, giải thích được nguyên lý làm việc của mạch.
- Nhận dạng được mạch thực tế, phân tích được ưu nhược điểm và biết ứng dụng của mạch.
- Rèn luyện khả năng tìm tòi, sáng tạo.
2. Nội dung:
2.1 Khái niệm chung
2.1.1 Định nghĩa, công dụng, phân loại các bộ KĐ
2.1.2 Chỉ tiêu kỹ thuật của bộ KĐ
2.2 Các mạch KĐ cơ bản dùng BJT
2.2.1 Mạch KĐ cực phát chung (E chung) gồm: Sơ đồ đầy đủ, nguyên lý làm việc, đặc điểm, ứng dụng
2.2.2 Mạch KĐ cực gốc chung (B chung) gồm: Sơ đồ đầy đủ, đặc điểm, ứng dụng
2.2.3 Mạch KĐ cực góp chung (C chung) gồm: Sơ đồ đầy đủ, đặc điểm, ứng dụng
2.3 Các chế độ công tác của transistor
2.3.1 Khái niệm
2.3.2 Các chế độ làm việc
2.4 Mạch KĐ điện áp
2.4.1 Mạch KĐ điện áp ghép RC
2.4.2 Mạch KĐ điện áp ghép biến áp
2.5 Mạch KĐ công suất
2.5.1 Các mạch KĐ công suất đơn, chế độ A
- mạch tải ghép trực tiếp
- mạch tải ghép qua máy biến áp
2.5.2 Các mạch KĐ công suất đẩy kéo làm việc ở chế độ B hoặc AB
- mạch đẩy kéo dùng MBA có điểm trung tính
- mạch đẩy kéo dùng tầng KĐ đảo pha
- mạch đẩy kéo dùng 2 BJT khác loại
Kiểm tra 1 tiết
2.6. Mạch KĐ thuật toán (KĐTT)
2.6.1 Khái niệm về KĐTT
2.6.2 Các mạch KĐTT cơ bản
- mạch đảo (gồm sơ đồ, cách tính các thông số, ứng dụng)
- mạch không đảo
- mạch trừ
- mạch cộng
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Các kiến thức cơ bản về linh kiện điện tử.
+ Các mạch khuếch đại cơ bản.
- Về kỹ năng:
+ Nhận dạng và sử dụng được các linh kiện bán dẫn.
+ Nhận dạng và đo kiểm được các thông số cơ bản của các mạch khuếch đại phổ thông.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc ứng dụng các linh kiện điện tử, mạch khuếch đại vào cuộc sống và sản xuất.
+ Ham học hỏi, tìm tòi để áp dụng vào công việc sau này.
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Chương 1: 1.1, 1.2, 1.5, 1.6, 1.7
4. Tài liệu tham khảo:
Bài giảng Điện tử cơ bản, trường CĐĐL miền Trung
Kỹ thuật điện tử , Đỗ Xuân Thụ, NXB Giáo dục - 2001
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Mạch điện 1
Mã môn học: MH11
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ
(Lý thuyết: 34 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 9 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Mạch điện 1 là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở của ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống. Môn học kế tiếp liên quan: Mạch điện 2
- Tính chất: Mạch điện 1 là môn học lý thuyết thuộc khối kiến thức bắt buộc ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Nhớ các khái niệm cơ bản về mạch điện gồm: các đại lượng, thông số mạch điện, các định luật cơ bản về mạch điện;
+ Nhớ và phân biệt được quan hệ giữa điện áp- dòng, công suất trong mạch điện xoay chiều;
+ Nhớ được ý nghĩa của hệ số công suất và các biện pháp nâng cao hệ số công suất.
+ Mô tả được các phương pháp giải mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa;
- Về kỹ năng:
+ Tính toán được các mạch điện một chiều;
+ Sử dụng công cụ số phức để hỗ trợ tính toán mạch điện;
+ Phân tích được các bài toán về mạch thuần trở, thuần cảm, thuần dung, mạch RLC nối tiếp.
+ Phân tích được các bài toán về nâng cao hệ số công suất.
+ Phân tích được các bài toán về mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa;
+ Nhận ra được các phân tử phi tuyến trong mạch điện thực tế;
+ Mô tả các đặc điểm đặc trưng của các phần tử phi tuyến;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Xác lập thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các bài học, các bài kiểm tra;
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu
1
1
0
0
1
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về mạch điện
8
6
2
0
2
Chương 2: Mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa
(Mạch điện xoay chiều hình sin)
13
11
2
0
Ôn tập thi giữa kỳ
1
1
0
0
Thi giữa kỳ
1
0
0
1
3
Chương 3: Các phương pháp phân tích mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa
14
9
5
0
Kiểm tra 1 tiết
1
0
0
1
4
Chương 4: Mạch điện phi tuyến
5
5
0
0
Ôn tập
1
1
0
0
Tổng cộng
45
34
9
2
2. Nội dung chi tiết:
Bài mở đầu: Giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và nội dung của môn học. Phương pháp học tập, tài liệu tham khảo, các phần mềm ứng dụng. Hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Các quy định chung liên quan đến học tập và rèn luyện.
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về mạch điện
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
+ Nhớ được khái niệm dòng điện, điện áp, công suất, điện trở, điện cảm, điện dung.
+ Giải thích được định luật Ôm, định luật Kiếc-sốp 1, Kiếc-sốp 2.
+ Tính toán được mạch điện một chiều.
2. Nội dung:
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm kỹ thuật điện
1.1.2 Mạch điện và mô hình
1.2 Dòng điện – điện áp
1.2.1 Điện tích
1.2.2 Dòng điện
1.2.3 Mật độ dòng điện
1.2.4 Điện áp – điện thế
1.2.5 Công suất của dòng điện
1.3 Các phần tử mạch điện
1.3.1 Nguồn điện áp độc lập (hay nguồn sức điện động)
1.3.2 Nguồn dòng điện
1.3.3 Phần tử điện trở
1.3.4. Phần tử điện cảm
1.3.5. Phần tử điện dung
1.3.6. Phân loại mạch điện
1.4 Các định luật cơ bản về mạch điện
1.4.1. Định luật Kiếc-sốp về dòng điện (Định luật K1)
1.4.2. Định luật Kiếc-sốp về điện áp (Định luật K2)
Chương 2: Mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa (Mạch điện xoay chiều hình sin)
Thời gian: 13 giờ
1. Mục tiêu:
+ Nhớ và phân biệt được quan hệ giữa điện áp- dòng, công suất trong mạch điện xoay chiều thuần điện trở, thuần cảm và thuần dung;
+ Nhớ và phân biệt được các mối liên hệ giữa các đại lượng dòngòng điện, điện áp và các thông số trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp.
+ Phân tích và giải được các bài toán về mạch thuần trở, thuần cảm, thuần dung, mạch RLC nối tiếp;
+ Phân tích được ý nghĩa của hệ số công suất và các biện pháp nâng cao hệ số công suất;
2. Nội dung:
2.1 Dòng điện hình sin
2.1.1 Các định nghĩa
2.1.2 Các thông số đặc trưng
2.2 Số phức
2.2.1 Khái niệm số phức
2.2.2 Sử dụng máy tính điện tử để tính số phức.
2.2.3 Biểu diễn dòng điện hình sin bằng số phức
2.3 Mạch điện xoay chiều thuần điện trở, thuần cảm, thuần dung
2.3.1 Mạch điện xoay chiều thuần điện trở
2.3.2 Mạch điện xoay chiều thuần điện cảm
2.3.3 Mạch điện xoay chiều thuần điện dung
2.4 Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp.
2.4.1 Định luật Ohm dạng phức - Tổng trở phức của mạch RLC nối tiếp
2.4.2 Công suất mạch RLC nối tiếp
2.4.3 Điện năng
2.5 Nâng cao hệ số công suất
2.5.1 Khái niệm
2.5.2 Nâng cao hệ số công suất
Chương 3: Các phương pháp phân tích mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa
Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu:
+ Mô tả được phương pháp dòng điện nhánh để giải mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa.
+ Mô tả được phương pháp dòng điện vòng để giải mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa.
+ Mô tả được phương pháp điện thế nút nhánh để giải mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa.
+ Mô tả được phương pháp biến đổi tương đương để giải mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa.
+ Tính toán và phân tích mạch điện xác lập điều hòa;
+ Áp dụng các kiến thức về tính toán mạch điện để phân tích các hiện tượng xảy ra trong mạch điện thực tế;
2. Nội dung:
3.1 Định luật Kiếc-sốp 1,2 dạng phức
3.1.1 Định luật Kiếc-sốp 1 dạng phức
3.1.2 Định luật Kiếc-sốp 2 dạng phức
3.2 Phương pháp dòng điện nhánh.
3.2.1 Các bước thực hiện
3.2.2 Ví dụ
3.3 Phương pháp điện thế 2 nút.
3.4.1 Các bước thực hiện
3.4.2 Ví dụ
3.4 Các phép biến đổi tương đương.
3.4.1 Biến đổi tương đương các nhánh nối tiếp
3.4.2 Biến đổi tương đương các nhánh song song
3.4.3 Biến đổi tương đương sao –tam giác
Mô phỏng trên phần mềm Multisim
Chương 4: Mạch điện phi tuyến
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
+ Mô tả đặc điểm cơ bản của các phần tử phi tuyến;
+ Minh họa được các phần tử phi tuyến trong thực tế;
2. Nội dung:
4.1 Khái niệm chung.
4.1.1 Khái niệm
4.1.2 Đặc điểm của các phần tử phi tuyến
4.2 Mạch điện xoay chiều trở phi tuyến.
4.3 Mạch điện xoay chiều cảm phi tuyến.
4.3.1 Đường cong dòng điện cuộn dây lõi thép bỏ qua hiện tượng từ trễ.
4.3.2 Đường cong dòng điện cuộn dây lõi thép khi xét hiện tượng từ trễ.
4.4 Sơ đồ tương đương cuộn dây có lõi thép.
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Các mô hình mô phỏng mạch điện một chiều, xoay chiều
Các bản vẽ, hình ảnh cần thiết
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Nhớ các khái niệm cơ bản về mạch điện gồm: các đại lượng, thông số mạch điện, các định luật cơ bản về mạch điện;
+ Nhớ và phân biệt được quan hệ giữa điện áp- dòng, công suất trong mạch điện xoay chiều;
+ Nhớ được ý nghĩa của hệ số công suất và các biện pháp nâng cao hệ số công suất.
+ Mô tả được các phương pháp giải mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa;
- Về kỹ năng:
+ Tính toán được các mạch điện một chiều;
+ Sử dụng công cụ số phức để hỗ trợ tính toán mạch điện;
+ Phân tích được các bài toán về mạch thuần trở, thuần cảm, thuần dung, mạch RLC nối tiếp.
+ Phân tích được các bài toán về nâng cao hệ số công suất.
+ Phân tích được các bài toán về mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa;
+ Nhận ra được các phân tử phi tuyến trong mạch điện thực tế;
+ Mô tả các đặc điểm đặc trưng của các phần tử phi tuyến;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Xác lập thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các bài học, các bài kiểm tra;
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý: Chương 2, 3
4. Tài liệu tham khảo:
Mạch điện 1 - Phạm Thị Cư (chủ biên) - NXB Giáo dục - 1996.
Cơ sở Kỹ thuật điện - Hoàng Hữu Thận - NXB Giao thông vận tải - 2000.
Cơ sở lý thuyết mạch điện - Nguyễn Bình Thành - Đại học Bách khoa Hà Nội - 1980.
Kỹ thuật điện đại cương - Hoàng Hữu Thận - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1976.
Bài tập Kỹ thuật điện đại cương - Hoàng Hữu Thận - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1980.
Bài tập mạch điện 1 - Phạm Thị Cư - Trường Đại học Kỹ thuật TPHCM - 1996.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Mạch điện 2
Mã môn học: MH12
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ
(Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 13 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Mạch điện 2 là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở của ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
- Tính chất: Mạch điện 2 là môn học lý thuyết thuộc khối kiến thức bắt buộc ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Định nghĩa các khái niệm trong mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác;
+ Nhớ quan hệ dòng điện- điện áp trong mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác;
- Về kỹ năng:
+ Phân tích được các bài toán quá trình quá độ cấp 1 trong mạch điện thực tế khi đóng vào nguồn điện áp một chiều, xoay chiều.
+ Giải thích được nguyên nhân và ý nghĩa của việc xuất hiện sóng điều hòa trong mạch điện ba pha;
+ Phân tích được các bài toán về mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác;
+ Áp dụng kiến thức mạch điện ba pha, các phương pháp phân tích mạch trong miền thời gian để giải thích các chế độ xảy ra trong hệ thống điện;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Xác lập thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các bài học, các bài kiểm tra;
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu
1
1
0
0
Chương 1: Phân tích mạch điện trong miền thời gian
(Quá trình quá độ trong mạch điện)
15
8
7
0
Chương 2: Mạch điện có dòng chu kỳ không sin
3
3
0
0
Ôn tập thi giữa kỳ
1
1
0
0
Thi giữa kỳ
1
0
0
1
Chương 3: Mạch điện ba pha
22
16
6
0
Kiểm tra 1 tiết
1
0
0
1
Ôn tập
1
1
0
0
Cộng:
45
30
13
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Phân tích mạch điện trong miền thời gian (Quá trình quá độ trong mạch điện)
Thời gian: 15 giờ
1. Mục tiêu:
+ Nhớ các bước tính toán quá trình quá độ trong mạch điện RL, RC, RLC khi đóng vào nguồn điện áp một chiều, xoay chiều.
+ Phân tích được các bài toán quá trình quá độ trong mạch điện RL, RC khi đóng vào nguồn điện áp một chiều, xoay chiều.
2. Nội dung:
1.1 Khái niệm chung về quá trình quá độ trong mạch điện.
1.2 Các điều kiện đầu- Các định luật đóng-cắt
1.2.1 Các điều kiện đầu (Sơ kiện)
1.2.2 Các định luật đóng – cắt
1.3 Phương pháp tích phân kinh điển.
1.3.1 Tư tưởng của phương pháp
1.3.2 Phương pháp tích phân kinh điển
1.3.3 Các bước thực hiện theo phương pháp tích phân kinh điển
1.4 Quá trình quá độ khi đóng mạch RL vào nguồn điện áp không đổi.
1.5 Quá trình quá độ khi đóng mạch RL vào nguồn điện áp hình sin.
1.6 Quá trình quá độ khi đóng mạch RC vào nguồn điện áp không đổi.
1.7 Quá trình quá độ khi đóng mạch RC vào nguồn điện áp hình sin.
Mô phỏng trên phần mềm Multisim
Chương 2: Mạch điện có dòng chu kỳ không sin
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu: + Định nghĩa được định lí Furiê;
+ Mô tả được các thành phần sóng điều hòa trong mạch ba pha.
+ Tính toán được một số mạch điện có dòng chu kỳ không sin đơn giản.
2. Nội dung:
2.1 Phân tích Furiê (Fourier)
2.1.1 Tín hiệu tuần hoàn không sin
2.1.2 Phân tích Furiê
2.2 Trị số hiệu dụng và công suất của dòng điện tuần hoàn không sin
2.2.1 Trị số hiệu dụng
2.2.2 Công suất
2.3 Phân tích mạch ở chế độ xác lập chu kỳ không sin.
Chương 3: Mạch điện ba pha
Thời gian: 22 giờ
1. Mục tiêu:
+ Định nghĩa các khái niệm trong mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác.
+ Nhớ được các quan hệ dòng điện- điện áp trong mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác.
+ Phân tích được các bài toán về mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác.
+ Giải thích được nguyên nhân và ý nghĩa của việc xuất hiện sóng điều hòa trong mạch điện ba pha;
2. Nội dung:
3.1 Khái niệm chung về mạch điện ba pha
3.1.1 Khái niệm mạch điện ba pha
3.1.2 Ý nghĩa hệ thống điện ba pha
3.2 Nối các cuộn dây máy phát điện thành hình sao
3.2.1 Các định nghĩa cơ bản
3.2.2 Quan hệ giữa các đại lượng dây – pha
3.3 Mạch điện ba pha phụ tải đấu sao.
3.3.1 Sơ đồ mạch điện
3.3.2 Tính toán mạch điện ba pha phụ tải nối sao
3.3.3 Tính toán mạch điện ba pha phụ tải nối sao đối xứng
3.3.4 Một số trường hợp khác
3.3.5 Công suất trong mạch ba pha phụ tải nối sao
3.4 Mạch điện ba pha phụ tải đấu sao bị đứt dây và ngắn mạch một pha.
3.4.1 Mạch điện ba pha tải đấu sao đối xứng bị đứt dây pha
3.4.2 Mạch điện ba pha tải đấu sao đối xứng bị ngắn mạch một pha
3.5 Mạch điện ba pha phụ tải đấu tam giác.
3.5.1 Quan hệ giữa điện áp –dòng điện
3.5.2 Công suất
3.6 Định lý phân tích các thành phân đối xứng
3.6.1 Khái niệm hệ ba pha đối xứng
3.6.2 Hệ số pha
3.6.3 Định lý phân tích các thành phần đối xứng
Mô phỏng trên phần mềm Multisim
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Định nghĩa các khái niệm trong mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác;
+ Nhớ quan hệ dòng điện- điện áp trong mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác;
- Về kỹ năng:
+ Phân tích được các bài toán quá trình quá độ cấp 1 trong mạch điện thực tế khi đóng vào nguồn điện áp một chiều, xoay chiều.
+ Giải thích được nguyên nhân và ý nghĩa của việc xuất hiện sóng điều hòa trong mạch điện ba pha;
+ Phân tích được các bài toán về mạch điện ba pha nguồn đấu sao phụ tải đấu sao, phụ tải đấu tam giác;
+ Áp dụng kiến thức mạch điện ba pha, các phương pháp phân tích mạch trong miền thời gian để giải thích các chế độ xảy ra trong hệ thống điện;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Xác lập thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các bài học, các bài kiểm tra;
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
4. Tài liệu tham khảo:
Cơ sở Kỹ thuật điện - Hoàng Hữu Thận - NXB Giao thông vận tải - 2000.
Cơ sở lý thuyết mạch điện - Nguyễn Bình Thành - Đại học Bách khoa Hà Nội - 1980.
Kỹ thuật điện đại cương - Hoàng Hữu Thận - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1976.
Bài tập Kỹ thuật điện đại cương - Hoàng Hữu Thận - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1980.
Bài tập mạch điện 1 - Phạm Thị Cư - Trường Đại học Kỹ thuật TPHCM - 1996.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Rơle bảo vệ
Mã môn học: MH13
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ
(Lý thuyết: 28giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí:
Rơle bảo vệ trong hệ thống điện là môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống
Môn học này chỉ được giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong các môn học cơ sở và có thể học song song cùng với các môn chuyên ngành khác để hỗ trợ cho nhau như: Lưới điện, Mạng điện...; Môn học này làm tiền đề cho các môn học khác như: Tự động hoá trong HTĐ
- Tính chất:
Rơle bảo vệ là môn học kỹ thuật mang tính lý thuyết thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
Hiểu được nhiệm vụ của rơle bảo vệ; các kiến thức về yêu cầu của bảo vệ rơle; các nguyên lý thực hiện bảo vệ; các loại nguồn thao tác trong rơle bảo vệ.
Trình bày được kiến thức cơ bản về các loại rơle điện từ, rơle tĩnh, và rơle kỹ thuật số.
Phân tích được các nguyên lý cơ bản thực hiện bảo vệ rơle.
- Về kỹ năng:
Vẽ thành thạo các sơ đồ nguyên lý của bảo vệ; Biết tổ chức hoạt động nhóm trong học tập.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện tính tự giác, tính chủ động cao trong học tập, có ý thức trách nhiệm trong công việc, có kỹ năng quản lý thời gian tự học hợp lý.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Chương 1. Khái niệm chung về rơle bảo vệ
4
4
Chương 2. Các phần tử chính trong rơle bảo vệ
11
10
1
Chương 3. Các nguyên lý thực hiện bảo vệ
15
14
1
Tổng số:
30
28
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1. Khái niệm chung về rơle bảo vệ
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
+Hiểu được nhiệm vụ của rơle bảo vệ
+Phân tích được các kiến thức về yêu cầu cơ bản của bảo vệ rơle
+Trình bày được cấu trúc của hệ thống bảo vệ
2. Nội dung:
1.1. Nhiệm vụ của bảo vệ rơle
1.2. Các yêu cầu cơ bản trong bảo vệ rơle
1.2.1. Tính chọn lọc.
1.2.2. Tác động nhanh.
1.2.3. Độ nhạy.
1.2.4. Độ tin cậy.
1.2.5. Đơn giản và kinh tế
1.3.Cấu trúc & các bộ phận của hệ thống rơle bảo vệ
1.3.1. Cấu trúc của hệ thống rơle bảo vệ
1.3.2. Các bộ phận cơ bản của hệ thống rơle bảo vệ
Chương 2. Các phần tử chính trong rơle bảo vệ
Thời gian: 11 giờ
1. Mục tiêu:
+Hiểu được nguyên lý làm việc của các loại rơle điện từ, rơle tĩnh và rơle kỹ thuật số.
+Trình bày được các sơ đồ nối TI, TU trong bảo vệ rơle.
+Phân tích được các loại nguồn thao tác trong rơle bảo vệ; Kênh thông tin của hệ thống bảo vệ
2. Nội dung:
2.1. Máy biến dòng trong sơ đồ rơle bảo vệ (TI)
2.1.1.Nhiệm vụ và cách đánh dấu cực tính cuộn dây.
2.1.2. Sơ đồ nối các TI trong rơ le bảo vệ
2.2. Máy biến điện áp trong sơ đồ rơle bảo vệ .
2.2.1. Nhiệm vụ và đặc điểm.
2.2.2. Sơ đồ nối các TU trong rơ le bảo vệ
2.3. Quá trình phát triển của rơle bảo vệ
2.4. Rơle điện từ
2.4.1. Cấu tạo.
2.4.2. Nguyên tắc tác động.
2.4.3. Ứng dụng của rơ le điện từ.
2.4.3.1. Rơ le dòng điện.
2.4.3.2. Rơ le điện áp.
2.4.3.3. Rơ le trung gian.
2.4.3.4. Rơ le thời gian.
2.4.3.5. Rơ le tín hiệu.
2.5. Rơle tĩnh
2.5.1. Nguyên lý cấu tạo.
2.5.2. Sự khác biệt giữa rơle điện cơ và rơle tĩnh
2.6. Rơle kỹ thuật số
2.6.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle kỹ thuật số
2.6.2. Đánh giá rơle kỹ thuật số
2.6.2.1. Ưu điểm.
2.6.2.2. Nhược điểm.
2.7. Các nguồn điện thao tác
2.7.1. Công dụng và yêu cầu.
2.7.2. Nguồn thao tác một chiều.
2.7.3. Nguồn thao tác xoay chiều.
Chương 3. Các nguyên lý thực hiện bảo vệ
Thời gian: 15 giờ
1. Mục tiêu:
+Hiểu được các nguyên lý cơ bản để phát hiện các hư hỏng trong HTĐ
+Phân tích được các nguyên lý thực hiện bảo vệ trong HTĐ
+Trình bày được các nguyên tắc bảo vệ như: Nguyên tắc quá dòng, so lệch, khoảng cách....
2. Nội dung:
3.1. Bảo vệ quá dòng điện cực đại
3.1.1. Nguyên tắc tác động và sơ đồ cấu trúc.
3.1.2. Dòng khởi động của bảo vệ.
3.1.3. Độ nhạy của bảo vệ
3.1.4. Thời gian làm việc của bảo vệ.
3.1.4.1. Đặc tính thời gian độc lập DT
3.1.4.2. Đặc tính thời gian phụ thuộc IT
3.1.5. Bảo vệ quá dòng điện kết hợp với rơle kém áp
3.1.6. Nhận xét bảo vệ dòng điện cực đại
3.2. Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh
3.2.1. Nguyên tắc tác động và sơ đồ cấu trúc.
3.2.3. Dòng khởi động của bảo vệ.
3.2.4. Độ nhạy của bảo vệ
3.2.4. Thời gian tác động của bảo vệ .
3.2.6. Nhận xét về bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh
3.3. Bảo vệ quá dòng chạm đất
3.3.1. Bảo vệ quá dòng chạm đất ở mạng có dòng chạm đất lớn
3.3.1.1 Nguyên tắc tác động và sơ đồ cấu trúc
3.3.1.2. Dòng khởi động của bảo vệ.
3.3.1.3. Độ nhạy của bảo vệ
3.3.1.4. Thời gian làm việc của bảo vệ.
3.3.2. Bảo vệ quá dòng chạm đất trong mạng có dòng chạm đất nhỏ
3.3.2.1. Nguyên tắc tác động và sơ đồ cấu trúc
3.3.2.2. Bảo vệ phản ứng theo điện áp TTK.
3.3.2.3. Bảo vệ phản ứng theo dòng TTK
1. Dòng khởi động của bảo vệ.
2. Độ nhạy của bảo vệ
. 3. Thời gian tác động của bảo vệ
3.4. Bảo vệ quá dòng điện có hướng
3.4.1. Nguyên tắc tác động và sơ đồ cấu trúc
3.4.2. Phần tử định hướng công suất
3.5. Bảo vệ dòng điện so lệch
3.5.1. Nguyên tắc tác động
3.5.2. Dòng điện không cân bằng
3.5.3. Dòng điện khởi động của bảo vệ
3.5.4. Độ nhạy và vấn đề nâng cao độ nhạy của bảo vệ so lệch.
3.6. Bảo vệ khoảng cách.
3.6.1. Nguyên tắc hoạt động
3.6.2. Đặc tính thời gian của bảo vệ khoảng cách 3 cấp
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
Hiểu được nhiệm vụ của rơle bảo vệ; các kiến thức về yêu cầu của bảo vệ rơle; các nguyên lý thực hiện bảo vệ; các loại nguồn thao tác trong rơle bảo vệ.
Trình bày được kiến thức cơ bản về các loại rơle điện từ, rơle tĩnh, và rơle kỹ thuật số.
Phân tích được các nguyên lý cơ bản thực hiện bảo vệ rơle.
- Về kỹ năng:
Vẽ thành thạo các sơ đồ nguyên lý của bảo vệ; Biết tổ chức hoạt động nhóm trong học tập.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện tính tự giác, tính chủ động cao trong học tập, có ý thức trách nhiệm trong công việc, có kỹ năng quản lý thời gian tự học hợp lý.
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Chương 2. Các phần tử chính trong bảo vệ
Chương 3. Các nguyên lý thực hiện bảo vệ
4. Tài liệu tham khảo:
1. Bảo vệ các hệ thống điện, Trần Đình Long, NXB Khoa học kỹ thuật- 2000
2. Rơle số - lý thuyết và ứng dụng, Nguyễn Hồng Thái - Vũ Văn Tẩm, NXB Giáo dục - 2001
3. Bảo vệ rơle và hệ thống điện, Lê Kim Hùng - Đoàn Ngọc Minh Tú, NXB Giáo dục - 1998
4. Cơ sở bảo vệ rơle, Ampefocub, NXB Năng lượng - 1961
5. Bảo vệ rơle, Tremobrobov, NXB Năng lượng – 1968
6. Các Catalô chào hàng của các hãng ABB, Siemens, Sel …
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Mạng điện
Mã môn học: MH14
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ
(Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 15 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học Mạng điện là môn học chuyên ngành trong chương trình Cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống. Môn học học trước: Mạch điện, Máy điện.
- Tính chất: Môn học Mạng điện là môn học kỹ thuật mang tính lý thuyết thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được các khái niệm cơ bản mạng điện.
+ Trình bày đươc các phương pháp tính toán giải tích mạng điện.
- Về kỹ năng:
+ Tính toán được các thông số của mạng điện.
+ Tính toán được tổn thất công suất, tổn thất điện năng trên đường dây tải điện và máy biến áp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong công việc
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu: Vị trí, tính chất, mục tiêu môn học
1
1
Chương 1: Khái niệm chung về mạng điện
2
2
Chương 2: Sơ đồ tính toán và thông số các phần tử của mạng điện
18
12
5
1
Chương 3: Tổn thất công suất và điện năng trong mạng điện
24
13
10
1
Tổng số
45
28
15
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Khái niệm chung về mạng điện
Thời gian: 2 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các khái niệm về hệ thống điện, mạng điện.
- Trình bày được các khái niệm cơ bản về mạng điện, điện áp và khả năng tải của mạng điện
2. Nội dung:
1.1. Các khái niệm cơ bản về mạng điện
1.1.1. Hệ thống điện.
1.1.2. Mạng điện.
1.1.3. Hộ tiêu thụ.
1.1.4. Điện áp định mức.
1.2. Phân loại mạng điện
1.3. Điện áp và khả năng tải của mạng điện
1.3.1. Điện áp của mạng điện
1.3.2. Khả năng tải của mạng điện
Chương 2: Sơ đồ tính toán và thông số các phần tử của mạng điện
Thời gian: 18 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được bản chất vật lý của các thông số mạng điện.
- Tính toán được các thông số đường dây tải điện, máy biến áp lực
2. Nội dung:
2.1. Thông số của dây dẫn
2.1.1. Điện trở tác dụng
2.1.2. Điện kháng
2.1.3. Điện dẫn tác dụng
2.1.4. Điện dẫn phản kháng
2.2. Sơ đồ thay thế của dây dẫn
2.3. Thông số của máy biến áp
2.3.1. Máy biến áp 2 cuộn dây
2.3.2. Máy biến áp 3 cuộn dây
2.3.3. Máy biến áp tự ngẫu
2.4. Bài tập áp dụng
Chương 3: Tổn thất công suất và điện năng trong mạng điện
Thời gian: 24 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được tổn thất công suất và điện năng trên đường dây tải điện, máy biến áp.
- Tính được tổn thất công suất, điện năng trên đường dây tải điện, trạm biến áp.
2. Nội dung:
3.1. Khái niệm về tổn thất công suất và điện năng
3.2. Tổn thất công suất trên đường dây
3.2.1. Đường dây có một phụ tải.
3.2.2. Đường dây có nhiều phụ tải.
3.3. Tổn thất điện năng trên đường dây
3.3.1. Khái niệm thời gian sử dụng công suất cực đại và thời gian tổn thất công suất cực đại
3.3.2. Theo phương pháp thời gian tổn thất công suất lớn nhất xác định tổn thất điện năng.
3.4. Tổn thất công suất trong máy biến áp
3.4.1. Tổn thất công suất trong MBA 3 pha 2 cuộn dây
3.4.2. Tổn thất công suất trong MBA 3 pha 3 cuộn dây
3.5. Tổn thất điện năng trong trạm biến áp.
3.6. Bài tập ứng dụng
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được các khái niệm cơ bản mạng điện.
+ Trình bày đươc các phương pháp tính toán giải tích mạng điện.
- Về kỹ năng:
+ Tính toán được các thông số của mạng điện.
+ Tính toán được tổn thất công suất, tổn thất điện năng trên đường dây tải điện và máy biến áp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong công việc
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Mục 2.1:Thông số của dây dẫn và 2.3 chương 2: Thông số của máy biến áp.
- Mục 3.2: Tổn thất công suất trên đường dây, mục 3.4: Tổn thất công suất trong máy biến áp và mục 3.5 chương 3: Tổn thất điện năng trong trạm biến áp.
4. Tài liệu tham khảo:
+ Mạng điện, Bùi Ngọc Thư, NXB Khoa học kỹ thuật - 2002
+ Lưới điện và Hệ thống điện tập 1, Trần Bách, NXB Khoa học kỹ thuật - 2000.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Nhà máy điện
Mã môn học: MH15
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ
(Lý thuyết: 38 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 4 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học Nhà máy điện là môn học chuyên ngành trong chương trình Cao đẳng chuyên ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống. Môn học học trước: Mạch điện, Máy điện, Khí cụ điện, Đo lường điện.
- Tính chất: Môn học Nhà máy điện là môn học kỹ thuật mang tính lý thuyết thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các loại nhà máy điện, các thiết bị trong nhà máy điện
+ Phân tích được các sơ đồ hệ thống kích từ, diệt từ máy phát điện.
+ Trình bày được sơ đồ nối điện chính, sơ đồ tự dùng, sơ đồ nối điện một chiều, sơ đồ điều khiển máy cắt, sơ đồ đo lường, sơ đồ mặt cắt, mặt bằng của thiết bị phân phối điện trong nhà máy điện.
- Về kỹ năng:
+ Vẽ được các sơ đồ hệ thống kích từ, diệt từ máy phát điện, sơ đồ nối điện chính, sơ đồ tự dùng, sơ đồ nối điện một chiều trong nhà máy điện.
+ Viết được trình tự thao tác trên sơ đồ nối điện trong nhà máy điện.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, có ý thức kỷ luật cao trong công việc.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu: Vị trí, tính chất, mục tiêu môn học
1
1
Chương 1: Khái niệm chung về nhà máy điện
5
5
Chương 2: Hệ thống kích từ và diệt từ máy phát điện
7
6
1
Chương 3: Máy biến áp tự ngẫu
5
5
Chương 4: Sơ đồ nối điện của nhà máy điện
6
5
1
Thi giữa kỳ
1
1
Chương 5: Điện tự dùng trong nhà máy điện
4
3
1
Chương 6: Điện một chiều trong nhà máy điện
5
4
1
Chương 7: Mạch nhị thứ trong nhà máy điện
7
6
1
Chương 8: Thiết bị phân phối điện
4
3
1
Tổng số
45
38
4
3
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Khái niệm chung về nhà máy điện
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các loại nhà máy điện, trạm biến áp.
- Trình bày được việc vẽ các đồ thị phụ tải trong nhà máy điện.
2. Nội dung:
1.1. Phân loại nhà máy điện và trạm biến áp
1.1.1. Phân loại nhà máy điện
1.1.2. Phân loại trạm biến áp
1.2. Đồ thị phụ tải.
1.2.1. Định nghĩa và phân loại
1.2.2. Cách vẽ đồ thị phụ tải
1.2.3. Các đại lượng đặc trưng của đồ thị phụ tải
1.2.4. Điều chỉnh đồ thị phụ tải
Chương 2: Hệ thống kích từ và diệt từ máy phát điện
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các thông số cơ bản máy phát điện, các hệ thống kích từ, diệt từ của máy phát điện.
- Trình bày được các sơ đồ hệ thống kích từ, diệt từ của máy phát điện.
2. Nội dung:
2.1. Tổng quan về máy phát điện
2.2. Hệ thống kích từ máy phát điện.
2.2.1. Khái niệm chung
2.2.2. Thông số của hệ thống kích từ
2.2.3. Các hệ thống kích từ.
2.3. Hệ thống diệt từ máy phát điện.
1.3.1. Khái niệm chung.
1.3.2. Yêu cầu đối với hệ thống diệt từ.
1.3.3. Các hệ thống diệt từ.
Chương 3: Máy biến áp tự ngẫu
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các thông số của máy biến áp, ưu nhược điểm của máy biến áp tự ngẫu.
- Trình bày được nguyên lý làm việc, các chế độ làm việc của máy biến áp tự ngẫu.
2. Nội dung:
3.1. Phân loại MBA
3.2. Máy biến áp tự ngẫu
3.2.1. Nguyên lý làm việc
3.2.2. Các chế độ làm việc của máy biến áp tự ngẫu
3.2.3. Ưu, nhược điểm của máy biến áp tự ngẫu
3.3. Khả năng tải của máy biến áp
Chương 4: Sơ đồ nối điện của nhà máy điện
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo, ưu nhược điểm của các dạng sơ đồ nối điện cơ bản, sơ đồ nối điện của nhà máy điện.
- Trình bày được các dạng sơ đồ nối điện, trình tự thao tác trên sơ đồ nối điện trong nhà máy điện.
2. Nội dung:
4.1. Các yêu cầu cơ bản của sơ đồ nối điện.
Thời gian: 4 giờ
4.2. Các sơ đồ nối điện cơ bản
4.2.1. Sơ đồ hệ thống một thanh góp
4.2.2. Sơ đồ hệ thống hai thanh góp
4.2.3. Sơ đồ cầu
4.2.4. Sơ đồ đa giác
4.2.5. Sơ đồ một rưỡi
4.3. Các sơ đồ nối điện của nhà máy điện
Chương 5: Điện tự dùng trong nhà máy điện
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được cơ cấu điện tự dùng trong nhà máy điện.
- Trình bày được sơ đồ nối điện tự dùng trong nhà máy điện.
2. Nội dung:
5.1. Khái niệm chung
5.2. Phụ tải điện tự dùng
5.3. Sơ đồ nối điện tự dùng trong nhà máy điện.
Chương 6: Điện một chiều trong nhà máy điện
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được công dụng nguồn một chiều trong nhà máy điện, các thông số cơ bản của ắcqui
- Trình bày được sơ đồ nối ắcqui vào hệ thống điện một chiều trong nhà máy điện.
2. Nội dung:
6.1. Nguồn một chiều trong nhà máy điện
6.1.1. Khái quát chung
6.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ắcqui
6.1.3. Các thông số cơ bản của ắcqui
6.2. Sơ đồ nối ắcqui vào hệ thống điện một chiều trong nhà máy điện.
6.3. Phân phối nguồn một chiều
Chương 7: Mạch nhị thứ trong nhà máy điện
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các phần tử trong mạch điều khiển
- Trình bày được sơ đồ điều khiển, tín hiệu máy cắt, mạch đo lường, kiểm tra cách điện trong nhà máy điện.
2. Nội dung:
7.1. Khái niệm chung
7.2. Các phần tử trong mạch điều khiển
7.3. Các yêu cầu của sơ đồ điều khiển máy cắt
7.4. Mạch tín hiệu trong nhà máy điện
7.5. Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt
7.6. Đo lường trong nhà máy điện
7.7. Kiểm tra cách điện trong nhà máy điện
7.7.1. Kiểm tra cách điện trong mạng điện một chiều
7.7.2. Kiểm tra cách điện trong mạng điện xoay chiều
Chương 8: Thiết bị phân phối điện
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các phần tử trên sơ đồ mặt cắt, mặt bằng của thiết bị phân phối điện.
- Trình bày được sơ đồ mặt cắt, mặt bằng của thiết bị phân phối trong nhà máy điện.
2. Nội dung:
8.1. Khái niệm chung
8.2. Thiết bị phân phối trong nhà
8.3. Thiết bị phân phối ngoài trời
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các loại nhà máy điện, các thiết bị trong nhà máy điện
+ Phân tích được các sơ đồ hệ thống kích từ, diệt từ máy phát điện.
+ Trình bày được sơ đồ nối điện chính, sơ đồ tự dùng, sơ đồ nối điện một chiều, sơ đồ điều khiển máy cắt, sơ đồ đo lường, sơ đồ mặt cắt, mặt bằng của thiết bị phân phối điện trong nhà máy điện.
- Về kỹ năng:
+ Vẽ được các sơ đồ hệ thống kích từ, diệt từ máy phát điện, sơ đồ nối điện chính, sơ đồ tự dùng, sơ đồ nối điện một chiều trong nhà máy điện.
+ Viết được trình tự thao tác trên sơ đồ nối điện trong nhà máy điện.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, có ý thức kỷ luật cao trong công việc.
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Mục 1.2 chương 1: Đồ thị phụ tải
- Mục 2.2: Hệ thống kích từ và mục 2.3 chương 2: Hệ thống diệt từ MPĐ
- Mục 3.2.2 chương 3: Các chế độ làm việc của máy biến áp tự ngẫu.
- Mục 4.2: Các sơ đồ nối điện cơ bản và mục 4.3 chương 4: Các sơ đồ nối điện của nhà máy điện.
- Mục 5.3 chương 5:Sơ đồ nối điện tự dùng trong nhà máy điện
- Mục 6.2 chương 6:Sơ đồ nối ắcqui vào hệ thống điện một chiều trong nhà máy điện.
- Mục 7.4: Mạch tín hiệu trong nhà máy điện, mục 7.5: Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt và mục 7.6 chương 7: Đo lường trong nhà máy điện.
4. Tài liệu tham khảo:
+ Phần điện nhà máy điện và trạm biến áp, Trịnh Hùng Thám, Nxb Khoa học kỹ thuật - 2000.
+ Khí cụ điện, Phạm Văn Giới, Nxb Khoa học kỹ thuật - 2002.
+ Cẩm nang thiết bị đóng cắt của ABB, Lê Văn Doanh, Nxb Khoa học kỹ thuật - 2000.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Vận hành thiết bị điện và hệ thống điện
Mã môn học: MH16
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ
(Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 3 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học Vận hành thiết bị điện và hệ thống điện là môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo cao đẳng Ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống. Môn học học trước: Máy điện, Lưới điện.
- Tính chất: Môn học Vận hành thiết bị điện và hệ thống điện là môn kỹ thuật mang tính lý thuyết thuộc khối môn học bắt buộc chuyên ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Hiểu các công tác, quy trình vận hành thiết bị điện trong hệ thống điện
+ Trình bày được các chế độ vận hành trong hệ thống điện.
+ Phân tích được các phương pháp điều chỉnh tần số và điện áp trong hệ thống điện
+ Trình bày được độ tin cậy của các phần tử trong hệ thống điện.
- Về kỹ năng:
+ Tính toán được các thông số điện áp và tần số trong bài toán thực tế khi phụ tải thay đổi
+ Tính toán được các thông số đánh giá chỉ tiêu độ tin cậy của hệ thống điện
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nghiêm túc trong việc học tập và tìm hiểu các quy trình vận hành thiết bị điện.
+ Tích cực xây dựng nội dung các bài học trên cơ sở lý thuyết và áp dụng hiệu quả vào cở sở thực tế liên quan.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Chương 1: Vận hành thiết bị điện
13
12
1
Chương 2: Khái niệm chung về vận hành hệ thống điện
5
5
Chương 3: Chất lượng điện năng và độ tin cậy của hệ thống điện
12
8
3
1
Tổng số
30
25
3
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Vận hành thiết bị điện
Thời gian: 13 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kiểm tra các thiết bị điện.
- Phân tích được các yêu cầu khi vận hành máy phát, máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, đường dây.
- Nghiêm túc trong việc thực hiện đầy đủ các nội dung của phiếu thao tác khi vận hành thao tác thiết bị điện
2. Nội dung:
1.1 Khái niệm chung về vận hành thiết bị điện
1.2 Các qui chuẩn chung về trình tự thao tác vận hành thiết bị điện
1.2.1 Các qui chuẩn chung về trình tự thao tác vận hành thiết bị điện
1.2.2 Những chú ý lúc thao tác thiết bị điện
1.2.3 Qui định thao tác thiết bị lúc sự cố
1.3 Vận hành máy phát điện
1.3.1 Khái niệm chung
1.3.2 Các thông số kỹ thuật của máy phát điện
1.3.3 Qui chuẩn vận hành máy phát điện
1.4 Vận hành MBA
1.4.1 Thông số kỹ thuật của máy biến áp và các yêu cầu đối với trạm biến áp
1.4.2 Qui chuẩn vận hành máy biến áp
1.4.3 Thao tác mạch máy biến áp
1.5 Vận hành khí cụ điện
1.5.1 Vận hành máy cắt điện
1.5.2 Vận hành dao cách ly
1.5.3 Vận hành chống sét van
1.5.4 Vận hành BU, BI
1.6 Vận hành đường dây
1.6.1 Công dụng của đường dây
1.6.2 Qui chuẩn vận hành đường dây
Chương 2: Khái niệm chung về vận hành hệ thống điện
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu tổng quát về các chế độ làm việc của hệ thống điện, cơ cấu tổ chức quản lý vận hành Hệ thống điện Việt Nam.
- Phân tích được các chế độ vận hành của hệ thống điện.
2. Nội dung:
2.1. Định nghĩa và cấu trúc hệ thống điện
2.1.1 Hệ thống điện
2.1.2 Cấu trúc hệ thống điện
2.2. Phụ tải điện
2.2.1 Định nghĩa phụ tải điện
2.2.2 Đặc điểm của phụ tải điện
2.2.3 Phân loại phụ tải điện
2.3. Các chế độ làm việc của hệ thống điện
2.3.1 Các chế độ
2.3.1 Chế độ xác lập bình thường
2.4. Nhiệm vụ và tổ chức hệ thống vận hành hệ thống điện
2.5.1 Nhiệm vụ và tổ chức
2.5.2 Điều độ quốc gia
2.5.3 Điều độ điện lực
Chương 3: Chất lượng điện năng và độ tin cậy của hệ thống điện
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các tiêu chuẩn thông số đánh giá chất lượng điện năng bao gồm điện áp và tần số.
- Tính toán được các thông số thay đổi khi phụ tải thay đổi.
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về độ tin cậy.
- Tính toán được các chỉ tiêu độ tin cậy của các phần tử trong hệ thống điện điện
2. Nội dung:
3.1 Chất lượng điện năng
3.1.1 Tiêu chuẩn chất lượng
3.1.2 Điều chỉnh tần số trong hệ thống điện
3.1.3 Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện
3.2 Độ tin cậy của hệ thống điện
3.2.1 Hệ thống điện và các phần tử
3.2.2 Các chỉ tiêu độ tin cậy
3.2.3 Độ tin cậy của các nguồn điện
3.2.4 Độ tin cậy của lưới điện
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Hiểu các công tác, quy trình vận hành thiết bị điện trong hệ thống điện
+ Trình bày được các chế độ vận hành trong hệ thống điện.
+ Phân tích được các phương pháp điều chỉnh tần số và điện áp trong hệ thống điện
+ Trình bày được độ tin cậy của các phần tử trong hệ thống điện.
- Về kỹ năng:
+ Tính toán được các thông số điện áp và tần số trong bài toán thực tế khi phụ tải thay đổi
+ Tính toán được các thông số đánh giá chỉ tiêu độ tin cậy của hệ thống điện
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nghiêm túc trong việc học tập và tìm hiểu các quy trình vận hành thiết bị điện.
+ Tích cực xây dựng nội dung các bài học trên cơ sở lý thuyết và áp dụng hiệu quả vào cở sở thực tế liên quan.
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Mục 1.3: Vận hành máy phát điện, mục 1.4: Vận hành MBA, mục 1.5: Vận hành khí cụ điện và mục 1.6 chương 1: Vận hành đường dây
- Mục 3.1 chương 3: Chất lượng điện năng
4. Tài liệu tham khảo:
+ Giáo trình thiết bị điện, Lê Thành Bắc, Nxb Khoa học kỹ thuật - 2001
+ Bảo dưỡng và thử nghiệm thiết bị trong hệ thống điện, Lê Văn Doanh,..., Nxb Khoa học kỹ thuật - 2002
+ Bài giảng Quy hoạch phát triển năng lượng và điện lực, Trần Đình Long, ĐH Bách khoa Hà Nội - 2001
+ Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện, Nguyễn Xuân Phú,..., Nxb Khoa học kỹ thuật - 2001
+ Cung cấp điện, Nguyễn Xuân Phú - Nguyễn Công Hiền - Nguyễn Bội Khuê, Nxb Khoa học kỹ thuật - 1999
+ Vận hành hệ thống điện, Vũ Quang Tuấn, Trường Cao đẳng Điện lực Hà Nội - 2004
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Tự động hóa
Mã môn học: MH17
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ
(Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học Tự động hoá trong hệ thống điện là môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
- Tính chất: Tự động hoá trong hệ thống điện là môn học kỹ thuật mang tính lý thuyết thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
- Hiểu được nhiệm vụ của tự động hoá trong hệ thống điện
- Trình bày được các yêu cầu đối với thiết bị tự động hoá trong hệ thống điện..
- Phân tích được nguyên lý làm việc của các sơ đồ tự động hóa trong hệ thống điện.
- Về kỹ năng:
- Phân biệt được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống tự động như: TĐL, TĐD; phạm vi ứng dụng của các loại hình tự động trong thực tế.
- Tính toán các thông số khởi động của TĐL, TĐD…
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Xác định được tầm quan trọng của môn học trong quá trình lĩnh hội kiến thức của ngành học. Có thái độ nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm trong học tập;
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Chương 1: Tự động đóng nguồn dự trữ
9
8
1
Chương 2: Tự động đóng lặp lại
10
10
Chương 3: Tự động điều chỉnh điện áp và công suất phản kháng
11
10
1
Tổng số
30
28
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Tự động đóng nguồn dự trữ
Thời gian: 9 giờ
1. Mục tiêu:
+Hiểu rõ công dụng của thiết bị tự động đóng nguồn dự trữ
+ Trình bày được các yêu cầu của thiết bị tự động đóng nguồn dự trữ
+Phân tích được sự làm việc của một số sơ đồ TĐD tiêu biểu (đường dây, MBA…)
2. Nội dung:
1.1.Ý nghĩa TĐD
1.2. Yêu cầu cơ bản đối với TĐD
1.2.1. Chỉ được đóng máy cắt trên mạch dự trữ sau khi đã mở máy cắt trên mạch đang làm việc
1.2.2. Sơ đồ TĐD phải tác động khi mất điện áp trên thanh góp hộ tiêu thụ vì bất cứ lí do gì.
1.2.3. Thiết bị TĐD chỉ được tác động một lần để tránh đóng nguồn dự trữ nhiều lần vào ngắn mạch đang tồn tại.
1.2.4. Để giảm thời gian ngừng cung cấp điện, việc đóng nguồn dự trữ cần phải nhanh nhất có thể được ngay sau khi cắt nguồn điện.
1.2.5. Để tăng tốc độ cắt nguồn dự trữ khi ngắn mạch tồn tại, cần tăng tốc độ tác động của bảo vệ nguồn dự trữ sau khi thiết bị TĐD tác động.
1.3. Một số nguyên tắc chung thực hiện trong sơ đồ TĐD
1.3.1 Bộ phận khởi động thiết bị TĐD.
1.3.1.1. Khởi động bằng rơ le bảo vệ
1.3.1.2. Khởi động bằng rơle kém áp.
1.3.2. Đề phòng sơ đồ làm việc sai khi đứt cầu chì mạch áp
1.3.3. Đề phòng sơ đồ TĐD làm việc vô ích khi không có điện ở nguồn dự trữ
1.3.4. Đề phòng sơ đồ TĐD tác động nhiều lần
1.4. Sơ đồ thiết bị TĐD đường dây
1.4.1. Sơ đồ thiết bị
1.4.2. Nguyên lý làm việc của sơ đồ thiết bị TĐD đường dây
1.4.3. Tính toán tham số của các phần tử trong sơ đồ
1.4.3.1.Thời gian làm việc của rơle RT:
1.4.3.2.Thời gian làm việc của rơle RGT
1.4.3.3. Điện áp khởi động của rơle giảm áp RU<
1.4.3.4. Điện áp khởi động của rơle tăng áp RU>
1.5. Sơ đồ thiết bị TĐD trạm biến áp
1.5.1. Sơ đồ
1.5.2. Nguyên lý làm việc của sơ đồ:
1.6. Sơ đồ thiết bị TĐD máy cắt phân đoạn
1.6.1. Sơ đồ
1.6.2. Nguyên lý làm việc của sơ đồ:
Chương 2: Tự động đóng lặp lại
Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu:
+Hiểu được ý nghĩa kinh tế của thiết bị tự động đóng trở lại nguồn điện trong hệ thống điện
+ Trình bày được các yêu cầu của thiết bị tự động đóng trở lại nguồn điện
+Phân tích được sự làm việc của các sơ đồ TĐL và phối hợp tác động với BVRL.
2. Nội dung:
2.1.Ý nghĩa TĐL
2.2. Phân loại thiết bị TĐL
2.3. Các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị TĐL
2.4. Các phương pháp khởi động TĐL
2.4.1. Khởi động bằng bảo vệ rơle
2.4.2. Khởi động bằng sự không tương ứng giữa vị trí của máy cắt và vị trí của khóa điều khiển.
2.5.TĐL đường dây có nguồn cung cấp từ một phía
2.5.1. Giới thiệu các phần tử của sơ đồ
2.5.2. Hoạt động của sơ đồ trong một số chế độ làm việc của mạng điện
2.5.3. Đặc điểm của sơ đồ
2.6.TĐL đường dây 2 nguồn cung cấp
2.7. Phối hợp giữa BVRL và TĐL
2.7.1. Hiện tượng tác động mất chọn lọc do TĐL
2.7.2. Sơ đồ tăng tốc độ tác động của bảo vệ sau TĐL
2.7.3. Sơ đồ tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL
2.7.4. Thiết bị TĐL theo thứ tự
Chương 3: Tự động điều chỉnh điện áp và công suất phản kháng
Thời gian: 11 giờ
1. Mục tiêu:
+Hiểu được nhiệm vụ và các nguyên tắc thực hiện điều chỉnh điện áp.
+Trình bày được nguyên tắc điều chỉnh, phân phối công suất phản kháng trong hệ thống điện; Các sơ đồ tự động điều khiển tụ bù ở trạm biến áp
+Phân tích được nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm của các thiết bị kích từ cưỡng bức, compun dòng, corrector điện áp
2. Nội dung:
3.1. Khái niệm chung
3.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc điều chỉnh điện áp.
3.1.1.1. Ý nghĩa của việc điều chỉnh điện áp.
3.1.1.2. Nhiệm vụ của việc điều chỉnh điện áp.
3.1.2. Các nguyên tắc thực hiện điều chỉnh kích từ.
3.2. Thiết bị tự động điều chỉnh kích từ MPĐ
3.2.1 Thiết bị kích từ nhanh
3.2.1.1. Tự động tăng nhanh kích từ
3.2.1.2. Tự động giảm nhanh kích từ
3.2.2. Tự động điều chỉnh điện áp MFĐ kiểu Kompun dòng
3.2.2.1. Nguyên tắc làm việc của Kompun dòng điện
3.2.2.2. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị Kompun dòng
3.2.3. Tự động điều chỉnh điện áp kiểu corrector
3.2.3.1. Bộ phận khuếch đại KĐ
3.2.3.2. Bộ phận đo lường ĐL
3.2.3.3. Corrector điện từ
3.3. Sơ lược về điều chỉnh điện áp và phân phối công suất phản kháng giữa các máy phát làm việc song song
3.3.1. Khái niệm
3.3.2. Tự động điều chỉnh và phân phối công suất phản kháng giữa các máy phát nối chung nhau ở thanh góp điện áp máy phát
3.4. Tự động điều khiển bộ tụ ở trạm
3.4.1. Khái niệm
3.4.2. Tự động điều khiển tụ bù ở trạm theo điện áp
3.4.2.1. Sơ đồ và các bộ phận chính.
3.4.2.2. Nguyên lý tác động
3.4.3. Tự động điều khiển tụ bù ở trạm theo thời gian
3.4.3.1. Sơ đồ
3.4.3.2. Nguyên lý làm việc:
3.4.4. Tự động điều khiển dung lượng bù theo thời gian kết hợp với điện áp:
3.4.4.1. Sơ đồ
3.4.4.2. Nguyên lý làm việc:
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
- Hiểu được nhiệm vụ của tự động hoá trong hệ thống điện
- Trình bày được các yêu cầu đối với thiết bị tự động hoá trong hệ thống điện..
- Phân tích được nguyên lý làm việc của các sơ đồ tự động hóa trong hệ thống điện.
- Về kỹ năng:
- Phân biệt được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống tự động như: TĐL, TĐD; phạm vi ứng dụng của các loại hình tự động trong thực tế.
- Tính toán các thông số khởi động của TĐL, TĐD…
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Xác định được tầm quan trọng của môn học trong quá trình lĩnh hội kiến thức của ngành học. Có thái độ nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm trong học tập;
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Chương 1: Tự động đóng nguồn dự trữ
Chương 2: Tự động đóng lặp lại
4. Tài liệu tham khảo:
1. Bảo vệ rơle và tự động hoá trong HTĐ, Trần Đình Long, NXB Khoa học kỹ thuật, 2000
2. Bảo vệ rơle và tự động hoá trong HTĐ, Lê Kim Hùng-Đoàn Ngọc Minh Tú, NXB giáo dục, 1998
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Kỹ thuật lắp đặt điện
Mã môn học: MH18
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ
(Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 23 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học: Mạch điện; Khí cụ điện; An toàn điện, Đo lường điện.
- Tính chất: là môn học chuyên ngành bắt buộc thuộc ngành quản lý, vận hành sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Học xong môn học này học viên có khả năng:
+ Nắm vững kỹ thuật an toàn trong xây lắp và lắp đặt thiết bị điện
+ Đọc, vẽ và lắp đặt được các sơ đồ mạch điện chiếu sáng đơn giản
+ Tổ chức thi công, lắp đặt đường dây, cáp điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật
+ Lắp đặt thành thạo một số mạch điện điều khiển dùng trong công nghiệp
- Về kỹ năng:
Lắp đặt đúng qui trình, qui phạm:
+ Mạch điện chiếu sáng cơ bản
+ Đường dây,các thiết bị trên không và cáp ngầm
+ Mạch điện cơ bản dùng trong công nghiệp
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Kỹ thuật an toàn và các kiến thức cơ bản trong xây lắp và lắp đặt điện
4
2
2
Kết cấu và xây lắp đường dây điện trên không
14
6
7
1
Hệ thống điện chiếu sáng
10
4
6
Mạng điện công nghiệp
13
6
6
1
Hệ thống nối đất
4
2
2
Cộng:
45
20
23
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Kỹ thuật an toàn và các kiến thức cơ bản trong xây lắp và lắp đặt điện
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu: Nắm vững và hiểu rõ các biện pháp an toàn trong xây lắp và lắp đặt thiết bị điện
2. Nội dung:
Kỹ thuật an toàn và các kiến thức cơ bản trong xây lắp và lắp đặt điện
Kỹ thuật an toàn trong xây lắp và lắp đặt điện
Các qui định của IEC trong lắp đặt điện
Một số ký hiệu thường dùng
Chương 2: Kết cấu và xây lắp đường dây điện trên không
Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu:
Nắm vững các kết cấu và công tác trong xây lắp và lắp đặt các thiết bị của đường dây điện
2. Nội dung:
Dựng trụ điện bằng thủ công
Lắp xà, nối dây dẫn, khóa dây ở các vị trí
Rãi dây, căng dây, lấy độ võng đường dây 0,4kV
Lắp đặt trạm biến áp15(22)/0,4kV
Lắp đặt tủ điện hạ áp và các thiết bị đo đếm, bảo vệ
Chương 3: Hệ thống điện chiếu sáng
Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu:
- Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc một số loại đèn chiếu sáng
- Phương pháp lắp đặt các loại đèn thẩm mỹ và đúng kỹ thuật
2. Nội dung:
Khái niệm, các tiêu chuẩn về chiếu sáng
Cấu tạo, nguyên lý và phương pháp lắp đặt đèn compac, đèn huỳnh quang, đèncao áp thủy ngân
Sơ đồ, Phương pháp lắp đặt điện trong nhà
Sơ đồ, nguyên lý tủ điện chiếu sáng điện đường
Sơ đồ mạch điện đèn cầu thang
Chương 4: Mạng điện công nghiệp
Thời gian: 13 giờ
1. Mục tiêu:
- Nắm vững và thành thạo trong sơ đồ, nguyên lý làm việc các mạch điện thường sử dụng trong mạng công nghiệp
2. Nội dung:
Khái niệm về lắp đặt mạng điện công nghiệp
Các phương pháp lắp đặt mạng cáp lực
Các phương pháp nối cáp điện
Sơ đồ, nguyên lý khống chế động cơ bằng khởi động từ đơn
Sơ đồ, nguyên lý khống chế động cơ bằng khởi động từ kép
Sơ đồ, nguyên lý khởi động động cơ bằng phương pháp đổi nối sao sang tam giác
Sơ đồ, nguyên lý mạch điện bơm nước tự động
Chương 5: Hệ thống nối đất
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
Nắm vững, hiểu rõ được các phương pháp nối đất
2. Nội dung:
Hệ thống nối đất(nối đất làm việc, nối đất chống sét, nối đất an toàn)
Nối đất tập trung
Nối đất hình lưới
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: máy chiếu, tivi
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: máy tính xách tay, phấn, bảng
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Học xong môn học này học viên có khả năng:
+ Nắm vững kỹ thuật an toàn trong xây lắp và lắp đặt thiết bị điện
+ Đọc, vẽ và lắp đặt được các sơ đồ mạch điện chiếu sáng đơn giản
+ Tổ chức thi công, lắp đặt đường dây, cáp điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật
+ Lắp đặt thành thạo một số mạch điện điều khiển dùng trong công nghiệp
- Về kỹ năng:
Lắp đặt đúng qui trình, qui phạm:
+ Mạch điện chiếu sáng cơ bản
+ Đường dây,các thiết bị trên không và cáp ngầm
+ Mạch điện cơ bản dùng trong công nghiệp
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc
2. Phương pháp: Theo quy chế đào tạo hiện hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên: Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. Sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề kết hợp với phát vấn, phần mềm chứng minh, thảo luận theo tình huống, làm bài tập ứng dụng để thực hiện bài giảng.
- Đối với người học: tập trung, trao đổi, tương tác với giáo viên
3. Những trọng tâm cần chú ý:
+ Phương pháp nối, khóa, buộc dây cổ sứ
+ Xây lắp đường dây và lắp đặt TBA
+ Lắp đặt các mạch điều khiển thiết bị điện
+ Đấu nối bảng điều khiển và phân phối
4. Tài liệu tham khảo:
- Kỹ thuật lắp đặt điện, nhà xuất bản giáo dục 2006
- M.C. Givov: dịchNguyễn Bình Dương – Sổ tay Thợ lắp đặt điện trẻ - NXB Công nhân kỹ thuật – 1986
- Thiết kế cấp điện , nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 1998.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Tiếng Anh chuyên ngành
Mã môn học: MH19
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ
(Lý thuyết:30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 12giờ; Kiểm tra: 3giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học này bố trí vào học kỳ 3
- Tính chất: Tiếng Anh chuyên ngành là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Giúp sinh viên làm quen với tiếng Anh chuyên ngành điện thông qua các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, các thuật ngữ chuyên ngành, làm giàu vốn từ vựng chuyên ngành, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng dịch tài liệu.
- Về kỹ năng: Sau khi học xong chương trình này, sinh viên có được kỹ năng cơ bản để đọc hiểu và dịch tài liệu tiếng anh chuyên ngành, tạo cơ sở để sinh viên tiếp tục nghiên cứu tự học sau này.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
UNIT ONE: Technical Data
11
7
3
1
UNIT TWO: Introduction About Electric Systems
10
7
3
THE MIDDLE EXAM
1
1
UNIT THREE: Transformers
11
7
3
1
UNIT FOUR: Oil-cooling systems
12
9
3
TỔNG SỐ
45
30
12
3
2. Nội dung chi tiết:
UNIT ONE: Technical Data
Thời gian: 11 giờ
1. Mục tiêu:
Sinh viên nói và viết được số đếm, số thứ tự, phân số, hỗn số, số thập phân, số âm, lũy thừa, phần trăm, độ C. Có vốn từ cơ bản để đọc hiểu các thông số kỹ thuật đơn giản.
2. Nội dung:
Numbers
-Whole numbers
-Fractions
-Mixed numbers
-Decimals
-Positive and negative numbers
-Exponents
-Percent
-Degree
Vocabulary practice
Reading parameters
Relating exercises
UNIT TWO: Introduction About Electric Systems
Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu:
Sinh viên có được vốn từ cơ bản về hệ thống điện, có thể đọc hiểu và dịch những mẫu câu hoặc tài liệu đơn giản liên quan đến hệ thống điện. Sử dụng được cấu trúc câu: There is/ There are; How much/ How many
2. Nội dung:
Reading comprehension
Grammar:
Further reading
Relating exercises
UNIT THREE: Transformers
Reading comprehension
Thời gian: 11 giờ
1. Mục tiêu:
Sinh viên nêu được tên các kiểu máy biến áp, có thể mô tả cấu tạo đơn giản của máy biến áp một pha hay 3 pha, có thể đọc hiểu và dịch những mẫu câu hoặc tài liệu đơn giản liên quan đến máy biến áp. Sử dụng được mẫu câu so sánh hơn và so sánh nhất.
2. Nội dung:
Reading comprehension
Grammar:
Further reading
Relating exercises
UNIT FOUR: Oil-cooling systems
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
Sinh viên có thêm vốn từ về máy biến áp, có thể đọc hiểu và dịch những mẫu câu hoặc tài liệu đơn giản liên quan đến hệ thống làm mát máy biến áp bằng dầu. Sử dụng được đại từ liên hệ và động từ khiếm khuyết.
2. Nội dung:
Reading comprehension
Grammar:
Further reading
Relating exercises
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
- Về kỹ năng:
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Từ vựng chuyên ngành.
Thuật ngữ chuyên ngành.
Cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
4. Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Thành Yến (2005), Tiếng Anh trong ngành Điện, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Ban từ điển Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật (2006), Từ điển Điện và kỹ thuật Điện Anh - Việt. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Collins Cobuild (1990). English Grammar, Collins Publishers, The University of Birmingham.
Biber, Longman Grammar of Spoken and Written English.
John Bird, Basic Electrical Engineering Principles.
Central Electricity Generating Board (1982). Modern Power Station Practice. Pergamon. ISBN 0-08-016436-6.
Daniels, A.R. (1985). Introduction to Electrical Machines. Macmillan. ISBN 0-333-19627-9.
Flanagan, William (1993). Handbook of Transformer Design and Applications. McGraw-Hill. ISBN 0-0702-1291-0.
Gottlieb, Irving (1998). Practical Transformer Handbook. Elsevier. ISBN 0-7506-3992-X.
Harlow, James (2004). Electric Power Transformer Engineering. CRC Press. ISBN 0-8493-1704-5.
Heathcote, Martin (1998). J & P Transformer Book, Twelfth edition. Newnes. ISBN 0-7506-1158-8.
Hindmarsh, John (1977). Electrical Machines and their Applications, 4th edition. Exeter: Pergammon. ISBN 0-08-030573-3.
Kulkarni, S.V. & Khaparde, S.A. (2004). Transformer Engineering: design and practice. CRC Press. ISBN 0-8247-5653-3.
McLaren, Peter (1984). Elementary Electric Power and Machines. Ellis Horwood. ISBN 0-4702-0057-X.
McLyman, Colonel William (2004). Transformer and Inductor Design Handbook. CRC. ISBN 0-8247-5393-3.
Pansini, Anthony (1999). Electrical Transformers and Power Equipment. CRC Press. pp. p23. ISBN 0-8817-3311-3.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Kinh doanh điện năng
Mã môn học: MH20
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ
(Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 4 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học “Kinh doanh điện năng ” là một môn học chuyên ngành, trang bị cho học sinh- sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh điện năng, góp phần hoàn thiện mục tiêu đào. Môn học bố trí vào năm học cuối của khóa đào tạo.
- Tính chất: Kinh doanh điện năng là môn học mang tính lý thuyết thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Hiểu được các nghiệp vụ trong ký hợp đồng mua bán điện, lắp đặt các thiết bị đo đếm và xác định điện năng tiêu thụ của khách hàng, phương thức thu tiền, theo dõi nợ tiền điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện theo đúng quy định của pháp luật.
- Về kỹ năng: Thực hiện đúng trình tự ký hợp đồng mua bán điện với khách hàng, lắp đặt hệ thống đo đếm đúng quy trình, xác định đúng điện năng tiêu thụ của khách hàng, giải quyết đúng theo pháp luật khi có tranh chấp trong mua bán điện với khách hàng
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tham gia đầy đủ các buổi học, có tinh thần trách nhiệm và thực hiện tốt các hướng dẫn của giảng viên.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Chương 1. Vai trò của công tác kinh doanh điện năng và Hợp đồng mua bán điện.
8
7
1
Chương 2. Công tác lắp đặt và ghi chỉ số công tơ.
7
5
1
1
Chương 3. Hóa đơn tiền điện, thu tiền và theo dõi nợ tiền điện.
8
7
1
Chương 4. Những vấn đề liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
7
5
1
1
Tổng số
30
24
4
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1. Vai trò của công tác kinh doanh điện năng và Hợp đồng mua bán điện
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các nghiệp vụ trong ký hợp đồng mua bán điện.
- Thực hiện đúng trình tự ký hợp đồng mua bán điện với khách hàng.
2. Nội dung:
1.1 Đặc điểm của sản phẩm điện năng và tình hình sản xuất, tiêu thụ điện năng.
1.1.1 Đặc điểm của sản phẩm điện năng
1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ điện năng
1.2 Vị trí và vai trò của công tác kinh doanh điện năng
1.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản của công tác kinh doanh điện năng
1.2.2 Khái quát mô hình tổ chức thực hiện công tác kinh doanh
1.2.3 Vai trò của các bộ phận trong công tác kinh doanh điện năng
1.3 Khái quát chung về hợp đồng mua bán điện.
1.3.1 Cơ sở thiết lập hợp đồng mua bán điện
1.3.2 Phân loại hợp đồng mua bán điện
1.3.3 Nội dung hợp đồng mua bán điện
1.4 Cấp điện theo yêu cầu mua điện của khách hàng và phân cấp, ủy quyền ký kết hợp đồng mua bán điện
1.4.1 Cấp điện theo yêu cầu mua điện của khách hàng
1.4.2 Phân cấp, ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện
1.5 Điều kiện, thời gian và trình tự ký kết hợp đồng mua bán điện.
1.5.1 Điều kiện ký kết hợp đồng mua bán điện
1.5.2 Thời gian ký kết hợp đồng mua bán điện và cấp điện cho khách hàng
1.5.3 Trình tự ký kết hợp đồng mua bán điện và cấp điện cho khách hàng
1.5.4 Số lượng và thời hạn của hợp đồng mua bán điện.
1.6 Thực hiện và quản lý hợp đồng mua bán điện.
1.6.1 Thực hiện hợp đồng mua bán điện
1.6.2 Quản lý hợp đồng mua bán điện
Chương 2. Công tác lắp đặt và ghi chỉ số công tơ
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết được công tác lắp đặt và quản lý hệ thống đo đếm điện năng, hiểu được công tác điều hành và lịch ghi chỉ số.
- Làm đúng quy trình lắp đặt và quản lý hệ thống đo đếm điện năng, thực hiện đúng lịch ghi chỉ số công tơ.
2. Nội dung:
2.1 Quy định chung về công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng
2.2 Thiết kế, lắp đặt và treo tháo hệ thống đo đếm điện năng
2.2.1 Thiết kế, lắp đặt hệ thống đo đếm
2.2.2 Treo tháo hệ thống đo đếm
2.3 Quản lý chất lượng và hoạt động của hệ thống đo đếm điện năng
2.3.1 Quản lý chất lượng hệ thống đo đếm
2.3.2 Công tác bảo quản hệ thống đo đếm
2.3.3 Quản lý niêm phong thiết bị đo đếm
2.4 Giải quyết các trường hợp mất hoặc hư hỏng và khiếu nại của khách hàng về hệ thống đo đếm
2.5 Ghi chỉ số công tơ
2.5.1 Mục đích, yêu cầu và các hình thức ghi chỉ số công tơ
2.5.2 Lịch ghi chỉ số
2.5.3 Điều hành, quản lý và thông báo kết quả ghi chỉ số cho khách hàng
2.5.4 Yêu cầu và nhiệm vụ của người ghi chỉ số
2.5.5 Kiểm tra và phúc tra ghi chỉ số
Chương 3. Hóa đơn tiền điện, thu tiền và theo dõi nợ tiền điện
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu các phương thức thu tiền và theo dõi nợ tiền điện, biết được công tác quyết toán tiền điện, theo dõi nợ tiền điện.
- Xác định đúng điện năng tiêu thụ của khách hàng.
2. Nội dung:
3.1 Quy định chung về lập hóa đơn tiền điện
3.1.1 Căn cứ để lập hóa đơn tiền điện
3.1.2 Quy định về lập hóa đơn tiền điện
3.2 Lập hóa đơn tiền điện
3.2.1 Hình thức hóa đơn tiền điện
3.2.2 Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu
3.3 Phương pháp tính tiền điện
3.3.1 Tính tiền điện năng tác dụng
3.3.2 Tính tiền công suất phản kháng
3.4 Phát hành và xử lý hóa đơn tiền điện
3.4.1 In hóa đơn tiền điện
3.4.2 Lập bảng kê hóa đơn
3.4.3 Kiểm tra và phát hành hóa đơn, bảng kê
3.5 Giải quyết các sai sót về hóa đơn tiền điện
3.5.1 Quy trình về giải quyết sai sót hóa đơn tiền điện
3.5.2 Trình tự, thủ tục điều chỉnh hóa đơn
3.6 Thu tiền điện
3.6.1 Nhiệm vụ thu tiền điện
3.6.2 Yêu cầu của việc tổ chức thu tiền điện
3.6.3 Các hình thức thu tiền điện
3.7 Quyết toán tiền phải thu và số dư nợ
3.7.1 Nhiệm vụ của bộ phận quyết toán tiền điện
3.7.2 Quyết toán tiền điện
3.8 Trách nhiệm quản lý hóa đơn và việc thu, nộp tiền điện
3.8.1 Trách nhiệm quản lý hóa đơn
3.8.2 Yêu cầu đối với thu ngân viên trong việc thu, nộp tiền điện
3.8.3 Trách nhiệm quản lý tiền mặt
3.9 Theo dõi nợ và xử lý nợ khó đòi
3.9.1 Nội dung theo dõi nợ
3.9.2 Phân tích nguyên nhân số dư nợ
3.9.3 Xử lý nợ khó đòi
Chương 4. Những vấn đề liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
- Biết được chất lượng điện năng; việc đo đếm điện năng; giá điện và thanh toán tiền điện.
- Giải quyết đúng theo pháp luật khi có tranh chấp trong mua bán điện với khách hàng.
2. Nội dung:
4.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
4.1.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện và quy định về phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại
4.1.2 Xử lý hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
4.1.3 Xử lý hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích ngoài sinh hoạt của bên bán điện
4.1.4 Xử lý hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích ngoài sinh hoạt của bên mua điện
4.1.5 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp trộm cắp điện
4.2 Chất lượng điện năng và việc đo đếm điện năng
4.2.1 Tiêu chuẩn chất lượng điện năng
4.2.2 Đo đếm điện năng
4.3 Giá điện và thanh toán tiền điện
4.3.1 Giá điện và các loại chi phí
4.3.2 Thanh toán tiền điện
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức: Hiểu được các nghiệp vụ trong ký hợp đồng mua bán điện, lắp đặt các thiết bị đo đếm và xác định điện năng tiêu thụ của khách hàng, phương thức thu tiền, theo dõi nợ tiền điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện theo đúng quy định của pháp luật.
- Về kỹ năng: Thực hiện đúng trình tự ký hợp đồng mua bán điện với khách hàng, lắp đặt hệ thống đo đếm đúng quy trình, xác định đúng điện năng tiêu thụ của khách hàng, giải quyết đúng theo pháp luật khi có tranh chấp trong mua bán điện với khách hàng
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tham gia đầy đủ các buổi học, có tinh thần trách nhiệm và thực hiện tốt các hướng dẫn của giảng viên.
2. Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Biết được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh điện năng, thực hiện đúng các nghiệp vụ trong quy trình kinh doanh mua bán điện nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong kinh tế thị trường, với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị và của ngành. Trọng tâm kiến thức môn học được phân bổ đều ở các chương.
4. Tài liệu tham khảo:
1. Luật Điện lực ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012.
2. Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
3. Nghị định số 134/2013/CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Thông tư 27/2013/TT-BCT 31/10/2013 của Bộ Công thương quy định về Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
5. Thông tư 30/2013/TT-BCT ngày 14/01/2013 của Bộ Công thương quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
6. Thông tư 15/2014/TT-BCT ngày 28/5/2014 của Bộ Công thương quy định về mua, bán công suất phản kháng.
7. Bộ Quy trình Kinh doanh điện năng áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 828/QĐ-EVN ngày 26/9/2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định số 832/QĐ-EVN ngày 01/9/2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Bộ quy trình Kinh doanh điện năng áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Sửa chữa và vận hành máy điện
Mã môn học: MH21
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ
(Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 15 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: môn học này chỉ được giảng dạy sau khi học sinh đã học xong các môn học cơ sở và có thể học song song cùng với các môn chuyên ngành khác.
- Tính chất: Đây là một học chuyên ngành của ngành quản lý, vận hành sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Công tác dây quấn máy điện xoay chiều như các loại sơ đồ quấn dây máy điện xoay chiều.
+ Kết cấu dây quấn máy điện xoay chiều.
- Về kỹ năng: Thực hiện được các phương pháp tẩm, sấy kiểm tra và thí nghiệm dây quấn máy điện xoay chiều.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Chương 1: Dây quấn máy điện xoay chiều
13
4
8
1
Chương 2: Kết cấu dây quấn Stato máy điện xoay chiều
5
2
3
Chương 3: Kết cấu dây quấn Roto động cơ không đồng bộ
5
1
4
Chương 4: Kết cấu dây quấn kích từ máy điện đồng bộ
4
4
Chương 5: Lồng dây quấn Roto
4
4
Chương 6: Lồng dây quấn Stato
2
2
Chương 7: Sấy và tẩm dây quấn
5
5
Chương 8: Kiểm tra và thí nghiệm dây quấn
7
6
1
Cộng:
45
28
15
2
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Dây quấn máy điện xoay chiều:
Thời gian: 13 giờ
1. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về dây quấn máy điện xoay chiều như: sức điện động, sức từ động của dây quấn, các sơ đồ quấn dây.
Học sinh cần nắm vững các loại sơ đồ quấn dây của máy điện xoay chiều
2. Nội dung:
Khái niệm chung
Dây quấn 3 pha một lớp của máy điện đồng bộ
Sức từ động của dây quấn một lớp
Sơ đồ quấn dây một lớp
Dây quấn ba pha hai lớp
Dây quấn sóng
Dây quấn có q là phân số
Dây 1 pha không SIN
Dây 1 pha SIN
Dây quấn một pha hai lớp
1.11 Khái niệm về dây quấn nhiều tốc độ
Chương 2: Kết cấu dây quấn Stato máy điện xoay chiều
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về kết cấu dây quấn stato máy điện xoay chiều, cách xác định kích thước bối dây.
Học sinh cần nắm vững: kết cấu dây quấn stato và biết cách xác định kích thước bối dây
2. Nội dung:
2.1 Phân loại dây quấn stato theo kết cấu
2.2 Bối dây một lớp
2.3 Bối dây hai lớp
2.4 Cách điện bối dây
2.5 Xác định kích thước bối dây một lớp
2.6 Xác định kích thước bối dây hai lớp
2.7 Cố định phần đầu dây quấn stato
Chương 3: Kết cấu dây quấn Roto động cơ không đồng bộ
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các loại kết cấu của roto động cơ không đồng bộ.
Học sinh cần nắm vững: các kiểu kết cấu của roto động cơ không đồng bộ.
2. Nội dung:
3.1 Phân loại dây quấn roto động cơ không đồng bộ
3.2 Kết cấu roto lồng sóc đơn
3.3 Kết cấu roto lồng sóc kép
3.4 Kết cấu roto lồng sóc rãnh sâu
3.5 Kết cấu roto
3.6 Vòng tiếp xúc, chổi than
Chương 4: Kết cấu dây quấn kích từ máy điện đồng bộ
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các kiểu kết cấu dây quấn kích từ máy điện đồng bộ.
Học sinh cần nắm vững: các kiểu kết cấu dây quấn kích từ máy điện đồng bộ.
2. Nội dung:
4.1 Phân loại dây quấn kích từ máy điện đồng bộ
4.2 Kết cấu dây quấn cực ẩn
4.3 Kết cấu cuộn dây kích từ cực lồi
4.4 Cách điện cuộn dây kích từ
4.5 Kết cấu cuộn dây mở máy động cơ đồng bộ
Chương 5: Lồng dây quấn Roto
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về cách lồng dây quấn roto.
Học sinh cần nắm vững: những kiến thức cơ bản về cách lồng dây quấn roto
2. Nội dung:
5.1 Lồng dây quấn phần ứng máy điện nhỏ
5.2 Lồng dây quấn mềm
5.3 Lồng dây quấn thanh
5.4 Hàn đầu dây roto
5.5 Đánh đai roto
Chương 6: Lồng dây quấn Stato
Thời gian: 2 giờ
1. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về cách lồng dây quấn stato
Học sinh cần nắm vững: những kiến thức cơ bản về cách lồng dây quấn stato
2. Nội dung:
6.1 Khái niệm chung
6.2 Lồng dây quấn stato
6.3 Những sai phạm khi lồng dây
Chương 7: Sấy và tẩm dây quấn
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các phương pháp sáy dây quấn
Học sinh cần nắm vững: các phương pháp sáy dây quấn
2. Nội dung:
7.1 Khái niệm chung
7.2 Phương pháp và trang bị tẩm sấy
7.3 Tẩm dây quấn
Chương 8: Kiểm tra và thí nghiệm dây quấn
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về cách kiểm tra và thí nghiệm dây quấn
Học sinh cần nắm vững: cách kiểm tra và thí nghiệm dây quấn
2. Nội dung:
8.1 Khái niệm chung
8.2 Phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng dây quấn
8.3 Thí nghiệm dây quấn
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: máy chiếu, tivi
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: máy tính xách tay, phấn, bảng
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Công tác dây quấn máy điện xoay chiều như các loại sơ đồ quấn dây máy điện xoay chiều.
+ Kết cấu dây quấn máy điện xoay chiều.
- Về kỹ năng: Thực hiện được các phương pháp tẩm, sấy kiểm tra và thí nghiệm dây quấn máy điện xoay chiều.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc
2. Phương pháp: Theo quy chế đào tạo hiện hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên: Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. Sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề kết hợp với phát vấn, phần mềm chứng minh, thảo luận theo tình huống, làm bài tập ứng dụng để thực hiện bài giảng.
- Đối với người học: tập trung, trao đổi, tương tác với giáo viên
3. Những trọng tâm cần chú ý: được xác định ở chương 1cụ thể là: biết các sơ đồ đấu dây của dây quấn máy điện xoay chiều
4. Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Hoàng Hải - Kỹ thuật quấn dây - Nxb Thanh niên
- Nguyễn Xuân Phú - Tô Đằng - Quấn dây, sử dụng và sửa chữa động cơ điện xoay chiều và một chiều thông dụng – Nxb Khoa học và kỹ thuật
- Hoàng Hữu Thận- Sửa chữa thiết bị điện – Nxb Khoa học và kỹ thuật
- Bùi Văn Yên - Sửa chữa và quấn lại động cơ điện – Nxb Hải Phòng
- Phương pháp xác định và khắc phục những hư hỏng trong máy điện
- Kokorep- Sổ tay thợ Quấn dây máy điện.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thực tập cơ khí
Mã mô đun: MĐ22
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 7giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 50giờ; Kiểm tra: 3giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Thực tập cơ khí là môn học thuộc nhóm môn học kiến thức cơ bản của các ngành kỹ thuật, cung cấp các kiến thức lý thuyết và thực hành để sử dụng các loại máy gia công cơ khí.
- Tính chất: Là môn học phụ trợ đối với các ngành nghề kỹ thuật ngoài cơ khí.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Biết cách chọn chiều cao ê-tô phù hợp
+ Xác định tư thế đứng, cách cầm giũa và động tác khi giũa kim loại.
+ Thực hiện đúng trình tự các bước trong quá trình giũa phẳng.
+ Biết được trình tự các bước trong quá trình giũa phẳng.
+ Kẹp phôi vào êtô đúng yêu cầu, kỹ thuật.
+ Thao tác chuẩn xác giũa mặt phẳng theo đường dọc, đường ngang, đường chéo.
+ Giải thích cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy khoan bàn.
+ Vận hành và sử dụng máy khoan bàn đúng tư thế, động tác.
+ Gá kẹp phôi chắc chắn
+ Điều chỉnh tốc độ máy khoan thích hợp
+ Di chuyển bàn máy và trục chính đảm bảo yêu cầu.
+ Các định đúng chế độ cắt của máy khoan.
+ Xác định vận tốc cắt bằng các bảng tra hoặc bằng công thức thực nghiệm trong sổ tay.
+ Lựa chọn tốc độ cắt và lượng chạy dao.
+ Biết rõ kỹ thuật sử dụng máy cắt.
+Vận hành và sử dụng máy như : đóng mở máy, gá kẹp phôi, điều chỉnh bước tiến dao, thay lưỡi cắt thành thạo.
+ Cắt phôi đúng đường vạch dấu, đảm bảo phẳng, ít ba via.
+ Hiểu cấu tạo các bộ phận chính của máy Tiện, cách sử dụng của từng bộ phận chính đó.
+ Sử dụng đúng các trang thiết bị theo yêu cầu gia công.
+ Xác định phương pháp tiện phù hợp với vật liệu gia công.
+ Lựa chọn căn cứ vào độ trơn láng bề mặt chi tiết gia công để xác định bước tiến dao s(mm/vòng).
- Về kỹ năng:
+ Biết cách kiểm tra đánh giá mặt phẳng bằng thước đo khe hở, phân tích các dạng sai hỏng và sửa chữa được những vị trí lồi, lõm.
+ Giũa phẳng theo yêu cầu
+ Kiểm tra mặt phẳng bằng thước đo khe hở ánh sáng.
+ Giũa phẳng và sửa chữa lồi lõm theo yêu cầu
+ Sử dụng máy khoan đúng trình tự an toàn.
+ Biết được trình tự các bước khi khoan.
+ Biết rõ kỹ thuật sử dụng máy khoan bàn.
+ Biết sử dụng các loại dụng cụ của ngành cơ khí như: thước cặp, com pa, vạch dấu…
+ Đo và kiểm tra kích thước sản phẩm và đánh giá.
+ Biết vận hành máy Tiện an toàn và phòng tránh rủi ro có thể xảy ra, dừng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
+Kiểm tra trong quá trình gia công để xác định nguyên nhân và cách khắc phục các khuyết tật: dạng trên bề mặt chi tiết có phần chưa cắt gọt, dạng kích thước đường kính sai, dạng chi tiết bị côn, dạng độ bóng bề mặt chưa đạt.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ thuật cơ khí ứng dụng trong các ngành kỹ thuật.
+Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị, máy móc.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, phải tuân thủ theo đúng trình tự các bước tiến hành thực hành
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài 1: Kỹ thuật giũa cơ bản
8
1
7
0
Bài 2: Giũa mặt phẳng
9
1
7
1
Bài 3: Vận hành máy khoan bàn
6
1
5
0
Bài 4: Khoan lỗ
9
1
7
1
Bài 5: Vận hành máy cắt thép
8
1
7
0
Bài 6: Giới thiệu máy tiện và các thao tác vận hành
9
1
7
0
Bài 7: Tiện trơn và tiện bậc vuông góc
12
1
10
1
Tổng số
60
7
50
3
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Kỹ thuật giũa cơ bản
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết cách chọn chiều cao ê-tô phù hợp
- Xác định tư thế đứng, cách cầm giũa và động tác khi giũa kim loại.
- Thực hiện đúng trình tự các bước trong quá trình giũa phẳng.
- Biết cách kiểm tra đánh giá mặt phẳng bằng thước đo khe hở, phân tích các dạng sai hỏng và sửa chữa được những vị trí lồi, lõm.
- Giũa phẳng theo yêu cầu
- Tuân thủ đúng các nội quy, quy chế của nhà trường và tại xưởng thực tập.
- Rèn luyện được tác phong công nghiệp, ý thức về an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, khi lao động sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ…
2. Nội dung:
1.1 Chọn chiều cao ê-tô
1.2 Kẹp chặt phôi vào ê- tô
1.3 Lựa chọn vị trí, tư thế đứng thích hợp
1.4 Đẩy và kéo giũa về, phân phối lực ấn lên giũa
1.5 Các dạng sai hỏng và phương pháp khắc phục
Bài 2: Giũa mặt phẳng
Thời gian: 9 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết được trình tự các bước trong quá trình giũa phẳng.
- Kẹp phôi vào êtô đúng yêu cầu, kỹ thuật.
-Thao tác chuẩn xác giũa mặt phẳng theo đường dọc, đường ngang, đường chéo.
- Kiểm tra mặt phẳng bằng thước đo khe hở ánh sáng.
- Giũa phẳng và sửa chữa lồi lõm theo yêu cầu
- Tuân thủ đúng các nội quy, quy chế của nhà trường và tại xưởng thực tập.
- Rèn luyện được tác phong công nghiệp, ý thức về an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, khi lao động sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ…
2. Nội dung:
2.1 Chọn mặt phẳng cần giũa
2.2 Giũa thô
2.3 Giũa phẳng
2.4 Kiểm tra độ phẳng
2.5 Giũa lần cuối
2.6 Các dạng sai hỏng và phương pháp khắc phục
Bài 3: Vận hành máy khoan bàn
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Giải thích cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy khoan bàn.
- Vận hành và sử dụng máy khoan bàn đúng tư thế, động tác.
- Gá kẹp phôi chắc chắn
- Điều chỉnh tốc độ máy khoan thích hợp
- Di chuyển bàn máy và trục chính đảm bảo yêu cầu.
- Sử dụng máy khoan đúng trình tự an toàn.
- Biết được trình tự các bước khi khoan.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Tuân thủ đúng các nội quy, quy chế của nhà trường và tại xưởng thực tập.
- Rèn luyện được tác phong công nghiệp, ý thức về an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, khi lao động sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ…
2. Nội dung:
3.1 Thay đổi tốc độ của trục chính
3.2 Di chuyển bàn khoan lên và xuống
3.3 Di chuyển bàn khoan sang trái, phải
3.4 Di chuyển trục chính lên, xuống
3.5 Các dạng sai hỏng và phương pháp khắc phục
Bài 4: Khoan lỗ
Thời gian: 9 giờ
1. Mục tiêu:
- Các định đúng chế độ cắt của máy khoan.
- Xác định vận tốc cắt bằng các bảng tra hoặc bằng công thức thực nghiệm trong sổ tay.
- Lựa chọn tốc độ cắt và lượng chạy dao.
- Biết rõ kỹ thuật sử dụng máy khoan bàn.
- Biết sử dụng các loại dụng cụ của ngành cơ khí như: thước cặp, com pa, vạch dấu…
- Đo và kiểm tra kích thước sản phẩm và đánh giá.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Tuân thủ đúng các nội quy, quy chế của nhà trường và tại xưởng thực tập.
- Rèn luyện được tác phong công nghiệp, ý thức về an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, khi lao động sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ…
2. Nội dung:
4.1 Lấy dấu và chấm tâm
4.2 Kẹp vật lên ê-tô
4.3 Lắp mũi khoan lên bầu cặp
4.4 Thay đổi tốc độ trục chính
4.5 Điều chỉnh vị trí của bàn máy khoan
4.6 Điều chỉnh mũi khoan vào vị trí.
4.7 Khoan lỗ
4.8 Các dạng sai hỏng và phương pháp khắc phục
Bài 5: Vận hành máy cắt thép
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết rõ kỹ thuật sử dụng máy cắt.
- Vận hành và sử dụng máy như : đóng mở máy, gá kẹp phôi, điều chỉnh bước tiến dao, thay lưỡi cắt thành thạo.
- Cắt phôi đúng đường vạch dấu, đảm bảo phẳng, ít ba via.
- Đánh giá quá trình sử dụng máy cắt, đo và kiểm tra kích thước sản phẩm và đánh giá.
- Biết sử dụng các loại dụng cụ vạch dấu…
- Đo và kiểm tra kích thước sản phẩm và đánh giá.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Kiểm tra kĩ máy trước khi cắt, đặc biệt là đá cắt.
- Tuân thủ đúng các nội quy, quy chế của nhà trường và tại xưởng thực tập.
- Rèn luyện được tác phong công nghiệp, ý thức về an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, khi lao động sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ…
2. Nội dung:
5.1 Các bộ phận chính
5.2 An toàn khi sử dụng máy
5.3 Vận hành máy
5.4 Các dạng sai hỏng và phương pháp khắc phục
Bài 6: Giới thiệu máy Tiện và các thao tác vận hành
Thời gian: 9 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu cấu tạo các bộ phận chính của máy Tiện, cách sử dụng của từng bộ phận chính đó.
- Sử dụng đúng các trang thiết bị theo yêu cầu gia công.
- Biết vận hành máy Tiện an toàn và phòng tránh rủi ro có thể xảy ra, dừng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Kiểm tra vật tư, dụng, cụ, các cơ cấu của máy đảm bảo an toàn mới được làm việc.
- Tuân thủ đúng các nội quy, quy chế của nhà trường và tại xưởng thực tập.
- Rèn luyện được tác phong công nghiệp, ý thức về an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, khi lao động sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ…
2. Nội dung:
6.1 Các bộ phận chính của máy Tiện
6.2 An toàn khi sử dụng máy
6.3 Vận hành máy Tiện
6.4 Các dạng sai hỏng và phương pháp khắc phục
Bài 7: Tiện trơn và tiện bậc vuông góc
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
- Xác định phương pháp tiện phù hợp với vật liệu gia công.
- Lựa chọn căn cứ vào độ trơn láng bề mặt chi tiết gia công để xác định bước tiến dao s (mm/vòng).
- Kiểm tra trong quá trình gia công để xác định nguyên nhân và cách khắc phục các khuyết tật: dạng trên bề mặt chi tiết có phần chưa cắt gọt, dạng kích thước đường kính sai, dạng chi tiết bị côn, dạng độ bóng bề mặt chưa đạt.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Kiểm tra vật tư, dụng, cụ, các cơ cấu của máy đảm bảo an toàn mới được làm việc.
- Tuân thủ đúng các nội quy, quy chế của nhà trường và tại xưởng thực tập.
- Rèn luyện được tác phong công nghiệp, ý thức về an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, khi lao động sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ...
2. Nội dung:
7.1. Lắp chỉnh dụng cụ cắt
7.2. Tiện trơn
7.3 Tiện bậc vuông góc
7.4 Các dạng sai hỏng và phương pháp khắc phục
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Mũi vạch, com-pa vạch, đài vạch, đột dấu.
Thước lá, thước cặp, êke, thước đứng.
Đục bằng, đục nhọn, búa nguội.
Các loại giũa dẹt, giũa tròn, giũa vuông, giũa bán nguyệt
Khung cưa và lưỡi cưa tay.
Các loại mũi khoét, mũi doa.
Êtô nguội, bàn thợ (êtô song hành).
Máy mài hai đá.
Máy khoan đứng hoặc khoan bàn.
Thiết bị uốn ống.
Khối D, khối V, bàn máp (bàn vạch dấu).Đe.
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Biết cách chọn chiều cao ê-tô phù hợp
+ Xác định tư thế đứng, cách cầm giũa và động tác khi giũa kim loại.
+ Thực hiện đúng trình tự các bước trong quá trình giũa phẳng.
+ Biết được trình tự các bước trong quá trình giũa phẳng.
+ Kẹp phôi vào êtô đúng yêu cầu, kỹ thuật.
+ Thao tác chuẩn xác giũa mặt phẳng theo đường dọc, đường ngang, đường chéo.
+ Giải thích cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy khoan bàn.
+ Vận hành và sử dụng máy khoan bàn đúng tư thế, động tác.
+ Gá kẹp phôi chắc chắn
+ Điều chỉnh tốc độ máy khoan thích hợp
+ Di chuyển bàn máy và trục chính đảm bảo yêu cầu.
+ Các định đúng chế độ cắt của máy khoan.
+ Xác định vận tốc cắt bằng các bảng tra hoặc bằng công thức thực nghiệm trong sổ tay.
+ Lựa chọn tốc độ cắt và lượng chạy dao.
+ Biết rõ kỹ thuật sử dụng máy cắt.
+Vận hành và sử dụng máy như : đóng mở máy, gá kẹp phôi, điều chỉnh bước tiến dao, thay lưỡi cắt thành thạo.
+ Cắt phôi đúng đường vạch dấu, đảm bảo phẳng, ít ba via.
+ Hiểu cấu tạo các bộ phận chính của máy Tiện, cách sử dụng của từng bộ phận chính đó.
+ Sử dụng đúng các trang thiết bị theo yêu cầu gia công.
+ Xác định phương pháp tiện phù hợp với vật liệu gia công.
+ Lựa chọn căn cứ vào độ trơn láng bề mặt chi tiết gia công để xác định bước tiến dao s(mm/vòng).
- Về kỹ năng:
+ Biết cách kiểm tra đánh giá mặt phẳng bằng thước đo khe hở, phân tích các dạng sai hỏng và sửa chữa được những vị trí lồi, lõm.
+ Giũa phẳng theo yêu cầu
+ Kiểm tra mặt phẳng bằng thước đo khe hở ánh sáng.
+ Giũa phẳng và sửa chữa lồi lõm theo yêu cầu
+ Sử dụng máy khoan đúng trình tự an toàn.
+ Biết được trình tự các bước khi khoan.
+ Biết rõ kỹ thuật sử dụng máy khoan bàn.
+ Biết sử dụng các loại dụng cụ của ngành cơ khí như: thước cặp, com pa, vạch dấu…
+ Đo và kiểm tra kích thước sản phẩm và đánh giá.
+ Biết vận hành máy Tiện an toàn và phòng tránh rủi ro có thể xảy ra, dừng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
+Kiểm tra trong quá trình gia công để xác định nguyên nhân và cách khắc phục các khuyết tật: dạng trên bề mặt chi tiết có phần chưa cắt gọt, dạng kích thước đường kính sai, dạng chi tiết bị côn, dạng độ bóng bề mặt chưa đạt.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ thuật cơ khí ứng dụng trong các ngành kỹ thuật.
+Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị, máy móc.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, phải tuân thủ theo đúng trình tự các bước tiến hành thực hành
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Sinh viên biết và hiểu những đặc điểm, tính năng kỹ thuật của một số thiết bị và dụng cụ như : máy khoan bàn, máy cắt thép, máy tiện, giũa, các loại thước đo trong ngành cơ khí…
- Thao tác, vận hành và sử dụng thiết bị như: máy khoan, máy tiện, máy cắt., dụng cụ thành thạo.
4. Tài liệu tham khảo:
+ Hướng dẫn thực tập cơ khí, Th.s Lê Trương Thanh Bình, Trường Cao đẳng Điện Lực miền Trung, 2013.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thực tập điện cơ bản
Mã mô đun: MĐ23
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết:6 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 45giờ; Kiểm tra: 4giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Thực tập Điện cơ bản cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản liên quan đến kỹ thuật điện – điện tử, giúp sinh viên tiếp thu các môn học khác trong chương trình.
- Tính chất: Là môn học thực hành bắt buộc đối với ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Nhớ các kí hiệu thông dụng trong sơ đồ mạch điện và cách sử dụng các dụng cụ đồ nghề thi công lắp đặt mạch điện, nhận dạng các loại đồng hồ vạn năng dạng kim hoặc số.
+ Nhớ và nhận dạng được các loại sơ đồ mạch điện thông dụng.
+ Phân loại được các thiết bị lắp đặt.
- Về kỹ năng:
+ Lựa chọn và bố trí thiết bị đúng và hợp lý
+ Liệt kê được các thiết bị cần thiết cho một mạch điện cần đấu nối.
+ Đọc được sơ đồ và nối dây theo sơ đồ mạch điện thông dụng.
+ Tính toán được khối lượng vật tư cần lắp đặt.
+ Phán đoán và khắc phục được các sự cố xảy ra trong mạch động lực và mạch điện điều khiển.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Xác lập thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các bài thực hành. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Thực hiện các biện pháp an toàn-vệ sinh lao động.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài 1: Nội quy phòng thực tập. Giới thiệu thiết bị, dụng cụ và các kí hiệu dùng trong sơ đồ điện.
2
2
0
0
Bài 2: Thực tập vạch dấu, lắp đặt ống (nẹp) đi dây
11
1
10
0
Bài 3: Thực tập lắp đặt mạch đèn chiếu sáng điều khiển từ 1 vị trí
17
1
15
1
Bài 4: Thực tập đấu dây động cơ 1 pha
17
1
15
1
Bài 5: Thực tập đấu dây động cơ 3 pha
18
1
15
2
Tổng số
60
6
50
4
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Nội quy phòng thực tập. Giới thiệu thiết bị, dụng cụ và các kí hiệu dùng trong sơ đồ điện
Thời gian: 2 giờ
1. Mục tiêu:
+ Phân loại các dụng cụ đồ nghề thi công lắp đặt mạch điện, đồng hồ vạn năng dạng kim hoặc số.
+ Nhớ được các kí hiệu thông dụng dùng trong sơ đồ mạch điện.
+ Đọc các kí hiệu thiết bị điện trên sơ đồ mạch điện.
+ Sử dụng đúng các loại dụng cụ, thiết bị đo.
2. Nội dung:
1.1. Nội quy phòng thực tập
1.2. Thiết bị, dụng cụ
1.3. Các kí hiệu dùng trong sơ đồ mạch điện
Bài 2: Thực tập vạch dấu, lắp đặt ống (nẹp) đi dây
Thời gian: 11 giờ
1. Mục tiêu:
+ Đọc và phân tích được sơ đồ đi dây của mạch điện
+ Lựa chọn và sử dụng hợp lý các dụng cụ, thiết bị để thi công
+ Lắp đặt được ống (nẹp) đi dây theo sơ đồ
+ Sử dụng đúng các dụng cụ đồ nghề
2. Nội dung:
2.1. Vạch dấu vị trí ống (nẹp) đi dây
2.2. Lắp đặt ống (nẹp) đi dây
Bài 3: Thực tập lắp đặt mạch đèn chiếu sáng điều khiển từ 1 vị trí
Thời gian: 17 giờ
1. Mục tiêu:
+ Nhận dạng và phân loại được các sơ đồ lắp đặt các mạch như bảng điện, sơ đồ mạch đèn huỳnh quang chấn lưu sắt từ, chấn lưu điện tử, mạch điều chỉnh độ sáng bóng đèn dùng Dimer...
+ Đọc sơ đồ và nối dây theo sơ đồ mạch điện bảng điện, các mạch đèn chiếu sáng thông dụng.
+ Lựa chọn và bố trí thiết bị hợp lý.
+ Liệt kê được các thiết bị cần thiết cho mạch điện cần lắp ráp.
2. Nội dung:
3.1. Lắp mạch đấu song song hai bóng đèn
3.2. Lắp mạch đèn huỳnh quang chấn lưu sắt từ
3.3. Lắp mạch đèn huỳnh quang chấn lưu điện tử
3.4. Lắp mạch bảng điện
2.5. Lắp mạch điều chỉnh độ sáng đèn dùng Dimer
Bài 4: Thực tập đấu dây động cơ 1 pha
Thời gian: 17 giờ
1. Mục tiêu:
+ Nhận dạng được các đầu dây của quạt trần và biết cách đấu dây theo sơ đồ và vận hành quạt trần.
+ Nhớ được sơ đồ và lắp được mạch điện đảo chiều quay động cơ 1 pha sử dụng cầu dao 3pha loại đảo chiều.
+ Đọc sơ đồ và nối dây theo sơ đồ mạch điện quạt trần và mạch đảo chiều quay động cơ 1pha.
+ Xác định được các đầu dây của quạt trần.
2. Nội dung:
4.1. Lắp mạch điện động cơ 1 pha
4.2. Lắp mạch điện đảo chiều quay động cơ 1 pha
4.3. Lắp mạch điện quạt trần
Bài 5: Thực tập đấu dây động cơ 3 pha
Thời gian: 18 giờ
1. Mục tiêu:
+ Nhận dạng được các đầu dây cùng cực tính của các cuộn dây của động 3 pha bằng cách sử dụng điện kế hoặc đồng hồ vạn năng.
+ Nhớ được sơ đồ và lắp được mạch đấu sao, tam giác động cơ 3pha, mạch đảo chiều quay động cơ 3pha, mạch đổi nối sao sang tam giác sử dụng cầu dao 3 pha loại đảo chiều quay.
+ Đọc sơ đồ và nối dây theo sơ đồ mạch điện đảo chiều quay động cơ 3pha, mạch đổi nối sao-tam giác.
+ Xác định được các đầu dây của động cơ 3pha cùng cực tính sử dụng điện kế hoặc đồng hồ vạn năng kim hoặc số.
2. Nội dung:
5.1. Xác định cực tính cuộn dây động cơ 3 pha 6 đầu dây
5.2. Lắp mạch động cơ 3 pha
5.3. Lắp mạch đảo chiều quay động cơ 3 pha bằng cầu dao đảo 3 pha
5.4. Lắp mạch động cơ 3 pha đổi nối sao tam giác bằng cầu dao đảo
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
-Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay.
-Bộ đồ nghề điện cầm tay gồm:
-Pan me.
-Máy quấn dây chỉ thị số.
-Khoan điện; Mỏ hàn điện.
-Kìm điện các loại: kìm B (kìm răng), kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt.
-Tuốc-nơ-vít các loại (dẹp, bake): từ 2mm đến 6mm.
-Cưa, bào, búa cao su...
-Các loại máy đo (AC & DC): ampe kế, volt kế, Ohm kế, watt kế, tần số kế, Cos kế, điện kế 1pha, 3 pha,
-Động cơ một pha và ba pha các loại.
-Máy biến áp.
-Nguồn AC 1 pha, 3 pha.
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức: + Nhớ các kí hiệu thông dụng trong sơ đồ mạch điện và cách sử dụng các dụng cụ đồ nghề thi công lắp đặt mạch điện, nhận dạng các loại đồng hồ vạn năng dạng kim hoặc số.
+ Nhớ và nhận dạng được các loại sơ đồ mạch điện thông dụng.
+ Phân loại được các thiết bị lắp đặt.
- Về kỹ năng:
+ Lựa chọn và bố trí thiết bị đúng và hợp lý
+ Liệt kê được các thiết bị cần thiết cho một mạch điện cần đấu nối.
+ Đọc được sơ đồ và nối dây theo sơ đồ mạch điện thông dụng.
+ Tính toán được khối lượng vật tư cần lắp đặt.
+ Phán đoán và khắc phục được các sự cố xảy ra trong mạch động lực và mạch điện điều khiển.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Xác lập thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các bài thực hành. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Thực hiện các biện pháp an toàn-vệ sinh lao động.
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun:
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
- Đối với người học:
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Lắp các mạch đèn chiếu sáng thông dụng
- Lắp đặt quạt trần
4. Tài liệu tham khảo:
+ Bài giảng Thực tập Điện cơ bản, Th.s Phan Xuân Tưởng, Trường Cao Đẳng Điện Lực Miền Trung, 2013.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thí nghiệm mạch điện
Mã mô đun: MĐ24
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 5giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 50giờ; Kiểm tra: 5giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Thí nghiệm Mạch điện 1 là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở của ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
- Tính chất: Thí nghiệm Mạch điện 1 là môn học thực hành thuộc khối kiến thức bắt buộc ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
Trên cơ sở phân tích, tính toán dựa theo lý thuyết và kết quả đo thực tế (hoặc trên phần mềm mô phỏng) nhằm:
+ Kiểm chứng định luật Kiếc- sốp 1,2 và sự vận dụng 2 định luật này để giải mạch, tìm dòng điện trong các nhánh và điện áp trên các phần tử.
+ Kiểm chứng được quan hệ về pha giữa dòng điện và điện áp, định luật Ôm, công suất của các loại mạch điện xoay chiều một pha thuần tính chất: thuần trở, thuần cảm, thuần dung
+ Kiểm chứng được quan hệ về pha giữa dòng điện và điện áp, định luật Ôm, công suất của các loại mạch điện xoay chiều một pha không phân nhánh: mạch R1-R2 nối tiếp, mạch R-L nối tiếp, mạch R-C nối tiếp, mạch R-L-C nối tiếp
+ Kiểm chứng được ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất (đối với phụ tải)
+ Kiểm chứng phương pháp biến đổi tương đương, phương pháp điện thế nút để phân tích mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng được một số loại đồng hồ đa năng chỉ thị số để đo các đại lượng điện trở ; dòng điện, điện áp trong mạch điện một chiều và xoay chiều.
+ Đọc được các sơ đồ mạch điện trong bài thí nghiệm, mắc được sơ đồ một cách đúng đắn và đơn giản nhất để lấy số liệu thí nghiệm.
+ Sử dụng được phần mềm mô phỏng Multisim để ứng dụng trong học tập môn học Mạch điện.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tạo được sự hứng thú trong học tập môn học Mạch điện
+ Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị thí nghiệm
+ Rèn luyện tính cẩn thận, phải tuân thủ theo đúng trình tự các bước tiến hành thí nghiệm
+ Bước đầu rèn luyện khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài 1: Định luật Kiếcsốp 1,2.
12
1
10
1
Bài 2: Mạch điện xoay chiều 1 pha thuần tính chất
12
1
10
1
Bài 3: Mạch điện xoay chiều 1 pha không phân nhánh
12
1
10
1
Bài 4: Nâng cao hệ số công suất
12
1
10
1
Bài 5: Các phương pháp phân tích mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa
12
1
10
1
Tổng số
60
5
50
5
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Định luật Kiếcsốp 1,2
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
2. Nội dung:
1.1 Định luật Kiếcsốp 1, 2 trong mạch điện một chiều
1.2 Ứng dụng định luật Kiếcsốp 1, 2 trong mạch điện một chiều
1.3 Kiểm chứng định luật Kiếcsốp 1, 2 trong mạch điện xoay chiều (dạng phức) bằng phần mềm Multisim
Bài 2: Mạch điện xoay chiều 1 pha thuần tính chất (dùng phần mềm Multisim)
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
2. Nội dung:
2.1 Mạch thuần trở
2.2 Mạch thuần cảm.
2.3 Mạch thuần dung.
Bài 3: Mạch điện xoay chiều 1 pha không phân nhánh
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
2. Nội dung:
3.1 Mạch R - R
3.2 Mạch R - L
3.3 Mạch R - C
3.4 Mạch R - L - C
Bài 4: Nâng cao hệ số công suất
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
2. Nội dung:
4.1 Thí nghiệm ý nghĩa nâng cao hệ số công suất trên thiết bị
4.2 Thực hành tính toán, kiểm chứng nâng cao hệ số công suất bằng phần mềm Multisim
Bài 5: Các phương pháp phân tích mạch điện ở chế độ xác lập điều hòa sử dụng phần mềm Multisim
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
2. Nội dung:
5.1 Phương pháp biến đổi tương đương
5.2 Phương pháp điện thế nút
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Các mô hình mô phỏng mạch một chiều, xoay chiều.
Các bản vẽ, tranh ảnh cần thiết.
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
Trên cơ sở phân tích, tính toán dựa theo lý thuyết và kết quả đo thực tế (hoặc trên phần mềm mô phỏng) nhằm:
+ Kiểm chứng định luật Kiếc- sốp 1,2 và sự vận dụng 2 định luật này để giải mạch, tìm dòng điện trong các nhánh và điện áp trên các phần tử.
+ Kiểm chứng được quan hệ về pha giữa dòng điện và điện áp, định luật Ôm, công suất của các loại mạch điện xoay chiều một pha thuần tính chất: thuần trở, thuần cảm, thuần dung
+ Kiểm chứng được quan hệ về pha giữa dòng điện và điện áp, định luật Ôm, công suất của các loại mạch điện xoay chiều một pha không phân nhánh: mạch R1-R2 nối tiếp, mạch R-L nối tiếp, mạch R-C nối tiếp, mạch R-L-C nối tiếp
+ Kiểm chứng được ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất (đối với phụ tải)
+ Kiểm chứng phương pháp biến đổi tương đương, phương pháp điện thế nút để phân tích mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng được một số loại đồng hồ đa năng chỉ thị số để đo các đại lượng điện trở ; dòng điện, điện áp trong mạch điện một chiều và xoay chiều.
+ Đọc được các sơ đồ mạch điện trong bài thí nghiệm, mắc được sơ đồ một cách đúng đắn và đơn giản nhất để lấy số liệu thí nghiệm.
+ Sử dụng được phần mềm mô phỏng Multisim để ứng dụng trong học tập môn học Mạch điện.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tạo được sự hứng thú trong học tập môn học Mạch điện
+ Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị thí nghiệm
+ Rèn luyện tính cẩn thận, phải tuân thủ theo đúng trình tự các bước tiến hành thí nghiệm
+ Bước đầu rèn luyện khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Định luật Kiếc sốp dạng phức
- Mạch điện xoay chiều một pha thuần tính chất
- Mạch điện xoay chiều một pha không phân nhánh
- Phương pháp điện thế nút
4. Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu Thí nghiệm Mạch điện , Huỳnh Tấn Khoa, Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung, 2013.
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Multisim trong học tập môn Mạch điện , Huỳnh Tấn Khoa, 2014
- Bài giảng Mạch điện, Lê Công Hân, Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung, 2013.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: TT đo lường
Mã mô đun: MĐ25
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 5giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 50 giờ; Kiểm tra: 5giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học Thực hành thí nghiệm Đo lường Điện là môn học thuộc nhóm môn học kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
- Tính chất: Môn học Thực hành thí nghiệm Đo lường Điện là môn học kỹ thuật, mang tính thực hành thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Biết được các phương pháp đo thông số của thiết bị điện và mạch điện;
+ Trình bày được các bước tiến hành một bài thực hành thí nghiệm đo lường điện;
+ Phân tích được kết quả đo cũng như các nguyên nhân gây sai số khi đo.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng đúng và an toàn các thiết bị đo lường;
+ Thực hiện đúng các bước thực hành thí nghiệm lấy kết quả đo;
+ Xử lý chính xác các số liệu đo, các nguyên nhân gây sai số khi đo.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Học tập nghiêm túc, khoa học và an toàn;
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài 1: Đo dòng điện - Mở rộng giới hạn đo dòng điện
12
1
10
1
Bài 2: Đo điện áp - Mở rộng giới hạn đo điện áp
12
1
10
1
Bài 3: Đo điện trở - Đo điện cảm- Đo điện dung
12
1
10
1
Bài 4: Đo tần số - Đo công suất - Đo hệ số công suất
12
1
10
1
Bài 5: Đo điện năng
12
1
10
1
Tổng số
60
5
50
5
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Đo dòng điện - Mở rộng giới hạn đo dòng điện
Thời gian: giờ
1. Mục tiêu:
Hiểu được phương pháp đo dòng điện, phương pháp mở rộng giới hạn đo dòng điện;
Phân tích được kết quả đo cũng như các nguyên nhân gây sai số khi đo;
Sử dụng đúng và an toàn các thiết bị đo dòng điện;
Thực hiện đúng các bước thực hành thí nghiệm lấy kết quả đo dòng điện và mở rộng giới hạn đo dòng điện;
Học tập nghiêm túc, khoa học và an toàn;
Rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
2. Nội dung:
1.1. Mục tiêu
1.2. Nội dung thực hành thí nghiệm
1.2.1. Dòng điện một chiều
1.2.1.1. Đo dòng điện một chiều
1.2.1.2. Mở rộng giới hạn đo dòng điện một chiều
1.2.2. Dòng điện xoay chiều
1.2.2.1. Đo dòng điện xoay chiều
1.2.2.2. Mở rộng giới hạn đo dòng điện xoay chiều
Bài 2: Đo điện áp - Mở rộng giới hạn đo điện áp
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
Hiểu được phương pháp đo điện áp, phương pháp mở rộng giới hạn đo điện áp;
Phân tích được kết quả đo cũng như các nguyên nhân gây sai số khi đo;
Sử dụng đúng và an toàn các thiết bị đo điện áp;
Thực hiện đúng các bước thực hành thí nghiệm lấy kết quả đo điện áp và mở rộng giới hạn đo điện áp;
Học tập nghiêm túc, khoa học và an toàn;
Rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
2. Nội dung:
2.1. Mục tiêu
2.2. Nội dung thực hành thí nghiệm
2.2.1. Điện áp một chiều
2.2.1.1. Đo điện áp một chiều
2.2.1.2. Mở rộng giới hạn đo điện áp một chiều
2.2.2. Điện áp xoay chiều
2.2.2.1. Đo điện áp xoay chiều
2.2.2.2. Mở rộng giới hạn đo điện áp xoay chiều
Bài 3: Đo điện trở - Đo Điện cảm – Đo Điện dung
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
Hiểu được các phương pháp đo điện trở, đo điện cảm, đo điện dung;
Phân tích được kết quả đo cũng như các nguyên nhân gây sai số khi đo;
Sử dụng đúng và an toàn các thiết bị đo điện trở, đo điện cảm, đo điện dung;
Thực hiện đúng các bước thực hành thí nghiệm lấy kết quả đo điện trở, đo điện cảm, đo điện dung;
Học tập nghiêm túc, khoa học và an toàn;
Rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
2. Nội dung:
3.1. Mục tiêu
3.2. Nội dung thực hành thí nghiệm
3.2.1. Đo điện trở
3.2.1.1. Đo điện trở bằng vạn năng kế
3.2.1.2. Đo điện trở bằng cầu đo một chiều
3.2.1.3. Đo điện trở cách điện bằng mêgômmet
3.2.1.4. Đo điện trở nối đất bằng Têrômet
3.2.2. Đo điện cảm
3.2.3. Đo điện dung
Bài 4: Đo tần số - Đo công suất - Đo hệ số công suất
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
Hiểu được các phương pháp đo tần số, đo công suất, đo hệ số công suất;
Phân tích được kết quả đo cũng như các nguyên nhân gây sai số khi đo;
Sử dụng đúng và an toàn các thiết bị đo tần số, đo công suất, đo hệ số công suất;
Thực hiện đúng các bước thực hành thí nghiệm lấy kết quả đo tần số, đo công suất, đo hệ số công suất;
Học tập nghiêm túc, khoa học và an toàn;
Rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
2. Nội dung:
4.1. Mục tiêu
4.2. Nội dung thực hành thí nghiệm
4.2.1. Đo tần số
4.2.2. Đo công suất
4.2.2.1. Đo công suất tác dụng trong mạch xoay chiều một pha
4.2.2.2. Đo công suất tác dụng trong mạch xoay chiều ba pha
4.2.2.3. Đo công suất phản kháng trong mạch xoay chiều ba pha
4.2.3. Đo hệ số công suất
4.2.3.1. Đo hệ số công suất trong mạch xoay chiều một pha
4.2.3.2. Đo hệ số công suất trong mạch xoay chiều ba pha
Bài 5: Đo điện năng
Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
Hiểu được các phương pháp đo điện năng;
Phân tích được kết quả đo cũng như các nguyên nhân gây sai số khi đo điện năng;
Sử dụng đúng và an toàn các thiết bị đo điện năng;
Thực hiện đúng các bước thực hành thí nghiệm lấy kết quả đo điện năng;
Học tập nghiêm túc, khoa học và an toàn;
Rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
2. Nội dung:
5.1. Mục tiêu
5.2. Nội dung thực hành thí nghiệm
5.2.1. Đo điện năng tác dụng trong mạch xoay chiều một pha.
5.2.1.1. Đo điện năng tác dụng trong mạch xoay chiều một pha dùng công tơ cơ
5.2.1.2. Đo điện năng tác dụng trong mạch xoay chiều một pha dùng công tơ điện tử
5.2.2. Đo điện năng tác dụng trong mạch xoay chiều ba pha.
5.2.2.1. Đo điện năng tác dụng trong mạch xoay chiều ba pha trực tiếp.
5.2.2.2. Đo điện năng tác dụng trong mạch xoay chiều ba pha gián tiếp.
5.2.3. Đo điện năng phản kháng trong mạch xoay chiều ba pha.
5.2.4. Đo điện năng ba pha dùng công tơ điện tử
5.2.5. Kiểm tra sai số của công tơ
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Điện trở các loại.
Tụ điện các loại.
Cuộn cảm.
Dây nối.
Dây dẫn điện, nguồn điện.
Đầu cốt các cở.
Bộ thí nghiệm về mạch điện DC.
Bộ thí nghiệm về mạch điện AC 1 pha, 3 pha.
Cầu đo điện trở.
Project Board cắm linh kiện.
Nguồn DC; AC 1 pha, 3 pha điều chỉnh được.
Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
Máy đo các loại (VOM; DVOM; M; Tera; Ampare kìm...)
Mô hình dàn trải hoặc thiết bị thật các cơ cấu đo, các loại máy đo.
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Biết được các phương pháp đo thông số của thiết bị điện và mạch điện;
+ Trình bày được các bước tiến hành một bài thực hành thí nghiệm đo lường điện;
+ Phân tích được kết quả đo cũng như các nguyên nhân gây sai số khi đo.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng đúng và an toàn các thiết bị đo lường;
+ Thực hiện đúng các bước thực hành thí nghiệm lấy kết quả đo;
+ Xử lý chính xác các số liệu đo, các nguyên nhân gây sai số khi đo.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Học tập nghiêm túc, khoa học và an toàn;
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Đo dòng điện, đo điện áp, đo điện trở, đo công suất, đo điện năng
4. Tài liệu tham khảo:
+ Đo lường-Máy điện-Khí cụ, Hoàng Hữu Thận, Nhà xuất bản Công nhân kỹ thuật-1982;
+ Thí nghiệm Đo lường điện, KS Trần Văn Minh, Trường Cao Đẳng Điện Lực Miền Trung- 2013.
+ Trang diễn đàn về điện, webdien.com.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: TN máy điện
Mã mô đun: MĐ26
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 31 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học thực hành máy điện – phần I được học vào học kỳ II của năm thứ nhất. Môn học này được dạy sau khi học môn mạch điện, lý thuyết máy điện, đo lường điện.
- Tính chất: Trên cơ sở thí nghiệm, sẽ củng cố và trang bị cho học sinh những kiến thức thực tế cơ bản nhất để tiếp tục nghiên cứu các môn học sau.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
Giúp cho sinh viên thực hiện thí nghiệm chứng minh phần lý thuyết đã học, khẳng định tính năng các loại máy điện- máy biến áp 3 pha và máy điện một chiều. Qua đó sinh viên biết tính toán, xác định các tham số cơ bản, phân tích, giải thích được bản chất các hiện tượng vật lý xãy ra trong quá trình thí nghiệm và vận dụng vào thực tế để sử dụng,
- Về kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng đấu nối mạch điện thí nghiệm, nhận dạng, phân loại, tính toán, tính chọn, sử dụng thành thạo các dụng cụ đo và vận hành được các loại máy điện.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Kích thích sự đam mê, tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, có ý thức tôn trọng qui trình, qui phạm.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài 1: Thí nghiệm máy biến áp 3 pha
25
3
20
2
Bài 2: Động cơ điện một chiều
17
1
15
1
Bài 3: Thí nghiệm máy phát điện một chiều
18
1
16
1
Tổng số
60
5
51
4
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Thí nghiệm máy biến áp 3 pha
Thời gian: 25 giờ
1. Mục tiêu:
Cho sinh viên tiếp xúc, nhận biết cấu tạo các loại máy biến áp ba pha, đấu nối thành thạo mach điện thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm xác định tổ nối dây và các chế độ làm việc của MBA. Qua đó sinh viên biết tính toán các tham số cơ bản, xác định và đấu nối các tổ nối dây của MBA 3 pha, phân tích, giải thích được các hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình thí nghiệm và trong vận hành máy biến.
Tính chọn, sử dụng dụng cụ đo, đấu nối được sơ đồ mạch điện.
2. Nội dung:
1.1. Tìm hiểu các loại máy biến áp 3 pha
1.1.1. Tìm hiểu cấu tạo các loại máy biến áp 3 pha
1.1.2. Thự hành tính toán các thông số định mức của máy biến áp 3 pha.
1.2. Thí nghiệm xác định tổ nối dây máy biến áp
1.2.1. Xác định các đầu đúng của các cuộn dây
1.2.2. Xác định các cuộn dây cùng pha
1.2.3. Xác định cuộn cao áp và cuộn hạ áp
1.2.4. Xác định cực tính và thực hiện đấu dây
1.3.Thí nghiệm các chế độ làm việc của máy biến áp
1.3.1. Thí nghiệm chế độ không tải
1.3.2. Thí nghiệm chế độ ngắn mạch
1.3.3. Thí nghiệm chế độ có tải
Bài 2: Thí nghiệm động cơ điện một chiều
Thời gian: 17 giờ
1. Mục tiêu:
Cho sinh viên tiếp xúc, tìm hiểu cấu tạo động cơ một chiều, đấu nối thành thạo các loại động cơ điện một chiều, thực hiện thí nghiệm mở máy, điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều. Qua đó sinh viên biết phân tích và hiểu bản chất các chế độ làm việc của các loại động cơ điện một chiều để vận dụng vào thực tế.
2. Nội dung:
2.1. Thực hành phân loại động cơ điện một chiều
2.1.1. Thực hành xác định các thông số định mức
2.1.2. Thực hành xác định các cuộn dây phần cảm phần ứng.
2.2. Thực hành xác định tính thuận nghịch của máy điện một chiều.
2.3. Thí nghiệm mở máy, dừng máy, đảo chiều quay
2.4. Điều chỉnh tốc độ
2,4.1. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông.
2.4.2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp.
Bài 3: Thí nghiệm máy phát điện một chiều
Thời gian: 18 giờ
1. Mục tiêu:
Nhằm giúp cho sinh viên tiếp xúc tìm hiểu các loại máy phát điện một chiều và thực hiện thí nghiệm chứng minh các đặc tính của máy phát điện một chiều. Qua đó sinh viên biết phân tích các đặc điểm vận hành của máy phát điện một chiều.
Đấu nối và vận hành thành thạo các loại máy phát điện một chiều
2. Nội dung:
5.1. Thí nghiệm thành lập đặc tính không tải
5.1.1. Thí nghiệm thành lập dặc tính không tải với tốc độ 1400 vòng/ phút và tốc độ 1200 vòng / phút
5.2. Thí nghiệm thành lập đặc tính ngoài
5.2.1. Thí nghiệm thành lập đặc tính ngoài máy phát điện một chiều kích từ độc lập.
5.2.2. Thí nghiệm thành lập đặc tính ngoài máy phát điện một chiều kích từ song song.
5.2.3. Thí nghiệm thành lập đặc tính ngoài máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp (D1 – D2) và (D1 –D3)
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
MBA 3 pha, máy phát 1 chiều, xoay chiều, động cơ 1 chiều, xoay chiều.
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
Giúp cho sinh viên thực hiện thí nghiệm chứng minh phần lý thuyết đã học, khẳng định tính năng các loại máy điện- máy biến áp 3 pha và máy điện một chiều. Qua đó sinh viên biết tính toán, xác định các tham số cơ bản, phân tích, giải thích được bản chất các hiện tượng vật lý xãy ra trong quá trình thí nghiệm và vận dụng vào thực tế để sử dụng,
- Về kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng đấu nối mạch điện thí nghiệm, nhận dạng, phân loại, tính toán, tính chọn, sử dụng thành thạo các dụng cụ đo và vận hành được các loại máy điện.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Kích thích sự đam mê, tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, có ý thức tôn trọng qui trình, qui phạm.
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
MBA 3pha: Giải quyết được các bài toán tổ nối dây, giải thích được bản chất các chế độ làm việc của MBA .
Động cơ điện một chiều: Đấu nối, vận hành, giải thích được các đặc điểm mở máy, điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều.
Máy phát điện một chiều: Đấu nối vận hành và giải thích đặc điểm của máy phát điện một chiều
4. Tài liệu tham khảo:
+ Máy điện tập 1 và 2, Vũ Gia Khanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật- 2005
+Bài giảng lý thuyết máy điện, Nguyễn Tiến Phong, Trường Cao Đẳng Điện Lực Miền Trung – 2013
+Bài giảng Thí nghiệm máy điện, Ngô Văn Đẩu, Trường Cao Đẳng Điện Lực Miền Trung – 2013
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: TT Lưới
Mã mô đun: MĐ27
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết:14 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 42 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học Thực tập lưới điện 1 là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
- Tính chất: Môn học Thực tập lưới điện 1 là môn học kỹ thuật, mang tính thực hành thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được nguyên lý làm việc, thông số kỹ thuật thiết bị và dụng cụ.
+ Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
+ Trình bày được kỹ thuật và trình tự thực hiện công việc theo qui trình an toàn.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị đo, thiết bị thi công.
+ Lắp đặt đúng kỹ thuật.
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây hạ thế.
+ Tổ chức thi công xây lắp đường dây hạ thế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị khi thực hành.
+ Có ý thức và trách nhiệm trong công việc.
+ Cẩn thận, tuân thủ theo đúng trình tự các bước tiến hành xây lắp.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài 1:
Các biện pháp an toàn khi: Làm việc trên cao, xây dựng, quản lý vận hành, sửa chữa đường dây cao và hạ áp. Nghị định của chính phủ về an toàn điện.
3
1
2
Bài 2:
Kỹ thuật kiểm tra và sử dụng dây đeo an toàn 1 và 3 móc.
4
1
3
Bài 3:
Kỹ thuật leo cao trên trụ ly tâm: H ≤12 m
5
1
3
1
Bài 4:
Kỹ thuật giác móng.
4
1
3
Bài 5:
Kỹ thuật buộc dây cơ bản.
3
1
3
Bài 6:
Dựng trụ điện bằng tó + palăng.
4
1
2
1
Bài 7:
Lắp, tháo xà – cách điện trên đường dây hạ thế.
4
1
3
Bài 8:
Hãm dây dẫn
4
1
3
Bài 9:
Rải dây và căng dây lấy độ võng lưới hạ thế
5
1
3
1
Bài 10
: Tiếp đất lưu động.
5
1
4
Bài 11
: Thay cách điện đường dây hạ thế.
4
1
3
Bài 12
: Thi công cáp vặn xoắn ABC cách điện XLPE.
5
1
3
1
Bài 13
: Lắp đặt công tơ một pha trên lưới hạ thế.
5
1
4
Bài 14
: Dò tìm và xử lý sự cố cáp ngầm hạ thế.
4
1
3
Tổng số
60
14
42
4
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Các biện pháp an toàn khi: Làm việc trên cao, xây dựng, quản lý vận hành, sửa chữa đường dây cao và hạ áp. Nghị định của chính phủ về an toàn điện.
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
- Trang bị cho sinh viên kiến thức an toàn điện.
- Hiểu qui trình an toàn khi: Làm việc trên cao, xây dựng, quản lý vận hành, sửa chữa đường dây cao và hạ áp.
- Hiểu và nhớ qui trình.
- Phân tích qui trình.
- Cẩn thận, có ý thức chấp hành qui trình an toàn khi tham gia làm việc.
2. Nội dung:
1.1. Các biện pháp an toàn.
1.2. Nghị định của chính phủ về an toàn điện.
Bài 2: Kỹ thuật kiểm tra và sử dụng dây đeo an toàn 1 và 3 móc.
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu qui trình kiểm tra và sử dụng dây đeo an toàn 1 và 3 móc.
- Thao tác thành thạo qui trình kiểm tra dây đeo.
- Thành thạo trong việc sử dụng các loại dây đeo.
- Có ý thức và trách nhiệm trong công việc.
- Cẩn thận, có ý thức chấp hành qui trình an toàn khi tham gia làm việc.
2. Nội dung:
2.1. Kiểm tra và sử dụng dây an toàn 1 móc.
2.2. Kiểm tra và sử dụng dây an toàn 3 móc.
Bài 3: Kỹ thuật leo cao trên trụ ly tâm: H ≤12 m
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Thao tác kiểm tra, thử dây an toàn và ti leo trước khi leo.
- Hiểu và áp dụng đúng qui trình leo trụ.
- Luyện tập thành thạo kỹ năng leo trụ để thực hiện nhiệm vụ trên lưới
điện.
- Cẩn thận, có ý thức chấp hành qui trình an toàn khi làm việc trên cao.
2. Nội dung:
3.1. Kiểm tra sử dụng dây an toàn
3.2. Kỹ thuật leo cao
Bài 4: Kỹ thuật giác móng.
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu trình tự xác định kích thước hố móng dựa vào tim móng đã có.
- Tạo được các dây căn tim chính - phụ phù hợp.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Luyện tập thành thạo việc xác định dây căn tim chính, phụ.
- Thao tác thành thạo các bước giác móng.
- Kiểm tra, phát hiện và khắc phục những sai phạm thao tác.
- Nhận thức đúng tầm quan trọng việc xác định tim móng.
2. Nội dung:
4.1. Giác móng đỡ thẳng, néo cuối, néo thẳng.
4.2. Giác móng néo góc, đỡ góc.
Bài 5: Kỹ thuật buộc dây cơ bản.
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được ứng dụng và cách buộc cho các nút buộc.
- Thao tác thành thạo các nút buộc.
- Cẩn thận, kiên nhẫn, có ý thức trách nhiệm với công việc.
2. Nội dung:
5.1. Nút buộc thoát hiểm.
5.2. Nút buộc dẹt (số 8)
5.3. Nút buộc sơn ca.
5.4. Nút buộc thuyền chài.
5.5. Nút buộc thòng lọng.
5.6. Nút buộc giới đơn.
5.7. Nút buộc giới đôi.
5.8. Nút buộc đà.
Bài 6: Dựng trụ điện bằng tó và palăng.
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu phương pháp dựng trụ điện bằng tó palăng.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Xác định chiều dài chân tó, chiều cao đỉnh tó và hình chiếu đỉnh tó xuống tâm móng để đảm bảo dựng được trụ đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện đúng tiến trình dựng trụ.
- Luyện tập thành thạo kỹ năng dựng tó, buộc dây, đóng cọc, treo palăng, chỉnh trụ và chỉ huy dựng trụ.
- Phát hiện, kiểm tra và khắc phục những sai phạm trong thao tác.
- Có ý thức và trách nhiệm trong công việc.
- Cẩn thận, tuân thủ biện pháp an toàn cho người và thiết bị khi làm việc.
2. Nội dung:
6.1 Phương pháp dựng trụ điện bằng tó và palăng.
6.2 Phát hiện, kiểm tra và khắc phục những sai phạm trong quá trình thao tác.
Bài 7: Lắp, tháo xà – cách điện trên đường dây hạ thế.
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được chức năng và vị trí lắp đặt các loại xà đường dây hạ thế.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Trình bày được kỹ thuật lắp đặt các loại xà đường dây trung thế.
- Thao tác thành thạo kỹ năng buộc, nâng, lắp và cân chỉnh xà.
- Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị khi thực hành.
- Cẩn thận, tuân thủ theo đúng trình tự các bước tiến hành lắp tháo xà - sứ.
2. Nội dung:
7.1. Xà – cách điện đứng.
7.2. Xà – cách điện treo.
Bài 8: Hãm dây dẫn
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu phương pháp hãm dây dẫn ở sứ cho từng vị trí trên đường dây.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Biết cách vệ sinh sứ.
- Thao tác thành thạo các kỹ năng hãm sứ.
- Cẩn thận, tuân thủ theo đúng qui trình.
2. Nội dung:
8.1. Hãm dây dẫn vào cách điện đứng
8.2. Hãm dây dẫn vào cách điện treo
Bài 9: Rải dây và căng dây lấy độ võng lưới hạ thế
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được kỹ thuật rải dây, căng dây, lấy độ võng lưới hạ thế.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Trình bày được kỹ thuật hoàn công đường dây.
- Sử dụng thành thạo tăng đơ.
- Luyện tập thành thạo cách lấy độ võng, kiểm tra độ võng lưới hạ thế.
- Tuân thủ qui trình an toàn cho người và thiết bị khi làm việc.
2. Nội dung:
9.1. Bằng thước ngắm và mia ngắm.
9.2. Bằng lực kế.
Bài 10: Tiếp đất lưu động.
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Thao tác thành thạo việc đóng cắt FCO.
- Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị khi thực hành.
- Hiểu qui trình tiếp đất khi làm việc trên đường dây.
- Trình bày đúng kỹ thuật lắp và tháo tiếp đất.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Sử dụng và bảo quản sào thao tác.
- Tháo tác thành thạo việc lắp và tháo tiếp đất.
- Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị khi thực hành.
2. Nội dung:
Bài 11: Thay cách điện đường dây hạ thế.
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu phương pháp thay sứ cho từng vị trí trên đường dây hạ thế.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Biết cách vệ sinh sứ.
- Thao tác thành thạo các kỹ năng thay sứ.
- Cẩn thận, tuân thủ theo đúng qui trình.
- Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị khi thực hành.
2. Nội dung:
11.1. Thay cách điện đứng.
11.2. Thay cách điện treo.
Bài 12: Thi công cáp vặn xoắn ABC cách điện XLPE.
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu phương pháp ra cáp, căng và cố định cáp trên cột.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Thao tác thành thạo việc lắp đặt, tổ chức thi công tuyến cáp vặn xoắn.
- Thành thạo cách sử dụng các dụng cụ chuyên dụng khi thi công.
- Có ý thức và trách nhiệm trong công việc.
- Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị khi thực hành.
2. Nội dung:
12.1. Thi công tuyến đường dây.
12.2. Cách đấu nối điện từ đường dây về hộp kỹ thuật.
Bài 13: Lắp đặt công tơ một pha trên lưới hạ thế.
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Xác định đúng vị trí lắp, sơ đồ lắp đặt.
- Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
- Thành thạo lắp đặt công tơ.
- Cẩn thận, mỹ quan.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
2. Nội dung:
13.1. Công tơ lắp trên trụ.
13.2. Công tơ đặt trong nhà.
Bài 14: Dò tìm và xử lý sự cố cáp ngầm hạ thế.
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu qui trình dò tìm và xử lý cáp ngầm hạ thế.
- Sử dụng máy phát xung SWG 500 và máy thu sóng SWE 90.
- Rèn luyện kỹ năng dò tìm và xử lý.
- Có ý thức và trách nhiệm trong công việc.
- Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị khi thực hành.
2. Nội dung:
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được nguyên lý làm việc, thông số kỹ thuật thiết bị và dụng cụ.
+ Trình bày được công tác chuẩn bị vật tư trước khi làm việc.
+ Trình bày được kỹ thuật và trình tự thực hiện công việc theo qui trình an toàn.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị đo, thiết bị thi công.
+ Lắp đặt đúng kỹ thuật.
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây hạ thế.
+ Tổ chức thi công xây lắp đường dây hạ thế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức về an toàn cho người và thiết bị khi thực hành.
+ Có ý thức và trách nhiệm trong công việc.
+ Cẩn thận, tuân thủ theo đúng trình tự các bước tiến hành xây lắp.
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Bài 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9,12 trong chương trình. Nắm vững nội dung, trình tự công việc để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
4. Tài liệu tham khảo:
+ Qui trình An toàn điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam – Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2014.
- Xây lắp đường dây tải điện trên không – Nxb Công nhân kỹ thuật -1985.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: TT TN thiết bị điện
Mã mô đun: MĐ28
Thời gian thực hiện mô đun: giờ
(Lý thuyết: giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: giờ; Kiểm tra: giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học Thực tập Thí nghiệm thiết bị điện 1 thuộc nhóm các môn học cơ sở bắt buộc trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
- Tính chất: Môn học Thực tập Thí nghiệm thiết bị điện 1 là môn học kỹ thuật, mang tính thực hành thuộc khối các môn học bắt buộc
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Quan sát, nhận biết được đối tượng thí nghiệm.
+ Hiểu được quy trình thí nghiệm và cách thức thực hiện đối với từng đối tượng thí nghiệm khác nhau.
- Về kỹ năng:
+ Phân tích được các số liệu thí nghiệm từ đó đưa ra những phán đoán về tình trạng của thiết bị.
+ Sử dụng thành thạo một số thiết bị thí nghiệm cơ bản như: Cầu đo điện trở một chiều, mêgômét, têrômét…và các hợp bộ thí nghiệm chuyên dụng như WRM-10, ATRT-03, PTE
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
+ Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài 1:
- Nội quy phòng thí nghiệm, công tác an toàn
- Hướng dẫn sử dụng các thiết bị thí nghiệm
5
1
4
Bài 2. Kiểm tra, thí nghiệm máy biến áp đo lường
6
1
4
1
Bài 3: Kiểm tra, thí nghiệm sứ, cầu chì
9
1
8
Bài 4: Kiểm tra, thí nghiệm: Áptomat, công tắc tơ
9
1
8
Bài 5: Kiểm tra, thí nghiệm cáp điện lực
6
1
4
1
Bài 6: Kiểm tra, thí nghiệm hệ thống nối đất
6
1
5
Bài 7: Kiểm tra, thí nghiệm động cơ, máy phát điện
9
1
8
Bài 8: Kiểm tra, thí nghiệm máy biến áp lực
10
1
8
1
Tổng số
60
8
49
3
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: - Giới thiệu nội quy phòng thí nghiệm, công tác an toàn
- Hướng dẫn sử dụng các thiết bị, hợp bộ thí nghiệm
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu:
- Trang bị cho sinh viên những khái quát chung về công tác thí nghiệm, công tác an toàn.
- Sinh viên nắm được cách sử dụng các thiết bị đo.
- Nắm được cơ bản về thiết bị và sử dụng được thiết bi theo đúng quy trình.
- Hiểu được những chú ý về an toàn trong sử dụng (vận hành) các hợp bộ thử nghiệm
- Sử dụng thành thạo một số thiết bị thí nghiệm cơ bản như: Cầu đo điện trở một chiều, mêgômét, têrômét…
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
2. Nội dung:
1.1. Nội quy PTN, công tác an toàn.
1.2. Các phương pháp đo và thử nghiệm
1.3. Mêgômét 1000V, 2500V, 5000V
1.4. Têrômét
1.5. Cầu đo P333, QJ-57.
Bài 2: Kiểm tra, thí nghiệm máy biến áp đo lường BU, BI
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Làm quen và tìm hiểu một số loại máy biến dòng điện và máy biến điện áp
- Hiểu được trình tự các bước thử nghiệm một máy biến áp đo lường
- Thực hiện được các bước thí nghiệm cơ bản đối với từng thiết bị BU, BI
- Phân tích, đánh giá được các kết quả thử nghiệm
- Biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm như Mêgômet 1000V, 2500V, bộ thí nghiệm AИД-70…
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
2. Nội dung:
2.1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài
2.2. Đo điện trở cách điện và hệ số hấp thụ
2.2.1 Thiết bị thí nghiệm
2.2.2 Đối tượng thí nghiệm
2.2.3 Các bước tiến hành
2.2.4 Đánh giá
Bài 3: Kiểm tra, thí nghiệm sứ, cầu chì
Thời gian: 9 giờ
1. Mục tiêu:
- Làm quen và tìm hiểu một số loại Sứ cách điện, cầu chì tự rơi.
- Hiểu được trình tự các bước thử nghiệm Sứ cách điện, cầu chì tự rơi
- Thực hiện được các bước thí nghiệm cơ bản đối với Sứ cách điện, cầu chì tự rơi
- Phân tích, đánh giá được các kết quả thử nghiệm
- Biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm như Mêgômet 2500V, bộ thí nghiệm AИД-70…
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
2. Nội dung:
3.1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài
3.2. Đo điện trở cách điện
3.2.1 Thiết bị thí nghiệm
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm
3.2.3 Các bước tiến hành
3.2.4 Đánh giá
3.3. Thử nghiệm điện áp tăng cao
Bài 4: Kiểm tra, thí nghiệm: Áptomat, công tắc tơ
Thời gian: 9 giờ
1. Mục tiêu:
- Làm quen và tìm hiểu một số loại Áp tô mát, công tắc tơ.
- Hiểu được trình tự các bước thử nghiệm Áp tô mát, công tắc tơ
- Thực hiện được các bước thí nghiệm cơ bản đối với Áp tô mát, công tắc tơ
- Phân tích, đánh giá được các kết quả thử nghiệm
- Biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm như Mêgômet 1000V, cầu đo P333, bộ thí nghiệm AИД-70.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập.
2. Nội dung:
4.1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài
4.2. Kiểm tra cách điện
4.2.1 Thiết bị thí nghiệm
4.2.2 Đối tượng thí nghiệm
4.2.3 Các bước tiến hành
4.2.4 Đánh giá
4.3. Đo điện trở tiếp xúc Áptômat
4.3.1 Thiết bị thí nghiệm
4.3.2 Đối tượng thí nghiệm
4.3.3 Các bước tiến hành
4.3.4 Đánh giá
4.4. Thử nghiệm đặc tính bảo vệ của ATM
4.4.1 Thiết bị thí nghiệm
4.4.2 Đối tượng thí nghiệm
4.4.3 Các bước tiến hành
4.4.4 Đánh giá
4.5. Xác định điện áp tác động, trở về của cuộn dây công tắc tơ
4.5.1 Thiết bị thí nghiệm
4.5.2 Đối tượng thí nghiệm
4.5.3 Các bước tiến hành
4.5.4 Đánh giá
Bài 5: Kiểm tra, thí nghiệm cáp điện lực
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu cấu tạo của một số loại cáp điện lực cách điện bằng giấy tẩm dầu hoặc cách điện bằng cao su điện áp đến 10KV.
- Hiểu được trình tự các bước thử nghiệm cáp điện lực
- Nắm được khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm cáp
- Thực hiện được các bước thí nghiệm cơ bản đối với cáp điện lực
- Phân tích, đánh giá được các kết quả thử nghiệm
- Biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm như Mêgômet 2500V, bộ thí nghiệm AИД-70…
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
2. Nội dung:
5.1. Đo điện trở cách điện
5.1.1 Thiết bị thí nghiệm
5.1.2 Đối tượng thí nghiệm
5.1.3 Các bước tiến hành
5.1.4 Đánh giá
5.2. Thử nghiệm bằng điện áp tăng cao một chiều
5.3. Thử nghiệm bằng điện áp tăng cao xoay chiều
Bài 6: Kiểm tra, thí nghiệm hệ thống nối đất
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu hệ thống nối đất trong trạm và đường dây.
- Hiểu được trình tự tiến hành thí nghiệm hệ thống nối đất
- Nắm được khối lượng thí nghiệm và tiêu chuẩn thí nghiệm hệ thống nối đất
- Thực hiện được các bước thí nghiệm cơ bản đối với hệ thống nối đất
- Phân tích, đánh giá được các kết quả thử nghiệm
- Biết sử dụng thiết bị thí nghiệm Têrômet
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
2. Nội dung:
6.1. Kiểm tra các đầu nối của dây nối đất
6.2. Đo điện trở nối đất.
6.2.1 Thiết bị thí nghiệm
6.2.2 Đối tượng thí nghiệm
6.2.3 Các bước tiến hành
6.2.4 Đánh giá
.
Bài 7: Kiểm tra, thí nghiệm động cơ, máy phát điện
Thời gian: 9 giờ
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu công tác thí nghiệm động cơ, máy phát .
- Hiểu được trình tự tiến hành thí nghiệm động cơ, máy phát
- Nắm được khối lượng thí nghiệm và tiêu chuẩn thí nghiệm động cơ, máy phát
- Thực hiện được các bước thí nghiệm cơ bản đối với động cơ, máy phát
- Phân tích, đánh giá được các kết quả thử nghiệm
- Biết sử dụng thiết bị thí nghiệm như Têrômet
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
2. Nội dung:
7.1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài
7.2. Đo điện trở cách điện cuộn dây
7.2.1 Thiết bị thí nghiệm
7.2.2 Đối tượng thí nghiệm
7.2.3 Các bước tiến hành
7.2.4 Đánh giá
7.3. Thử nghiệm cao áp xoay chiều tần số 50Hz
7.4. Kiểm tra cực tính và tổ đấu dây
7.4.1 Thiết bị thí nghiệm
7.4.2 Đối tượng thí nghiệm
7.4.3 Các bước tiến hành
7.4.4 Đánh giá
7.5. Đo điện trở một chiều cuộn dây stato
7.5.1 Thiết bị thí nghiệm
7.5.2 Đối tượng thí nghiệm
7.5.3 Các bước tiến hành
7.5.4 Đánh giá
Bài 8: Kiểm tra, thí nghiệm máy biến áp lực
Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu về hình dáng, thông số và kết cấu một máy biến áp phụ tải.
- Hiểu được những hạng mục thí nghiệm một máy biến áp điện lực.
- Giúp sinh viên tiếp cận công tác thí nghiệm ngoài thực tế
- Nắm được khối lượng thí nghiệm và tiêu chuẩn thí nghiệm máy biến áp điện lực
- Thực hiện được các bước thí nghiệm cơ bản đối với máy biến áp điện lực
- Phân tích, đánh giá được các kết quả thử nghiệm
- Sử dụng hợp bộ ATRT-03, WRM-10, Mêgômet 1000V, 2500V để thử ngiệm máy biến áp.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
2. Nội dung:
8.1. Kiểm tra bên ngoài
8.2. Đo điên trở cách điện
8.2.1 Thiết bị thí nghiệm
8.2.2 Đối tượng thí nghiệm
8.2.3 Các bước tiến hành
8.2.4 Đánh giá
8.3. Kiểm tra cực tính, tổ nối dây
8.3.1 Thiết bị thí nghiệm
8.3.2 Đối tượng thí nghiệm
8.3.3 Các bước tiến hành
8.3.4 Đánh giá
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Cầu đo điện trở một chiều, mêgômét, têrômét…
Máy biến áp đo lường BU, BI
Sứ cách điện, cầu chì tự rơi
Áp tô mát – Côngtăctơ
Cáp điện lực
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Quan sát, nhận biết được đối tượng thí nghiệm.
+ Hiểu được quy trình thí nghiệm và cách thức thực hiện đối với từng đối tượng thí nghiệm khác nhau.
- Về kỹ năng:
+ Phân tích được các số liệu thí nghiệm từ đó đưa ra những phán đoán về tình trạng của thiết bị.
+ Sử dụng thành thạo một số thiết bị thí nghiệm cơ bản như: Cầu đo điện trở một chiều, mêgômét, têrômét…và các hợp bộ thí nghiệm chuyên dụng như WRM-10, ATRT-03, PTE
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
+ Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Nội dung kiến thức được trãi đều trong tất cả các bài thí nghiệm
- Trọng tâm kiến thức của chương trình chủ yếu vào các bài thí nghiệm: Thí nghiệm máy biến áp đo lường, thí nghiệm Máy biến áp, thí nghiệm Máy cắt, Thí nghiệm cáp điện lực, thí nghiệm áp tô mát, công tắc tơ.
4. Tài liệu tham khảo:
+ Kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị điện lực. Nhà xuất bản giáo dục
+ Vận hành và sửa chữa thiết bị điện, NXB Đại học
+ Bài giảng Thí nghiệm thiết bị điện. Trường Cao Đẳng Điện lực miền Trung, 2014
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: TT rơle
Mã mô đun: MĐ29
Thời gian thực hiện mô đun: giờ
(Lý thuyết: giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: giờ; Kiểm tra: giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học Thực tập Thí nghiệm rơle 1 là môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
- Tính chất: Môn học Thực tập Thí nghiệm rơle 1 là môn học kỹ thuật mang tính thực hành thuộc khối các môn học bắt buộc chuyên ngành Hệ thống điện.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Biết sử dụng các thiết bị để phục vụ cho quá trình TN các Rơle, các BV cũng như các mạch tự động hóa.
+ Hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại Rơle. Chứng minh lý thuyết đã học về các loại Rơle cũng như các mạch tự động hóa.
+ Sau quá trình TN, biết các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các loại Rơle.
+ Biết cách tính toán,cài đặt thông số tác động cũng như là nguyên lý hoạt động của các mạch BV và tự động hóa.
- Về kỹ năng:
+ Thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị
+ Phân biệt và đánh giá chất lượng các loại Rơle: Điện cơ,tĩnh,số….
+ Tính toán, cài đặt các thông số cho các mạch BV cũng như tự động hóa
+Đấu nối được sơ đồ mạch điện
+ Hoạt động nhóm
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
+ Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và
đóng điện.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu: Vị trí, tính chất, mục tiêu môn học
4
1
Bài 1: Thí nghiệm các loại rơle
3
1
2
Bài 2: Thí nghiệm các sơ đồ nối dây cơ bản của BI
6
1
5
Bài 3: Thí nghiệm Bảo vệ quá dòng cho đường dây
6
1
5
Bài 4: Thí nghiệm Bảo vệ so lệch MBA
7
1
5
1
Bài 5: Thí nghiệm rơle hơi bảo vệ MBA
6
1
5
Bài 6: Thí nghiệm Bảo vệ kém áp- bảo vệ quá áp cho Máy biến áp
6
1
5
Bài 7: Thí nghiệm Bảo vệ kém áp – quá áp cho Động cơ điện
6
1
5
Bài 8: Thí nghiệm Bảo vệ tần số cho máy phát điện
6
1
5
Bài 9: Thí nghiệm Tự động đóng MBA dự phòng (TĐD)
7
1
5
1
Bài 10: Thí nghiệm Tự động đóng lặp lại đường dây (TĐL)
6
1
5
Tổng số
60
11
47
2
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Thí nghiệm các loại rơle
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết được các bộ phận của rơle dòng điện, rơle điện áp, rơle trung gian, rơle tín hiệu, rơle thời gian và rơle công suất.
- Biết nguyên lý hoạt động,cài đặt các thông số dòng khởi động,điện áp khởi động và thời gian khởi động, tiêu chuẩn đánh giá các loại rơle.
- Phân biệt các rơle
- Vẽ được đặc tính V- A. của Rơle công suất để xác định điện áp khởi động lớn nhất và bé nhất.
- Đánh giá chất lượng Rơle dựa vào tiêu chuẩn đã đưa ra
- Hoạt động nhóm.
- Lắp ráp sơ đồ mạch điện
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng
điện.
2. Nội dung:
1.1.Thí nghiệm Rơle dòng điện, điện áp Rơle thời gian, trung gian, tín hiệu kiểu điện từ dùng thiết bị rời
1.1.1. Mục đích thí nghiệm
1.1.2. Nội dung thí nghiệm
1.2.Thí nghiệm Rơle dòng điện, điện áp thời gian, trung gian, tín hiệu kiểu tĩnh dùng hợp bộ thí nghiệm Rơle
1.2.1.Mục đích thí nghiệm
1.2.2.Nội dung thí nghiệm
1.3.Thí nghiệm rơle công suất
1.3.1.Mục đích thí nghiệm
1.3.2.Nội dung thí nghiệm
Bài 2: Thí nghiệm các sơ đồ nối dây cơ bản của BI
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Chứng minh lý thuyết đã học về hiện tượng và các dạng ngắn mạch trong mạng 3 pha.
- Biết được sự phân bố dòng điện trong mạch thứ cấp của BI và của Rơle RI ở các sơ đồ bảo vệ; biết cách tính hệ số K sơ đồ
- Phân tích kết quả để lựa chọn sơ đồ nối dây trong các mạch bảo vệ, đảm bảo độ nhạy và tính kinh tế của sơ đồ.
- Lắp ráp sơ đồ mạch điện
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng điện
2. Nội dung:
2.1. Sơ đồ sao đủ
2.2. Sơ đồ sao khuyết
2.3. Sơ đồ số 8
2.4. Sơ đồ bộ lọc thứ tự không
Bài 3: Thí nghiệm Bảo vệ quá dòng cho đường dây
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về bảo vệ quá dòng cho đường dây
- Biết tính toán, cài đặt dòng khởi động và thời gian tác động cho BVQD cho đường dây.
- Thông qua bảo vệ quá dòng kém áp học sinh phân biệt được giữa quá tải và ngắn mạch và làm thế nào để nâng cao độ nhạy cho bảo vệ quá dòng.
- Củng cố thêm kiến thức về bảo vệ quá dòng có hướng ở đường dây.
- Thành thục trong việc tính toán,cài đặt các loại BVQD cho đường dây.
- Rèn luyện kỹ năng trong việc lắp đặt sơ đồ thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng điện.
2. Nội dung:
3.1. Thí nghiệm Bảo vệ quá dòng cực đại -Bảo vệ quá dòng cắt nhanh
3.1.1. Mục đích thí nghiệm
3.1.2. Nội dung thí nghiệm
3.2. Thí nghiệm Bảo vệ quá dòng điện có thời gian nhiều cấp
3.2.1. Mục đích thí nghiệm
3.2.2. Nội dung thí nghiệm
3.3. Thí nghiệm Bảo vệ quá dòng kết hợp với kém áp
3.3.1. Mục đích thí nghiệm
3.3.2. Nội dung thí nghiệm
Bài 4: Thí nghiệm Bảo vệ so lệch MBA
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết nguyên lý hoạt động của bảo vệ so lệch máy biến áp: Bảo vệ chỉ tác động trong vùng làm việc;khi ngắn mạch ngoài bảo vệ không tác động.
- Biết cách tính toán,cài đặt dòng khởi động
- Thành thục trong việc tính toán, cài đặt dòng khởi động cho BV.
- Rèn luyện kỹ năng trong việc lắp đặt sơ đồ thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng điện.
2. Nội dung:
4.1. Bảo vệ so lệch MBA không có hãm
4.2. Bảo vệ so lệch MBA có hãm
Bài 5: Thí nghiệm rơle hơi bảo vệ MBA
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Rơle hơi
- Biết cách vận hành Rơle hơi
- Thành thục trong việc vận hành Rơle hơi
- Đọc mạch thao tác bên trong Rơle hơi
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình bơm hơi,xả hơi và đóng điện.
2. Nội dung:
5.1. Mục đích thí nghiệm
5.2. Nội dung thí nghiệm
Bài 6: Thí nghiệm Bảo vệ kém áp- bảo vệ quá áp cho Máy biến áp
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết tính toán,cài đặt điện áp khởi động cho bảo vệ quá áp - kém áp cho máy biến áp.
- Biết nguyên lý hoạt động của sơ đồ
- Phân biệt giữa bảo vệ kém áp và bảo vệ quá áp.
- Thành thục trong việc tính toán cài đặt áp khởi động cho BV.
- Rèn luyện kỹ năng trong việc lắp đặt sơ đồ thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng điện.
2. Nội dung:
6.1. Bảo vệ kém áp
6.2. Bảo vệ quá áp
Bài 7: Thí nghiệm Bảo vệ kém áp – quá áp cho Động cơ điện
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết được nguyên lý làm việc của bảo vệ quá áp - kém áp cho động cơ điện
- Tính toán dòng khởi động, điện áp khởi động của BV quá áp-kém áp cho động cơ điện
- Thành thục trong việc tính toán cài đặt các thông số cho các BV.
- Rèn luyện kỹ năng trong việc lắp đặt sơ đồ thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng điện.
2. Nội dung:
7.1. Mục đích thí nghiệm
7.2. Nội dung thí nghiệm
Bài 8: Thí nghiệm Bảo vệ tần số cho máy phát điện
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết nguyên lý làm việc của bảo vệ tần số cho máy phát điện.
- Biết cài đặt tần số cho BV
- Thành thạo trong việc cài đặt tần số
- Rèn luyện kỹ năng trong việc lắp đặt sơ đồ thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng điện.
2. Nội dung:
8.1. Mục đích thí nghiệm
8.2. Nội dung thí nghiệm
Bài 9: Thí nghiệm Tự động đóng MBA dự phòng (TĐD)
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết được nguyên lý tự động đóng nguồn dự phòng máy biến áp.
- Biết tính toán dòng khởi động,cài đặt dòng khởi động,thời gian cho TĐD
- Thành thạo trong việc tính toán,cài đặt thông số cho TĐD
- Rèn luyện kỹ năng trong việc lắp đặt sơ đồ thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng điện.
2. Nội dung:
9.1. Mục đích thí nghiệm
9.2. Nội dung thí nghiệm
Bài 10: Thí nghiệm Tự động đóng lặp lại đường dây (TĐL)
Thời gian: 6 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết được nguyên lý tự động đóng nguồn dự phòng máy biến áp.
- Biết tính toán dòng khởi động, cài đặt dòng khởi động,thời gian cho TĐL
- Biết mắc sơ đồ tự động đóng lại nguồn điện theo thiết bị sẵn có của phòng thí nghiệm.
- Thành thạo trong việc tính toán,cài đặt thông số cho TĐL
- Rèn luyện kỹ năng trong việc lắp đặt sơ đồ thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
- Có thái độ học tập nghiêm túc,đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và đóng điện.
2. Nội dung:
10.1. Mục đích thí nghiệm
10.2. Nội dung thí nghiệm
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Rơle dòng điện, rơle điện áp, rơle trung gian, rơle tín hiệu, rơle thời gian và rơle công suất.
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Biết sử dụng các thiết bị để phục vụ cho quá trình TN các Rơle, các BV cũng như các mạch tự động hóa.
+ Hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại Rơle. Chứng minh lý thuyết đã học về các loại Rơle cũng như các mạch tự động hóa.
+ Sau quá trình TN, biết các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các loại Rơle.
+ Biết cách tính toán,cài đặt thông số tác động cũng như là nguyên lý hoạt động của các mạch BV và tự động hóa.
- Về kỹ năng:
+ Thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị
+ Phân biệt và đánh giá chất lượng các loại Rơle: Điện cơ,tĩnh,số….
+ Tính toán, cài đặt các thông số cho các mạch BV cũng như tự động hóa
+Đấu nối được sơ đồ mạch điện
+ Hoạt động nhóm
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và vệ sinh công nghiệp
+ Có thái độ học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong quá trình lắp mạch và
đóng điện.2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Thí nghiệm các rơle chiếc điện từ và tĩnh để đánh giá chất lượng rơle dựa vào chuẩn. Sau đó tiến hành so sánh chất lượng giữa các loại rơle đó
- Trong mỗi bài thí nghiệm phải biết cách tính toán và cài đặt các thông số cho rơle
- Thành thục trong việc kết nối các rơle thành các sơ đồ thí nghiệm ứng với mỗi bài thí nghiệm và biết cách tiến hành những thí nghiệm. Từ đó rút ra những kết luận, nhận xét
4. Tài liệu tham khảo:
+ Hướng dẫn Thí nghiệm bảo vệ rơle và tự động hóa - Trần Văn Lâm xuất bản năm 2001 (lưu hành nội bộ).
+ Bảo vệ rơle và Tự động hóa trong hệ thống điện - Trần Văn Lâm xuất bản năm 2010 (lưu hành nội bộ).
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: TT Trạm biến áp
Mã mô đun: MĐ30
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 9 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 47 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học thực tập TBA là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống. Môn học trước: Mạch điện, Đo lường điện, Máy điện, Khí cụ điện
- Tính chất: Môn học thực tập TBA là môn học kỹ thuật, mang tính thực hành thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được qui trình kỹ thuật an toàn điện trong vận hành trạm biến áp.
+ Đọc được sơ đồ nhất thứ, hiểu được cách đánh số thiết bị sơ đồ nối điện TBA 22kV và 1 số TBA 110kV đơn giản.
+ Hiểu được qui trình thao tác đóng, cắt các thiết bị điện trong trạm biến áp.
+ Trình bày được các phương thức vận hành của trạm.
+ Trình bày được công dụng và trình tự thực hiện phiếu thao tác.
+ Hiểu được cách theo dõi và ghi các thông số vận hành trong TBA.
+ Trình bày được cách xử lý sự cố trong vận hành TBA theo qui trình.
+ Phân tích được cách thao tác cô lập thiết bị điện trong TBA để kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng.
+ Trình bày được qui trình đo điện trở nối đất và điện trở cách điện các thiết bị điện trong trạm.
+ Trình bày được trình tự thao tác cấp cứu người bị điện giật.
- Về kỹ năng:
+ Đọc và đánh số thiết bị sơ đồ nhất thứ trạm chính xác và thành thạo.
+ Vẽ được các phương thức vận hành TBA.
+ Đóng cắt MC, DCL thành thạo, dứt khoát.
+ Đọc và viết phiếu thao tác thành thạo.
+ Xử lý sự cố nhanh chóng, dứt khoát.
+ Vẽ được sơ đồ đo, đánh giá kết quả đo điện trở cách điện, điện trở nối đất một cách thành thạo.
+ Thực hiện hô hấp nhân tạo nhanh chóng, đúng qui trình.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Ý thức cao vấn đề an toàn trong nghề nghiệp.
+ Nâng cao ý thức tự giác, tích cực, cẩn thận trong luyện tập, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
+ Có ý thức tìm tòi, học hỏi các vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình thực tập.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu: Vị trí, tính chất, mục tiêu của môn học
Bài 1: Nội quy trạm PPNT; qui trình kỹ thuật an toàn điện trong TBA.
2
1
1
Bài 2: Tìm hiểu thiết bị, vẽ sơ đồ nhất thứ trạm
7
1
6
Bài 3: Qui định đánh số thiết bị trong HTĐ
7
1
4
2
Bài 4: Cứu người bị điện giật bằng phương pháp hô hấp nhân tạo
7
1
6
Bài 5: Tìm hiểu cấu tạo, vận hành máy cắt PCOB-36, EDF SK1-1, C35M, các loại DCL
8
1
6
1
Bài 6: Vận hành, đọc thông số, cài đặt MC Recloser VR-3S
7
1
6
Bài 7: Tìm hiểu các tủ điện, thao tác xử lý sự cố, cài đặt rơle SPAJ 140C.
8
1
6
1
Bài 8: Đo điện trở cách điện, điện trở nối đất
7
1
6
Bài 9: Viết phiếu thao tác các thiết bị tại trạm.
Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị có tại trạm thông qua phiếu thao tác.
7
1
6
Tổng số
60
9
47
4
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Nội quy trạm PPNT, qui trình kỹ thuật an toàn điện trong TBA.
Thời gian: 2 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu các qui định của trạm 22 kV và các qui định trong phần vận hành trạm của qui trình an toàn điện EVN.
- Thực hiện tốt các qui định đã được học.
- Thao tác thuần thục các biện pháp an toàn khi tiến hành công việc.
- Nâng cao ý thức an toàn khi học các môn thực hành nói chung cũng như vấn đề an toàn điện cao áp trong TBA nói riêng.
2. Nội dung:
1.1 Nội quy trạm PPNT 22kV
1.2 Qui trình KTAT điện trong TBA
1.2.1 Những quy định tối thiểu phải nhớ
1.2.2 Công tác với thiết bị điện cao áp không cắt điện
1.2.3 Công việc làm trên các cầu dao cách ly, máy cắt có bộ điều khiển từ xa
1.2.4 Chế độ phiếu thao tác và cách thi hành
1.2.5 Nhiệm vụ của nhân viên vận hành TBA
1.2.6 Nhiệm vụ của trực chính
1.2.7 Nhiệm vụ của trực phụ
Bài 2: Tìm hiểu thiết bị, vẽ sơ đồ nhất thứ trạm
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu rõ kết cấu trạm
- Vẽ được sơ đồ nối điện trạm
- Giới thiệu rõ ràng, chính xác sơ đồ nối điện trạm
- Vẽ sơ đồ nối điện một cách chính xác, thành thạo, sạch sẽ.
- Nâng cao ý thức tìm hiểu các thiết bị thực tế sau khi đã được học ở các môn lý thuyết.
- Ý thức thực hiện các biện pháp an toàn khi công tác ở TBA.
2. Nội dung:
2.1 Tìm hiểu thiết bị nhất thứ cấp 22kV
2.2 Tìm hiểu thiết bị nhất thứ cấp 110, 220, 500kV
2.3 Vẽ sơ đồ nhất thứ trạm PPNT 22kV
Bài 3 : Qui định đánh số thiết bị trong HTĐ
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu qui định đánh số thiết bị trong HTĐ
- Đánh số thiết bị trạm PPNT 22kV và 1 số TBA 110 kV chính xác và thành thạo
- Cần cù, tỉ mỉ, chịu khó khi thực hiện công việc
2. Nội dung:
3.1 Qui định đánh số thiết bị trong HTĐ
3.1.1 Các chữ số đặc trưng cho các cấp điện áp
3.1.2 Tên thanh cái
3.1.3 Tên của máy phát hoặc máy bù quay
3.1.4 Tên của MBA
3.1.5 Tên của máy cắt điện
3.1.6 Tên của kháng điện
3.1.7 Tên của tụ điện
3.1.8 Tên của máy biến điện áp
3.1.9 Tên của máy biến dòng điện
3.1.10 Tên của chống sét
3.1.11 Tên của dao cách ly
3.1.12 Tên cầu chì
3.1.13 Tên của dao tiếp địa
3.1.14 Tên các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ
3.2 Đánh số thiết bị trạm PPNT 22kV, các trạm 110kV
Bài 4: Cứu người bị điện giật bằng phương pháp hô hấp nhân tạo
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết cách tách người ra khỏi mạch điện
- Biết cách cứu chữa người bị tai nạn về điện
- Thao tác nhanh nhẹn, dứt khoát, đúng qui trình khi tách người ra khỏi mạch điện
- Thực hiện thuần thục các động tác khi hô hấp nhân tạo bằng hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng nhực
- Đánh giá đúng sự nguy hiểm của tai nạn điện giật
- Nêu cao tinh thần giúp người, hỗ trợ người khác khi bị tai nạn bất ngờ.
2. Nội dung:
4.1 Phương pháp nạn nhân nằm sấp
4.2 Phương pháp nạn nhân nằm ngửa
4.3 Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực
4.3.1 Thiết bị
4.3.2 Dụng cụ
4.3.3 Trình tự thực hiện
4.3.4 Các tiêu chuẩn đánh giá
4.3.5 Tổ chức thực hành
Bài 5: Tìm hiểu cấu tạo, vận hành máy cắt PCOB-36, EDF SK1-1, C35M, các loại DCL
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo của MC cũng như tủ truyền động MC
- Nắm vững qui trình vận hành vận hành MC, DCL
- Giới thiệu chính xác, đầy đủ các bộ phận trong tủ điều khiển
- Thao tác đóng cắt MC, DCL thành thạo
- Có ý thức tìm tòi, học hỏi các thiết bị
- Có ý thức đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị khi vận hành.
2. Nội dung:
5.1 Tìm hiểu cấu tạo, vận hành máy cắt chân không PCOB-36.
5.1.1 Các đặc điểm kỹ thuật
5.1.2 Cấu tạo của MC
5.1.3 Các quy định an toàn vận hành MC
5.1.4 Thao tác đóng cắt MC
5.2 Tìm hiểu cấu tạo, vận hành máy cắt SF6 EDF SK 1-1
5.2.1 Các đặc điểm kỹ thuật
5.2.2 Cấu tạo của MC
5.2.3 Các quy định an toàn vận hành MC
5.2.4 Thao tác đóng cắt MC
5.3 Tìm hiểu cấu tạo, vận hành máy cắt dầu C35M
5.3.1 Các đặc điểm kỹ thuật
5.3.2 Cấu tạo của MC
5.3.3 Sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành MC
5.4 Tìm hiểu cấu tạo, vận hành các loại DCL có tại trạm.
5.4.1 Cấu tạo và thông số kỹ thuật của DCL
5.4.2 Kiểm tra, bảo dưỡng DCL
Bài 6: Vận hành, đọc thông số và cài đặt MC Recloser VR-3S
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của MC VR 3-S
- Biết cách xem thông số vận hành.
- Biết cách cài đặt thông số vận hành
- Cài đặt thành thạo các thông số vận hành trên màn hình LCD
- Nâng cao ý thức tìm tòi, học hỏi các thiết bị điện hiện đang vận hành trên lưới.
- Có ý thức đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong vận hành
2. Nội dung:
6.1 Vận hành đóng cắt máy cắt
6.1.1 Thao tác đóng, cắt MC qua bộ điều khiển PCD 2000
6.1.2 Thao tác đóng, cắt MC bằng sào cách điện
6.2 Đọc thông số đang vận hành
6.2.1 Đọc thông số vận hành
6.2.2 Xem thống kê vận hành
6.2.3 Xem thống kê các sự cố
6.2.4 Các kiểu sự cố của bộ PCD 2000
6.3 Cài đặt thông số vận hành
6.3.1 Xem ngày, giờ
6.3.2 Cài đặt ngày, giờ
Bài 7: Tìm hiểu các tủ điện, thao tác xử lý sự cố, cài đặt rơle số SPAJ 140C.
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết cấu tạo, chức năng các tủ điện trong phòng điều khiển
- Hiểu qui trình xử lý sự cố trong trạm
- Biết chức năng và cách cài đặt rơle số SPAJ- 140C
- Đọc và phân tích các phương thức vận hành TBA một cách thành thạo
- Thực hiện qui trình xử lý sự cố 1 cách thuần thục
- Cài đặt rơle số 1 cách nhanh chóng, chuẩn xác.
- Nâng cao ý thức tìm tòi, học hỏi các loại rơle bảo vệ hiện đang vận hành trên lưới.
- Có ý thức đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong vận hành
2. Nội dung:
7.1 Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động các tủ điện trong phòng điều khiển
7.1.1 Tủ điều khiển trung tâm CP1
7.1.2 Tủ tự dùng TD
7.2 Thao tác xử lý sự cố xuất tuyến 471, 472
7.2.1 Sự cố quá dòng trên XT 472
7.2.2 Sự cố quá dòng trên XT 471
7.3 Cài đặt rơle số SPAJ 140C
7.3.1 Công dụng role kết hợp quá dòng và chạm đất SPAJ 140C
7.3.2 Các chức năng bảo vệ
7.3.3 Mô tả về sơ đồ các tín hiệu ở rơle
7.3.4 Nguyên lý của các chức năng
7.3.5 Phương pháp chỉnh định và cài đặt
Bài 8: Đo điện trở cách điện, điện trở nối đất
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết cách sử dụng các loại Mêgômét đo Rcđ
- Biết cách sử dụng Têrômét đo Rnđ
- Biết qui trình đo Rcđ, Rnđ
- Biết cách đánh giá kết quả đo.
- Sử dụng thành thạo Mêgômét, Têrômét
- Thực hiện qui trình đo 1 cách chuẩn xác
- Phân tích, đánh giá kết quả đo thuần thục.
- Có ý thức đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị khi tiến hành đo
- Có ý thức vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị trong vận hành
2. Nội dung:
8.1 Đo điện trở cách điện DCL
8.1.1 Vật tư, thiết bị
8.1.2 Sơ đồ đo
8.1.3 Trình tự đo
8.1.4 Đánh giá kết quả đo
8.2 Đo điện trở cách điện MC
8.2.1 Vật tư, thiết bị
8.2.2 Sơ đồ đo
8.2.3 Trình tự đo
8.2.4 Đánh giá kết quả đo
8.3 Đo điện trở cách điện cáp ngầm
8.3.1 Vật tư, thiết bị
8.3.2 Sơ đồ đo
8.3.3 Trình tự đo
8.3.4 Đánh giá kết quả đo
8.4 Đo điện trở nối đất
8.4.1 Vật tư, thiết bị
8.4.2 Trình tự đo
8.4.3 Sơ đồ đo
8.4.4 Đánh giá kết quả đo
Bài 9: Viết phiếu thao tác các thiết bị tại trạm
Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị có tại trạm thông qua phiếu thao tác.
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết đọc và viết PTT theo mẫu
- Biết qui trình cô lập thiết bị để kiểm tra, bảo dưỡng
- Biết trình tự công việc kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị điện
- Viết PTT một cách thành thạo
- Thực hiện việc cô lập thiết bị nhanh chóng, chuẩn xác
- Thao tác kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị thuần thục.
- Nâng cao ý thức tìm tòi, học hỏi các mẫu PTT, PCT, LCT các mẫu phiếu khác đang được sử dụng trong ngành.
- Có ý thức đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong vận hành.
2. Nội dung:
9.1 Viết phiếu thao tác .
9.1.1 Nguyên tắc chung
9.1.2 Trình tự thực hiện PTT
9.2 Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị có tại trạm thông qua phiếu thao tác.
9.2.1 Viết PTT
9.2.2 Chuẩn bị vật tư, dụng cụ
9.2.3 Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được qui trình kỹ thuật an toàn điện trong vận hành trạm biến áp.
+ Đọc được sơ đồ nhất thứ, hiểu được cách đánh số thiết bị sơ đồ nối điện TBA 22kV và 1 số TBA 110kV đơn giản.
+ Hiểu được qui trình thao tác đóng, cắt các thiết bị điện trong trạm biến áp.
+ Trình bày được các phương thức vận hành của trạm.
+ Trình bày được công dụng và trình tự thực hiện phiếu thao tác.
+ Hiểu được cách theo dõi và ghi các thông số vận hành trong TBA.
+ Trình bày được cách xử lý sự cố trong vận hành TBA theo qui trình.
+ Phân tích được cách thao tác cô lập thiết bị điện trong TBA để kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng.
+ Trình bày được qui trình đo điện trở nối đất và điện trở cách điện các thiết bị điện trong trạm.
+ Trình bày được trình tự thao tác cấp cứu người bị điện giật.
- Về kỹ năng:
+ Đọc và đánh số thiết bị sơ đồ nhất thứ trạm chính xác và thành thạo.
+ Vẽ được các phương thức vận hành TBA.
+ Đóng cắt MC, DCL thành thạo, dứt khoát.
+ Đọc và viết phiếu thao tác thành thạo.
+ Xử lý sự cố nhanh chóng, dứt khoát.
+ Vẽ được sơ đồ đo, đánh giá kết quả đo điện trở cách điện, điện trở nối đất một cách thành thạo.
+ Thực hiện hô hấp nhân tạo nhanh chóng, đúng qui trình.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Ý thức cao vấn đề an toàn trong nghề nghiệp.
+ Nâng cao ý thức tự giác, tích cực, cẩn thận trong luyện tập, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
+ Có ý thức tìm tòi, học hỏi các vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình thực tập.
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Mục 3.1 bài 3: Qui định đánh số thiết bị trong HTĐ
- Bài 4: Cứu chữa người bị điện giật bằng phương pháp hô hấp nhân tạo
- Bài 5: Cấu tạo, vận hành MC PCOB-36, EDF SK1-1, C35M, các loại DCL
- Bài 7: Tìm hiểu các tủ điện, thao tác xử lý sự cố, cài đặt rơle số SPAJ-140C
- Bài 8: Đo điện trở cách điện, điện trở nối đất.
4. Tài liệu tham khảo:
+ Phần điện nhà máy điện và trạm biến áp, Trịnh Hùng Thám, Nxb Khoa học kỹ thuật – 2000
+ Quy trình vận hành trạm phân phối 22kV, Trường CĐĐL miền Trung -2001
+ Quy trình thao tác HTĐ quốc gia, Bộ Công thương -2014
+ Quy trình điều độ HTĐ quốc gia, Bộ Công thương -2014
+ Quy trình An toàn điện, EVN -2015
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: TT Vận hành hệ thống điện
Mã mô đun: MĐ31
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết:9 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 49 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học Thực tập Vận hành hệ thống điện là môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành QL,VH, SC ĐZ và TBA có cấp điện áp từ 110kV trở xuống. Môn học học trước: Đo lường điện
- Tính chất: Môn học Thực tập Vận hành hệ thống điện là môn học kỹ thuật, mang tính thực hành thuộc khối các môn học bắt buộc chuyên ngành Hệ thống điện.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống điện mô phỏng.
+ Trình bày được các bước thao tác khi vận hành hệ thống điện mô phỏng.
+ Phân tích được các thông số đo lường và các tình trạng làm việc có thể xảy ra đối với hệ thống điện.
- Về kỹ năng:
+ Đấu nối được các sơ đồ thực hành theo từng bài.
+ Thực hiện các thao tác theo từng nội dung bài học một cách thành thạo.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận trong vận hành thiết bị điện, sử dụng hiệu quả và an toàn các trang thiết bị thực tập.
+ Rèn luyện tính tỉ mĩ khi cài đặt và kiểm tra thông số cho các thiết bị bảo vệ rơ le và tự động hóa trên hệ thống điện.
+ Rèn luyện tính bình tĩnh, tự tin khi xử lý các sự cố xảy ra trên hệ thống điện.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu: Vị trí, tính chất, mục tiêu môn học
1
1
Bài 1: Nội qui phòng thí nghiệm và giới thiệu khái quát hệ thống điện mô phỏng
7
1
6
Bài 2: Vận hành độc lập tổ máy phát điện
7
1
6
Bài 3: Vận hành song song tổ máy phát điện
7
1
6
Bài 4: Vận hành hệ thống phân phối
8
1
6
1
Bài 5: Thí nghiệm về truyền tải công suất trên đường dây
7
1
6
Bài 6: Vận hành trạm biến áp phân phối
7
1
6
Bài 7: Vận hành, chỉnh định thiết bị Auto – Reclose
7
1
6
Bài 8: Tính toán và phối hợp bảo vệ quá dòng cho hệ thống điện đơn giản
9
1
7
1
Tổng số
60
9
49
2
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Nội qui phòng thí nghiệm và giới thiệu khái quát hệ thống điện mô phỏng
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Biết rõ nội qui phòng thí nghiệm.
- Hiểu khái quát về các phần tử của hệ thống điện.
- Rèn luyện kỹ năng nối các sơ đồ đơn giản.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác cơ bản trên hệ thống mô phỏng.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi thao tác thiết bị trên tủ điều khiển.
2. Nội dung:
1.1. Nội qui phòng thí nghiệm
1.2. Giới thiệu các phần tử cơ bản của hệ thống điện mô phỏng
1.3. Phương pháp kết nối sơ đồ
1.4. Đặc điểm hệ thống điện mô phỏng và các thí nghiệm có thể thực hiện
Bài 2: Vận hành độc lập tổ máy phát điện
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sơ đồ thực tập và các thiết bị trong vận hành.
- Hiểu được quy trình vận hành tổ máy phát điện.
- Rèn luyện kỹ năng vận hành và điều chỉnh các thông số của máy phát điện.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích được các chế độ phát của tổ máy.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi thực hiện theo các bước thao tác mà giảng viên đã hướng dẫn.
2. Nội dung:
2.1. Sơ đồ thí nghiệm
2.2. Trình tự khởi động tổ máy phát điện
2.3. Trình tự dừng tổ máy phát điện
Bài 3: Vận hành song song tổ máy phát điện
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sơ đồ và các phương pháp hoà điện.
- Hiểu được quy trình vận hành máy phát điện để hoà đồng bộ.
- Hoà được máy phát điện với lưới bằng các phương pháp hoà.
- Điều chỉnh được công suất phát của tổ máy.
- Rèn luyện thái độ bình tĩnh, tự tin xử lý được sự cố khi không hòa được máy phát vào lưới điện.
2. Nội dung:
3.1. Sơ đồ thực tập và các thiết bị vận hành tổ máy phát điện
3.2. Các điều kiện hòa và phương pháp hoà
3.3. Khởi động và hòa tổ máy phát điện vào lưới
3.4. Dừng tổ máy phát điện
Bài 4: Vận hành hệ thống phân phối
Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sơ đồ hệ thống phân phối.
- Biết các nguyên tắc thao tác cơ bản trên hệ thống thanh góp.
- Rèn luyện kỹ năng vận hành hệ thống theo các phương thức khác nhau.
- Rèn luyện kỹ năng thao tác đưa các thiết bị ra sửa chữa khi có sự cố trên sơ đồ hệ thống phân phối.
- Rèn luyện cho sinh viên tính nghiêm túc, cẩn thận khi thao tác sơ đồ.
2. Nội dung:
4.1. Giới thiệu hệ thống phân phối
4.2. Bảo vệ rơle cho hệ thống phân phối
4.3. Sơ đồ nối dây cho hệ thống phân phối
4.4. Các nguyên tắc thao tác cơ bản trên hệ thống phân phối
4.5. Vận hành hệ thống phân phối theo các chế độ vận hành khác nhau
Bài 5: Thí nghiệm về truyền tải công suất trên đường dây
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sơ đồ truyền tải công suất của đường dây.
- Hiểu được nguyên lý làm việc và cách nối dây của các tụ bù.
- Ghi chép được các thông số vận hành trên đường dây.
- Phân tích được các thông số vận hành trên đường dây.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ khi đọc và ghi số liệu thí nghiệm.
2. Nội dung:
5.1. Sơ đồ thí nghiệm đường dây trên không
5.2. Trình tự thí nghiệm đường dây trên không
5.3. Sơ đồ thí nghiệm đường dây cáp
5.4. Trình tự thí nghiệm đường dây cáp
Bài 6: Vận hành trạm biến áp phân phối
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sơ đồ thí nghiệm trạm biến áp.
- Hiểu được các phương thức vận hành của trạm biến áp phân phối.
- Vận hành được trạm biến áp phân phối theo các chế độ vận hành khác nhau.
- Điều chỉnh được điện áp trong vận hành trạm biến áp.
- Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận khi vận hành trạm biến áp phân phối.
2. Nội dung:
6.1. Sơ đồ nối dây trạm biến áp phân phối
6.2. Vận hành độc lập các máy biến áp trong trạm biến áp phân phối
6.3. Vận hành song song các máy biến áp trong trạm biến áp phân phối
6.4. Điều chỉnh điện áp trong trạm biến áp phân phối
Bài 7: Vận hành, chỉnh định thiết bị Auto – Reclose MVTR-51
Thời gian: 7 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu được nguyên lý tác động của A/R.
- Biết được các đại lượng mã hoá.
- Chỉnh định và kiểm tra được các giá trị cài đặt.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ khi cài đặt và kiểm tra thông số cho thiết bị A/R.
2. Nội dung:
7.1. Nguyên lý làm việc của thiết bị MVTR-51
7.2. Mã hoá các đại lượng cho MVTR-51
7.3. Đọc, cài đặt và kiểm tra thông số cho MVTR-51
7.4. Vận hành thử MVTR-51 với các dạng sự cố khác nhau
Bài 8: Tính toán và phối hợp bảo vệ quá dòng cho hệ thống điện đơn giản
Thời gian: 9 giờ
1. Mục tiêu:
- Hiểu nguyên lý làm việc của bảo vệ quá dòng có đặc tính thời gian phụ thuộc.
- Hiểu được cách phối hợp các bảo vệ quá dòng trong hệ thống điện đơn giản.
- Tính toán được các thông số cài đặt.
- Chỉnh định được các thông số cho các bảo vệ.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi tính toán thông số và tính tỉ mĩ khi cài đặt thông số cho các bảo vệ rơ le.
2. Nội dung:
8.1. Các loại bảo vệ quá dòng dùng cho hệ thống điện đơn giản
8.2. Sơ đồ tính toán thông số cài đặt
8.3. Cài đặt thông số cho các bảo vệ quá dòng
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Hệ thống điện mô phỏng
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống điện mô phỏng.
+ Trình bày được các bước thao tác khi vận hành hệ thống điện mô phỏng.
+ Phân tích được các thông số đo lường và các tình trạng làm việc có thể xảy ra đối với hệ thống điện.
- Về kỹ năng:
+ Đấu nối được các sơ đồ thực hành theo từng bài.
+ Thực hiện các thao tác theo từng nội dung bài học một cách thành thạo.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận trong vận hành thiết bị điện, sử dụng hiệu quả và an toàn các trang thiết bị thực tập.
+ Rèn luyện tính tỉ mĩ khi cài đặt và kiểm tra thông số cho các thiết bị bảo vệ rơ le và tự động hóa trên hệ thống điện.
+ Rèn luyện tính bình tĩnh, tự tin khi xử lý các sự cố xảy ra trên hệ thống điện.2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Công tác vận hành tổ máy phát - máy biến áp.
- Công tác vận hành hệ thống phân phối.
- Theo dõi và ghi chép các số liệu vận hành trong hệ thống điện.
- Cài đặt các thiết bị bảo vệ và tự động hoá trong hệ thống điện.
4. Tài liệu tham khảo:
+ Bảo vệ các hệ thống điện, Trần Đình Long, Nxb KHKT- 2000
+ Rơle số - Lý thuyết và ứng dụng, Nguyễn Hồng Thái - Vũ Văn Tẩm, Nxb Giáo dục- 2001
+ NE9170 Power System Simulator, Tecquipment- 1998
+ Bài giảng Thực tập VH HTĐ, Trần Duy Linh, Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung- 2013
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thực tập lắp đặt điện
Mã mô đun: MĐ32
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 6 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 50 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học: Mạch điện; Khí cụ điện; An toàn điện, Đo lường điện.
- Tính chất: là môn học chuyên ngành bắt buộc thuộc ngành quản lý, vận hành sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở xuống.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Học xong môn học này học viên có khả năng:
+ Nắm vững kỹ thuật an toàn trong xây lắp và lắp đặt thiết bị điện
+ Đọc, vẽ và lắp đặt được các sơ đồ mạch điện chiếu sáng đơn giản
+ Tổ chức thi công, lắp đặt đường dây, cáp điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật
+ Lắp đặt thành thạo một số mạch điện điều khiển dùng trong công nghiệp
- Về kỹ năng:
Lắp đặt đúng qui trình, qui phạm:
+ Mạch điện chiếu sáng cơ bản
+ Đường dây,các thiết bị trên không và cáp ngầm
+ Mạch điện cơ bản dùng trong công nghiệp
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Kỹ thuật an toàn trong xây lắp điện
5
1
3
1
Thực hành lắp đặt đường dây điện trên không
14
1
12
1
Lắp đặt đường cáp
4
1
3
Lắp đặt hệ thống nối đất
3
3
Các quy định cả IEC về lắp đặt điện
3
1
2
Lắp đặt mạng điện chiếu sáng
14
1
12
1
Lắp đặt mạng điện công nghiệp
17
1
15
1
Cộng:
60
6
50
4
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Kỹ thuật an toàn trong xây lắp điện
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu: Nắm vững và hiểu rõ các biện pháp an toàn trong xây lắp
2. Nội dung:
Kỹ thuật an toàn trong xây lắp điện
Phương pháp sử dụng, kiểm tra dây an toàn
Phương pháp leo trên trụ điện ly tâm
Bài 2: Thực hành lắp đặt đường dây điện trên không
Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng trong công tác xây lắp và lắp đặt các thiết bị của đường dây điện trên không
2. Nội dung:
Dựng trụ điên bằng p/p thủ công
Lắp xà, nối dây dẫn, khóa dây ở các vị trí
Rãi dây, căng dây, lấy độ võng đường dây 0,4kV
Lắp đặt trạm biến áp15(22)/0,4kV
Lắp đặt tủ điện hạ áp và các thiết bị đo đếm, bảo vệ
Bài 3: Lắp đặt đường cáp
Thời gian: 4 giờ
1. Mục tiêu:
Nắm vững, hiểu rõ được các phương pháp lắp đặt cáp
Thành thạo trong việc lắp đặt các hệ thống cáp
2. Nội dung:
Phương pháp ra và đặt dây cáp
Lắp đặt trong mương cáp, trong ống, trong máng...
Lắp đặt trong hào cáp
Bài 4: Lắp đặt hệ thống nối đất
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
Nắm vững, hiểu rõ được các phương pháp nối đất
Thành thạo trong việc lắp đặt hệ thống nối đất
2. Nội dung:
Lắp đặt nối đất tập trung
Lắp đặt nối đất hình lưới
Bài 5: Các quy định cả IEC về lắp đặt điện
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu: Nắm vững và hiểu rõ các quy định về lắp đặt điện
2. Nội dung:
Các quy định về nối bảo vệ để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
Mạng lưới trung tính cách đất
Mạng lưới trung tính trực tiếp nối đất
Bài 6: Lắp đặt mạng điện chiếu sáng
Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu:
- Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc một số loại đèn chiếu sáng
- Rèn luyện kỹ năng lắp đặt các loại đèn thẩm mỹ và đúng kỹ thuật
2. Nội dung:
Lắp đặt đèn compac, đèn huỳnh quang, đèn cao áp thủy ngân...
Lắp đặt điện trong nhà
Lắp đặt đối nối tủ điện chiếu sáng điện đường
Lắp mạch điện đèn cầu thang
Bài 7: Lắp đặt mạng điện công nghiệp
Thời gian: 17 giờ
1. Mục tiêu:
- Nắm vững và thành thạo trong các phương pháp lắp đặt cáp ở các vị trí
- Rèn luyện kỹ năng trong lắp đặt một số mạch điện dùng trong công nghiệp
2. Nội dung:
Lắp đặt mạch điện khống chế động cơ bằng khởi động từ đơn
Lắp đặt mạch điện khống chế động cơ bằng khởi động từ kép
Lắp đặt mạch điện điều khiển tự động khởi động động cơ phương pháp đổi nối sao sang tam giác
Lắp đặt mạch điện bơm nước tự động
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học
2. Trang thiết bị máy móc: máy chiếu, tivi
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: máy tính xách tay, phấn, bảng 4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Học xong môn học này học viên có khả năng:
+ Nắm vững kỹ thuật an toàn trong xây lắp và lắp đặt thiết bị điện
+ Đọc, vẽ và lắp đặt được các sơ đồ mạch điện chiếu sáng đơn giản
+ Tổ chức thi công, lắp đặt đường dây, cáp điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật
+ Lắp đặt thành thạo một số mạch điện điều khiển dùng trong công nghiệp
- Về kỹ năng:
Lắp đặt đúng qui trình, qui phạm:
+ Mạch điện chiếu sáng cơ bản
+ Đường dây,các thiết bị trên không và cáp ngầm
+ Mạch điện cơ bản dùng trong công nghiệp
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc
2. Phương pháp:
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun:
- Vật liệu: Dây dẫn, hộp nối, cọc tiếp địa, kẹp nhôm, bảng điện, phụ kiện lắp đặt: đinh đóng tường, tắc-kê, vít
- Dụng cụ và trang thiết bị: Các loại đèn điện; Các loại khí cụ đóng cắt và bảo vệ: cầu dao, công tắc, áp tô mát, cầu chì, khởi động từ; động cơ điện xoay chiều một pha và ba pha Thùng dụng cụ cầm tay nghề điện dân dụng; Các loại kìm bấm chuyên dùng để làm đầu cốt dây cáp
- Nguồn lực khác: Phòng học thực hành lắp đặt điện ; khu thực tập lưới
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên: Đưa ra nhiều bài tập tình huống phù hợp với nội dung bài học để học sinh thực hành. Giáo viên hướng dẫn, giao tình huống, nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho sinh viên về nhà thực hành
- Đối với người học: quan sát, tập trung, xử lý tính huống
3. Những trọng tâm cần chú ý: Trọng tâm kiến thức môn học phân bố đều ở toàn bộ chương trình.
4. Tài liệu tham khảo:
- Kỹ thuật lắp đặt điện, nhà xuất bản giáo dục 2006
- M.C. Givov: dịchNguyễn Bình Dương – Sổ tay Thợ lắp đặt điện trẻ - NXB Công nhân kỹ thuật – 1986
- Thiết kế cấp điện , nhà xuất bản khoa học kỹ thuật1998
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thực tập sửa chữa và vận hành máy điện
Mã mô đun: MĐ33
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 50 giờ; Kiểm tra: 5 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Tính toán chế tạo và sửa chữa dây quấn các máy điện thông dụng là công việc thường gặp đối với công nhân, kỹ thuật viên ngành điện, nên môn học thực tập quấn dây máy điện cùng với các môn liên quan như: Lý thuyết máy điện, Thí nghiệm máy điện, Đo lường … có tác dụng bổ sung cho nhau nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu khi các em ra trường
- Tính chất: là môn học chuyên ngành bắt buộc thuộc ngành quản lý, vận hành sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở xuống
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Tính toán và chế tạo được MBA 1 pha công suất nhỏ.
+ Phân loại và vẽ được sơ đồ trải dây quấn stato động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc.
+ Lấy được chính xác số liệu dây quấn từ động cơ cũ, vẽ lại đúng sơ đồ dây quấn.
- Về kỹ năng:
+ Nắm vững qui trình công nghệ, có những kỹ năng nhất định để sửa chữa tốt động cơ, MBA.
+ Sử dụng thành thạo các máy đo và dụng cụ kiểm tra chuyên nghành
+ Môn học nhằm rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tay nghề chế tạo hoặc quấn lại các máy điện thông dụng phổ thông để sinh viên đạt được tay nghề cơ bản và có cơ sở rèn luyện các tay nghề cao hơn
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Phần I: Tính toán và chế tạo MBA dân dụng
20
2
15
3
Phần tính toán
2
2
Phần chế tạo
18
15
3
Phần II: Vẽ sơ đồ dây quấn và quấn lại động cơ không đồng bộ
40
3
35
2
Vẽ sơ đồ ĐK
3
3
Kỹ thuật quấn dây ĐK
37
35
2
Cộng:
60
5
50
5
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Tính toán MBA dân dụng
Thời gian: 2 giờ
1. Mục tiêu:
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách tính toán MBA tự cảm và tự ngẫu, phân tích ưu nhược điểm của từng loại và nắm được cách tính toán của một số loại sơ đồ thông dụng.
- Sinh viên cần nắm vững các đặc điểm và cách tính toán mỗi loại, biết phân tích được ưu nhược điểm và cách chọn loại MBA cho phù hợp với yêu cầu đề bài.
2. Nội dung:
Tính MBA tự cảm
Tính MBA tự ngẫu
Ưu nhược điểm của 2 loại và cách chọn
Sơ đồ và cách tính một số loại MBA thông dụng
Bài 2: Chế tạo MBA dân dụng
Thời gian: 18 giờ
1. Mục tiêu:
- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về cách quấn cuộn dây MBA, cách ghép mạch từ, đồng thời rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng đấu nối và kiểm tra các hư hỏng thường gặp ở MBA.
- Sinh viên cần nắm vững các kỹ năng quấn MBA, cách lắp gép mạch từ, các kỹ năng đấu nối và kiểm tra các hỏng hóc thường gặp ở MBA.
2. Nội dung:
Kỹ thuật quấn cuộn dây
Kỹ thuật ghép mạch từ và lắp ráp
Thực tập đấu nối trên thiết bị luyện tập
Bài 3: Vẽ sơ đồ ĐK
Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
- Trang bị cho sinh viên cách xác định số liệu và cách vẽ các loại sơ đồ trải động cơ không đồng bộ 1 pha và 3 pha.
- Sinh viên cần nắm vững cách xác định số liệu và các bước vẽ của từng loại sơ đồ trải.
2. Nội dung:
Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn ĐK 3 pha,1 lớp
Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn ĐK 3 pha, 2 lớp
Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn ĐK 1 pha,1 lớp
Phương pháp lấy số liệu để vẽ lại sơ đồ từ động cơ cũ
Bài 4: Kỹ thuật quấn dây ĐK
Thời gian: 37 giờ
1. Mục tiêu:
- Trang bị cho sinh viên các kỹ năng quấn lại dây quấn của từng loại động cơ không đồng bộ đã cũ hoặc cháy hỏng, cách đấu nối và kiểm tra các hư hỏng thường gặp.
- Sinh viên cần nắm vững quy trình công nghệ quấn lại dây quấn của động cơ không đồng bộ, luyện tập thành thạo các kỹ năng quấn động cơ, cách đấu nối và xác định được các hỏng hóc thường gặp.
2. Nội dung:
Kỹ thuật lót giấy cách điện rãnh và quấn bối dây
Quấn ĐK 3 pha, dây quấn một lớp
Quấn ĐK 1 pha dây quấn không SIN và dây quấn SIN
Quấn ĐK 3, dây quấn hai lớp
Thực tập đấu nối động cơ trên thiết bị luyện tập
Quấn ĐK có đóng điện kiểm tra (bài kiểm tra hết môn).
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học
2. Trang thiết bị máy móc: máy chiếu, tivi
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: máy tính xách tay, phấn, bảng 4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức:
+ Tính toán và chế tạo được MBA 1 pha công suất nhỏ.
+ Phân loại và vẽ được sơ đồ trải dây quấn stato động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc.
+ Lấy được chính xác số liệu dây quấn từ động cơ cũ, vẽ lại đúng sơ đồ dây quấn.
- Về kỹ năng:
+ Nắm vững qui trình công nghệ, có những kỹ năng nhất định để sửa chữa tốt động cơ, MBA.
+ Sử dụng thành thạo các máy đo và dụng cụ kiểm tra chuyên nghành
+ Môn học nhằm rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tay nghề chế tạo hoặc quấn lại các máy điện thông dụng phổ thông để sinh viên đạt được tay nghề cơ bản và có cơ sở rèn luyện các tay nghề cao hơn
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc
2. Phương pháp:
- Lấy học sinh làm trung tâm.
- Hướng dẫn ban đầu cho cả lớp, sau đó chia thành nhóm 2 HS thực tập.
- Sử dụng mô hình trực quan, làm mẫu kết hợp với việc khai thác thực tế các thiết bị và dụng cụ hiện có.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: thực hiện cho chương trình Cao đẳng nghề
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên: Đưa ra nhiều bài tập tình huống phù hợp với nội dung bài học để học sinh thực hành. Giáo viên hướng dẫn, giao tình huống, nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho sinh viên về nhà thực hành
- Đối với người học: quan sát, tập trung, xử lý tính huống
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Phần I:
- Tính toán các một số dạng sơ đồ MBA, ưu nhược và cách chọn loại MBA
- Nắm được kỹ thuật quấn cuộn dây và cách lắp ghép mạch từ.
- Kỹ năng đấu nối và kiểm tra các hỏng hóc thường gặp trên các thiết bị mô phỏng.
Phần II:
- Vẽ sơ đồ dây quấn và quấn lại động cơ không đồng bộ.
- Lấy số liệu để vẽ lại sơ đồ từ động cơ cũ.
- Quấn ĐK3 pha, ĐK1 pha.
- Kỹ năng đấu nối và kiểm tra các hỏng hóc thường gặp trên các thiết bị mô phỏng
4. Tài liệu tham khảo:
- Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa máy điện, tập 1,2,3-Nguyễn Trọng Thắng, Nguyễn Thế Kiệt-NXBGD-1995.
- Thiết kế máy điện - Trần Khánh Hà-NXBKHKT-1997
- Sổ tay thợ quấn dây máy điện-A.S.KOKOSEP (Phan Đoài Bắc dịch)- NXBĐH&GDCN-1989
- Máy điện, tập I, II- Nguyễn Văn Sáu-NXBKHKT-1998
- Tự học quấn quạt và động cơ điện-Đỗ Ngọc Long-NXBKHKT-1995
- K ỹ thuật quấn dây - Trần Duy Phụng-NXB Đà Nẵng-1999
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thực tập Điện tử cơ bản
Mã mô đun: MĐ34
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 53giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn học thí nghiệm điện tử thuộc nhóm môn học cở sở, học sau hoặc song song môn Điện tử cơ bản.
- Tính chất: Môn học dùng để bổ trợ kiến thức cho môn học Điện tử cơ bản. Mang tính thực hành thuộc khối các môn học bắt buộc.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức: Hiểu được (kiểm chứng) các kiến thức đã được học trong phần lý thuyết, nhận diện các linh kiện điện tử, làm quen với các mạch điện tử trong thực tiễn.
- Về kỹ năng: Thao tác thành thạo các thiết bị đo điện tử cơ bản, hàn nối các mạch điện tử cơ bản giúp cho học sinh tiếp cận với các thiết bị điện tử sau nầy.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, kiên trì, chịu khó khi tiếp xúc với linh kiện và mạch điện tử.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian :
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
TS
LT
TH
KT
Bài mở đầu: Giới thiệu nội quy, thiết bị, dụng cụ phòng thực tập
1
1
Bài 1: Giới thiệu phần mềm mô phỏng và hướng dẫn sử dụng các máy đo cơ bản
14
1
12
1
Bài 2: Xác định chân và trị số các linh kiện điện tử và cách tra datasheet linh kiện cơ bản
13
1
12
Bài 3: Thí nghiệm mạch khuyếch đại
14
1
12
1
Bài 4: Kỹ thuật hàn nối đối với mạch điện tử
18
1
17
TỔNG CỘNG
60
5
53
2
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Giới thiệu phần mềm mô phỏng và hướng dẫn sử dụng các máy đo cơ bản
Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu:
Biết sử dụng phần mềm phục vụ cho môn học. Biết đánh giá kết quả để so sánh giữa mạch thật và mô phỏng. Giúp cho học sinh biết cách sử dụng các máy đo cơ bản .
- Mục tiêu về kỹ năng: Sử dụng được các phần mềm. Rèn luyện việc điều chỉnh các núm điều chỉnh trên máy và cách đọc kết quả hiển thị.
- Mục tiêu về thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc khi làm việc. Cẩn thận khi sử dụng thiết bị.
2. Nội dung:
1.1 Phần mềm Proteus
1.2 Phần mềm Multisim
1.3. Sử dụng đồng hồ vạn năng (cơ và số)
1.4. Sử dụng máy phát sóng
1.5. Sử dụng máy hiện sóng
Bài 2: Xác định chân và trị số các linh kiện điện tử và cách tra datasheet linh kiện cơ bản
Thời gian: 13 giờ
1. Mục tiêu:
- Mục tiêu về kiến thức: Giúp cho học sinh biết được phương pháp xác định chân và trị số các linh kiện điện tử.
- Mục tiêu về kỹ năng: Đọc được trị số của linh kiện điện tử. Xác định được chân và loại BJT, SCR.
- Mục tiêu về thái độ: Cẩn thận khi sử dụng linh kiện, nghiêm túc khi làm việc
2. Nội dung:
2.1. Xác định trị số điện trở các vạch màu trên thân điện trở.
2.2. Xác định trị số điện cảm của các cuộn dây.
2.3. Xác định trị số của tụ điện.
2.4. Xác định chân và loại diode.
2.5. Xác định chân và loại BJT.
2.6. Xác định chân Thyristor.
Bài 3: Thí nghiệm mạch khuyếch đại
Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu:
- Mục tiêu về kiến thức: Làm quen với sơ đồ mạch khuyếch đại dùng BJT, OPAMP.
- Mục tiêu về kỹ năng: Phân biệt được các sơ đồ KĐ dùng BJT, OPAMP. Xác định được hệ số KĐ, Pha của các sơ đồ KĐ.
- Mục tiêu về thái độ: Cẩn thận khi sử dụng mạch thật, nghiêm túc khi làm việc
2. Nội dung:
3.1. Mạch khuếch đại dùng BJT.
3.1.1. Mạch khuếch đại chung E.
3.1.2. Mạch khuếch đại chung C.
3.1.3. Mạch khuếch đại chung B.
3. 2. Mạch khuếch đại công suất.
3.2.1. Mạch khuếch đại công suất đơn.
3.2.2. Mạch khuếch đại công suất đẩy kéo.
Bài 4: Kỹ thuật hàn nối đối với mạch điện tử
Thời gian: 18 giờ
1. Mục tiêu:
- Mục tiêu về kiến thức: Giúp cho học sinh làm quen với việc hàn các mạch điện tử thực tế. Biết sử dụng máy hàn
- Mục tiêu về kỹ năng: Hàn mạch thực tế và hoạt động được bình thường
- Mục tiêu về thái độ: Cẩn thận khi sử dụng mạch thật, chịu khó, nghiêm túc khi làm việc với mạch thật.
2. Nội dung:
4.1. Sử dụng dụng cụ hàn
4.1.1. Mỏ hàn thường
4.1.2. Mỏ hàn súng
4.2. Thao tác hàn
4.3. Hàn nối các mạch cơ bản: Chung E, chung C
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Các loại linh kiên điện tử
Các loại thiết bị đo trong kỹ thuật điện tử: VOM, oscilocope...
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Về kiến thức: Hiểu được (kiểm chứng) các kiến thức đã được học trong phần lý thuyết, nhận diện các linh kiện điện tử, làm quen với các mạch điện tử trong thực tiễn.
- Về kỹ năng: Thao tác thành thạo các thiết bị đo điện tử cơ bản, hàn nối các mạch điện tử cơ bản giúp cho học sinh tiếp cận với các thiết bị điện tử sau nầy.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, kiên trì, chịu khó khi tiếp xúc với linh kiện và mạch điện tử.
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.
- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Sử dụng được các máy đo cơ bản, phần mềm.
- Hàn nối được các mạch đơn giản
- Nhận diện được loại vật liệu, linh kiện điện tử.
- Biết xác định trị số và chân của linh kiện điện tử.
- Biết được sơ đồ mạch điện tử thực tiễn của các mạch chỉnh lưu, khuếch đại
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị đo trong kỹ thuật điện tử: VOM, oscilocope...
4. Tài liệu tham khảo:
1. Kỹ Thuật Điện Tử - Lê Phi Yến, Lưu Phú, Nguyễn Như Anh – NXB Khoa học và kỹ thuật – 1998.
2. Kỹ Thuật Điện Tử - Đỗ Xuân Thụ - NXB Giáo dục – 2002.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):