Tư Tư NG H Chí Minh
Tư Tư NG H Chí Minh
Tư Tư NG H Chí Minh
1) Cơ sở thực tiễn
a) Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
- Năm 1858, thực dân pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, triều định nhà Nguyễn thành tay
sai -> Nửa thuộc địa nửa phong kiến, hình thành hai mâu thuẫn cơ bản: dân tộc và pháp,
địa chủ và nông dân. Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ 19, các phòng trào đấu tranh liên tục
nổ ra. Miền Nam: Trương Định, miền Trung: Trần Tấn, Phan Đình Phùng, miền Bắc:
Hoàng Hoa Thám. Tuy nhiên tất cả đều thất bại -> tư tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời trước
các nhiệm vụ lịch sử -> thiếu lý luận cách mạng soi đường, đề ra một nhu cầu cấp thiết.
- Pháp biến Việt Nam thành một nước “thuộc địa và phong kiến” và nền kinh tế nông
nghiệp dẫn đến sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội: 95% là nông dân,
đồng thời giai cấp địa chủ được bổ sung, củng cố. Bên cạnh tầng lớp thợ thủ công, tiểu
thương, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những tầng lớp mới đó là giai cấp công nhân,
giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị. Từ đó, bên cạnh mâu thuẫn cơ bản trong
xã hội phong kiến là nông dân với địa chủ, còn xuất hiện mâu thuẫn giữa công nhân Việt
Nam và giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
- Phong trào đấu tranh: Đông Kinh nghĩa thục, chống đi phu, chống sưu thuế… xuất hiện
theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tuy nhiên đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là giai cấp
tư sản Việt Nam còn non yếu, nguyên nhân trực tiếp là chưa có đường lối và phương pháp
cách mạng đúng đắn. -> Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước: Cứu nước bằng con
đường nào mới có thể đi đến thắng lợi?
- Sự xuất hiện của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của họ đã làm cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc mở ra một thời đại mới. Cuối thế kỉ 19 giai cấp công nhân ít ỏi, không
ổn định. Đầu thế kỉ 20, công nhân phát triển hơn và trở thành một giai cấp ngay trước
chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Họ chịu ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, tư bản, phong
kiến. Từ hình thức đấu tranh thô sơ như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể, họ nhanh chóng tiến
tới đình công, bãi công. -> Chính các phong trào này tạo điều kiện thuận lợi cho chủ
nghĩa Mác Leenin xâm nhập, truyền bá vào đất nước ta.
- Trong đó, Hồ Chí Minh đã dày công truyền bá, chuẩn bị lý luận chính trị, tư tưởng và tổ
chức, sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách
mạng. Chính thực tiễn Cách Mạng tháng 8 thành công, kháng chiến chống Pháp thắng lợi,
đất nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa kháng chiến chống Mỹ, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh mọi phương diện.
b) Thực tiễn thế giới cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20
- Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, chủ nghĩa tư bản phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh đến
đế quốc chủ nghĩa. Một số nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Ý, Đức… đã chi phối toàn
bộ tình hình thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh trở thành thuộc địa.
Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa tư bản, đó là giữa
giai cấp tư sản và vô sản, giữa các đế quốc, giữa đế quốc và thuộc địa.
- Cách mạng thánh 10 Nga 1917 thành công là thắng lợi đầu tiên chủa chủ nghĩa Mác
Leenin ở một nước lớn, đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên
một xã hội mới- xã hội chủ nghĩa. Nó mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người,
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường giải phóng cho
các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Sự thắng lợi này và sự phát triển mạnh mẽ củ phong
trào công nhân ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục
tiêu và con đường cứu nước.
2) Cơ sở lý luận
a) Giá trị truyền thống tốt đẹp cả dân tộc Việt Nam
- Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam, là động lực, sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam tồn tại, vượt qua mọi khó khăn.
Thúc đẩy tìm ra chủ nghĩa Mác Leenin…
- Tinh thần đấu tranh anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc
gia và sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam. Trong Tuyên ngôn độc lập, “Nước Việt Nam
có quyền hưởng tự do và độc lập, và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập.”
Không có gì quý hơn độc lập, tự do – chân lý lớn của thời đại Hồ Chí Minh khẳng định,
đồng thời cũng là một điểm cốt lõi trong tư tưởng của Người.
- Một số truyền thóng tốt đẹp: yêu nước dắn với yêu dân, có tinh thần đoàn kết nhân ái,
khoan dung với cộng đồng, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết thế giới…
b) Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Phát triển các điểm tốt đẹp, loại trừ các điểm còn lạc hâụ
- Văn hóa phương Đông:
o Nho giáo: xây dựng xã hội lý tưởng, trong đó công bằng, bác ái, nhân nghĩa, trí,
dũng, tín, liêm được coi trọng, không các chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu
nghị và hợp tác
o Phật giáo: Từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyên khích con người làm việc
thiện, chống lại điều ác, đề cao quyền bình đẳng, khuyên con người sống hòa
đồng, gắn bó với đất nước
o Lão giáo: Sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sống
o Ngoài ra còn nhiều ý tưởng từ các trường phái khác nhau: Mặc Tử, Hàn Phi Tử…
- Văn hóa phương Tây:
o Khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp: Tự do – Bình đẳng – Bác ái: Từ khi
học ở Tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh…
o Kế thừa phát triển các quan điểm nhân quyền, dân quyền trong Tuyên ngôn độc
lập Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1791
o Nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa các cường quốc trên thế giới như
Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga…
c) Chủ nghĩa Mác Lênin
- Về nhận diện và thấu hiêu chủ nghĩa Mác Leenin, Người vượt lên hẳn những người yêu
nước cùng thời. Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê nin”. Vận
dụng và phát triển sáng tạo tại VN. Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác Lê nin là thế
giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng. Trên cở sở chủ
nghĩa Mác Lê nin, HCM đã đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp VN.
Chủ nghĩa Mác Lê nin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh
3) Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
a) Phẩm chất Hồ Chí Minh
- HCM có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân cứu nước khỏi cảnh lầm than, cơ cực để
theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Người có ý chí, nghi lực to lớn, một mình dám đi
sang nước ngoài để khảo sát, tìm ra con đường…
- Đặc biệt, Hồ Chí Minh còn là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính
phê phán…-> các học thuyết chủ nghĩa.
- HCM có tầm nhìn chiến lược -> lãnh đạo cách mạng VN.
- HCM là người suốt đời tận trung với nước -> suốt đời đấu tranh vì cách mạng, Đảng CS.
b) Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận
- HCM là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường -> sang các
nước trên thế giới tìm hiểu
- HCM thấu hiểu phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản
-> tìm hiểu lý luận, trực tiếp tham gia xây dựng ở một số nơi
- HCM là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam -> thực hiện hóa tư tưởng, lý luận
cách mạng tại VN
IV) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
a) Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
b) Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu của khách quan
c) Một số đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN
- Thứ nhất, về chính trị: Xã hội XHCN là xã hội do nhân dân làm chủ
- Thứ hai, về kinh tế: Xã hội XHCN là xã hội có nên kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế động công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu
- Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: xã họi XHCN có trình độ phát triển
cao về văn hóa đạo đức, đảm bảo sự công bằng hợp lí trong các quan hệ xã hội
- Thứ tư, về chủ thể xây dựng chủ nghĩa XH: là công trình tập thể của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của ĐCS
2) Tư tưởng HCM về xây dựng CNXH ở Việt Nam
a) Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Về chính trị: Phải xây dựng chế độ dân chủ
- Về kinh tế: Phải xây dựng nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về
chính trị
- Về văn hóa: Phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng và
tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại
- Về quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ công bằng văn minh
b) Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Trong tư tưởng của Người, hệ thống động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa rấ phong phú, bao hàm những động lực cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, về
cả vật chất và tinh thần, nội lực và ngoại lực…tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị,
văn hóa, khoa học, giáo dục…
- Chúng rất quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng giữ vai trò quyết
định là nội lực dân tộc, là nhân dân để thúc đẩy tiền trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ của dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân
o Lợi ích của dân: HCM quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng và lợi ích của con
người cụ thể vì người cho rằng, đây là điểm khác nhau cơ bản giữa các hình thái
xã hội. Trong XHCN mỗi người đều giữ một vai trò nhất định, đóng góp…
o Dân chủ: “Dân chủ là quý báu nhất của nhân dân” …
o Sức mạnh đoàn kết toàn dân: đây là lực lượng mạnh nhất trong các lực lượng và
cnxh chỉ có thể xây dựng với sự giác ngộ đầy đủ của dân về quyền lợi và quyền
hạn
o Ba yếu tố trên gắn bó hữu cơ với nhau, là cơ sở tiền đề của nhau, tạo động lực
mạnh nhất trong hệ thống động lực của CNXH. Song những yếu tố trên chỉ có thể
phát huy được sức mạnh của mình qua những hoạt động của cộng đồng và con
người VN cụ thể
- Về hoạt động của tổ chức:
o Đảng CS, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác: sự lãnh đạo của ĐCS giữ
vai trò quyết định, Đảng như người cầm lái, có vững thuyền mới chạy
o Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền lực
của nhân dân, thực hiện chức năng quản lý xã hội để biến đổi đường lối chủ
trương của Đảng thành hiện thực
o Các tổ chức chính trị xã hội khác với tư cách là các tỏ chức quần chúng tuy khác
nhay về nội dung phương thức hoạt động nhưng đều nhất quán về chính trị và tư
tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động vì lợi ích thành viên gắn liền với lợi
ích dân tộc
o Không ngừng nêu cao cảnh giác, chống các kẻ địch bên ngoài phá hoạt thành quả
cách mạng
- Về con người VN:
o “Muốn xây dựng XHCN cần có con người XHCN”, đó là những người có tác
phong và tư tưởng XHCN
o Có ý thức làm chủ nhà nước, có tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng “mình vì mn,
mn vì mình” có quan điểm “tất cả phục vụ sản xuất”, có ý thức cần kiệm xây dựng
nước nhà, có tinh thần tiế nhanh, tiến mạnh, tiến vững
o Chống: chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, bảo thủ, rụt rè
3) Tư tưởng HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH tại Việt Nam
a) Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
b) Một số nguyên tắc xây dựng CNXH ở thời kỳ quá độ