TỰ LUẬN ÔN TẬP THI HỌC KÌ
TỰ LUẬN ÔN TẬP THI HỌC KÌ
TỰ LUẬN ÔN TẬP THI HỌC KÌ
- Đặc điểm:
+ Mọi hoạt động sản xuất đều do các cá nhân sở hữu chứ không phải do nhà
nước quản lý.
+ Sản phẩm và dịch vụ do QG sản xuất ra không được bất kỳ ai lên kế hoạch.
+ Chính phủ khuyến khích tự do và cạnh tranh công bằng giữa các nhà SX tư
nhân bằng cách nghiêm cấm các nhà SX độc quyền và hạn chế kinh doanh theo kiểu
độc quyền thị trường.
+ Khuyến khích nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế
+ Ngày nay không còn nền kinh tế thị trường thuần túy mà đó là nền thị trường
có bàn tay chính phủ can thiệt.
b/ Kinh tế tập trung: một hệ thống kinh tế trong đó chính phủ sẽ lên kế hoạch những
hàng hóa và dịch vụ mà QG sẽ sản xuất cũng như số lượng và giá bán các sản phẩm,
dịch vụ đó.
- Đặc điểm:
+ Mọi cơ sở kinh doanh đều do nhà nước quản lý vì nhà nước có thể chỉ đạo
trực tiếp những cơ sở này đầu tư vì lợi ích tốt nhất cho QG chứ không phải vì lợi ích
của các cá nhân.
+ Chính phủ lên kế hoạch những hàng hóa, dịch vụ mà QG sẽ SX cũng như số
lượng và giá bán của chúng.
+ Động lực và đổi mới không xuất hiện 🡪 các nền KT chỉ huy có xu hướng trì
trệ.
+ Nền kinh tế ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề và hầu như ngày nay không còn
được ad
c/ Kinh tế hỗn hợp: là sự kết hợp của hai hệ thống kinh tế thị trường và kt tập trung
- Trong nền kinh tế hỗn hợp:
+ Một số lĩnh vực thuộc quyền sở hữu cá nhân và một số lĩnh vực thuộc sở hữu
nhà nc
+ Chính phủ có xu hướng quốc hữu hóa những công ty có vấn đề nhưng lại có
vai trò quan trọng đối với lợi ích quốc gia
3/ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT: Là những qui tắc hay luật lệ điều khiển hành vi mà
thông qua đó luật pháp được thực thi và các vi phạm bị trừng phạt.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống PL
Hệ thống chính trị
Hệ thống kinh tế
Lịch sử và truyền thống
Văn hóa
* Các hệ thống pháp lý của các quốc gia :
- Quyền sở hữu tài sản
- Luật về tính an toàn của sản phẩm và trách nhiệm đối với sản phẩm
- Luật về hợp đồng.
- Thuế
- Luật điều chỉnh các nhà công ty nước ngoài.
a/ Quyền sở hữu tài sản: Về phương diện luật pháp, thuật ngữ quyền sở hữu là chỉ
một tài sản, qua đó một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh nắm giữ tên pháp lý,
cũng chính là một tài sản mà họ sở hữu.
- Các QG khác nhau về mức độ bảo về quyền sở hữu tài sản.
- Quyền sở hữu có thể bị vi phạm tdo 2 loại hành động:
+ Hành động của cá nhân: hành động ăn cắp, sao chụp, tống tiền, và những
hành động tương tự của các cá nhân hay các nhóm người.
+ Hành động cửa quyền: là hành động xâm phạm quyền sở hữu phát sinh khi
chính trị gia, quan chức sử dụng quyền lực để kiếm thêm thu nhập (tịch thu, xung
công và tham nhũng).
* Khi quyền sở hữu không được bảo vệ tốt:
+ Làm giảm động lực kinh doanh của doanh nghiệp
+ Gia tăng chí phí cho doanh nghiệp ( dịch vụ bảo vệ, tiền hối lộ,..)
+ Hành vi hối lộ khiến doanh nghiệp chịu sự trừng phạt của chính phủ nước
nhà.
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ: sản phẩm của hoạt động trí tuệ như phần mềm
máy tính, kịch bản phim, bản tổng phổ âm nhạc hay công thức hóa học của loại thuốc
mới có thể được bảo vệ bởi: bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu.
- Cách ứng xử của các công ty kinh doanh quốc tế đối với những vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ của họ:
+ Họ có thể vận động những chính phủ ký kết các thỏa thuận quốc tế nhằm bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ và sự thực thi của pháp luật 🡪 củng cố luật pháp quốc tế.
+ Các công ty có thể nộp đơn kiện.
+ Các công ty cũng có thể chọn cách rút khỏi quốc gia có nhiều vi phạm về quyền sở
hữu trí tuệ hay các thông tin hay được kiểm duyệt bởi các cơ quan chính phủ.
b/ Luật về an toàn sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm: (slide c2)
- Luật về tính an toàn của sản phẩm: quy định những tiêu chuẩn an toàn cụ thể mà
các sản phẩm phải đáp ứng.( nảy sinh trong quá trình KH sử dụng sp)
- Trách nhiệm đối với sản phẩm: liên quan đến trách nhiệm của công ty và các
thành viên trong trường hợp sản phẩm gây thương tích, thiệt mạng hay thiệt hại cho
người sử dụng.
+ Mỹ và các nước phương Tây: luật chặt chẽ hơn và trách nhiệm cao hơn
+ Các nước đang phát triển: yêu cầu thấp hơn.
Quy định về An toàn sản phẩm và Trách nhiệm sản phẩm cao cũng gây nên
một số vấn đề cho doanh nghiệp
+ Chi phí cao cho việc đáp ứng yêu cầu
+ Đối mặt thường xuyên với các vụ kiện từ khách hàng
c/ Luật về hợp đồng: luật điều chỉnh quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giữa các
bên trong hợp đồng.
4/ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA QUỐC GIA VÀ HỢP ĐỒNG:
a/ Thông luật: là hệ thống luật dựa trên một bộ các luật chi tiết được lập thành tập
hợp các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.
- Đặc trưng:
+ Thẩm phán có thể áp dụng các quy định pháp lý cho từng tình huống cụ thể.
( nhân tố truyền thống)
+ Các phán xét này trở thành án lệ cho các phán xét tiếp theo.( tiền lệ)
+ Luật có thể thay đổi dựa trên các án lệ này. (cách sd)
- Đặc điểm của hợp đồng:
+ Hợp đồng thường dài, rất chi tiết, trong đó mọi sự kiện ngẫu nhiên đều phải được
giải thích rõ ràng.
+ Tốn kém thời gian và chi phi cho dịch vụ tư vấn Luật
+ Ưu điểm: có tính linh hoạt cao và cho phép các thẩm phán diễn giải một tranh chấp
về hợp đồng theo tình huống phổ biến.
b/ Dân luật: một hệ thống luật dân sự dựa trên một bộ các luật chi tiết được thành lập
tập hợp các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.
- Đặc trưng: so với thông luật
+ Có xu hướng ít thù địch hơn.
+ Thẩm phán kém linh hoạt hơn. (họ chỉ có quyền áp dụng luật thay vì diễn
giải luật như trong hệ thống thông luật)
- Đặc điểm của hợp đồng:
+ Hợp đồng có xu hướng ngắn gọn và kém chi tiết hơn nhiều
+ Ít tốn kém thời gian và tiền bạc cho việc soạn thảo, dịch vụ tư vấn pháp luật.
SO SÁNH :
Thông luật Dân luật
Nguồn luật đồ sộ ( các tiền lệ án liên quan) Nguồn luật tinh gọn
Có tính linh hoạt cao Cố định trong khuôn khổ
Thẩm phán và luật sư đóng vai trò diễn giải tạo ra Thẩm phán, luật sư thi hành
luật luật
a/ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG: Xh tại Anh vào thế kỉ 16, là một học thuyết
kinh tế ủng hộ quan điểm cho rằng các QG nên khuyến khích xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu.
- Nội dung:
+ Gắn liền của cải với quyền lực chính trị
+ Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để thu vàng, bạc – là những trụ cột chính cho sự
thịnh vượng của QG.
+ Ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư trong cán cân thương
mại.
+ Coi thương mại như một trò chơi có tổng lợi ích bằng không – lợi nhuận của nước
này đồng nghĩa với tổn thất của nước khác.
- Vai trò của chính phủ: hạn chế hoạt động nhập khẩu bởi các biện pháp thuế quan
và hạn ngạch, trong khi tài trợ cho việc xuất khẩu.
Vd: Trung Quốc ( là quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương mới – trang 228 giáo trình)
b/ LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI: xuất hiện từ tk 17 trong quyển sách “The Wealth of
Nations”. Là một QG có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm khi QG này có
thể sản xuất hiệu quả hơn bất kỳ QG nào khác.
- Adam Smith cho rằng các quốc gia nên chuyên môn hóa trong sản xuất những hàng
hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi chúng lấy những hàng hóa khác được
sản xuất tại các QG khác. (Vai trò chính phủ)
- Thương mại là một trò chơi có tổng dương.
c/ LỢI THẾ SO SÁNH: (trong quyển sách “ cá nguyên lý của kinh tế chính trị”
năm 1817)
- Theo học thuyết của David Ricardo về lợi thế so sánh, vẫn có ý nghĩa khi một QG
chuyên môn hóa trong sản xuất những hàng hóa mà họ sản xuất hiệu quả nhất và mua
những hàng hóa mà họ sản xuất kém hiệu quả hơn so với quốc gia khác hoặc ngay cả
nếu quốc gia đó mua từ những quốc gia khác các hàng hóa mà bản thân họ có thể sản
xuất hiệu quả hơn.
- Sản lượng toàn cầu tiềm năng trong điều kiện thương mại tự do sẽ lớn hơn so với
điều kiện thương mại bị hạn chế 🡪 người dân tại các quốc gia có thể tiêu dùng nhiều
hơn khi tự do TM và thương mại là một trò chơi có tổng dương.
- Vai trò của chính phủ: tiến hành mở cửa kinh tế và theo đuổi thương mại tự do để
thu được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
d/ HỌC THUYẾT HECKSCHER – OHLIN: xh vào thế kỉ thứ 20. Nhấn mạnh
rằng lợi thế so sánh hình thành từ những khác biệt QG về mức độ sẵn có của các yếu
tố sản xuất.
- Mức độ sẵn có của các YTSX là mức độ dồi dào tài nguyên của một QG như đất đai,
lao đông và vốn. YTSX càng dồi dào thì chi phí SX càng thấp.
- Các QG sẽ xuất khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều các YTSX dồi dào tại địa
phương và nhập khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều YTSX khan hiếm tại địa
phương.
- Học thuyết vấp phải nghịch lý Leontief.
- Học thuyết dễ tiếp cận nhưng không giải thích các hiện tượng kinh tế tốt bằng
thuyết lợi thế so sánh.
- Tuy nhiên học thuyết này có giá trị dự báo hơn nếu yếu tố công nghệ được đưa vào
xem xét.
e/ HỌC THUYẾT VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM: Được Raymond Vernon đưa ra
vào giữa thập niên 1960. Theo ông, sản phẩm khi ra đời sẽ đi theo tuần tự 3 giai đoạn.
Ở mỗi giai đoạn, sản phẩm sẽ được sản xuất tại một quốc gia nhất định.
- Khi các sản phẩm đã chín muồi, vị trí bán hàng và địa điểm sản xuất tối ưu sẽ thay
đổi, ảnh hưởng đến dòng chảy và xu hướng thương mại.
Một ngành công nghiệp sẽ khởi phát tại Mỹ, các công ty Mỹ sản xuất cho thị
trường trong nước và xuất sang các nước phát triển khác.
Nhu cầu ở các nước phát triển gia tăng, các công ty xây dựng nhà máy ở các
nước phát triển khác để đáp ứng nhu cầu, và xuất sang các nước đang phát
triển.
Các công ty di chuyển nhà máy sang các nước đang phát triển, và xuất ngược
trở lại thị trường Mỹ
- Ít phù hợp với ngày nay.
f/ HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI: bắt đầu nổi lên từ thập kỉ 70 của tk 20.
(slide) Học thuyết thương mại mới giải thích lợi thế của một quốc gia trong một ngành
dựa trên tính kinh tế theo quy mô.
- Việc đạt được lợi thế theo quy mô kinh tế - hiện tượng giảm chi phí trên một đơn vị
sản xuất nhờ sản lượng đầu ra lớn – có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại QT.
- Học thuyết này nêu ra 2 điểm quan trọng:
Cũng theo học thuyết này, thương mại giúp mở rộng thị trường, từ đó
giúp nhiều nhà sản xuất đạt được tính kinh tế theo quy mô hơn, giúp tăng tính
đa dạng của sản phẩm => người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.
Ví dụ: trong ngành ô tô: Mỹ là nhà tiên phong, Nhật nổi tiếng với ô tô tiết kiệm
nhiên liệu, Đức sản xuất xe ô tô chất lượng cao, Ý xuất khẩu xe hơi thể thao.
+ Những ngành sản xuất mà sản lượng đầu ra đòi hỏi đạt tính kinh tế theo quy
mô phải có tỉ trọng nhu cầu đáng kể trong tổng cầu thế giới, thị trường toàn cầu chỉ có
thể hỗ trợ cho một số ít doanh nghiệp 🡪 cần trở thành QG tiên phong.
- Ý nghĩa:
+ QG có thể có lợi ích từ thương mại ngay cả khi không có lợi thế từ nguồn lực
hay công nghệ. Cụ thể, một QG có thể trở thành nước xuất khẩu chính cho một mặt
hàng nếu nó là QG đầu tiên sản xuất sản phẩm đó.
+ Chính phủ nên xem xét bảo hộ các công ty và ngành trong giai đoạn đầu đưa
ra sản phẩm và những ngành CN đòi hỏi tính kinh tế theo quy mô.
g/ Học thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter
Michael Porter (1990) giải thích sự thành công của một số quốc gia trong một
số ngành dựa trên mô hình kim cương, phân tích các cụm công nghiệp.
Nhận dạng 4 nhóm yếu tố:
1. Nguồn lực
2. Điều kiện về nhu cầu
3. Công nghiệp hỗ trợ
4. Chiến lược, cấu trúc công ty và cạnh tranh
*Yếu tố nguồn lực
Các yếu tố này bao gồm
+ Yếu tố cơ bản: vốn, tài nguyên, lao động
+ Yếu tố cao cấp: bí quyết công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân công trình độ cao
Có thể dẫn đến sức mạnh cạnh tranh
Ví dụ: vùng Bắc Ý có nguồn đất sét trắng rất tốt -> phát triển công nghiệp làm
gạch men trang trí
Sự thiếu hụt nguồn lực cũng có thể dẫn đến sự phát triển của một ngành.
* Yếu tố cầu
Những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của thị trường trong nước có thể gây áp lực
lên các nhà sản xuất, buộc họ phải không ngừng cải tiến để nâng cao vị thế
cạnh tranh
Ví dụ: người Ý có gu thẩm mỹ rất cao, họ đòi hỏi khắt khe đối với những sản
phẩm trang trí => các công ty gạch men Ý sản xuất các sản phẩm có tính thẩm mỹ
rất cao.
*Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ
+ Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ giúp cho các công ty trong
ngành dễ dàng có được các yếu tố đầu vào- đầu ra.
+ Áp lực những công ty này lên các công ty trong ngành cũng kích thích quá
trình đổi mới.
+ Ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất máy in của Đức có tính cạnh tranh nhờ
vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất máy làm giấy, ngành sản xuất giấy
và mực in của quốc gia này.
*Chiến lược, cơ cấu doanh nghiệp và Cạnh tranh
+ Cách thức các công ty được thành lập, vận hành có vai trò rất quan trọng
trong việc tạo dựng tính cạnh tranh cho ngành
+ Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành cũng là yếu tố thúc đẩy khả năng cạnh
tranh của các công ty trong ngành nói chung.
Ví dụ: các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đều nằm tập trung ở thung lũng
Silicon hay các công ty gạch men hàng đầu của Ý đều nằm ở thành phố Sassuolo.
2/ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA CHÍNH
PHỦ:
a/ Thuế quan: gồm thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu làm tăng chi
phí hàng nhập khẩu so với hàng nội địa .
- Gồm 2 loại chính:
+ Thuế tuyệt đối: áp dụng một mức thuế cố định trên mỗi đơn vị hàng nhập
khẩu.
+ Thuế theo giá trị: áp dụng dưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập
khẩu.
Vd: thuế mt ở VN là 4k/1 lít xăng dầu
- Điểm quan trọng hiểu về thuế: ai chịu thuế và ai hưởng lợi.
+ Chính phủ và nhà sản xuất nội địa hưởng lợi vì thuế giúp tăng nguồn thu cho
chính phủ và thuế tạo ra một sự bảo hộ nhất định cho các nhà SX nội địa.
+ Người tiêu dùng chịu thiệt vì họ phải trả nhiều hơn cho một số mặt hàng
nhập khẩu.
- Tác động của thuế nhập khẩu:
+ Hỗ trợ cho nhà sản xuất và chống lại người tiêu dùng thông qua bảo vệ các
NSX trong nước khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và làm tăng giá hàng hóa
trong nước.
+ Hạn chế hiệu quả chung của nền KT thế giới do xảy ra tình trạng sử dụng
không hiệu quả các tài nguyên.
- Tác động của thuế xuất khẩu:
+ Tăng doanh thu cho chính phủ.
+ Giảm xuất khẩu từ một khu vực, thường do những nguyên nhân chính trị.
b/ Tài trợ: là khoản trợ cấp chính phủ dành cho NSX nội địa
- Giúp NSX nội địa: cạnh tranh với hàng ngoại nhập và giành lợi thế trên thị trường
xuất khẩu.
- Trợ cấp của chính phủ thông thường có được từ nguồn thu thuế đánh vào cá nhân và
doanh nghiệp.
Vd: Chính phủ tài trợ cho các DN trong nước để đối đầu với sự canh tranh không công
=
c/ Hạn ngạch nhập khẩu: biện pháp hạn chế trực tiếp về số lượng một loại hàng hóa
có thể nhập khẩu vào một nước, thường được thực thi bằng cách cấp phép nhập khẩu
cho một nhóm các cá nhân hay doanh nghiệp.
- Thuế theo hạn ngạch: mức thuế được áp dụng cho hàng nhập khẩu nằm trong hạn
ngạch sẽ thấp hơn mức áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch.
- Lợi tức từ hạn ngạch: phần lợi tức có thêm khi nguồn cung bị hạn chế giả tạo bởi
hạn ngạch nhập khẩu
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER): hạn ngạch thương mại được đặt ra bởi nước
xuất khẩu, thường theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Cả hạn ngạch và VER đều đem lại lợi ích cho NSX nội địa thông qua hạn chế khả
năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu và gây thiệt cho người tiêu dùng khi làm tăng
giá nội địa của các mặt hàng nhập khẩu.
Vd: sd hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ cho mía đường VN
Nhật xk ô tô sang Mỹ có sự hạn chế vì sợ Mỹ trả đũa thương mại
d/ Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa: yêu cầu tỷ lệ cụ thể nhất định của hàng hóa
phải được sản xuất trong nước.
- Mang lại lợi ích cho NSX nội địa và tăng giá hàng hóa nhập khẩu 🡪 người tiêu dùng
thiệt.( tăng giá hàng cho người tiêu dùng)
e/ Các biện pháp hành chính: quy định hành chính được dựng lên nhằm gây khó
khăn cho hàng hóa nhập khẩu vào một QG.
- Làm hạn chế sự lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu tốt của NTD.
Vd: Nhật không nhập khẩu hoa Tulip
Việt Nam là Văn hóa phẩm ( sách, vở..)
f/ Chính sách chống bán phá giá: các chính sách được thiết kế để trừng phạt các DN
nước ngoài tham gia vào việc bán phá giá và do đó bảo vệ các NSX nội địa từ sự cạnh
tranh thiếu công bằng của phía nước ngoài
- Bán phá giá là hoạt động bán hàng tại thị trường nước ngoài ở mức giá thấp hơn chi
phí sản xuất hay mức giá thị trường ‘hợp lý’
+ Giúp DN xả hàng dư thừa tại thị trường nước ngoài.
+ Có thể là hành vi thôn tính khi các NSX sử dụng lợi nhuận từ thị trường
trong nước để trợ giá ở thị trường nước ngoài nhằm loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi
thị trường và sau đó tăng giá.
Vd: Cá da trơn của VN qua Mỹ
3/ LẬP LUẬN CHÍNH BIỆN HỘ CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ:
- Có 2 lập luận chính:
+ Lập luận chính trị: bảo vệ lợi ích của một số nhóm trong nước (thường là các
NSX) trong khi hy sinh lợi ích của nhóm khác (thường là NTD).
+ Lập luận kinh tế: thúc đẩy sự giàu có của QG 🡪 làm lợi cho cả NSX và NTD
* LẬP LUẬN CHÍNH TRỊ:
- Bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp: lý do chính trị phổ biến nhất đối với
hạn chế thương mại.
- An ninh QG: bảo vệ các ngành công nghiệp có vai trò quan trọng với an ninh QG –
các ngành CN liên quan đến quốc phòng (hàng không vũ trụ, công nghệ điện tử tiên
tiến hay vật liệu bán dẫn...) vd: Vn bảo vệ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Biện pháp trả đũa đối với sự cạnh tranh thiếu công bằng từ phía nước ngoài – khi
chính phủ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng biện pháp trả đũa sẽ giúp mở cửa thị trường
nước ngoài. Vd: Mỹ trả đũa TQ
+ Nếu chính phủ nước ngoài không chịu nhượng bộ, căng thẳng có thể leo
thang và các rào cản thương mại mới có thể mọc lên.
+ Chiến lược đầy rủi ro.
- Bảo vệ người tiêu dùng: khỏi những sản phẩm không an toàn bằng cách hạn chế
nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu những sản phẩm đó.
- Thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại: một chính phủ có thể trao các điều
kiện thương mại ưu đãi cho QG mà họ muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ
+ Chính sách thương mại có thể được sử dụng để trừng phạt các QG hiếu
chiến.
- Bảo vệ nhân quyền ở nước xuất khẩu: các chính phủ đôi khi sử dụng chính sách
thương mại để cố gắng cải thiện chính sách về nhân quyền ở các nước đối tác thương
mại.
+ Vd: Mỹ áp dụng cấm vận đối với Myanmar vì thực trạng nhân quyền ở nước
này.
* LẬP LUẬN KINH TẾ:
- Lập luận về nền công nghiệp non trẻ - những ngành CN mới tại các QG đang phát
triển phải được bảo hộ tạm thời khỏi sự cạnh tranh quốc tế (bằng thuế/hạn ngạch/ trợ
cấp) nhằm giúp các ngành này đạt đến một vị thế có thể cạnh tranh với các doanh
nghiệp của các QG phát triển trên thị trường toàn cầu.
- Chính sách thương mại chiến lược – chính sách của chính phủ nhằm mục đích cải
thiện vị thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp nội địa trên thị
trường toàn cầu.
+ Chính phủ giúp các DN nội địa có được lợi thế người dẫn đầu.
+ Phần lớn FDI vẫn là dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản và
EU
Tuy nhiên, các điểm đến đầu tư khác đang nổi lên: Nam Á, Đông Á và Đông
Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc ; Mỹ La-tinh
Sự tăng trưởng FDI là do:
+ Lo sợ chủ nghĩa bảo hộ: Muốn tránh các rào cản thương mại như thuế quan
+Các thay đổi về chính trị và kinh tế: Nới lỏng quy định, tư nhân hóa, giảm bớt các
rào cản về FDI (kể cả các nước không tham gia)
+ Các hiệp ước đầu tư song và đa phương mới: Được ký kết để tạo thuận lợi cho đầu
tư
+ Toàn cầu hóa kinh tế thế giới: Nhiều công ty hiện nay luôn hướng ra thị trường thế
giới và cần gần gũi hơn với khách hàng của mình
3. Các công ty muốn mua lại công ty có sẵn vì:
Hầu hết vốn đầu tư sang các quốc gia khác là dưới hình thức sáp nhập và mua lại
(M&A) chứ không phải là đầu tư mới
- Sáp nhập và mua lại có thể thực hiện nhanh chóng hơn so với đầu tư mới
- Để một công ty có được tài sản mong muốn, sáp nhập và mua lại sẽ dễ dàng và ít rủi
ro hơn so với xây dựng từ đầu
- Các công ty tin rằng họ có thể tăng hiệu quả của doanh nghiệp được mua lại bằng
việc chuyển giao vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý
I/Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các lý thuyết này giải thích các
mô hình đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào? ( học thêm)
- Có 3 nhóm lý thuyết về đầu từ trực tiếp nước ngoài:
A/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao FDI ưu hơn xuất khẩu và nhượng quyền:
- Xuất khẩu (exporting) - Sản xuất hàng hoá trong nước rồi vận chuyển chúng đến
các nước tiếp nhận để bán
+ Xuất khẩu có thể bị giới hạn bởi chi phí vận chuyển và rào cản thương mại
+ FDI có thể là một giải pháp với các rào cản thương mại đã bị đặt ra trên thực
tế hoặc có thể sẽ bị đặt ra trong tương lai, ví dụ như thuế nhập khẩu, hạn ngạch...
- Cấp phép (licensing) – Cho phép cho một tổ chức nước ngoài sản xuất và bán các
sản phẩm của mình để đổi lấy một khoản phí là tiền bản quyền trên mỗi đơn vị hàng
hóa mà tổ chức nước ngoài bán được
Lý thuyết nội bộ hóa(còn gọi là Lý thuyết không hoàn hảo của thị trường) - so
với FDI, Cấp phép kém hấp dẫn hơn.
+ Công ty có thể để mất bí quyết công nghệ có giá trị vào tay đối thủ cạnh
tranh tiềm năng ở nước ngoài.
+ Công ty khó kiểm soát được việc sản xuất, tiếp thị và chiến lược ở nước
ngoài.
+ Lợi thế cạnh tranh của công ty có thể dựa vào sự quản lý, tiếp thị, và khả
năng sản xuất của mình.
B/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao các doanh nghiệp trong cùng một ngành lại
thực hiện FDI tại cùng thời điểm và địa điểm: ( đọc thêm)
- Lý thuyết Hành vi chiến lược- Dòng chảy FDI là sự phản ánh về tình hình cạnh
tranh chiến lược giữa các doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu (theo chân đối thủ
cạnh tranh)
+ Cạnh tranh đa điểm - Khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp gặp nhau tại các thị
trường khác nhau trong khu vực, thị trường trong nước, hoặc các ngành công nghiệp
+ Lý thuyết Chu kỳ sống sản phẩm – Doanh nghiệp tiến hành FDI ở các giai
đoạn cụ thể trong vòng đời sản phẩm
C/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao lý do và khuynh hướng đầu tưu trực tiếp
nước ngoài:
- Mô hình chiết trung - điều quan trọng là phải xem xét:
+ Lợi thế vị trí chuyên biệt của quốc gia– Lợi thế có được từ việc sử dụng
nguồn lực hay tài sản gắn với một địa điểm cụ thể và lợi thế mà doanh nghiệp thấy có
giá trị để kết hợp với các tài sản riêng của mình.
VD: TNTN như dầu mỏ và các khoáng sản khác có đặc tính nằm ở những địa điểm
nhất định nên FDI sẽ được thực hiện bới các công ty dầu mỏ để khai thác nguồn tài
nguyên của quốc gia có giá trị.
+Ngoại ứng (Hiệu ứng học tập) – Sự lan tỏa kiến thức xảy ra khi các công ty
trong cùng một ngành hoạt động tại cùng một khu vực.
VD: các công ty máy tính và bán dẫn đầu tư tại vùng thung lũng Silicon để tìm hiểu
và sử dụng các kiến thức mới có giá trị trước khi chúng được áp dụng ở nơi khác, do
đó đem lại lợi thế cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.
II/Phân tích lợi ích, chi phí của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp
của nước chủ nhà và nước sở tại
A. Đối với nước sở tại:
Lợi ích:
1.Tác động chuyển nguồn lực: FDI đóng góp tích cực vào nền kinh tế của nước sở
tại bằng việc cung cấp nguồn lực về vốn,công nghệ,và quản lí không sẵn có => thúc
đẩy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
2.Ảnh hưởng việc làm: FDI mang việc làm tới nước sở tại
3.Ảnh hưởng cán cân thanh toán: FDI là sự thay thế cho việc nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ.Ảnh hưởng này có thể cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của nước sở
tại.Do đó nước nhận đầu tư đỡ phải nhập khẩu mà còn có thể đem xuất khẩu nữa;
4. Ảnh hưởng tới cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế: Đầu tư mới sẽ làm tăng
mức độ cạnh tranh trên thị trường, kéo theo sự giảm giá và cải thiện lợi ích cho người
tiêu dùng.Có thể dẫn đến việc tăng năng suất, đổi mới sản phẩm và công đoạn sản
xuất, tăng trưởng kinh tế cao hơn
Chi phí:
1.Các ảnh hưởng bất lợi của FDI tới cạnh tranh trong nước nhận đầu tư (trở
thành kinh tế kiểm soát thị trường nội địa):
- Các công ty con của công ty đa quốc gia nước ngoài có thể có sức mạnh kinh tế lớn
hơn đối thủ cạnh tranh bản địa, vì họ có thể là một bộ phận của một tổ chức quốc tế
lớn hơn
Vd: Nước lọc ABC của Đà Nẵng bị chiếm thị phần và biến mất của khi các công ty
giải khát nước ngoài vào chiếm thị phần: dasani, coca, Aqua của pepsi.
2. Ảnh hưởng bất lợi lên cán cân thanh toán:
- Khi một công ty con nước ngoài nhập khẩu một số lượng đáng kể các yếu tố đầu vào
từ nước ngoài thì sẽ làm phát sinh một khoản ghi nợ vào tài khoản vãng lai của cán
cân thanh toán của nước chủ nhà
3. Mất nhận thức về chủ quyền và quyền tự chủ quốc gia:
- Các quyết định ảnh hưởng tới nước chủ nhà sẽ được đề ra bởi công ty mẹ tại nước
ngoài mà không có cam kết thực sự cho nước chủ nhà, hoặc tại một nơi mà chính phủ
nước chủ nhà không thể kiểm soát được
4. Chi phí về môi trường: Các công ty nước ngoài mang các công nghệ đã lạc hậu
vào nước chủ nhà, gây tình trạng ô nhiễm môi trường.