TiểU LuậN GiữA Kỳ Thương MạI QuốC Tế
TiểU LuậN GiữA Kỳ Thương MạI QuốC Tế
TiểU LuậN GiữA Kỳ Thương MạI QuốC Tế
---------***---------
ĐỀ TÀI
Khóa: 29
II. Tình hình xuất khẩu một số nhóm dịch vụ chủ yếu trên thế giới......................10
2.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế.................................................12
2.2. Các quốc gia phát triển dịch vụ vận tải trên thế giới......................................13
2.2.1. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất/nhập khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế
giới........................................................................................................................ 13
2.2.2. Nguyên nhân giúp Trung Quốc, Mỹ, Đức phát triển xuất khẩu và nhập khẩu
dịch vụ vận tải nhất thế giới..................................................................................17
3. Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính...........................................................18
3.1. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính. .18
3.2. Các quốc gia phát triển dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính trên thế giới
.............................................................................................................................. 18
4. Dịch vụ tài chính....................................................................................................21
4.1. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính........................................21
4.2. Các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới.....22
5. Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ..............................23
5.1. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ..........23
5.2. Các quốc gia có dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ phát triển....................25
KẾT LUẬN................................................................................................................28
Bảng 1: Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ lớn nhất năm 2020.....17
Bảng 2: Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất...................32
Bảng 3: Top 5 quốc gia nhập khẩu dịch vụ vận tải quốc tế lớn nhất............................34
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của 5 quốc gia
có giá trị xuất khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020.....................................................40
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của 5 quốc
gia có giá trị nhập khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020..............................................41
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính của 5 quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn
nhất giai đoạn 2016 - 2020...........................................................................................45
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của 5 quốc gia có
giá trị xuất khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020..........................................................50
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của 5 quốc gia có
giá trị nhập khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020.........................................................51
Bảng 9: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu các ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2021.....55
DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng quy mô kim ngạch TMDV và tỷ trọng trong TMQT
giai đoạn 2010 – 2020....................................................................................................9
Biểu đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng quy mô kim ngạch XKDV và tỷ trọng trong XK giai
đoạn 2010 – 2020.........................................................................................................10
Biểu đồ 3: Biểu đồ tăng trưởng quy mô kim ngạch NKDV và tỷ trọng trong NK giai
đoạn 2010 – 2020.........................................................................................................10
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ toàn cầu 2020 - 2021......................12
Biểu đồ 5: Cơ cấu TMDV quốc tế năm 2010...............................................................13
Biểu đồ 6: Cơ cấu TMDV quốc tế năm 2019...............................................................13
Biểu đồ 7: Cơ cấu TMDV quốc tế năm 2020...............................................................13
Biểu đồ 8: Lượt khách du lịch quốc tế năm 2020 và 2021 so với năm 2019................14
Biểu đồ 9: Chỉ số giá cước vận tải container toàn cầu từ tháng 1/2019 đến tháng
11/2021 (USD)............................................................................................................15
Biểu đồ 10: Tỷ trọng chi tiêu cho R&D trong GDP của thế giới giai đoạn 2010-201817
Biểu đồ 11: Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ của Mỹ năm 2020...................................18
Biểu đồ 12: Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ của Anh năm 2020..................................19
Biểu đồ 13: Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ của Đức năm 2020..................................20
Biểu đồ 14: Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ của Trung Quốc năm 2020.....................21
Biểu đồ 15: Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ của Ireland năm 2020.............................22
Biểu đồ 16: GDP các nước dẫn đầu thế giới về xuất nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2010-
2020............................................................................................................................. 23
Biểu đồ 17: Chi tiêu cho R&D của các quốc gia top đầu thế giới về XNK dịch vụ giai
đoạn 2010-2019...........................................................................................................23
Biểu đồ 18: Số lượng người nghiên cứu (trên 1 triệu người) trong lĩnh vực R&D......24
Biểu đồ 19: Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất
nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2016-2020......................................................................25
Biểu đồ 20: Tỷ trọng dịch vụ trong GDP các nước giai đoạn 2010-2020....................25
Biểu đồ 21: Thu nhập bình quân đầu người của thế giới giai đoạn 2010 - 2020..........26
Biểu đồ 22: GDP thế giới giai đoạn 2010-2020...........................................................27
Biểu đồ 23: Doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế và tỉ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch
trong tổng xuất khẩu dịch vụ thế giới..........................................................................28
Biểu đồ 24: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vận tải quốc tế và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ
vận tải trong tổng xuất khẩu dịch vụ (2010-2020).......................................................30
Biểu đồ 25: Cơ cấu và sự biến động trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải...............31
Biểu đồ 26: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế của Trung Quốc (2019), Mỹ và
Đức (2020)...................................................................................................................33
Biểu đồ 27: Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ vận tải quốc tế của Trung Quốc (2019), Mỹ và
Đức (2020)...................................................................................................................34
Biểu đồ 28: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính
giai đoạn 2010 - 2020..................................................................................................38
Biểu đồ 29: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính giai đoạn 2010 - 2020.................43
Biểu đồ 30: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2010
- 2020........................................................................................................................... 48
Biểu đồ 31: Tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa toàn cầu
giai đoạn 2010 -2020...................................................................................................52
Biểu đồ 32: Dự đoán tỷ trọng của thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ trong
tổng giá trị thương mại quốc tế năm 2030...................................................................55
Biểu đồ 33: Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới giai đoạn 2010 - 2021......57
Biểu đồ 34: Doanh thu du lịch trực truyến thế giới giai đoạn 2014 - 2020..................58
Biểu đồ 35: Số lượng các thành viên WTO cam kết mở cửa thị trường đối với từng
lĩnh vực dịch vụ...........................................................................................................61
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa nên kinh tế trên thế giới gia tăng
mạnh mẽ, cùng với sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã đặt ra
yêu cầu khách quan là các quốc gia đều phải hội nhập vào nền kinh tế tế giới, mở cửa
đất nước. Nhờ thế mà thương mại quốc tế đang ngày càng được đẩy mạnh giữa các
quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới. Bên cạnh hoạt động thương mại hàng hóa
truyền thống, vốn đã quen thuộc thì thương mại dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ,
đóng góp lớn vào nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.
Việc đẩy mạnh hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế là xu hướng chung của
thế giới hiện nay, đem lại nhiều lợi ích cho từng quốc gia với nhiều cơ hội mới để phát
triển nhưng nó cũng phải đối mặt với những thách thức đòi hỏi mỗi quốc gia phải có
những đánh giá, phân tích khách quan để vượt qua những thách thức đó. Giai đoạn
2010 - 2021 là giai đoạn với nhiều biến động của nền kinh tế thế giới, với sự phát triển
vượt bậc của khoa học công nghệ hiện đại, các hoạt động thương mại có hàm lượng
công nghệ cao được chú trọng. Nhằm nâng cao hiểu biết về hoạt động thương mại dịch
vụ quốc tế, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình phát triển
thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 - 2021”. Thông qua đề tài, nhóm sẽ khái
quát những đặc trưng của thương mại dịch vụ quốc tế xuyên suốt thập kỷ vừa qua, tìm
hiểu về những dịch vụ chủ yếu cũng như xu hướng phát triển thương mại dịch vụ quốc
tế trên thế giới trong tương lai.
1
I. Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế
1. Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu
Nhìn chung, trong vòng 11 năm từ năm 2010 đến năm 2021, tỷ trọng của
thương mại dịch vụ trong cơ cấu thương mại quốc tế và tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu dịch vụ có xu hướng tăng trưởng nhanh, biểu hiện tự do hóa thương mại ngày
càng được đẩy mạnh.
Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng quy mô kim ngạch TMDV và tỷ trọng trong
TMQT giai đoạn 2010 – 2020
Trong suốt giai đoạn từ 2010 – 2021, tốc độ tăng trưởng của thương mại dịch vụ
có nhiều biến động phức tạp với hai thời kì suy thoái là 2014-2015 và 2019-2020.
Biểu đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng quy mô kim ngạch XKDV và tỷ trọng trong
XK giai đoạn 2010 – 2020
2
(Nguồn: Trademap.org, 2021)
4000 15.00%
3000 10.00%
2000
5.00%
1000
0 0.00%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 3: Biểu đồ tăng trưởng quy mô kim ngạch NKDV và tỷ trọng trong NK
giai đoạn 2010 – 2020
Năm 2010-2014 là thời kì phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính. Năm
2010, kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ thế giới đều chạm mốc 4 nghìn tỷ USD. Năm
2014, xuất khẩu dịch vụ đạt 5,231 nghìn tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2010, còn
nhập khẩu dịch vụ tăng 21,8%.
Nguyên nhân: Các nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới dần ổn định kinh tế và
hoạt động ngoại thương cũng phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu dịch
vụ tăng nhanh và khá đều.
Giai đoạn 2014-2015, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ năm 2015
giảm lần lượt là 239 và 249 tỷ USD so với năm 2014.
Nguyên nhân: Chi phí vốn vay tăng và giá dầu thấp kỷ lục trong hơn một thập kỷ
cùng hàng loạt cuộc khủng bố và khủng hoảng di cư đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến
kinh tế thế giới.
Giai đoạn 2017 – 2019 là thời kì phát triển và tăng trưởng rực rỡ của quy mô
kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2017 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của thương mại
3
quốc tế, kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ tăng cao tại hầu hết các khu vực trên thế
giới, các nước mới nổi tại Đông Á và các nước khu vực đồng euro đóng góp lớn nhất.
Nguyên nhân: Donald Trump đắc cử tổng thống giúp cho nền kinh tế Mỹ tăng
trưởng vững mạnh. Các liên kết khu vực kinh tế liên tục được hình thành giúp củng cố
thương mại đa phương, khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động, kinh
tế EU đang dần phục hồi bất chấp những bất ổn chính trị tại khu vực do Anh rời EU.
Năm 2018, xuất khẩu dịch vụ vẫn giữ mức tăng trưởng cao, đạt 6,079 nghìn tỷ
USD, nhập khẩu dịch vụ đạt 5,773 nghìn tỷ USD, tăng lần lượt 10,1% và 8,6% so với
năm 2017. Nhìn chung, mức độ tăng trưởng thương mại dịch vụ vẫn còn mạnh ở các
nền kinh tế phát triển, nhưng đã chậm lại ở nhiều nước.
Nguyên nhân: Xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng thương mại dịch vụ toàn cầu.
Năm 2019, nhập khẩu dịch vụ gần chạm đến mốc 6 nghìn tỷ USD còn xuất
nhập khẩu dịch vụ toàn cầu đạt đỉnh điểm với trị giá 6,246 nghìn tỷ USD. Đến cuối
năm 2019, khi những trường hợp đầu tiên của COVID-19 được ghi nhận, thời kì đen
tối của thương mại dịch vụ bắt đầu.
Năm 2020, thương mại toàn cầu giảm 8,9%, mức giảm mạnh nhất trong thập
kỷ qua, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Kim ngạch xuất nhập
khẩu dịch vụ giảm đến hơn 20%, sụt giảm 1,2 nghìn tỷ USD so với năm 2019.
Nguyên nhân: Những chính sách đóng cửa biên giới, hạn chế di chuyển và các
biện pháp giãn cách xã hội vì lý do sức khỏe cộng đồng trong thời kỳ COVID-19 diễn
biến phức tạp khiến thương mại dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề.
4
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ toàn cầu 2020 - 2021
100.00% 27.80% 30.00%
25.40%
80.00% 25.00%
60.00% 20.00% 20.00%
40.00% 15.00%
20.00% 10.00%
0.00% 5.00%
Q4 2020 Q1 2021 Q2 2021 Q3 2021 Q4 2021
-20.00% 0.00%
-40.00% -4.00% -5.00%
-60.00% -10.00%
-80.00% -12.90% -15.00%
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ toàn cầu 2020 - 2021
Năm 2021, tình hình kinh tế có khả quan hơn. Theo UNCTAD, trong quý 1
năm 2021, thương mại dịch vụ toàn cầu phải vật lộn để phục hồi chậm chạp và giảm
9% so với quý 1 năm trước, nhưng nó đã phục hồi mạnh vào các quý sau và ghi nhận
mức tăng đáng kể 17% trong năm 2021
Nguyên nhân: Vaccine phòng COVID-19 được tìm ra và phổ biến rộng rãi
trong cộng đồng, chính phủ các nước mở cửa biên giới, tạo điều kiện cho việc nối lại
chuỗi cung ứng toàn cầu và phục hồi kinh tế.
Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế chia làm 3 nhóm: Du lịch quốc tế, vận tải
quốc tế và các dịch vụ khác. Sau 10 năm, tỷ trọng của dịch vụ du lịch và vận tải quốc
tế giảm mạnh, còn lại ta ghi nhận sự tăng tỷ trọng đáng kể của những dịch vụ khác
như: dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông-máy tính-thông tin, …
5
Cơ cấu TMDV quốc tế năm
2010
Du lịch
25.50%
Vận Tải
Dịch vụ khác
53.00
% 20.20
%
60.20%
16.50%
72.80%
Biểu đồ 6: Cơ cấu TMDV quốc tế Biểu đồ 7: Cơ cấu TMDV quốc tế
năm 2019 năm 2020
Dịch vụ du lịch:
- Năm 2010, dịch vụ du lịch quốc tế chiếm 25,5% trong cơ cấu TMDV quốc tế,
con số này tương đối bình ổn so với 2019 (năm 2019: 24,4%).
6
- Năm 2020 tỷ trọng dịch vụ du lịch quốc tế giảm mạnh là do ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 bùng phát tại đa số quốc gia trên thế giới, kim ngạch Thương mại dịch
vụ du lịch sụt giảm thấp nhất từ trước đến nay (10,7%).
Biểu đồ 8: Lượt khách du lịch quốc tế năm 2020 và 2021 so với năm 2019
- Năm 2021, tuy các lệnh hạn chế đi lại cũng dần được nới lỏng nhưng theo báo
cáo mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ngành du lịch toàn cầu
trong năm 2021 hầu như không có sự cải thiện so với năm 2020, tất cả các chỉ số đều
thấp hơn nhiều so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch diễn ra.
- Dịch vụ vận tải quốc tế giảm từ 20% (năm 2010) xuống 16,5% (năm 2020).
Nhìn chung ngành vận tải giữ tỷ trọng tương đối cố định, không chịu nhiều tác động
tiêu cực bởi đại dịch Covid như ngành du lịch. Ngoài ra, trong thời gian người dân
phải thực hiện giãn cách xã hội, giao dịch mua bán hàng hóa thiết yếu thông qua các
trang thương mại điện tử tăng lên đáng kể, ngoài ra nhu cầu cấp thiết về nhập khẩu
trang thiết bị y tế của các nước cũng gia tăng dẫn tới dịch vụ vận tải năm 2020 khá ổn
định so với 2019.
Dịch vụ khác:
7
- Nhóm ngành dịch vụ khác: tài chính, bảo hiểm, viễn thông-máy tính-thông tin
(VT-MT-TT), dịch vụ chuyển quyền các đối tượng trong sở hữu trí tuệ (SHTT) …
được ghi nhận tăng trưởng tốt, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu dịch vụ xuất
khẩu (tăng 16,2% trong vòng 10 năm).
Cụ thể tỷ trọng các dịch vụ khác trong cơ cấu TMDV quốc tế: năm 2010 chiếm
53%; năm 2019 chiếm 60,2 %; năm 2020 chiếm 72,8%.
Nhận xét: Từ số liệu thống kê có thể thấy trong giai đoạn 2010-2021, cơ cấu
Thương mại dịch vụ có xu hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch và dịch
vụ vận tải, tăng tỷ trọng xuất khẩu các dịch vụ khác.
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của dịch vụ du lịch
và vận tải.
Chính phủ các nước đều ban hành quy định về hạn chế các chuyến bay nội địa
lẫn quốc tế đến khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của dịch
bệnh khiến các hãng hàng không, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, du lịch mất hàng tỷ
USD.
8000
6000 5252
4000 3060
1720 1733 1995
2000 1321 1367
0
9 9 9 0 0 0 1 1 1 1
01 01 01 02 02 02 02 02 02 02
/2 /2 1/
2 /2 /2 1/
2 /2 /2 /2 1/
2
T1 T7 T1 T1 T7 T1 T1 T7 T9 T1
Biểu đồ 9: Chỉ số giá cước vận tải container toàn cầu từ tháng 1/2019 đến
tháng 11/2021 (USD)
8
Dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động, lượng
hàng hóa được lưu chuyển ít đi, việc giao nhận hàng hóa giảm. Vận tải đường biển và
hàng không giảm tất cả các chuyến, giá cước vận chuyển hàng hóa tăng cao. Theo Chỉ
số giá cước vận tải container của 8 tuyến đường chính trên toàn cầu (Drewry World
Container Index – WCI), chi phí vận chuyển hàng container bằng đường biển đã tăng
liên tục, lần lượt xô đổ các kỷ lục về giá cước trước đó, ngày 01/07/2021, WCI đã lên
đến mức 8.399 USD (tăng 346% so với cùng thời điểm năm trước).
Đầu vào của ngành dịch vụ khác chủ yếu là yếu tố con người (sức sáng tạo,
trình độ chuyên môn,…) ít bị phụ thuộc vào điều kiện vật chất và các yếu tố tự
nhiên, là ngành ít bị dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nhất nên tiềm năng phát
triển gần như không có giới hạn.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các nước đóng thắt chặt biên giới, vì thế mà
thông thương qua lại giữa các nước gặp nhiều khó khăn. Tỷ trọng du lịch của quốc tế
và vận tải quốc tế giảm đi rõ rệt, nhất là du lịch quốc tế. Tuy nhiên, các dịch vụ khác
tăng trưởng một cách rõ rệt và tạo được nhiều điểm sáng. Ví dụ như: các công ty tài
chính, bảo hiểm phát triển bùng nổ nhờ công nghệ số, ứng dụng vào vận hành doanh
nghiệp như kiểm soát nhân sự, kiểm soát danh mục đầu tư,… giúp cho việc tiếp cận và
sử dụng dịch vụ của khách hàng dễ dàng hơn.
Sự phát triển của cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra ngày
càng nhiều dịch vụ mới, có tiềm năng phát triển rất lớn.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các
lĩnh vực, hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch
vụ viễn thông-thông tin-máy tính giúp cho nhiều loại dịch vụ khác được cung cấp và
tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều.
Ví dụ như trong ngành Du lịch, khi dịch bệnh Covid-19 khiến người dân toàn
cầu phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tụ tập đông người… làm cho nhu cầu tự nhiên
về giải trí, du lịch và tương tác với thế giới xung quanh tăng cao nhưng lại không thể
được đáp ứng theo những phương thức cũ, từ đó đã nảy sinh ra một loại hình du lịch
mới: Du lịch 4.0 (Tourism 4.0). Loại hình du lịch này được phát triển với sự hỗ trợ của
công nghệ số, tạo ra các môi trường 3-5D mang lại trải nghiệm ấn tượng, chân thực
như khi được đi du lịch thật sự.
9
Ngoài ra, những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như nhân viên tư vấn
bán hàng trực tuyến, giảng viên online, các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử cũng
đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.
Chính phủ và các doanh nghiệp đẩy nhanh đầu tư nghiên cứu, tăng cường
hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều dịch vụ mới có khả năng cạnh tranh cao hơn trong bối
cảnh toàn cầu hóa.
Biểu đồ 10: Tỷ trọng chi tiêu cho R&D trong GDP của thế giới giai đoạn
2010-2018
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, người tiêu dùng có khả năng tiếp cận với rất nhiều
dịch vụ khác nhau trên thế giới, họ có nhiều sự lựa chọn hơn nên để tồn tại và phát
triển trong bối cảnh cạnh tranh như vậy thì nhiều quốc gia và các tổ chức liên kết kinh
tế quốc tế đã có những thay đổi trong chính sách quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ
của mình. Điều này được thể hiện rõ qua việc tổng chi tiêu thế giới cho R&D tăng rõ
rệt qua các năm. Kết quả đó ra sự ra đời và phát triển hàng loạt các công ty công nghệ
giàu tinh thần khởi nghiệp, có năng lực sáng tao kĩ thuật. Điển hình là các ông trùm
công nghệ lớn trên thế giới như Amazon, Microsoft, Facebook, Sofware,…
II. Tình hình xuất khẩu một số nhóm dịch vụ chủ yếu trên thế giới
1. Dịch vụ du lịch quốc tế
10
Doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế và tỉ trọng xuất khẩu
Tỷ USD
dịch vụ du lịch trong tổng xuất khẩu dịch vụ thế giới
1600 35.0%
29.1% 29.4% 29.9% 29.2% 29.0% 29.0% 28.9%
1400 28.3% 28.4%
30.0%
1200 25.0%
1000
20.0%
800 1482
1440 13.2%
1272 1334 15.0%
600 1220 1210 1237
1092 1131
400 10.0%
549 5.0%
200
0 0.0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 11: Doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế và tỉ trọng xuất khẩu dịch vụ du
lịch trong tổng xuất khẩu dịch vụ thế giới
Doanh thu du lịch quốc tế ổn định trong giai đoạn 2010-2020, xu hướng tăng
dần qua các năm.
Một số biến động mạnh mang tính thời điểm: Doanh thu giảm nhẹ năm 2015,
tăng trưởng doanh thu âm năm 2015 do dịch bệnh Ebola bùng phát ở Châu Phi, tai nạn
hàng không liên tiếp xảy ra tạo tâm lý e ngại du lịch, xung đột đẫm máu xảy ra tại một
số quốc gia. Năm 2020, doanh thu và tỉ trọng giảm mạnh xuống còn 549 tỷ USD, mức
tăng trưởng âm 63% do dịch Covid-19.
Xuất khẩu dịch vụ du lịch chiếm tỉ trọng cao và cơ cấu ổn định trong tổng
xuất khẩu dịch vụ quốc tế (giai đoạn 2010-2019 chiếm khoảng 29%, gần 1/3 doanh thu
dịch vụ quốc tế). Tuy nhiên, tỉ trọng có xu hướng giảm nhẹ do các ngành du lịch khác
tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu của du lịch.
Giao thông vận tải đa dạng, chi phí rẻ hơn, trải nghiệm được hoàn thiện
11
Việc mở rộng miễn visa đang là xu thế chung của các nước trên thế giới, kích
thích du lịch quốc tế. Thủ tục nhập cảnh được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian
Du lịch ngày càng phong phú với nhiều loại hình đa dạng, phục vụ nhiều đối
tượng khác nhau với những mức chi tiêu khác nhau => các phân khúc, tầng lớp khách
du lịch quốc tế ngày càng đa dạng
Sự phát triển của kinh tế thế giới và gia tăng thu nhập của người dân.
+ Hình thành nhiều liên kết, tổ chức, Hiệp định quốc tế về du lịch ở cấp độ song
phương, khu vực, như toàn cầu.
+ Các quốc gia có nhiều chính sách nới lỏng và cải tiến thủ tục nhập cảnh nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.
Tiến bộ khoa học công nghệ trong vận tải hàng không và cạnh tranh giữa các
nước giúp chi phí du lịch giảm xuống, nhiều người có cơ hội đi du lịch hơn.
12
Giá trị kim ngạch xuất khẩu vận tải quốc tế và tỷ trọng
Tỷ USD xuất khẩu dịch vụ vận tải trong tổng xuất khẩu dịch vụ
1200.0
(2011-2020) 25%
20% 20%
1000.0 19% 19%
18% 20%
17% 17% 17% 17% 16%
800.0
15%
600.0
991.3 1035.9 1041.4
901.7 914.7 940.7 895.8 944.4 10%
400.0 861.1 829.8
5%
200.0
0.0 0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Giá trị kim ngạch xuất khẩu vận tải quốc tế
Tỉ trọng
Biểu đồ 12: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vận tải quốc tế và tỷ trọng xuất khẩu
dịch vụ vận tải trong tổng xuất khẩu dịch vụ (2010-2020)
Giá trị có xu hướng tăng nhẹ, từ 901,7 năm 2010 lên 1041,4 tỷ USD năm
2019 (tăng 16%), tuy nhiên mức tăng này khiêm tốn so với các ngành dịch vụ còn lại.
Mức tăng trưởng không ổn định và biến động mạnh. Năm 2015 âm 10%,
phục hồi năm 2017 và 2018, rồi lại âm 20% năm 2020.
Xuất khẩu dịch vụ vận tải chiếm tỉ trọng thứ 2 trong tổng xuất khẩu dịch vụ
quốc tế và có xu hướng giảm dần, trong khi giá trị vẫn tăng nhẹ chứng tỏ tốc độ tăng
chậm hơn so với các dịch vụ khác.
Nhu cầu vận tải hàng hóa tăng chậm do sự suy giảm về nhu cầu vận tải
nguyên liệu trên thế giới.
Các nước có xu hướng tăng cường sử dụng dịch vụ vận tải của các nhà cung
cấp nội địa trong thương mại quốc tế.
Cung năng lực vận tải trên thế giới vượt cầu làm cho cước phí vận tải có xu
hướng giảm.
13
Xuất khẩu các dịch vụ khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dịch vụ
vận tải.
Từ năm 2020 đến nay, cước phí vận tải biển có xu hướng tăng cao.
2.2. Các quốc gia phát triển dịch vụ vận tải trên thế giới
2.2.1. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất/nhập khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới
2.2.1.1. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới
Bảng 1: Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất
Nước xuất khẩu 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ trọng (2020)
Biểu đồ 13: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế của Trung Quốc (2019), Mỹ
và Đức (2020)
14
(Nguồn: Trademap.org, 2021)
a. Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu dịch vụ vận tải trên thế giới.
Tính đến năm 2020, xuất khẩu dịch vụ vận tải ở Trung Quốc là 57.623 triệu USD,
chiếm 7,14% xuất khẩu dịch vụ vận tải của thế giới.
Đứng đầu là vận tải biển (chiếm 62%) và tiếp tục gia tăng giá trị xuất khẩu.
Kế đến là vận tải hàng không (32%) và tăng nhanh chóng giá trị xuất khẩu.
Cảng Shanghai đứng Top 1 toàn cầu về khả năng kết nối, điểm số này của
Trung Quốc tăng rất nhanh, gấp 2 lần tốc độ tăng của Hoa Kỳ. Khả năng xử lý hàng
hoá của Trung Quốc cao gấp 4 lần của Hoa Kỳ cho thấy năng suất vượt trội. 6/10 cảng
container lớn nhất thế giới thuộc về Trung Quốc.
Là nước duy nhất trong top 5 có giá trị xuất khẩu tăng trong thời kì Covid-19
cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, khả năng duy trì lượng cầu phía đối tác, luôn nâng cao
chất lượng và các chiến lược cạnh tranh chi phí.
b. Mỹ
Tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải cao, gấp 2 lần Trung Quốc năm 2019,
tuy nhiên không tăng trưởng nhanh bằng Trung Quốc và bị sụt giảm nghiêm trọng
trong Covid-19.
Vận tải hàng không chiếm tỉ trọng lớn nhất (75% năm 2019 và giảm còn 61%
năm 2020 do Covid-19). Lượng khách du lịch từ Mỹ và đến Mỹ cao hàng đầu thế giới.
Riêng vận tải hàng không đã chiếm 4,2% GDP Mỹ, đem lại 6,5 triệu cơ hội
việc làm mỗi năm tại Mỹ.
Ngành hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng sụt giảm
mạnh do Covid-19=> Ảnh hưởng lớn đến tổng giá trị ngành vận tải Mỹ, giảm tới 40%
Vận tải biển đứng thứ 2 và có xu hướng tăng trong năm 2020, thay thế mức
giảm của vận tải hàng không. Các phương thức khác chiếm tỉ trọng ổn định và có xu
hướng tăng lên (8% năm 2020).
c. Đức
15
Vận tải biển chiếm tỉ trọng lớn nhất (57%). Trong lĩnh vực vận tải container,
Đức đứng đầu bảng xếp hạng với thị phần quốc tế khoảng 30%. Ngành công nghiệp
vận tải biển của Đức tạo ra doanh thu hàng năm hơn 50 tỷ euro.
Các phương thức khác có xu hướng tăng nhanh và chiếm 30% năm 2020.
2.2.1.2. Top 5 quốc gia nhập khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới
Bảng 2: Top 5 quốc gia nhập khẩu dịch vụ vận tải quốc tế lớn nhất
Nước nhập khẩu 2016 2017 2018 2019 2020 Tỉ trọng (2020)
Ba nước xuất khẩu dịch vụ vận tải nhiều nhất cũng chính là 3 nước nhập khẩu
dịch vụ vận tải nhiều nhất, cũng theo xếp hạng lần lượt là Trung Quốc, Mỹ và Đức. Có
sự khác biệt trong cơ cấu nhập khẩu vận tải của 3 nước này.
16
Biểu đồ 14: Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ vận tải quốc tế của Trung Quốc
(2019), Mỹ và Đức (2020)
a. Trung Quốc
Chiếm tỉ trọng lớn nhất (gần 10%) trong tổng nhập khẩu dịch vụ vận tải thế
giới.
Giống cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải, nhập khẩu dịch vụ vận tải biển nhiều
nhất (64% năm 2019). Nhập khẩu dịch vụ vận tải hàng không chiếm 30% và cuối cùng
là các phương thức khác.
b. Mỹ
Chỉ đứng sau Trung Quốc, chiếm 8% trong tổng nhập khẩu dịch vụ vận tải
thế giới
Nhập khẩu vận tải biển nhiều nhất (chiếm 68% năm 2019 và giảm xuống còn
48% năm 2020). Đứng thứ 2 là nhập khẩu dịch vụ vận tải hàng không (chiếm 30%
năm 2019 và tăng nhanh tới 47% năm 2020, bù đắp phần giảm xuống của vận tải biển)
c. Đức
Cơ cấu đồng đều hơn, không quá phụ thuộc vào một phương thức nhất định.
Giá trị nhập khẩu không bị biến động mạnh trong Covid-19 như hai nước trên cho thấy
sự ổn định.
17
Các phương thức vận tải khác chiếm tỉ trọng cao nhất (50% cơ cấu nhập khẩu
dịch vụ vận tải của Đức năm 2020): chủ yếu là truyền tải điện, các dịch vụ hỗ trợ và
phụ trợ khác, vận chuyển đường sắt, đặc biệt là vận chuyển đường bộ (giá trị nhập
khẩu gần 16 tỷ USD năm 2019).
Vận tải biển và chiếm 29%, vận tải hàng không chiếm 21% năm 2020 và ổn
định nhờ vị trí địa lý, hệ thống hạ tầng luôn được duy trì và cập nhật công nghệ giúp
ổn định nguồn cầu.
2.2.2. Nguyên nhân giúp Trung Quốc, Mỹ, Đức phát triển xuất khẩu và nhập khẩu
dịch vụ vận tải nhất thế giới
Ngoài các điều kiện tự nhiên đặc thù, 3 quốc gia trên có chiến lược phát triển
vận tải phù hợp, luôn coi trọng và ứng dụng công nghệ. Cụ thể như sau:
2.2.2.1. Nguyên nhân Trung Quốc phát triển xuất-nhập khẩu dịch vụ vận tải quốc tế
Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng vận tải công nghệ cao: Mạng lưới giao
thông đa điểm và toàn diện; Hệ thống cảng và logistic tự động hoá, phát triển công
nghệ.
Trung Quốc quan tâm mở rộng quyền sở hữu các cảng biển; phát triển hệ
thống cảng tiếp nhận.
Chính chủ Trung Quốc luôn khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu
tư vào hệ thống logistics; cải thiện hệ thống thị trường vận tải, cơ chế quản lý và các
luật và quy định liên quan
Trung Quốc tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực vận
tải biển; nỗ lực hoàn thiện mạng đường bay quốc tế, tăng số lượng chuyến bay và mở
rộng phạm vi hoạt động.
2.2.2.2. Nguyên nhân giúp Mỹ phát triển xuất-nhập khẩu dịch vụ vận tải quốc tế
Nền kinh tế phát triển, tạo nhu cầu đòi hỏi ngành giao thông phát triển.
Công nghiệp phát triển với trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại tạo điều kiện
phát triển hệ thống các loại đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
Dân cư đông, mức sống cao nên nhu cầu đi lại, du lịch lớn đã thúc đẩy các
ngành giao thông ở Hoa Kì phát triển.
2.2.2.3. Nguyên nhân giúp Đức phát triển xuất-nhập khẩu dịch vụ vận tải quốc tế
Nguồn lực cho ngành hậu cần Đức rất lớn (20% lực lượng lao động), đến từ
các trường đại học có đào tạo chuyên ngành logistics với chất lượng cao.
18
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của Đức được ghi nhận tốt cả về số lượng
và chất lượng: Hệ thống đường cao tốc và mạng lưới đường sắt rộng lớn nhất ở châu
Âu; sở hữu cảng biển là một trong 3 cảng lớn nhất thế giới; vận tải hàng không Đức
đứng đầu trong khu vực châu Âu. Công nghệ phát triển trong dịch vụ vận tải.
Một số cơ quan nhà nước đã kết hợp với các công ty logistics tạo ra làng
chuyên chở, vận chuyển (freight village) giúp dịch vụ thông quan hàng hoá dễ dàng,
nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức, tạo khả năng cạnh tranh mạnh mẽ cho
ngành dịch vụ hậu cần Đức.
3. Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính
3.1. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính
Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông,
thông tin và máy tính giai đoạn 2011 - 2020
800 16.0
10.9 13.8
700 14.0
10.4
600 9.7 12.0
9.6 9.6
500 9.0 10.0
8.4
400 8.0
683
680
300 6.0
4.2 487 534 633
3.9 478
200 410 472 4.0
Biểu đồ 15: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và
máy tính giai đoạn 2010 - 2020
Nhận xét:
- Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính có xu hướng
tăng nhanh trong giai đoạn 2010 - 2020. Năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ này chỉ đạt 171,3 tỷ USD, nhưng đã đạt khoảng 680 tỷ USD năm 2019 và khoảng
683,3 tỷ USD năm 2020 mặc dù thế giới bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
19
- Kim ngạch xuất khẩu loại dịch vụ này không chỉ tăng nhanh về giá trị tuyệt
đối mà còn tăng nhanh về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới
(tăng gần 10% từ năm 2010 đến năm 2020).
- Năm 2020 cũng là năm chứng kiến kim ngạch xuất khẩu dịch vụ này tăng gấp
2 lần so với năm 2019 ở nhiều nền kinh tế trên thế giới như Belize (tăng 78%), Nhật
Bản (tăng 62%), Kazakhstan (tăng 51%), …Tại Mỹ, xuất khẩu dịch vụ đám mây và
lưu trữ dữ liệu năm 2020 cũng tăng hơn 25% so với năm 2019 (WTO, 2021).
Nguyên nhân:
- Để đạt mức tăng trưởng cao trên, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đóng vai
trò không nhỏ trong việc thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số trên toàn thế giới. Các
doanh nghiệp đã dần chuyển đổi từ các mô hình sản xuất truyền thống sang ứng dụng
các công nghệ mới trên các nền tảng số giúp hiệu quả quản lý và sản xuất được nâng
cao như Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, ....
- Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân sử dụng các dịch vụ này cũng có xu
hướng tăng cao do yêu cầu của công việc và cuộc sống hàng ngày. Theo thống kê của
WorldBank, tỷ lệ người sử dụng Internet trên dân số trong giai đoạn 2010-2020 liên
tục tăng, tăng gần gấp 2 lần kể từ năm 2010 (tăng từ 31% năm 2010 đến 60% năm
2020).
- Covid-19 cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp dịch vụ
này được đẩy mạnh. Đối với ngành viễn thông và công nghệ thông tin, đại dịch Covid-
19 là động lực thúc đẩy phát triển do có sự tăng cường ứng dụng và sử dụng các dịch
vụ viễn thông, thông tin và máy tính như làm việc từ xa, học trực tiếp, y tế từ xa, các
phương tiện tự lái, mua sắm trực tuyến, .... Theo kết quả báo cáo của Zoom - ứng dụng
học tập trực tuyến, năm 2021, doanh thu của công ty này đã đạt 4 tỷ USD năm 2021,
tăng trung bình 53%/năm và trở thành 1 trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất
trong mùa dịch, tăng khoảng 2900% số lượng người dùng so với năm 2019 (Bussines
of Apps, 2022).
3.2. Các quốc gia phát triển dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính trên thế
giới
20
3.2.1. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và
máy tính lớn nhất thế giới
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của
5 quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020
Nước xuất khẩu 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ trọng (2020)
Nhận xét:
- Ireland là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và
máy tính năm 2020 lớn nhất thế giới, đạt 151 tỷ USD, chiếm 22,15% tổng kim ngạch
xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của toàn thế giới.
+ Ireland tuy là một quốc gia nhỏ nhưng có trình độ công nghệ phát triển, đặc
biệt, Chính phủ của quốc gia này rất quan tâm tới vấn đề Nghiên cứu, đổi mới và phát
triển.
+ Theo thống kê của WorldBank, Ireland là quốc gia có số lượng người nghiên
cứu trong lĩnh vực R&D cao nhất thế giới, năm 2018 có khoảng 5.243 người hoạt
động trong lĩnh vực này (tính trên 1 triệu người).
- Theo UNCTAD, Ấn Độ là một trong những quốc gia thu hút số lượng giao
dịch kỷ lục trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ thuật số, điều này đã góp phần
giúp Ấn Độ đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy
tính. Tiếp sau Ireland và Ấn Độ là Trung Quốc (8,84%), Mỹ (8,3%) và Đức (5,07%).
21
- Năm 2019, Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới sau Mỹ về xuất
khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính, nhưng năm 2020, Trung Quốc đã vượt
Mỹ để trở thành quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu dịch vụ này.
+ Nguyên nhân là do tại quốc gia này đã thực hiện làn sóng cải cách trên diện
rộng đối với lĩnh vực viễn thông theo hướng tự do hóa và tư nhân hóa. Tính đến tháng
6 năm 2021, Trung Quốc có hơn một tỷ người dùng Internet, chiếm hơn 1/5 tổng số
người dùng Internet trên toàn thế giới, đồng thời cũng trở thành một trong những nước
đi đầu trong cuộc đua triển khai 5G và sản xuất thiết bị 5G trên toàn cầu. Đến năm
2025, Trung Quốc được dự báo sẽ sở hữu nhiều kết nối 5G nhất trên thế giới, xấp xỉ
với tổng số các quốc gia phát triển ở Bắc Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương và Tây Âu
(Statista, 2022).
3.2.2. Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và
máy tính lớn nhất thế giới
Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của
5 quốc gia có giá trị nhập khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020
Nước nhập khẩu 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ trọng (2020)
- Năm 2020, mặc dù Đức đã vượt qua Mỹ và trở thành quốc gia đứng đầu thế
giới về nhập khẩu dịch vụ này, chiếm 10,57% tỷ trọng nhập khẩu dịch vụ viễn thông,
thông tin và máy tính của toàn thế giới.
22
+ Nguyên nhân là do Đức là một quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng
đầu thế giới, do vậy, nhu cầu nhập khẩu các dịch vụ này ngày càng tăng cao, đặc biệt
là dịch vụ máy tính và dịch vụ thông tin.
- Tiếp sau Đức là Mỹ (chiếm 9,63%), Trung Quốc (8,23%), Pháp (5,89%) và
Nhật Bản (5,19%).
+ Tại các quốc gia này, dịch vụ máy tính đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ
cấu của nhóm dịch vụ này, trong đó tại Mỹ chiếm 80,25%, Trung Quốc (khoảng 90%),
Pháp (72,64%) và Nhật Bản (90,8%).
+ Đây đều là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là sự phát triển
của công nghệ thông tin và ứng dụng trong sản xuất, do vậy, nhu cầu nhập khẩu dịch
vụ này ngày càng cao.
300 6.00
452 486 520 518 534
455
200 449 473 4.00
349
100 348 2.00
0 0.00
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 16: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính giai đoạn 2010 - 2020
- Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính trong giai đoạn 2010-2020 có sự tăng
trưởng nhanh cả về giá trị và tỷ trọng.
23
+ Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính đạt 518 tỷ USD, tăng hơn
1,5 lần so với năm 2010 và chiếm 8,32% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính
của thế giới.
+ Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ tài chính vẫn tăng, tăng 16 tỷ USD so với năm 2019 và đạt giá trị xuất khẩu
lớn nhất kể từ năm 2010 (534 tỷ USD, tương đương 10,75% tỷ trọng trong tổng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ).
Nguyên nhân:
- Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với ra đời của các công nghệ mới
như BigData, Blockchain giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hơn.
- Thứ hai, toàn cầu hóa giúp tăng cường quá trình di chuyển nguồn lực qua các
quốc gia. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt hơn từ các doanh nghiệp của cả trong và ngoài nước, dẫn tới nhu cầu về vốn
để mở rộng sản xuất ngày càng gia tăng. Do vậy, các dịch vụ tài chính ngày càng phát
triển với tốc độ cao.
- Thứ ba, đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia buộc phải thực hiện các biện
pháp đóng cửa biên giới, góp phần thúc đẩy thương điện tử phát triển mạnh mẽ. Chính
nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã khiến cho các dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt đạt mức tăng trưởng cao.
4.2. Các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính của 5 quốc gia có giá trị xuất
khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020
Tỷ trọng
Nước xuất khẩu 2016 2017 2018 2019 2020
(2020)
5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới chiếm tỷ
trọng tới trên 60% toàn thế giới.
- Mỹ là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới, đạt
144,3 triệu USD năm 2020, tương đương 27,02% trong tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài
chính toàn cầu.
+ Mỹ là quốc gia tập trung nhiều tập đoàn tài chính lớn hàng đầu thế giới.
+ Bên cạnh đó, Mỹ là quốc gia đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, năm 2019 đạt gần
380 tỷ USD, chiếm 21,2% và cũng là quốc gia nhận được đầu tư lớn nhất thế giới.
Do đó, nhu cầu về việc trao đổi vốn thông qua ngân hàng, tổ chức tài chính của
Mỹ là rất lớn, từ đó giúp Mỹ trở thành quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài
chính lớn nhất thế giới.
- Xuất khẩu dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Anh.
+ Năm 2020, lĩnh vực dịch vụ tài chính đã đóng góp 164,8 tỷ bảng vào nền kinh
tế Anh, chiếm 8,6% tổng sản lượng đầu ra. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong nền kinh tế Anh và lớn thứ 3 trong số các nước OECD.
+ Theo thống kê, có tới 35% dịch vụ tài chính của Vương quốc Anh được xuất
khẩu sang các nước trong Liên minh châu Âu EU. Một bảng xếp hạng được thực hiện
hai lần một năm về tính cạnh tranh của các thị trường tài chính do Thành phố London
và một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Trung Quốc tổng hợp đã xếp London là trung tâm
tài chính lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau New York) vào tháng 9 năm 2021 (UK
Parliament, 2021).
- Tiếp sau Mỹ và Anh là Luxemburg (11,91%), Singapore (5,92%) và Đức
(5,45%). Đây đều là các quốc gia có vai trò quan trọng trong thị trường tài chính toàn
cầu.
25
5. Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ
5.1. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ
giai đoạn 2011 - 2020
450 6.88 6.82 9
400 6.95 7.82 8
6.96
6.39 6.64 7
350 6.2 6.19
6.3
300 6
250 5
200 424 388 4
353 384 419
334 332
277 280 302
150 3
100 2
50 1
0 0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 17: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn
2010 - 2020
Nhận xét:
Qua biểu đồ, ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu
trí tuệ có xu hướng tăng cả về doanh thu và tỷ trọng.
+ Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ này đạt 424 tỷ USD, tăng gấp hơn
1,5 lần so với năm 2010 và chiếm 6,82% trong tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ chuyển
quyền sở hữu trí tuệ của toàn thế giới.
+ Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ này có sự giảm nhẹ, từ 424 tỷ USD năm 2019 về 388 tỷ USD năm 2020 nhưng
tăng 1% trong tỷ trọng so với năm 2019.
Nguyên nhân:
- Thứ nhất, một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy dịch vụ
chuyển quyền sở hữu trí tuệ phát triển là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo tiền đề cho
sự ra đời nhanh chóng của các tài sản trí tuệ.
26
+ Năm 2020, cả thế giới có 1.387.800 đối tượng được đăng ký bảo hộ về kiểu
dáng công nghiệp, tăng gần 1,3 lần so với năm 2010, 3.276.700 bằng sáng chế được
cấp, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010 và 17.198.300 đối tượng được đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu, tăng hơn 2,7 lần so với năm 2010 (WIPO, 2022).
+ Bên cạnh đó, nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tri thức, do vậy, các tài sản
trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng và đóng góp không nhỏ vào doanh thu của
doanh nghiệp sở hữu tài sản đó.
- Thứ hai, sở hữu trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia và doanh nghiệp.
+ Ở góc độ doanh nghiệp, nắm giữ và bảo vệ các tài sản trí tuệ giúp doanh
nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và có thể tạo ra doanh thu từ chính các
tài sản trí tuệ đó.
+ Ở góc độ quốc gia, sở hữu trí tuệ được coi là công cụ đắc lực để phát triển
kinh tế, do vậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh. Đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công
nghệ, nhận được đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, cùng
với sự luân chuyển mạnh mẽ và liên tục của các tài sản hữu hình cũng như tài sản vô
hình giữa các quốc gia, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần bảo vệ lợi ích
quốc gia.
- Thứ ba, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến quyền sở
hữu trí tuệ, chính vì vậy, các quy định trong lĩnh vực này cũng ngày một khắt khe hơn
để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu tài sản trí tuệ đó. Vấn đề sở hữu trí tuệ không
những chỉ được quan tâm ở các quốc gia phát triển mà các quốc gia đang phát triển
cũng nỗ lực trong việc ban hành và thực thi luật sở hữu trí tuệ tại quốc gia mình.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 diễn ra khiến việc chuyển quyền sở hữu trí tuệ trở
nên khó khăn hơn, đặc biệt trong vấn đề thủ tục pháp lý, khiến doanh thu từ việc xuất
khẩu dịch vụ này trong năm 2020 có sự giảm nhẹ so với năm 2019.
Có thể thấy, sự gia tăng của dịch vụ này không quá nhanh trong những năm
qua, nhưng với sự phát triển của nền dịch vụ thế giới và các vấn đề về sở hữu trí tuệ
27
ngày càng được quan tâm, dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ sẽ vẫn đạt mức tăng
trưởng ổn định trong những năm tới.
5.2. Các quốc gia có dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ phát triển
5.2.1. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí
tuệ lớn nhất thế giới
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của 5
quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020
Nước xuất khẩu 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ trọng (2020)
- Mỹ là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ
lớn nhất thế giới, năm 2019 đạt 115,5 tỷ USD và năm 2020 đạt 113,8 tỷ USD, tương
đương 29,33% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ toàn
cầu.
+ Năm 2020, Mỹ là quốc gia có số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và
bằng phát minh sáng chế lớn thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc) (WIPO, 2021).
+ Bên cạnh đó, Mỹ là một trong những quốc gia có luật về sở hữu trí tuệ
nghiêm ngặt hàng đầu thế giới.
- Tiếp sau Mỹ là Hà Lan, đóng góp 12,04% trong tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ
chuyển quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới, Nhật Bản (11,03%), Đức (9,25%) và Thụy
Sỹ (5,95%).
28
+ Đây đều là các quốc gia có chi tiêu cho hoạt động R&D lớn hàng đầu thế giới,
nền kinh tế phát triển và số lượng tài sản trí tuệ đăng ký mới hàng năm đứng hàng đầu
thế giới.
5.2.2. Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí
tuệ lớn nhất thế giới
Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của 5 quốc
gia có giá trị nhập khẩu lớn nhất giai đoạn 2016 - 2020
Nước nhập khẩu 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ trọng (2020)
- Ireland là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí
tuệ lớn nhất thế giới (95,6 tỷ USD) chiếm 21,48% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu dịch
vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của thế giới, tăng 1,4% so với năm 2019.
+ Đây là một trong những dịch vụ vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ngay cả khi xảy
ra đại dịch Covid-19 ở Ireland do yêu cầu ứng dụng công nghệ trong bối cảnh dịch
bệnh tăng cao, dẫn tới nhu cầu về dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ tăng theo.
+ Bên cạnh đó, Ireland là quốc gia có nhu cầu về công nghệ hàng đầu thế giới,
trong khi đó, số lượng tài sản trí tuệ của Ireland không đáp ứng đủ nhu cầu đó nên cần
nhập khẩu rất lớn đối với dịch vụ này.
- Tiếp sau Ireland là Hà Lan (chiếm 10,27%), Mỹ (chiếm 9,64%), Trung Quốc
(8,45%) và Nhật Bản (6,22%). Đây đều là các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dịch
29
vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ rất lớn để phục vụ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là
trong lĩnh vực công nghiệp.
KẾT LUẬN
Thương mại dịch vụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng kinh tế -
xã hội đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Giai đoạn 2010 - 2021, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động mạnh mẽ, kinh tế
thế giới tăng trưởng chậm và chứa đựng nhiều rủi ro cạnh tranh giữa các nước lớn
ngày càng quyết liệt ngày càng gay gắt, khiến hoạt động thương mại quốc tế gặp nhiều
khó khăn nhưng thương mại dịch vụ nói riêng và thương mại quốc tế nói chung có
nhiều chuyển biến tích cực. Đây là ngành hứa hẹn nhiều sự đổi mới, phát triển mạnh,
đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, các quốc gia cần tập
trung nguồn lực, chú trọng phát triển vào đầu tư vào dịch vụ, để thương mại dịch vụ
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho mỗi quốc gia.
Do giới hạn về thời gian làm bài và năng lực tìm kiếm nên bài nghiên cứu của
nhóm còn gặp nhiều thiếu sót. Nhóm tác giả hi vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp từ
thầy cô và các bạn để đề bài được hoàn thiện hơn.
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trademap, 2020. Xuất khẩu dịch vụ vận tải của thế giới (List of exported
services for the selected service - Service:Transport)
https://www.trademap.org/Country_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c
%7c%7c%7c%7cS03%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1
[Accessed 10/5/2022].
2. World Bank, 2021. Doanh thu dịch vụ vận tải quốc tế và tỉ trọng trong thương
mại dịch vụ toàn cầu (2010-2021) Transport services (% of commercial service
exports): https://data.worldbank.org/indicator/TX.VAL.TRAN.ZS.WT?
most_recent_year_desc=false [Accessed 12/5/2022].
3. UNWTO, 2021. Du lịch quốc tế 2010-2021: https://www.unwto.org/tourism-
data/unwto-tourism-dashboard [Accessed 12/5/2022].
4. UNWTO, 2020. Du lịch quốc tế 2020, https://www.unwto.org/covid-19-and-
tourism-2020 [Accessed 12/5/2022].
5. UNCTAD, 2021. Kim ngạch xuất nhập khẩu vận tải quốc tế 2010-2021,
https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?
ReportId=135718 [Accessed 12/5/2022].
6. UNCTAD, 2021. Tình hình thương mại dịch vụ quốc tế 2020,
https://hbs.unctad.org/trade-in-services-by-category/ [Accessed 12/5/2022].
7. Vũ Nhật Quang, 2015. Ngành dịch vụ hậu cần của Đức: Ưu thế và thách thức
trong phát triển, https://www.tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-
nha-nuoc/-/2018/32364/nganh-dich-vu-hau-can-cua-duc--uu-the-va-thach-thuc-
trong-phat-trien.aspx [Accessed 12/5/2022].
8. UNCTAD, 2015. INTERNATIONAL TRADE IN ICT SERVICES AND ICT-
ENABLED SERVICES,
https://unctad.org/system/files/official-document/tn_unctad_ict4d03_en.pdf
[Accessed 12/5/2022].
9. China's transportation development turns country into 'strong power', 2019.
10. THE STATE COUNCIL THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA,
http://english.www.gov.cn/news/topnews/202105/31/content_WS60b4c7c7c6d
0df57f98da7c0.html [Accessed 12/5/2022].
31
11. Đoàn Ngọc Ninh, 2020, Nghiên cứu sự phát triển hệ thống logistics Trung
Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/nghien-cuu-su-phat-trien-he-thong-logistics-trung-quoc-va-bai-hoc-kinh-
nghiem-cho-viet-nam-69702.htm [Accessed 12/5/2022].
12. Business of Apps, 2022. Zoom Revenue and Usage Statistics (2022). [Online]
Available at: https://www.businessofapps.com/data/zoom-statistics/
[Accessed 14 5 2022].
13. Internet World Stats, 2021. INTERNET GROWTH STATISTICS. [Online]
Available at: https://www.internetworldstats.com/emarketing.htm
[Accessed 9 5 2022].
14. Statista, 2022. Telecommunications industry in China - statistics & facts.
[Online] Available at:
https://www.statista.com/topics/6577/telecommunications-industry-in-china/
#dossierKeyfigures
[Accessed 17 5 2022].
15. Thư viện pháp luật, 2006. HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
- GATS. [Online]
Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-dinh-
Chung-203-WTO-VB-thuong-mai-Dich-vu-GATS-14944.aspx
[Accessed 12 5 2022].
16. Trademap.org, 2021. List of exported services for the selected service. [Online]
Available at: https://www.trademap.org/Service_SelService_TS.aspx?
nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1
[Accessed 10 5 2022].
17. Trademap.org, 2021. List of exporters for the selected service (Service: 7 -
Financial services). [Online]
Available at: https://www.trademap.org/Country_SelService_TS.aspx?
nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS07%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1
[Accessed 9 5 2022].
32
18. Trademap.org, 2021. List of exporters for the selected service (Service: 8 -
Charges for the use of intellectual property n.i.e.). [Online]
Available at: https://www.trademap.org/Country_SelService_TS.aspx?
nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS08%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1
[Accessed 15 5 2022].
19. Trademap.org, 2021. List of exporters for the selected service (Service: 9 -
Telecommunications, computer, and information services). [Online]
Available at: https://www.trademap.org/Country_SelService_TS.aspx?
nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS09%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1
[Accessed 10 5 2022].
20. Trademap.org, 2021. List of importers for the selected service (Service: 8 -
Charges for the use of intellectual property n.i.e.). [Online]
Available at: https://www.trademap.org/Country_SelService_TS.aspx?
nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS08%7c1%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1
[Accessed 8 5 2022].
21. Trademap.org, 2021. List of importers for the selected service (Service: 9 -
Telecommunications, computer, and information services). [Online]
Available at: https://www.trademap.org/Country_SelService_TS.aspx?
nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS09%7c1%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1
[Accessed 10 5 2022].
22. UK Parliament, 2021. Financial services: contribution to the UK economy.
[Online]
Available at:
https://commonslibrary.parliament.uk/research-briefings/sn06193/#:~:text=Exp
orts%20of%20UK%20financial%20services,imports%20came%20from%20the
%20EU.
[Accessed 17 5 2022].
33
23. UNCTAD, 2021. Global foreign direct investment fell by 42% in 2020, outlook
remains weak. [Online]
Available at: https://unctad.org/news/global-foreign-direct-investment-fell-42-
2020-outlook-remains-weak
[Accessed 20 5 2022].
24. WIPO, 2021. Indicator: Total Applications. [Online]
Available at: https://www3.wipo.int/ipstats/keysearch.htm?keyId=201
[Accessed 5 5 2022].
25. WorldBank, 2021. Charges for the use of intellectual property, payments (BoP,
current US$). [Online]
Available at: https://tcdata360.worldbank.org/indicators/BM.GSR.ROYL.CD?
country=BRA&indicator=898&viz=line_chart&years=1960,2020[Accessed 18
5 2022].
26. WorldBank, 2021. Goods exports (BoP, current US$). [Online]
Available at: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD?
end=2021&start=2010 [Accessed 30 4 2022].
27. WorldBank, 2021. Service exports. [Online]
Available at: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD?
end=2021&start=2010 [Accessed 29 4 2022].
28. WTO, 2021. World Trade Statistical Review 2021, CH-1211 Geneva 2: s.n.
29. UNWTO World Tourism Barometer and Statistical Annex, Vol 20 issue 2,
March 2022
30. Trademap.org, 2021. List of exported products for the selected product
(Product: TOTAL All products). [Online] Available at:
https://www.trademap.org/Product_SelProduct_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c
%7c%7cTOTAL%7c%7c
%7c2%7c1%7c1%7c2%7c2%7c1%7c1%7c1%7c1%7c1 [Accessed 10 5 2022].
31. UNCTAD, 2021. INTERNATIONAL TRADE IN SERVICES. [Online]
Available at:
https://unctad.org/system/files/official-document/gdsdsimisc2021d6_en.pdf
[Accessed 10 5 2022].
34
32. Statista, 2021. Global container freight rate index from January 2019 to April
2022. (Chỉ số giá cước vận tải container toàn cầu) [Online] Available at:
https://www.statista.com/statistics/1250636/global-container-freight-index/
#:~:text=Container%20freight%20rates%20increased%20dramatically,at
%20about%207%2C800%20U.S.%20dollars [Accessed 20/5/2022].
33. DataWorldBank, 2019. RnD expenditure world (Tỷ trọng chi tiêu cho R&D
trong GDP của thế giới giai đoạn 2010-2018) [Online] Available at:
https://databank.worldbank.org/RnD-expenditure-world/id/d808ab77 [Accessed
22/5/2022].
34. DataWorldBank, 2021. GDP các nước dẫn đầu thế giới về xuất nhập khẩu dịch
vụ giai đoạn 2010-2020 [Online] Available at
https://databank.worldbank.org/gdp-top6/id/490eb07 [Accessed 22/5/2022].
35. DataWorldBank, 2020. Chi tiêu cho R&D của các quốc gia top đầu thế giới về
XNK dịch vụ giai đoạn 2010-2019 [Online] Available at:
https://data.oecd.org/rd/gross-domestic-spending-on-r-d.htm [Accessed
22/5/2022].
36. DataWorldBank, 2021. Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia dẫn
đầu thế giới về xuất nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 [Online] Available
at: https://databank.worldbank.org/gdp-per-capita-top6/id/efc0a2ec [Accessed
22/5/2022].
37. DataWorldBank, 2021. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP các nước giai đoạn 2010-
2020 [Online] Available at
https://databank.worldbank.org/services-of-GDP/id/a764a885 [Accessed
22/5/2022].
38. DataWorldBank, 2021. Thu nhập bình quân đầu người của thế giới [Online]
Available at:
https://databank.worldbank.org/gdp-per-capita-world-2010-2020/id/ac236ab7
[Accessed 22/5/2022].
39. DataWorldBank, 2021. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thế giới [Online]
Available at: https://databank.worldbank.org/Merchandise-import-world-2010-
2020/id/d5248709 [Accessed 22/5/2022].
35
40. DataWorldBank, 2021. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới [Online]
Available at: https://databank.worldbank.org/Merchandise-export-world-2010-
2020/id/a6053153 [Accessed 22/5/2022].
41. DataWorldBank, 2021. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ thế giới [Online]
Available at:
https://databank.worldbank.org/service-import-world-2010-2020/id/573ade0b
[Accessed 22/5/2022].
42. DataWorldBank, 2021. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới [Online]
Available at:
https://databank.worldbank.org/service-export-world-2010-2020/id/7ab81ad
[Accessed 22/5/2022].
43. DataWorldBank, 2021. GDP thế giới giai đoạn 2010-2020 [Online] Available
at: https://databank.worldbank.org/GDP-world-2010-2020/id/ac09d0db
[Accessed 22/5/2022].
44. Trademap.org, 2021. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc [Online]
Available at: https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?
nvpm=1%7c156%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
45. Trademap.org, 2021. Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Trung Quốc [Online]
Available at: https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?
nvpm=1%7c156%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
46. Trademap.org, 2021. Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Ireland [Online] Available
at: https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?
nvpm=1%7c372%7c%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c2%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
47. Trademap.org, 2021. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Ireland [Online] Available
at: https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?
nvpm=1%7c372%7c%7c%7c%7c%7c
36
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
48. Trademap.org, 2021. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Mỹ [Online] Available at:
https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c842%7c
%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
49. Trademap.org, 2021. Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Mỹ [Online] Available at:
https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c842%7c
%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
50. Trademap.org, 2021. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Đức:
https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c276%7c
%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
51. Trademap.org, 2021. Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Đức [Online] Available at:
https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c276%7c
%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
52. Trademap.org, 2021. Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Pháp [Online] Available at:
https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c251%7c
%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c1%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
53. Trademap.org, 2021. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Anh [Online] Available at:
https://www.trademap.org/Service_SelCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c826%7c
%7c%7c%7c%7c
%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1 [Accessed
22/5/2022].
37
38