Phần 1
Phần 1
Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ đúng hạn.
Chỉ số này còn cho ra một tỷ lệ cho biết được cứ 1 đồng nợ sẽ được
đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản.
Và với tỷ lệ này, thì có thể đưa ra phán đoán về khả năng thanh toán
của doanh nghiệp là tốt hay xấu.
Trường hợp hệ số thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1: Doanh
nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số
thanh toán ngắn hạn này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà
doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro
phá sản của doanh nghiệp càng thấp, tình hình tài chính được
đánh giá là tốt. Nhưng nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này quá
cao thì không tốt, vì nó chỉ cho ta thấy sự dồi dào của doanh
nghiệp trong việc thanh toán nhưng lại làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn
hạn và có thế dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ.
Trường hợp hệ số thanh toán nợ ngắn hạn nhỏ hơn 1: Khả năng
thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và
các khoản nợ đến hạn trả. Nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
tiến dần về 0 thì doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được
nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và
doanh nghiệp có nguy bị phá sản.
Điều này phụ thuộc vào khả năng thanh toán trung bình của từng
ngành.
1.1.2. Hệ số thanh toán nhanh.
Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước tiên
doanh nghiệp phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng trong
các loại tài sản của doanh nghiệp thì không phải tài sản nào cũng có
khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh mà những tài sản tồn kho nên
loại bỏ ra khỏi tử số vì đó là bộ phận dự trữ thường xuyên cho kinh
doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền kém nhất.
Ví dụ như hàng hóa tồn kho như vật tư, dụng cụ, thành phẩm,... chúng
không thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó khả năng thanh toán kém
nhất.
Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh trong
ngắn hạn.
Chỉ số này chỉ ra rằng liệu một doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn
để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho
đi không.
Chỉ số này cho cứ mỗi đồng nợ được đảm bảo thanh toán nhanh bằng
bao nhiêu đồng tài sản.
Hệ số thanh toán nhanh thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó
khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy
nhiên để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản
chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Riêng đối với hàng tồn kho và chi phí trả trước do không dễ chuyển
thành tiền mặt nên hai đối tượng này không được sử dụng để đo lường
khả năng thanh toán nhanh.
1.2. Chỉ số đánh giá khả năng sinh lời.
1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).
Chỉ số này cho biết cứ mỗi đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
ROS càng lớn thì càng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt,
khả năng sinh lời cao và có đội ngũ lãnh đạo có khả năng quản trị
tốt.
Thông qua ROS, người ta có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt
động phát triển doanh thu và công tác quản trị chi phí.
Để phân tích ROS:
ROS âm: Chứng tỏ doanh nghiệp đang lỗ.
ROS dương: Chứng tỏ doanh nghiệp đang có lãi.
1.2.2. Hệ số quay vòng tài sản.
Chỉ số này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp
thông qua việc đo lường doanh thu doanh nghiệp đem về so với giá
trị tài sản doanh nghiệp.
Hoặc ROA còn có thể được tính theo công thức sau:
Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra bao nhiêu
đồng thu nhập ròng.
Ban quản lý doanh nghiệp có thế làm tăng khả năng sinh lời bằng
cách tăng tỷ suất lợi nhuận, hoặc hệ số quay vòng tài sản hoặc kết hợp
cả hai.
Đối với người sử dụng báo cáo tài chính thì cũng nên xem xét những
chỉ số này tác động đến tỷ suất sinh lời trên tài sản như thế nào.
1.2.4. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Chỉ số này cho biết mỗi đồng chủ sở hữu đầu tư sẽ kiếm được bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ban điều hành doanh nghiệp sử dụng
hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cho nên chỉ số này thường là một tiêu
chí quan trọng để xem xét cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của một doanh
nghiệp.
Việc đánh giá tỷ lệ ROE thế nào là hợp lý sẽ có sự khác nhau của các
ngành, lĩnh vực kinh doanh. Đơn cử như với thị trường chứng khoán
Việt Nam, mức ROE trung bình của nhóm doanh nghiệp dịch vụ công
nghiệp khoảng 8,5%, doanh nghiệp xây dựng và cung cấp vật liệu xây
dựng có ROE 11,6%, trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ có tỷ lệ
ROE cao hơn đáng kể, ở mức 25,6%. Sự khác nhau này tùy thuộc vào
mức độ thâm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi
nhuận.