Bài 3 - QHPL - PLĐC
Bài 3 - QHPL - PLĐC
Bài 3 - QHPL - PLĐC
2
+ Năng lực chủ thể của tổ chức :(tổ chức là pháp nhân)
Pháp nhân là chủ thể tương đối phổ biến của quan hệ pháp luật.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện cùng một lúc, vào thời
điểm tổ chức được thành lập và được ghi nhận trong điều lệ, quy chế hoặc văn bản của nhà
nước, năng lực hành vi của tổ chức thực hiện thông qua người đứng đầu cơ quan hoặc
người đại diện
Pháp nhân:( Điều 74 - Bộ luật Dân sự 2015) một tổ chức là pháp nhân khi tổ chức
thỏa mãn những điều kiện sau:
Được thành lập hợp pháp. Được thành lập hợp pháp là do cơ quan có thẩm quyền
thành lập (thường là các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp), đăng ký kinh doanh (đối
với các doanh nghiệp) hoặc công nhận (đối với các hội, quỹ từ thiện); Có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ trong đó có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các
thành viên của pháp nhân. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, mục đích hoạt động và số lượng
thành viên pháp nhân lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp; Có tài sản độc lập với tài sản của
cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các
quan hệ một cách độc lập. Pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật thông qua người đại
diện hợp pháp (gồm người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền).
+ Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật vì nhà nước chỉ tham gia vào
một số quan hệ pháp luật đặc thù.
2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật XHCN bao gồm quyền và nghĩa vụ chủ thể.
- Quyền chủ thể: Quyền chủ thể là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến
hành. Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định
được pháp luật cho phép. Quyền chủ thể có những đặc điểm như sau:
+ Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. Pháp
luật quy định cá nhân có quyền ký kết hợp đồng, khiếu nại, tự do ngôn luận.
+ Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở nó thực hiện
các quyền và nghĩa vụ hoặc yêu cầu tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền
và nghĩa vụ này.
+ Khả năng các chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích
của mình.
Các thuộc tính kể trên của quyền chủ thể là thống nhất không thể tách rời.
- Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc
chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
Nghĩa vụ pháp lý có những đặc điểm sau:
+ Chủ thể cần phải tiến hành những hành vi bắt buộc nhất định. Những hành vi này
được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
3
+ Việc thực hiện những hành vi bắt buộc nhằm đáp ứng quyền chủ thể của chủ thể
bên kia.
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện những hành vi bắt buộc.
Quyền và nghĩa vụ chủ thể là hai hiện tượng pháp lý không thể thiếu trong một quan
hệ pháp luật cụ thể. Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ chủ thể luôn thống nhất,
phù hợp với nhau. Nội dung, số lượng và các biện pháp bảo đảm thực hiện chúng đều do
nhà nước quy định hoặc do các bên xác lập trên cơ sở các quy định đó.
2.3. Khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội
khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng
các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật, nghĩa là, vì chúng mà họ thực hiện các
quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.
Khách thể của quan hệ pháp luật cần được phân biệt với đối tượng điều chỉnh của
pháp luật là những quan hệ xã hội mà pháp luật tác động tới.