Nguyễn Hải Dương.IDMEA.BÁO CÁO

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA QUẢN LÍ CÔNG NGHIỆP & NĂNG LƯỢNG

BÁO CÁO

MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO TẠI CÔNG TY IDMEA

Giáo viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Lê Na

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Dương

Mã sinh viên : 18810220028

Lớp : D13QLCN

Hà nội, ngày 24 tháng 4 năm 2022

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY IDMEA......................................................4
1.1 Giới thiệu chung........................................................................................................4
1.2 Cơ cấu tổ chức công ty..............................................................................................5
1.3 Chức năng ,nhiệm vụ các phòng ban......................................................................5
1.4 Kết luận chương 1...................................................................................................12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY.....................................13
2.1 Tìm hiểu về hoạt động sản xuất tại công ty..........................................................13
2.2 Đánh giá hoạt động QLCL tại khu vực nghiên cứu.............................................20
2.2.1 Quy trình xử lý hàng NG.................................................................................20
2.2.2Quy trình sử dụng thẻ 3 màu............................................................................23
2.3 Quản lý chất lượng theo phương pháp KAIZEN.................................................27
2.4 Kết Luận chương 2.................................................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN-ĐỊNH HƯỚNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP...................33
3.1 Kết Luận..................................................................................................................33
3.2 Định hướng cho thực tập tốt nghiệp......................................................................33

2
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên chuyên ngành quản lý công nghiệp em đã được trang bị kiến thức
nền tảng về quản trị kinh doanh (kinh tế) và kiến thức về kỹ thuật công nghệ trong môi
trường năng động của trường kỹ thuật hàng đầu. Trải qua 4 năm học tập em cũng có nhiều
cơ hội tiếp xúc và thấu hiểu được những vấn đề mà sinh viên chúng em đang gặp phải đó
là kinh nghiệm. Bởi vậy đợt thực tập tốt nghiệp là cơ hội để chúng em được cọ sát thực tế,
từ đó em có dịp quan sát, tìm hiểu … một cách trung thực, khoa học hơn và vận những
kiến thức đã học để tiến hành nhận dạng, phân tích, đánh giá… tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả. Là sinh viên chuẩn
bị tốt nghiệp trong năm nay em luôn cần những hướng dẫn thiết thực từ các thầy cô cũng
như các anh chị cán bộ công nhân viên của công ty trong đợt thực tập quản lý này. Để từ
đó em có được nhận thức đúng đắn nên làm gì và đi theo hướng nào để khởi nghiệp.

Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong bộ môn quản lý công nghiệp đặc biệt
là Cô Nguyễn Thị Lê Na và các anh, chị phòng tổ chức trong công ty IDMEA đã giúp em
rất nhiều trong việc hoàn thành tốt đợt thực tập này. Qua đợt thực tập quản lý tại công ty,
em đã tìm hiểu về mảng hoạt động của Công Ty đang áp dụng đó là “mô hình Quản Lý
Chất Lượng theo tiêu chuẩn ISO “.

Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế vì vậy bài báo cáo thực tập của em có thể còn
nhiều điểm thiếu sót, bởi vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn và
các anh chị trong công ty giúp em hoàn thiện hơn về bài viết cũng như nhận thức của bản
thân.

Em xin chân thành cảm ơn!

3
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY IDMEA
1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH cơ khí và tự động hóa công nghiệp – IDMEA

Loại hình công ty: Nhà Sản Xuất, Dịch Vụ

Mã số thuế: 0102957292

Năm thành lập: 2008

Thị trường chính: Toàn quốc, Quốc tế (Châu Á, Nhật, Mỹ)

Số lượng nhân viên: Từ 101 - 200 người

Chứng chỉ: ISO 9001:2015

Ngày 29/9/2008, công ty TNHH Cơ Khí và Tự Động Hoá Công Nghiệp ( gọi tắt là
IDMEA .,CoLtd ) được thành lập do ông Trần Cao Khánh làm giám đốc. Ra đời trưởng
thành cùng với những khó khăn của ngành công nghiệp Việt Nam. IDMEA thấu hiểu sự
khó khăn của nhà máy công nghiệp tại Việt Nam trong việc tìm kiếm nhà cung cấp thiết
bị tin cậy, đảm bảo về chất lượng và tiến độ giao hàng,3 năm đầu thành lập, cũng là thời
kỳ khủng hoảng lớn nhất của nền kinh tế trong và ngoài nước. Công ty gặp rất nhiều khó
khăn về nguồn vốn, thị trường, các trang thiết bị máy móc còn thô sơ với tổng số 25
CBNV, tổng doanh thu ước tính xấp xỉ 13 tỷ đồng.

Năm 2011-2012 Công ty mở rộng quy mô sản xuất: Công ty mở rộng thị trường,
quy mô nhà xưởng với diện tích 1500 m2, tổng số CBNV là 50, tiếp cận đến các khu công
nghiệp khu vực Hà Nội, có sự đột phá rõ rệt, từ trang thiết bị còn hạn chế nay Công ty đầu
tư nhiều máy móc hiện đại như: Máy phay CNC, máy mài, máy nén khí...với tổng giá trị
lên đến hàng chục tỷ đồng, tổng doanh thu đạt gần 40 tỷ đồng.

Từ năm 2013-2014, Công ty tiếp tục duy trì, phát triển và mở rộng hoạt động sản
xuất. Thị trường phủ khắp cả nước với các dự án có quy mô lớn, thương hiệu đã được rất
nhiều Khách hàng lựa chọn và đánh giá cao. Tổng số CBNV là 90, doanh thu sấp xỉ 70 tỷ
đồng.

Năm 2015 là năm mà công ty đã đạt được những thành công nhất định, thương hiệu
và vị thế của công ty bắt đầu được khẳng định chắc chắn. IDMEA khẳng định được
thương hiệu của mình trên thị trường ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, trở thành một
trong những nhà cung cấp hàng đầu về các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của các đối
tác lớn như: Canon, Panasonic, Hoya, Samsung, Sumitomo...

4
Năm 2016, công ty đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại. Tiếp tục mở rộng thị
trường và tìm kiếm các đối tác tiềm năng.

Công Ty TNHH Cơ khí và Tự Động Hóa Công nghiệp (IDMEA) hơn 10 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo cơ khí theo yêu cầu, cụ thể:

- Thiết kế, chế tạo hệ thống vận chuyển hàng trong nhà xưởng công nghiệp: Hệ
thống con lăn, bang tải, hệ thống tự động chuyển hàng kết hợp con lăn và bang tải.
- Tư vấn, thiết kế, chế tạo trang thiết bị phục vụ sản xuất: Đồ gá, xe đẩy, giá để
hàng, bàn thao tác, diện tích nhà xưởng: Khoảng 6000m2; Thị trường xuất khẩu:
Châu Á, Nhật Bản, Mỹ; Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2015.
- Với sản phẩm chất lượng, thời gian giao hàng chính xác cùng dịch vụ hoàn hảo,
IDMEA đã dành được sự tin tưởng của khách hàng và tiếp tục khẳng định vị thế
của mình trong lĩnh vực băng tải.

Năm 2017-2018,công ty tiếp tục phát triển mạnh. Đặc biệt, công ty mở rộng thị
trường sản xuất linh kiện và xuất khẩu ra nước ngoài. Có thể kể đến các đối tác, khách
hàng lớn của IDMEA như: Canon, Sumitomo, Takagi, Kyocera..

Năm 2019, công ty khẳng định vững chắc vị thế, với cả các đối tác từ trong đến
ngoài nước.

1.2. Cơ cấu tổ chức công ty

Giám đốc

Phó GĐ sản xuất

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


HCNS KT K.Toán KD V Tư D. Án QC R&D

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty

I.3 Chức năng ,nhiệm vụ các phòng ban


I.3.1 Giám đốc
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, mục tiêu và định hướng chung cho công ty ngắn hạn
và dài hạn.

5
- Điều hành và chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ hoạt động của công ty.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của công ty.
- Đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty như tăng trưởng
doanh số, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, phát triển nhân tài và các hoạt động khác.
- Lập kế hoạch kinh doanh và marketing.
- Quản lí nhân viên để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.
- Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.
I.3.2 Phó giám đốc sản suất
 Chức năng
- Tham mưu và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về cải tiến công nghệ, phát triển
sản phẩm và quản lí kĩ thuật sản xuất các sản phẩm của công ty.
- Hoạch định, tổ chúc thực hiện việc triển khai và kiểm toán tiến độ dự án.
 Nhiệm vụ
- Quản lí kĩ thuật sản xuất, chế tạo, phát triển sản phẩm do công ty tự thiết kế hoặc theo
yêu cầu mẫu mã của khách hàng.
- Chỉ đạo kĩ thuật, lựa chọn phương án gia công, xây dựng công đoạn chế tạo sản
phẩm.
- Chỉ đạo công tác lập kế hoạch, theo dõi tiến độ dự án
- Chỉ đạo công tác vận chuyển, giao hàng.
- Quản lí trực tiếp BPSX, bộ phận dự án, bộ phận QC, bộ phận R&D.
- Tổ chức việc chế tạo mẫu sản phẩm theo yêu cầu của từng bước phát triển sản phẩm.
- Xem xét, chỉ đạo kế hoạch chế tạo thiết bị, đồ gá, mẫu cho sản phẩm.
- Tham gia triển khai, theo dõi thực hiện dự án, công nghệ, kĩ thuật trong việc phát
triển sản phẩm mới.
- Định hướng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo mục tiêu phát triển của công ty.
- Cập nhật thông tin về thị trường, sản phẩm mới, công nghệ sản xuất mới nhằm cải
tiến sản phẩm hiện có.
- Tham mưu xây dựng các phương án về chiến lược phát triển, các kế hoạch kinh
doanh.
I.3.3 Phòng hành chính nhân sự
 Chức năng:
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các lĩnh vực sau

- Cơ cấu tổ chức, định biên nhân sự


- Phúc lợi, đãi ngộ, chính sách lương thưởng đối với lao động
- An toàn và sức khỏe lao động
- Tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn lực
- Quản lý, đánh giá nhân sự
- Quan hệ lao động
- Công tác hành chính

6
- Quản trị mạng
 Nhiệm vụ
- Xây dựng sơ đồ tổ chức công ty
- Phối hợp với các bộ phận xây dựng mô tả công việc cho các vị trí
- Xây dựng hệ thống thang bảng lương, chế độ chính sách cho người lao động. Thực
hiện công tác lập bảng thanh toán lương định kì hàng tháng, đảm bảo việc thực hiện
thông nhất
I.3.4 Phòng kĩ thuật
 Chức năng
- Tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc chất lượng và tiến độ thiết kế bản vẽ
kĩ thuật, bản vẽ báo giá
- Khảo sát kĩ thuật để hoàn thiện thông số kĩ thuật cho bản vẽ thiết kế
- Thiết kế, triển khai, giám sát về kĩ thuật các công trình, dự án công ty kí hợp đồng
 Nhiệm vụ
- Khảo sát hiện trường, thiết kế bản vẽ báo giá, lên danh mục, hạng mục cung cấp cho
phòng kinh doanh dự toán để xây dựng giá thành sản phẩm
- Thiết kế bản vẽ kĩ thuật, tài liệu sản xuất đúng tiến độ, chất lượng khả thi cho BPSX
lập phương án gia công
- Hỗ trợ về mặt kĩ thuật trong quá trình sản xuất, thi công và lắp ráp
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm khối sản xuất đối với các dự án
bên ngoài công ty
- Đề xuất, thực hiện các phương án xử lí sự cố kĩ thuật trong quá trình sản xuất và khi
có khiếu nại khách hàng
- Chịu trách nhiệm chính về mặt kĩ thuật đối với tất cả các sản phẩm xuất xưởng của
công ty
- Thực hiện đúng quy trình, quy định hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001: 2015
- Tạo mã bán thành phẩm, nguyên vật liệu trên phần mềm ERP khi có thay đổi
I.3.5 Phòng kế toán
 Chức năng
Tham mưu cho giám đốc quản lí các lĩnh vực sau
- Công tác tài chính
- Công tác kế toán tài vụ
- Công tác kiểm toán nội bộ
- Công tác quản lí tài sản
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty
- Quản lí vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty
- Thực hiên các nhiệm vụ khác do giám đốc giao
 Nhiệm vụ

7
- Lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của công ty tham mưu cho giám đốc phê
duyệt để làm cơ sở thực hiện
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử
dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ
- Xây dựng kế hoạch quản lí, khai thác và phát triển vốn của công ty, chủ trì tham mưu
trong việc tạo nguồn vốn, quản lí, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi
vay trong toàn công ty
- Tham mưu giúp giám đốc phân bổ chi tiêu kế hoạch tài chính cho các phòng ban
- Thực hiện quyết toán tháng, quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ
- Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản
lí thu chi tài chính của công ty
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ hiện hành
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo cáo
định kì hoặc đột suất theo yêu cầu của giám đốc
- Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán,
các quy định về quản lý chỉ tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với
Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính
- Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy
động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM-DV. Chủ trì.
trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
- Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài
chính, vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ
chính sách của Nhà nước đã quy định.
- Là đầu mối phối hợp các phòng ban, ban tham mưu đơn vị thành viên trong việc mua
sắm, thanh lí, nhượng bán… tài sản của công ty
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo yêu cầu

I.3.6 Phòng kinh doanh


 Chức năng
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong công tác tìm kiếm khách hàng,
bán hàng đảm bảo mục tiêu doanh số đã đặt ra, cụ thể

- Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện


- Quản lý doanh thu, công nợ khách hàng
- Soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán
- Marketing và chăm sóc khách hàng
 Nhiệm vụ
Phân tích khách hàng và kênh tiêu thụ

8
Tìm hiểu thị trường và các đơn vị cạnh tranh trong khu vực

Lập kế hoạch Marketing:

+ Kế hoạch quảng cáo

+ Kế hoạch tiếp thị, khuyến mại

+ Kế hoạch bán hàng

Quản lý doanh thu, công nợ khách hàng:

- Tổng hợp doanh thu các sản phẩm trong công ty

- Theo dõi công nợ của các khách hàng: đảm bảo chất công nợ đúng hạn, chính xác. .

- Lập kế hoạch thu hồi công nợ, yêu cầu thanh toán những khoản nợ quá hạn. Soạn
thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán:

- Soạn thảo, làm thủ tục ký kết các hợp đồng mua bán

- Quản lý, lưu trữ hợp đồng, hồ sơ chứng từ liên quan.

Marketing và chăm sóc khách hàng:

- Xây dựng hình ảnh công ty qua hoạt động bán hàng
- Trích hoa hồng và chiết khấu cho khách hàng
- Tặng quà và chịu trách nhiệm về các hoạt động đối ngoại
- Gặp gỡ và trả đồi thường xuyên với khách hàng mục tiêu và khách hàng thông thường
- Khảo sát và đo lường sự hài lòng của khách hàng
I.3.7 Phòng vật tư
 Nhiệm vụ
- Mua vật tư dự án đúng chủng loại đáp ứng tiến độ sản xuất giao hàng, đảm bảo
chất lượng vật tư theo thiết kế
- Tìm kiếm nhà cung cấp gia công ngoài sản phẩm, xúc tiến, kiểm tra đúng tiến độ giao
hàng
- Mua vật tư, sản phẩm đáp ứng yêu cầu các dự án thương mại
- Tìm kiếm, đánh giá chất lượng, quản lý nhà cung cấp
- Đảm bảo nguyên tắc về chứng từ khi mua vật tư theo quy định của công ty, có biên
bản giao, nhận các vật tự với Nhà cung cấp.
- Hỗ trợ bộ phận dự toán hỏi báo giá vật tư trong quá trình lập báo giá
- Khi đề nghị mua vật tư đã được Giám đốc phê duyệt, phòng Vật tư phải triển khai
ngay việc cung cấp theo yêu cầu mua vật tư hoặc khi không đáp ứng được yêu cầu
trên đề nghị phải có sự phản hồi ngay với bộ phận đề xuất để tìm hướng giải quyết.

9
- Phối hợp với các phòng ban khác xây dựng kế hoạch dự phòng vật tư, thiết bị cần
thiết đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo việc cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, cấu kiện máy móc, thiết bị, công cụ
hỗ trợ sản xuất.... được kịp thời, đầy đủ về số lượng và chất lượng theo đúng chủng
loại, quy cách, mẫu mã, nhãn mác đáp ứng quy trình hoạt động của khâu sản xuất
I.3.8 Phòng dự án
 Chức năng
- Tham mưu và chịu trách nhiệm trách nhiệm trước giám đốc về lập kế hoạch và quản
lí tiến độ dự án mới, dự án khiếu nại, đảm bảo giao hàng dự án đúng kế hoạch, khắc
phục khiếu nại đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch giao hàng, sắp xếp xe phù hợp với sản phẩm, đảm bảo
giao hàng cho khách hàng đúng tiến độ
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình giao hàng, đúng quy định của khách
hàng và tiết kiệm chi phí vận chuyển
 Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch triển khai dự án, lập kế hoạch cho các bộ phận
- Lập kế hoạch cho các bộ phận liên quan để đáp ứng kê hoạch giao hàng, theo dõi tiến
độ thực hiện dự án của các bộ phận, xúc tiến các chậm muộn.
- Báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày và các vấn đề phát sinh cho PGĐ sản xuất
- Tổng hợp tiến độ, tình trạng các dự án báo cáo ban Giám đốc, khách hàng
- Trong trường hợp tiến độ sản xuất chậm muộn không đáp ứng được kế hoạch giao
hàng, bộ phận dự án báo cáo PGĐ sản xuất, xác định thời gian có thể giao hàng và
thông báo cho phòng kinh doanh để phòng kinh doanh làm việc với khách hàng.
- Theo dõi, xúc tiến kế hoạch, tiến độ khắc phục khiếu nại khách hàng, phân công
người chịu trách nhiệm cho từng hạng mục khắc phục. tổng hợp tiến độ khắc phục
bảo cáo PGĐ sản xuất
I.3.9 Phòng QC
 Chức năng
- Tham mưu và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng của toàn bộ sản
phẩm trong công ty
 Nhiệm vụ
- Thiết lập hệ thống quản lí chất lượng
- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra và ban hành các văn bản về quản lí chất lượng trong
công ty về sản phẩm cung cấp cho khách hàng
- Kiểm tra hàng, vật tư, nguyên vật liệu đầu vào của dự án
- Kiểm tra chất lượng trước khi giao cho khách hàng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bản vẽ
- Kiểm tra, giám sát chất lượng các công đoạn sản xuất
- Thống kê, phân tích dự liệu chất lượng, đưa ra các phương án giảm lỗi, nâng cao chất
lượng

10
- Xử lĩ các khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng. Tổng hợp đối sách chất
lượng gửi tới phòng kinh doanh hoặc khách hàng
- Quản lí thiết bị đo, định kì kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị đo theo quy định
- Đạo tạo nhân viên QC và BPSX về các phương pháp kiểm tra vật tư, sản phẩm, cách
phân biệt các vật liệu NG, OK
- Xây dựng mục tiêu chất lượng sản phẩm, kế hoạch cải tiến chất lượng hàng năm của
công ty
I.3.10 Phòng R&D
 Chức năng
- Tham mưu và chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về hoạt động nghiên cứu và
- Phát triển sản phẩm mới Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, phương pháp chế tạo
mới để phát triển các sản phẩm của Công ty
- Phụ trách hoạt động Kaizen
- Chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các loại thi bị máy
móc của Công ty đảm bảo thiết bị máy móc hoạt động ổn định, an toàn
 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
- Xây dựng, đề xuất với ban giám đốc chính sách, chiến lược phát triển mặt hàng, dự
báo xu hướng phát triển, nhu cầu sản phẩm mới
- Phân tích sản phẩm từ yêu cầu khách hàng, phòng kinh doanh và nhu cầu thị trường,
dự báo khả năng thực hiện sản phẩm mới
- Thiết kế sản phẩm mới theo yêu cầu khách hàng, ban Giám đốc, sản phẩm theo nhu
cầu của thị trường.
- Tiếp cận kaizen từng bộ phận, chủ trì kiếm tra đánh giá hiệu quả thực hiện tổng hợp
để báo cáo giám đốc
I.3.11 Bộ phận kho
 Chức năng
- Tham gia và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động quản lí xuất nhập vật
tư, nguyên vật liệu, thành phẩm của công ty
- Tham mưu về việc bố trí sử dụng kho bãi, đề xuất cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt
động kho
 Nhiệm vụ
- Kiểm tra hàng hóa về số lượng, chủng loại trước khi nhập kho
- Xuất nhập đúng vật tư, chủng loại đủ số lượng, kịp thời gian hàng hóa phục vụ nhu
cầu sản xuất-kinh doanh của công ty
- Sắp xếp bảo quản hàng hóa trong kho đúng layout, không để mất, thất lạc, hư hỏng
hàng hóa
- Đảm bảo 5S an toàn trong kho
- Thực hiện tốt công tác PCCC, phòng chống ngập nước, mưa báo,chống mối, côn
trùng, đảm bảo điều kiện vệ sinh, mặt bằng thông thoáng phù họp từng loại hàng hóa

11
- Thực hiện kiểm kê hàng hóa của công ty theo kế hoạch hằng năm
- Kiểm tra định kì báo cáo hàng tồn đọng chậm luân chuyển
- Nghiên cứu, đề xuất công tác quản lí kho, nghiên cứu hay tham gia xây dựng hay ban
hành các chỉ thị thông báo, quy định về nhập xuất bảo toàn hàng hóa, tiêu chuẩn đánh
giá xếp loại kho, các quy định liên quan đến kho
I.3.12 Bộ phận sản xuất
 Chức năng
- Tham mưu và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc trong công tác tổ chức sản xuất
đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng
- Quản lý nhân sự, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng
 Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch sản xuất hàng ngày, tiến độ đáp ứng kế hoạch chung của công ty
- Kiểm soát tiến độ sản xuất các công đoạn, báo ngay cho bộ phận dự án nếu có bất
thường
- Phân tích công đoạn sản xuất, phương pháp gia công trước khi tiến hành sản xuất,
quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng bán thành phẩm các công đoạn sản xuất
- Xác nhận hiện tượng NG, phân tích nguyên nhân và đưa ra đối sách khắc phục các lỗi
liên quan đến chất lượng. Nhân rộng, duy trì đối sách chất lượng để giảm lỗi trong
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
- Quản lí bất tường trong sản xuất hàng ngày
- Quản lí máy móc thiết bị, sắp xếp bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch của R&D
- Đào tạo, quản lý nhân sự trong xưởng
- Đảm bảo 5S, an toàn lao động trong khu vực sản xuất
- Sắp xếp nhân sự đi công tác khi có yêu cầu từ bộ phận dự án
- Đưa ra các ý tưởng cải tiến để an toàn sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm
chi phí
I.4 Kết luận chương 1
Công ty IDMEA được thành lập và phát triển triển trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm để đạt được kết quả như ngày hôm nay, đó là sự nỗ lực cố gắng của tất cả các bộ
phận trong công ty. Ngày nay, công ty đã ngày càng phát triển và mong muốn tiếp theo là
trở thành một trong những công ty hàng đầu trong việc cung cấp các chi tiết máy móc,
công nghệ, mở rộng thị trường và khẳng định vị thế. Các phòng ban trong công ty ty được
tổ chức vô cùng chặt chẽ, phân công nhiệm vụ và chức năng cụ thể cho từng bộ phận. Tạo
thành một thể thống nhất, điều đó giúp việc quản lí sản xuất kinh doanh của công ty hiệu
quả nhất.

12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
2.1 Tìm hiểu về hoạt động sản xuất tại công ty
2.1.1 Dòng sản phẩm sản xuất tại Công ty
Hiện tại công ty đang sản xuất các sản phẩm:
- Sản xuất băng tải, băng truyền: Băng tải PVC, băng tải con lăn, băng tải PU, băng tải
nhiệt, băng tải thực phẩm, băng tải nâng hạ...

- Chế tạo JIG theo yêu cầu: Tư vấn thiết kế và chế tạo Jig và đồ gá theo yêu cầu của
khách hàng.Một số sản phẩm công ty đang làm như sau:JIG hút cao su;JIG hút màn
hình;JIG thiết bị;JIG CASSET DREAM;JIG lắp sản phẩm loại 1;JIG lắp sản phẩm loại
2…

- Chế tạo máy: Thiết kế các loại máy móc, dây chuyền tự động theo yêu cầu của quý
khách hàng.Một số sản phẩm như: máy dán tem;máy dập cắt bavia 5 tấn; máy dán và sấy
pin;máy kiểm tra dò khí.

- Thiết bị phụ trợ trong nhà máy: Thiết kế, sản xuất các loại xe đẩy hàng, tủ kĩ thuật, bàn
tháo tác, giá kệ đẩy hàng

- Cơ khí đúc nhôm, kẽm: IDMEA chuyên đúc nhôm, đúc kẽm, đúc nhôm hợp kim để chế
tạo các sản phẩm mặt bích, chi tiết cơ khí, chi tiết máy.Một số sản phẩm đúc như: máng
đèn đường; hộp đựng chi tiết trong ô tô…

Hình 2.1 Sản phẩm đúc Hình 2.2 Máy lắp ráp

13
2.1.2 Kết quả sản xuất của Công ty

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Đơn
Các chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
vị tính
Tỷ
Vốn 111 131 142
đồng
Lao động Người 96 111 131
Tỷ
Doanh thu 41 46 53
đồng
Lợi nhuận trước Tỷ
36,9 41,4 47,7
thuế đồng
Thu nhập bình
Triệu
quân của người lao 8 8,5 9,5
đồng
động
Nộp ngân sách nhà Tỷ
4 4,6 5,3
nước đồng

2.1.3 Quy trình sản xuất của Công ty

Quy trình sản xuất tổng quát Công ty:

Khảo sát -thiết kế Báo giá-đơn hàng Triển khai-sản xuất

Phòng kiểm tra chất Phòng kiểm tra chất


Xưởng lắp ráp lượng
lượng

Giao hàng Bảo hành

Hình 2.3 Quy trình chung

14
Quy trình đúc sản phẩm:

Hình 2.4 Quy trình đúc sản phẩm

 Công đoạn 1: Đúc khuôn gia công:


- Mục đích: Tạo ra hình dạng ban đầu của sản phẩm theo hình khuôn

Hình 2.5. Công đoạn 1

15
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Công nhân khởi động máy.
Bước 2: Sau khi phôi nóng chảy, khởi động máy đúc. Gàu máy đúc tự múc phôi
nóng chảy từ lò cho vào khuôn, sau đó máy đúc bắt đầu tiến hành dập khuôn để tạo
ra thành phẩm.
Bước 3: Sau khi dập khuôn xong, nhân viên bắt đầu bấm nút để máy mở tách
khuôn, sau đó sịt nước vào khuôn và thành phẩm để giải nhiệt
Bước 4: Cuối cùng nhân viên lấy thành phẩm ra cho vào khay đựng chuyển tới
công đoạn tiếp theo.
- Số lượng công nhân cần có: 1 công nhân

Hình 2.6. Sản phẩm của công đoạn 1

Bảng 2.2: Bảng phối hợp công việc tiêu chuẩn công đoạn 1

Part name Số lượng 1


Part number Bảng phối hợp công việc
Công đoạn Đúc khuôn gia công tiêu chuẩn Takt time 98s
TT Nội dung công việc Bằng tay Tự động Đi bộ 40s
20s 60s 80s 100s
Bước 1 2 0 0
Bước 2 4 32 2
Bước 3 30 3 0
Bước 4 10 0 0

16
 Công đoạn 2:Tách cuống
- Mục đích: Tách cuống phôi ra khỏi thành phẩm

- Các bước thực hiện:


Bước 1: Công nhận lấy sản phẩm từ công đoạn 1 cho vào máy tách cuống
Bước 2: khỏi động máy
Bước 3: chờ máy làm việc
Bước 4: máy làm việc xong lấy sản phẩm ra
Bước 5: Sì khô sản phẩm
Bước 6: Cho sản phẩm vào giỏ đựng
Số lượng công nhân cần có: 1 công nhân

Bảng 2.3: Bảng phối hợp công việc tiêu chuẩn công đoạn 2

Part name Số lượng 1 Bằng tay:


Part number Bảng phối hợp công việc Bằng máy:
Tách cuống
Công đoạn Đúc khuôn gia công tiêu chuẩn Takt time 63s Đi bộ:
TT Nội dung công việc Bằng tay Tự động Đi bộ 40s
20s 60s 80s 100s
Bước 1 5 0 2
Bước 2 2 3 0
Bước 3 0 20 0
Bước 4 5 0 0
Bước 5 10 0 0
Bước 6 3 0 3

17
Hình 2.7. Sản phẩm sau khi được tách cuống

 Công đoạn 3: Phay CNC


- Mục đích: Phay tách hết mạt sạn, chi tiết thừa ra khỏi sản phẩm.
- Công đoạn tiến hành:
Bước 1: Công nhân lấy sản phẩm từ công đoạn 2 cho vào máy để tiến hành phay.
Bước 2: Khởi động máy
Bước 3: Công nhân đợi máy làm việc
Bước 4: Công nhân lấy thành phẩm đã phay xong cho vào giỏ đựng
- Số lượng công nhân cần có: 1 công nhân
Bảng 2.4: Bảng phối hợp công việc tiêu chuẩn công đoạn 3
Part name Số lượng 2 Bằng tay:
Part number Bảng phối hợp công việc Bằng máy:
Công đoạn Phay tiêu chuẩn Takt time 63s Đi bộ:
TT Nội dung công việc Bằng tay Tự động Đi bộ 40s
20s 60s 80s 100s
Bước 1 5 0 5
Bước 2 2 3 0
Bước 3 0 20 0
Bước 4 5 0 4
Bước 5 10 0 0
BướcCông
6 đoạn 4: Phun bo, mài 3 phẳng. 0 3
- Mục đích: Làm mịn, sạch bề mặt sản phẩm
- Công đoạn tiến hành
Bước 1: Xếp sản phẩm từ công đoạn 3 vào máy(6 sản phẩm/1 lần)
Bước 2: Khởi động máy
Bước 3: Đợi máy làm việc
Bước 4: Sau khi máy hoàn thành, tiến hành lấy sản phẩm ra,
Bước 5: Dùng vòi sịt hơi sịt sạch bụi, mạt bám
- Số lượng công nhân cần có: 1 công nhân

18
Bảng 2.5: Bảng phối hợp công việc tiêu chuẩn công đoạn 4

Part name Số lượng 6 Bằng tay:


Part number Bảng phối hợp công việc tiêu Bằng máy:
Công đoạn Phun bo chuẩn Takt time 137s Đi bộ:
TT Nội dung công việc Bằng tay Tự động Đi bộ 40s 120s
20s 60s 80s 100s 140s
Bước 1 32 0 7
Bước 2 2 3 0
Bước 3 0 78 0
Bước 4 13 0 4
Bước 5 10 0 0
 Công đoạn 5: Mãi nhẵn, đánh bóng
- Mục đích: Hoàn thiện thiết kế sản phẩm, mãi nhẵn và đánh bóng sản phẩm
- Công đoạn tiến hành
Bước 1: Mở của máy, cho sản phẩm từ công đoạn 4 vào(6 sản phẩm/lượt)
Bước 2: Đóng của máy, khởi động máy
Bước 3: Đợi máy làm việc
Bước 4: Sau khi máy làm việc xong,mở cửa máy lấy sản phẩm ra, sịt sạch bằng
nước và lau khô lại
Bước 5: Cho thành phẩm vào giỏ chuyển đến công đoạn tiếp theo
- Số lượng công nhân cần có: 1 công nhân
Bảng 2.6: Bảng phối hợp công việc tiêu chuẩn công đoạn 5

Part name Số lượng 6 Bằng tay:


Part number Bảng phối hợp công việc tiêu Bằng máy:
Công đoạn Mài nhẵn, đánh bóng chuẩn Takt time 43s Đi bộ:
TT Nội dung công việc Bằng tay Tự động Đi bộ 40s 120s
20s 60s 80s 100s 140s
Bước 1 5 0 3
Bước 2 4 0 1
Bước 3 0 21 0
Bước 4 8 0 3
Bước 5 4 0 3
Bước 6 đoạn 6: Đục lỗ vít 3
 Công 0 3
- Mục đích: Tạo lỗ để bắt vít vào sản phẩm
- Công đoạn tiến hành
Bước 1: Xịt sạch máy
Bước 2: Cho sản phẩm lấy tư công đoạn 5 vào máy

19
Bước 3: Đóng của, khởi động máy
Bước 4: Đợi máy làm việc
Bước 5: Mở cửa, lấy sản phẩm ra
Bước 6: kiểm tra chất lượng, các sản phẩm lỗi cho nung lại, sản phẩm đạt chuẩn
cho vào hộp và đóng gói
Bảng 2.7: Bảng phối hợp công việc tiêu chuẩn công đoạn 6
Part name Số lượng 2 Bằng tay:
Part number Bảng phối hợp công việc tiêu Bằng máy:
Công đoạn Đục lỗ vít chuẩn Takt time 114s Đi bộ:
TT Nội dung công việc Bằng tay Tự động Đi bộ 40s 120s
20s 60s 80s 100s 140s
Bước 1 5 0 2
Bước 2 3 0 3
Bước 3 3 0 0
Bước 4 0 67 0
Bước 5 4 0 5
Bước 6 10 0 6
 Bảng thời gian hoàn thành các công việc:
Bảng 2.8: Bảng thời gian hoàn thành công việc

Công việc Thời gian(giây)


Công đoạn 1 98
Công đoạn 2 63
Công đoạn 3 63
Công đoạn 4 137
Công đoạn 5 43
Công đoạn 6 114
Tổng 518

2.2 Đánh giá hoạt động QLCL tại khu vực nghiên cứu
Đảm bảo chất lượng là ưu tiên hàng đầu tại IDMEA.Vì vậy cần duy trì và liên tục
cải tiến các tiêu chuẩn chất lượng theo một hệ thống quản lý sản xuất duy nhất và được
chấp nhận bởi các doanh nghiệp FDI.Hệ thống này cho phép xác minh chi tiết khi nào,ở
đâu và dưới điều kiện nào mỗi sản phẩm được sản xuất.Nó đảm bảo sản xuất ổn định và
đáng tin cậy bằng cách thực thi các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và loại
bỏ các khiếm khuyết.Tất cả các dự án tại IDMEA được thực hiện phự hợp với các nguyên
tắc về chất lượng đó xác định trước.Hiện tại công ty đang áp dụng quy trình quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015.

2.2.1 Quy trình xử lý hàng NG (Hàng lỗi)


a. Mục đích

20
- Đưa ra hướng dẫn xử lý khi có hàng NG phát sinh trong các công đoạn

sản xuất và khi có hàng trả về.

b. Phạm vi áp dụng

Áp dụng đối với tất cả các bộ phận trong Công ty

c. Tài liệu tham khảo

-Sổ tay chât lượng:

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

d. Định nghĩa và từ viết tắt:- Sản phẩm NG: Là sản phẩm không đạt các yêu câu tiêu
chuẩn kỹ thuật được phát hiện trong quá trình sản xuất và trước khi xuất hàng

- Là sản phẩm không được nhận biết (không có thông tin sản phẩm) hoặc đang trong tình
trạng nghi ngờ, chưa phán định là NG hay OK

- Là sản phẩm bị khách hàng trả vê hoặc sản phâm khách hàng thay đổi thông số kỹ thuật

Phân loại lỗi:

-Lỗi không nghiêm trọng: là lôi không ảnh hưởng đến tính năng lắp ráp và có thể sửa
chữa ngay không phát sinh nhiều chi phí

- Lỗi nghiêm trọng: là lỗi ảnh hưởng đến tính năng lắp ráp và bề mặt sản phẩm, khi sửa
chữa phát sinh nhiều chi phí

Từ viết tất

- TCKT: Tiêu chuẩn kiểm tra

- SPKPH: sản phẩm không phù hợp

-TCKT: Tiêu chuẩn kiêm tra

e .Nội dung:Hàng NG phát hiện trong quá trình sản xuất:

21
Phát hiện hàng NG

Lập biên bản xử lý

Đánh giá
mức độ
NG

Báo cáo TP QC,PĐSX,TPQLSX

Họp đưa ra nguyên nhân

Sữa chữa

Kiểm tra

Nhập kho

22
 Phát hiện hàng NG:

Toàn thể CVN trong nhà máy khi phát hiện hàng NG cần báo ngay cho cấp trên và
P.QC

 Đánh dấu nhận biết hàng NG


P.QC xác nhận xem có đúng là hàng NG hay không,nếu là hàng NG đưa ra tiêu
chuẩn mẫu NG,OK để bộ phận phát hiện đánh dấu nhận biết hàng NG và lập phiếu
xử lý sản phẩm
Nếu không phải là hàng NG,xác nhận cho nhập kho,ký thẻ xanh
 Đánh giá mức độ NG
P.QC đánh giá mức độ NG có thể sửa được hay không,tỉ lệ lỗi là bao nhiêu và
đánh giá lỗi tại bộ phận nào và yêu cầu bộ phận đó xác nhận lỗi.
Nếu không sửa được,P.QC gắn thẻ đỏ đánh dấu vào ô báo hủy hoặc xin khách
hàng áp dụng đặc biệt
Nếu sử được P.QC đánh dấu vào ô sửa chữa, yêu cầu bộ phận lỗi ký xác nhận thời
gian sửa hàng vào biên bản và chuyển thông tin này cho xưởng sản xuất
 Phân loại,sửa chữa
Bộ phận gây lỗi phân loại sản phẩm NG,OK và tiến hành sửa chữa theo kế hoạch
Nếu lỗi thuộc tổ nào,nhân viên tổ đó tiến hành sửa chữa theo thời gian đã cam kết
P.QC kiểm tra lại nếu kết quả OK gắn thẻ xanh cho nhập kho.
 Nhập kho
Các sản phẩm P.QC đánh giá là OK và treo thẻ xanh thì tiến hành nhập kho.

2.2.2 Quy trình sử dụng thẻ 3 màu


Thực trạng: Chưa quản lý và truy tìm được nguồn gốc sản phẩm trong trường hợp phát
sinh sản phẩm.Chưa xử lý kịp thời được các phát sinh.

a . Mục đích:

- Nhằm quản lý, truy tìm nguồn gốc sản phẩm trong trường hợp phát sinh sản phẩm
không phù hợp trong quá trình bảo toàn hàng hoá.

- Kiểm soát được dự án đang sản xuất về tình trạng vật tư, chất lượng và số lượng trong
quá trình sản xuất một sản phẩm

23
-Có thể xác định dược phạm vi phát sinh để xử lỷ kịp thời

b. Phạm vi áp dụng:

Áp dụng đôi với tât cả các bộ phận có liên quan tới quá trình sản xuất đặc biệt là bộ phận
sản xuất.Áp dụng trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm.

Trong các công đoạn sản xuât một sản phẩm ( nội bộ )

Trong quá trình bảo toàn sản phẩm (Bảo hành sản phẩm ngoài thị trường)

c. Nội dung:

* Yêu cầu chung

Tất cả các công nhân viên có liên quan đên hoạt động sản xuất dều có trách nhiem

thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy dịnh này.

- Thẻ kiểm tra có 3 màu thế hiện 3 trạng thái hàng hóa như sau:

+ Phiếu màu xanh: biểu thị hàng OK

+ Phiếu màu đỏ biểu thị hàng NG chờ xử lý

+ Phiếu màu vàng: Biểu thị hàng hoàn thiện chờ QC kiêm tra

Các bộ phận liên quan có trách nhiệm diền đầy đủ các thông tin trên thẻ kiểm tra

(thẻ. màu)

► Công nhân sản xuất/BP vật tư.

 Tên DA/vật tư
 Mã dự án:
 Số lượng..........
 Bộ phận sản xuất:

24
 Ngày sx/vật tư về:
 Giờ-ngày hoản thành:
 Ca sản xuất:
 . Công nhân sản xuấtBP.Vật tư: .........
 QC
 Mã dự án:
 Người kiêm tra (QC)
 Giờ. .... .. ngày....tháng....năm..
 Lỗi NG:
 Người kiểm tra(QC): . ******
 Phương án (QC tích vào phương án áp dụng cho sản phẩm NG)

* Cách ghi và sử dụng thẻ ba màu


Màu xanh:
Cách ghi thẻ kiểm tra
Biểu thị sản phẩm hoàn thành đã được kiểm
tra đạt chất lượng ok

Màu đỏ:

Sản phẩm NG chờ xử lý

Màu vàng:

Sản phẩm hoàn thành chờ QC kiểm tra

Sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất và chuẩn bị mang hàng hóa /vật tự giao cho bộ
phận khác, hoặc giao hàng cho khách hàng,công nhân/bộ phận vật tư và QC có trách
nhiệm ghi các thông tin cần thiết lên thẻ kiểm tra(thẻ 3 màu).(Theo biểu mẫu đã được in
sẵn)

Cách sử dụng thẻ kiểm tra:

25
- Thẻ kiểm tra sử dụng ở công đoạn cuối trước khi chuyên sang công đoạn khác, vật tư
đuợc nhập về hoặc chuyển đi giao hàng.

- Khi thẻ 3 màu vấn còn nguyên trên công đoạn/vật tư là sản phẩm đang chờ QC kiểm tra
chất lượng. Để chuyên sang công đoạn tiếp theo hoặc đưa vào sản xuất hoặc giao cho
khách hàng QC phải kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Khi thẻ 3 màu đã xé di màu vàng là sản phẩm đã được kiểm tra.

+ QC check phải điền đầy đủ thông tin:

QC check nêu sản phẩm bị NG ghi rõ lỗi NG và phương án xử lý vào phẩn màu đỏ.

Điển đầy đủ các thông tin cần trên thẻ của QC.

QC check nều sản phẩm OK thi QC ghi tên và giờ, ngày kiêm tra vào phần màu xanh.

Xé phần màu đỏ đi=> Sản phẩm OK và chuyển sang công đoạn tiếp theo

*Quản lý sản phẩm đổi với hàng NG

Khi phát sinh hàng NG,hàng NG để riêng theo từng công đoạn hoặc từng sản phẩm sau
khi sửa chữa xong lấy thẻ kiểm tra(thẻ 3 màu)mới gắn thẻ theo trình tự ban đầu.

Hàng NG chờ sửa phải được để riêng ra khu vực chờ sửa chữa.

*Cách ghi thông tin thẻ 3 màu:

VD:Dự án S621611-073 Dự án tủ 18 ngăn hoàn thành sản xuất ở ca 3 ngày 6 tháng 2 năm
2017: số lượng 1000pcs.Trên thẻ kiểm tra sẽ được ghi thông tin như sau:

- Người trực tiếp sản xuất ở công đoạn cuối cùng

 Tên dự án/vật tư: tủ 18 ngăn/hộp SUS 304


 Mã dự án: S621611-073
 Số lượng: 1000pcs
 Bộ phận sx: lắp ráp
 Giờ,ngày hoàn thành:17h ngày 7/2/2017
 Ngày sx/về vật tư: 24/11/2016
 Ca sản xuất: ca 3
 Công nhân sx/bp vật tư

- QC kiểm tra

26
 Người kiểm tra(QC)
 18h ngày 7-2-2017
 Lỗi NG: mối hàn chưa ngấu
 Người kiểm tra(QC)
 Phương án: sửa chữa;báo hủy;xin áp dụng đặc biệt

Đánh giá: Công ty đang thực hiện phương pháp này khác tốt và đồng bộ, kiểm soát được
tình trạng vật tư và chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất,xử lý được các phát
sinh.

Đánh giá hoạt động QLCL tại công ty:

 Ưu điểm

Doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng hiệu quả phù hợp với quy mô sản
xuất. Điều này được thể hiện ở cơ cấu các phòng ban chức năng của doanh nghiệp. Hệ
thống này hoạt động một cách độc lập về công việc nhiệm vụ nhưng lại liên hệ rất chặt
chẽ với nhau về nghiệp vụ cũng như sự phối hợp về vận động.

Doanh nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, giúp cho việc sản xuất hiệu quả hơn
nhờ năng lực sản xuất của máy móc là vượt trội so với công nhân cũng như tính sản xuất
đồng đều trong mọi thời điểm giúp doanh nghiệp quản lí tốt sản phẩm của mình.

Các công đoạn hoạt động liên mạch với nhau, tạo nên sự thống nhất cho các công đoạn
giúp việc sản xuất trở nên hiệu quả và năng xuất được tối ưu.Các quy trình QLCL diễn ra
liền mạch ,đồng đều và hiệu quả đem lại cao. Giải phóng lãnh đạo khỏi các công việc sự
vụ - Chất lượng công việc được cải tiến thường xuyên. Hoạt động của đơn vị ít bị biến
động khi có những thay đổi về nhân sự - Môi trường làm việc được cải thiện

 Nhược điểm

- Tuy nhiên nếu xây dựng không khéo thì HTQLCL thường hay phát sinh nhiều tài liệu,
hồ sơ, biểu mẫu… mà có nhiều trường hợp là không cần thiết. HTQLCL có thể sinh thêm
một số quá trình hoặc một số công việc không cần thiết hoặc không thích hợp. Hơn nữa,
vì các công việc đều được tiêu chuẩn hóa vì vậy có thể hạn chế việc sáng tạo, cải tiến
công việc.

2.3 Quản lý chất lượng theo phương pháp KAIZEN


Quy trình cải tiến sản phẩm(KAIZEN)

a. Mục đích,phạm vi áp dụng

27
-.Mục đích: Văn bản này nhằm mục đích đưa ra cách thức, các hoạt động của quá trình cải
tiến sản phẩm.

-Phạm vi áp dụng:

+ Tất cả các côngnhân và bộ phận liên quan của công ty IDMEA

+Quá trình cải tiến sản phấm của công ty IDMEA.

b. Tài liệu tham khảo

- Cẩm nang thiết kế và phát triển sản phẩm MESLAB.

- Sổ tay tiêu chuẩn chất lượng của IDMEA

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008

c. Trách nhiệm thực hiện

- Trách nhiệm thực hiện: Các phòng ban liên quan tới quá trình cải tiển sản phẩm.

-Trách nhiệm hỗ trợ: Ban giám đốc và các phòng ban khác

-Trách nhiệm kiểm tra tuân thủ quy định: Ban giám đốc.

d. Giải thích và định nghĩa

Cải tiến sản phẩm là quá trình nghiên cứu và phát triển một sản phẩm nào đó có sẵn trong
công ty để đưa ra những thay đổi thiết kế nhẳm nâng cao hiệu quả sử dụng, tính năng
cũng như các yếu tố khác so với sản phẩm cũ.

Quá trình cải tiến sản phẩm là một quá trình phát triển sản phẩm. Đối với công ty
IDMEA có thể bỏ qua một số hoạt động trong quá trình phát triển sản phẩm tổng quát và
thêm vào một số hoạt động cho phù hợp với quy mục công ty. Hiện tại công ty IDMEA
hoạt động cải tiến là chủ yếu.

Các từ viết tắt trong quy trình:

-Ban GĐ: Ban giám đốc

- Phòng HCNS: Phòng hành chính nhân sự

- Phòng TCKT: Phòng tài chính kế toán

- Phòng KD: Phòng kinh doanh

28
- NMSX: Nhà máy sản xuất

e. Lưu đồ
Tạo và sàng lọc
ý tưởng

Lập KH
nghiên
cứu

Thiết kế chế tạo sản phẩm

Thử nghiệm tinh chỉnh


thiết kế

Ban hành sản xuất

Hình 2.8 lưu đồ quy trình

 Nội dung các bước thực hiện


- Tạo và sàng lọc ý tưởng
Là quá trình tạo ra và sàng lọc các ý tưởng cho sản phẩm mới. Trong bước này hình dáng
ban đầu của sản phẩm mới được hình thành.

Trong bước này cần phải thực hiện các công việc như sau:

- Điều tra thực trạng của sản phẩm đang sử dụng.

-Khảo sát nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hiện tại đó cung cấp cho khách hàng

- Đưa ra các ý tuởng thiết kế cho sản phẩm từ các điều tra và phân tích.

29
-Chọn ra ý tuởng tốt nhất để triển khai.

- Kết quả đánh giá thực trạng sản phẩm được ghi chụp lại trong biểu mẫu: RD- DG02-01

- Kết quả đánh giá ỷ tưởng được ghi chụp lại trong biểu mẫu: RD-DGO1-01

 Lập kế hoạch thực hiện cho sản phẩm mới

Lập kế hoạch cho sản phẩm mới là quá trình ta định lượng các mốc thời gian thiết kế.

Các hoạt động cần tiến hành trong buớc này:

- Chốt lại ý tưởng khả thi nhất để tiến hành cải tiến.

- Dự kiến các mốc thời gian cụ thể cho dự án.

- Xác định chi phí đầu tư để thực hiện việc cải tiến

- Xác định tính khả thi của dự án.

- Kết quả phân tích xác định sơ bộ chỉ phục vụ dự án được ghi lại trong biều mẫu: RD-
CPO1-01

- Kết quả phân tích xác định sơ bộ nhân lực được ghi lại trong biểu mẫu: RD-NLO1-01

 Thiết kế chế tạo sản phẩm

Bước này được rút gọn và tổng hợp từ 3 buớc tổng quát trong quá trình nghiên cứu và
phát triển sản phẩm. Các hoạt động được rút gọn đi so với quá trình tổng quát.

Từ các phân tích trên ta tiến hành thiết kế để chế tạo sản phẩm .Ở phần này có một số
hoạt động như:

-Thiết kế mẫu sản phẩm, chi tiết dựa trên ý tưởng đó thống nhất.

- Xác nhận các thông số kỹ thuật cho sản phẩm mới.

-Xác định công nghệ chế tạo, lắp ráp cho sản phẩm mới.

- Thiết kế chi tiết phần cơ khí cho sản phẩm( có cả phân tính toán thông số kỹ thuật)

-Đưa ra bản vẽ chế tạo của sản phẩm với đầy đủ yêu cầu kỹ thuật.

- Xác định chi phí sản xuất của sản phẩm mới

30
Ở bước này ta tạo ra một số phiên bản khác nhau của sản phẩm để thử nghiệm và tinh
chỉnh lại thiết kế sao cho phù hợp với tính năng của sản phẩm

Các hoạt động được tiến hành trong bước này như sau:

- Tạo ra các phiên bàn khác nhau của sản phẩm để thử nghiệm

- Lấy ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất các kết quả kiếm tra chất lượng của sản phẩm dược ghi chụp

- Tinh chinh và hoàn thiện thiết kế.

Sau bước này ta phải có được bản thiết kế hoản chinh của sản phẩm dùng để sản xuất
chuẩn bị cung cấp cho thị trường

Kết quả việc khảo sát khỏch hàng về sản phẩm mới được ghi chép lại trong biểu mẫu:
RD-KSO1-02

Kết quả của việc đánh giá sản xuất thử thử nghiện được ghi chép lại trong biểu mẫu: RD-
DGO1-03

Sau khi đó tiến hành đầy đủ các bước điều tra, so sánh và chốt lại phương án thiết kế cuối
cùng.

 Ban hành sản xuất

Sau khi đó tiến hành đầy đủ các bước điều tra, so sánh và chốt lại phương án thiết kế cuối
cùng. Công ty sẽ họp để công bố, ban hành các thiết kế mới để đùng cho sản xuất của
công ty sau này. Các hoạt động được tiến hành:

-Công bố, ban hành thiết kế mới của sản phẩm.

-lập hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm

f. Hồ sơ

31
Bảng 2.2: Hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm

T Tên hồ sơ Nơi lưu Hình thức Thời Phương


T lưu gian lưu pháp hủy
1 Biểu mẫu khảo sát nhu cầu Các bên liên quan File cứng - Đốt
KH
2 Biểu mẫu đánh giá ý tưởng Các bên liên quan File cứng - Đốt
về SP
3 Biểu mẫu dự kiến nhân lực Các bên liên quan File cứng - Đốt
4 Biểu mẫu dự kiến chi phí Các bên liên quan file cứng - Đốt
5 Biểu mẫu kiểm tra CL Các bên liên quan File cứng - Đốt
6 Bảng tính toán thông số KT Các bên liên quan File cứng - Đốt

g. Biểu mẫu

Bảng 2.3:Biểu mẫu

Stt Tên biểu mẫu Mã số


1 Biểu mẫu đánh giá ý tưởng về sản phẩm RD-DG01-01
2 Biểu mẫu dự kiến nhân lực RD-NL01-01
3 Biễu mẫu dự kiến chi phí RD-CP01-01
4 Biểu mẫu đánh giá sản phẩm cũ,mới RD-DG02-02
5 Biểu mẫu đánh giá thực trạng của sản phẩm RD-DG02-01
6 Biểu mẫu khảo sát khỏch hàng về sản phẩm mới RD-KS01-02
7 Biểu mẫu đánh giá sản phẩm thử nghiệm RD-DG01-03

2.4 Kết Luận chương 2


Quản lý chất lượng của công ty được quản lý theo ISO 9001-2015.Qua phân tích ta cũng
đã thấy hiện tại công ty đang dần hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng. . Hiện tại vẫn
còn những điểm còn chưa được tốt như: Chưa có một quy trình kiểm tra khoa học, phân
tích và thông kê cụ thể, thường là kiểm tra mang tinh chất định tính, hình thức.

32
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN-ĐỊNH HƯỚNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.1 Kết Luận
Với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì công tác quản lý nói chung và
công tác quản lý chất lượng nói riêng cũng được đặc biệt chú ý, tìm hiểu về hệ thống sản
xuất, các quy trình hệ thống quản lý chất lượng sẽ đem đến những quyết định đúng đắn
cho nhà lãnh đạo, làm cơ sở phát triển lâu dài của Công ty.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH cơ khí và tự động hóa IDMEA, được
tìm hiểu về thực trạng hoạt động sản xuất trong nhà máy cũng như so sánh giữa thực tế và
lý thuyết, nhìn chung các công việc quản lý sản xuất như việc lập kế hoạch sản xuất, quy
trình công nghệ...của nhà máy đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý trong quá trình làm
việc, mỗi bộ phận cũng góp phần hoàn thiện cả một hệ thống sản xuất trong nhà máy
nâng cao hiệu quả quản lý để tăng chất lượng sản phẩm và giảm chi phí cho quá trình sản
xuất. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết
hoàn thiện hơn.

3.2 Định hướng cho thực tập tố nghiệp


Qua thời gian thực tập 4 tuần ít ỏi tại công ty IDMEA, em thấy ngoài việc học lý
thuyết ở lớp thì việc đi khảo sát,thực tế tại các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng
trong việc áp dụng kiến thức cũng như học hỏi kinh nghiệm.Đây là cơ hội tốt để học hỏi
về cách thức vận hành một doanh nghiệp như thế nào,hoạt động sản xuất ra sao, từ đó tạo
tiền đề cho thực tập tốt nghiệp kéo dài 3 tháng vào cuối năm nay của em.

33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Công ty IDMEA


2. Website Công ty: https://idmea.com/
3. Quản trị chất lượng toàn diện TQM & Nhóm chất lượng, NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh
4. Sổ tay hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2015, NXB Đồng Nai

34

You might also like