Hoằng Hóa

huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa

Hoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Hoằng Hóa
Huyện
Huyện Hoằng Hóa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵThị trấn Bút Sơn
Trụ sở UBNDPhố Đạo Sơn, thị trấn Bút Sơn
Phân chia hành chính1 thị trấn, 35 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLê Thanh Hải
Chủ tịch HĐNDLê Xuân Thu
Bí thư Huyện ủyLê Xuân Thu
Địa lý
Tọa độ: 19°51′59″B 105°51′34″Đ / 19,86639°B 105,85944°Đ / 19.86639; 105.85944
MapBản đồ huyện Hoằng Hóa
Hoằng Hóa trên bản đồ Việt Nam
Hoằng Hóa
Hoằng Hóa
Vị trí huyện Hoằng Hóa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích203,87 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng264.600 người[1]
Thành thị14.404 người (5,44%)
Nông thôn250.196 người (94,56%)
Mật độ1.298 người/km²
Dân tộcKinh,...
Khác
Mã hành chính399[2]
Mã bưu chính403xx
Biển số xe36-AS
Websitehoanghoa.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Hoằng Hóa nằm ở phía đông của tỉnh Thanh Hóa, nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 15 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 155 km, có vị trí địa lý:

Huyện Hoằng Hóa có diện tích tự nhiên 203,87 km², dân số năm 2022 là 264.600 người, mật độ dân số đạt 1.298 người/km².[1]

Tuyến giao thông chính của huyện: Quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất.

Lịch sử

sửa

Tên gọi huyện thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử. Thời Đinh - Tiền Lê gọi là giáp Cổ Hoằng; thời - Trần gọi là Cổ Đằng; thời nhà Hồ đổi là huyện Cổ Linh; thời thuộc Minh lại gọi là huyện Cổ Đằng. Đến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1469) đổi là huyện Hoằng Hóa. Thời Gia Long (đầu thế kỷ XIX), Hoằng Hóa có 7 tổng gồm: Lỗ Đô (sau đổi thành Lỗ Hương), Dương Sơn, Từ Minh (sau đổi là Từ Quang), Bút Sơn, Hành Vĩ, Bái Cầu (sau đổi là Bái Trạch), Kim Xuyết (sau đổi là Ngọc Chuế). Dưới triều Minh Mạng thứ 19 (1838), một số làng thuộc tổng Dương Sơn được cắt ra cùng với một số làng thuộc tổng Đại Ly ở huyện Hậu Lộc hợp thành tổng Dương Thủy và lập nên huyện Mỹ Hóa gồm 3 tổng là Lỗ Đô, Dương Sơn, Dương Thủy do huyện Hoằng Hóa kiêm nhiếp. Lúc này Hoằng Hóa thuộc phủ Hà Trung. Đầu thế kỷ XX (1924), huyện Mỹ Hóa giải thể, cả ba tổng trên nhập về Hoằng Hóa và Hoằng Hóa được gọi là phủ, gồm 8 tổng là Lỗ Hương, Dương Sơn, Dương Thủy, Từ Quang, Bút Sơn, Bái Trạch, Hành Vỹ và Ngọc Chuế.[3]

Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện, huyện Hoằng Hóa có 47 xã: Hoằng Anh, Hoằng Cát, Hoằng Châu, Hoằng Đại, Hoằng Đạo, Hoằng Đạt, Hoằng Đông, Hoằng Đồng, Hoằng Đức, Hoằng Giang, Hoằng Hà, Hoằng Hải, Hoằng Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Khê, Hoằng Kim, Hoằng Lộc, Hoằng Long, Hoằng Lương, Hoằng Lưu, Hoằng Lý, Hoằng Minh, Hoằng Ngọc, Hoằng Phong, Hoằng Phú, Hoằng Phụ, Hoằng Phúc, Hoằng Phượng, Hoằng Quang, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hoằng Sơn, Hoằng Tân, Hoằng Thái, Hoằng Thanh, Hoằng Thành, Hoằng Thắng, Hoằng Thịnh, Hoằng Tiến, Hoằng Trạch, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Trường, Hoằng Vinh, Hoằng Xuân, Hoằng Xuyên và Hoằng Yến.

Ngày 29 tháng 8 năm 1980, chia xã Hoằng Yến thành 2 xã: Hoằng Yến và Hoằng Ngư[4]. Tuy nhiên đến ngày 5 tháng 1 năm 1987, xã Hoằng Ngư được sáp nhập trở lại vào xã Hoằng Yến.[5]

Ngày 14 tháng 9 năm 1989, thành lập thị trấn Bút Sơn trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Hoằng Phúc, Hoằng Đức, Hoằng Đạo và Hoằng Vinh.

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập thị trấn Tào Xuyên trên cơ sở điều chỉnh:

  • 60,80 ha diện tích tự nhiên và 1.500 người của xã Hoằng Anh
  • 168,94 ha diện tích tự nhiên và 3.114 người của xã Hoằng Long
  • 45,61 ha diện tích tự nhiên và 502 người của xã Hoằng Lý.[6]

Ngày 29 tháng 2 năm 2012, chuyển thị trấn Tào Xuyên và 5 xã: Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại về thành phố Thanh Hóa quản lý.[7][8]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[9]. Theo đó:

  • Sáp nhập các xã Hoằng Phúc và Hoằng Vinh vào thị trấn Bút Sơn
  • Sáp nhập xã Hoằng Minh vào xã Hoằng Đức
  • Sáp nhập xã Hoằng Khê vào xã Hoằng Xuyên
  • Sáp nhập xã Hoằng Lương vào xã Hoằng Sơn
  • Sáp nhập xã Hoằng Khánh vào xã Hoằng Xuân.

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025),[10] trong đó có việc sáp nhập xã Hoằng Phượng vào xã Hoằng Giang.

Sau sắp xếp, huyện Hoằng Hóa có 1 thị trấn và 35 xã như hiện nay.

Hành chính

sửa

Huyện Hoằng Hóa có 36 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bút Sơn (huyện lỵ) và 35 xã: Hoằng Cát, Hoằng Châu, Hoằng Đạo, Hoằng Đạt, Hoằng Đông, Hoằng Đồng, Hoằng Đức, Hoằng Giang, Hoằng Hà, Hoằng Hải, Hoằng Hợp, Hoằng Kim, Hoằng Lộc, Hoằng Lưu, Hoằng Ngọc, Hoằng Phong, Hoằng Phú, Hoằng Phụ, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hoằng Sơn, Hoằng Tân, Hoằng Thái, Hoằng Thanh, Hoằng Thành, Hoằng Thắng, Hoằng Thịnh, Hoằng Tiến, Hoằng Trạch, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Trường, Hoằng Xuân, Hoằng Xuyên, Hoằng Yến.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Hoằng Hóa
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thị trấn (01)
Bút Sơn 7,74 14.404
Xã (35)
Hoằng Cát 4,42 6.091
Hoằng Châu 12,35 9.640
Hoằng Đạo 6,89 6.329
Hoằng Đạt 5,88 5.410
Hoằng Đông 4,34 5.854
Hoằng Đồng 2,94 5.394
Hoằng Đức 7,44 7.823
Hoằng Giang 7,54 10.587
Hoằng Hà 4,27 4.503
Hoằng Hải 3,80 5.418
Hoằng Hợp 4,38 6.134
Hoằng Kim 2,80 6.937
Hoằng Lộc 2,54 6.529
Hoằng Lưu 5,85 6.844
Hoằng Ngọc 5,83 8.024
Hoằng Phong 9,09 8.180
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Hoằng Phú 4,06 5.454
Hoằng Phụ 9,00 11.470
Hoằng Quỳ 5,15 7.662
Hoằng Quý 3,58 4.911
Hoằng Sơn 5,70 7.341
Hoằng Tân 4,72 5.800
Hoằng Thái 2,85 5.082
Hoằng Thanh 4,07 12.295
Hoằng Thành 3,59 5.370
Hoằng Thắng 6,02 8.844
Hoằng Thịnh 3,33 7.980
Hoằng Tiến 4,31 7.190
Hoằng Trạch 3,54 5.373
Hoằng Trinh 5,72 7.276
Hoằng Trung 4,91 6.129
Hoằng Trường 5,77 12.505
Hoằng Xuân 13,46 8.386
Hoằng Xuyên 6,06 6.810
Hoằng Yến 9,91 4.621
Nguồn: Phương án số 25/PA-UBND,[1] Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15.[10]

Kinh tế

sửa

Hoằng Hóa là huyện có nền kinh tế khá, đây là huyện đông dân, nhờ nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ nên việc phát triển kinh tế nhờ sức lao động cũng phát triển. Đây cũng là một trong những trọng điểm nông nghiệp của tỉnh. Ước tính diện tích đất nông nghiệp đạt hơn 80%, phù hợp cho việc trồng cấy lúa, nhờ giáp biển nên nghư nghiệp Hoằng Hóa cũng khá phát triển, lại nằm gần thành phố Thanh Hóa, là một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế mạnh mẽ.

GDP đầu người là 964 USD/người, cơ cấu kinh tế: nông-lâm-ngư nghiệp 55%, công nghiệp 21%, dịch vụ 24%.

Danh nhân

sửa
  • Trạng Quỳnh, được sách "Nam thiên đại tư lược sử" viết về ông như sau: "Văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước".
  • Lương Đắc Bằng, là một chính trị gia thời Hậu Lê, đỗ Bảng nhãn hay Hội nguyên ở kì thi Hội năm Kỷ Mùi 1499 đời vua Lê Hiến Tông.
  • Lê Phụng Hiểu, là một đại tướng thời , người có công rất lớn trong việc phò thái tử Phật Mã lên ngôi, tức vua Lý Thái Tông.
  • Bùi Khắc Nhất, đỗ Bảng Nhãn năm Ất Sửu (1565) đời vua Lê Anh Tông, năm 22 tuổi. Ông làm đến chức Hộ bộ thượng thư, tước bá.
  • Lưu Đình Chất, là một vị quan nhà Lê Trung hưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
  • Hà Duy Phiên, đỗ Hương cống khoa Kỷ Mão, năm Gia Long thứ 15, tại Trường thi Thanh Hoa. Ông được triều đình bổ nhiệm làm quan tại các trấn gần 10 năm. Do điều hành công việc giỏi, năm 1828, ông được triệu về kinh giữ chức Lang trung hình bộ, sau thăng Hữu thị lang Hình bộ (1830), Tả phó Đô ngự sử (1833).
  • Lê Mạnh Trinh
  • Lê Tất Đắc là nhà cách mạng lão thành Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
  • Nguyễn Ốn, là nghệ nhân tuồng chèo nổi tiếng bậc nhất huyện Hoằng Hóa, được gọi bằng bác Cả.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “Điều kiện tự nhiên”. Cổng thông tin điện tử huyện Hoằng Hóa.
  4. ^ “Quyết định 278-CP năm 1980 về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  5. ^ “Quyết định 4-HĐBT năm 1987 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã và thị trấn của các huyện Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống và Quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  6. ^ “Nghị định 131/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Mường Lát, Quan Sơn và Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
  7. ^ “Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
  8. ^ Nay xã Hoằng Lý đã sáp nhập vào phường Tào Xuyên (thị trấn Tào Xuyên cũ); các xã Hoằng Long và Hoằng Anh đã hợp nhất thành xã Long Anh, từ năm 2021 là phường thuộc thành phố Thanh Hóa.
  9. ^ “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  10. ^ a b Ủy ban Thường vụ Quốc hội (24 tháng 10 năm 2024). “Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025”. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.

Xem thêm

sửa