VTV Cần Thơ

Kênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ của Đài Truyền hình Việt Nam
(Đổi hướng từ VTV Cần Thơ 1)

VTV Cần Thơkênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ của Đài Truyền hình Việt Nam, phục vụ đối tượng khán giả ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khán giả Việt Nam quan tâm đến khu vực này.[1] Các chương trình của VTV Cần Thơ trải dài trên nhiều thể loại: chính luận, khoa giáo, thể thao, văn hóa - giải trí, phim truyện và thông tin quảng cáo. Bên cạnh đó, VTV Cần Thơ còn sản xuất và phối hợp với các Ban của VTV sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện ở khu vực Tây Nam Bộ để phát sóng trên các kênh truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam.[2]

VTV Cần Thơ
Quốc gia Việt Nam
Khu vực
phát sóng
Việt Nam
Trụ sở407 Đường 30 Tháng 4, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt
Định dạng hình1080i 16:9 HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuĐài Truyền hình Việt Nam
Kênh liên quanVTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ
Lịch sử
Lên sóng2 tháng 5 năm 1975; 49 năm trước (1975-05-02)
10 tháng 10 năm 2022; 2 năm trước
Thay thế choVTV6
Đóng cửa31 tháng 12 năm 2015; 8 năm trước (2015-12-31)
Liên kết ngoài
Websitevtv.vn
Có sẵn
Mặt đất
Thaicom 64034 H 19200
Trực tuyến
VTV.vnXem trực tiếp
FPT PlayXem trực tiếp
VTVgoXem trực tiếp

Trước đây, VTV Cần Thơ từng là một trong các kênh truyền hình khu vực của VTV, với hai kênh VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2 do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Cần Thơ quản lý. Thực hiện Đề án Quy hoạch báo chí quốc gia, từ 00:00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, kênh VTV Cần Thơ 1 cùng với kênh VTV9 khu vực được sáp nhập lại và trở thành kênh truyền hình quốc gia VTV9, hướng tới khán giả toàn khu vực Nam Bộ. Trong khi đó, kênh VTV Cần Thơ 2 được chuyển đổi thành VTV5 Tây Nam Bộ nhằm phục vụ cộng đồng dân tộc Khmer tại Việt Nam.

Ngày 8 tháng 9 năm 2022, theo Nghị định số 60/2022/NĐ-CP về việc cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc của Đài Truyền hình Việt Nam, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ được chia tách để tái lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ. Vào lúc 05:30, ngày 10 tháng 10 năm 2022, VTV Cần Thơ phát sóng trở lại sau 6 năm ngừng phát sóng, thay thế cho kênh VTV6 trước đây.

Lịch sử

sửa

Kênh khu vực

sửa

Tiền thân của VTV Cần Thơ là Đài Truyền hình Cần Thơ, được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 1966. Đây là đài truyền hình thứ hai của Việt Nam sau Đài Truyền hình Sài Gòn thành lập năm 1965. Lúc đầu, đài Cần Thơ được phát sóng qua hệ thống phát hình trên máy bay giống như Đài Truyền hình Sài Gòn, đến ngày 11 tháng 11 năm 1968 thì chính thức phát trên băng tần số 7.

Sau ngày Việt Nam thống nhất, Đài Truyền hình Cần Thơ cũng nhanh chóng đi vào hoạt động nhằm kịp thời đáp ứng đời sống nghe nhìn và văn hóa tinh thần của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của Đài Truyền hình Cần Thơ lúc bấy giờ đã bắt tay thiết kế chuyển đổi hệ thống phát hình và thiết bị trung tâm từ hệ FCC của chế độ Việt Nam Cộng hòa để lại, sang hệ OIRT. Trung đoàn Thông tin Quân khu 9 hỗ trợ linh kiện điện tử để thiết kế ghe ghi hình lưu động và xe ghi hình lưu động giúp đơn vị. Sau đó, cán bộ kỹ thuật của Đài tiếp tục thiết kế chuyển đổi từ hệ OIRT sang phát hình màu SECAM III B và sang hệ PAL – DK, thiết bị cũng dần chuyển sang phát hình hệ UMATIC, BETACAM.

Năm 1980, truyền hình tại Cần Thơ có 2 kênh phát sóng: kênh 11 VHF và kênh 6 VHF.

Những năm 1983-1984, Đài Truyền hình Cần Thơ cử cán bộ, kỹ sư giúp Campuchia thành lập Đài Truyền hình Quốc gia, xây dựng hệ thống từ trung tâm đến đài phát sóng và đảm trách việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, phóng viên. Năm 1984, truyền hình Cần Thơ cũng giúp truyền hình Đà Nẵng chuyển từ OIRT sang phát hình SECAM III B. Những năm này, các đài phát thanh và truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ cũng đã bắt đầu hình thành. Truyền hình Cần Thơ còn làm nhiệm vụ cử đội ngũ cán bộ kỹ thuật giúp các đài địa phương lắp đặt thiết bị trung tâm, máy phát sóng và giúp đào tạo cả đội ngũ phóng viên, biên tập,...

Năm 1992, Đài Truyền hình Cần Thơ trở thành đài truyền hình khu vực trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam và được phát sóng trên kênh 6, với logo lúc đầu là THCT, sau đó là CTV từ năm 1997. Ngày 1 tháng 1 năm 2004, Đài Truyền hình Cần Thơ có tên gọi mới Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ, với biểu trưng là CVTV.

Ngày 1 tháng 9 năm 2004, kênh CVTV2 chính thức được phát sóng nhằm phục vụ cộng đồng người dân tộc Khmer sinh sống tại miền Tây Nam Bộ, với thời lượng 18 giờ. Kênh này cũng phát sóng các chương trình tổng hợp như CVTV1, nhưng dành một phần thời lượng phát sóng các chương trình tiếng Khmer.[3]

Năm 2010, VTV Cần Thơ chuyển kênh tần số và máy phát của kênh CVTV1, từ kênh 6 VHF thành kênh 49 UHF.

Ngày 5 tháng 6 năm 2011, CVTV chuyển đổi nhận diện sang VTV Cần Thơ. Các kênh CVTV1 và CVTV2 cũng lần lượt được đổi tên thành VTV Cần Thơ 1 và 2. Đến năm 2013, kênh VTV Cần Thơ 1 được nâng thời lượng phát sóng lên 24/7.

Ngày 1 tháng 1 năm 2016, thực hiện Quy hoạch báo chí quốc gia, kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam Bộ – VTV9 được hình thành trên cơ sở sáp nhập kênh VTV Cần Thơ 1 với VTV9 khu vực, trong khi VTV Cần Thơ 2 được chuyển đổi thành kênh VTV5 Tây Nam Bộ, phục vụ đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Khmer tại Việt Nam.

Ngày 17 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ra Nghị định số 34/2020/NĐ-CP về việc cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc của VTV. Trong đó, thành lập Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm THVN tại TP.HCM và Trung tâm THVN tại TP. Cần Thơ. Trung tâm THVN tại TP. Cần Thơ trở thành Văn phòng khu vực Tây Nam Bộ của Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ.[4]

Kênh quốc gia

sửa

Ngày 8 tháng 9 năm 2022, Chính phủ ra Nghị định số 60/2022/NĐ-CP về việc cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc của VTV. Theo đó, Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ được chia tách thành Trung tâm THVN tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ. Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ có nhiệm vụ sản xuất các chương trình cho kênh truyền hình VTV Cần Thơ và các kênh truyền hình khác của VTV.[5] Ngày 6 tháng 10 năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất kênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ với tên gọi VTV Cần Thơ.[6]

Kênh VTV Cần Thơ được phát sóng thử nghiệm từ 05:30 ngày 10 tháng 10 năm 2022,[7] và sau đó lên sóng chính thức kể từ 18:00 ngày 13 tháng 10 năm 2022.[8]

Từ ngày 21 tháng 11 đến hết ngày 18 tháng 12 năm 2022, trong thời gian diễn ra FIFA World Cup 2022, kênh VTV Cần Thơ tạm thời nâng thời lượng phát sóng lên 24/7.

Thời lượng phát sóng

sửa

Hiện tại

sửa

VTV Cần Thơ, 2022 - nay[9]

  • 10 tháng 10 - 21 tháng 11 năm 2022; 19 - 28 tháng 12 năm 2022; 30 tháng 12 năm 2022 - nay: 05:30 - 23:30 hằng ngày.
  • 21 tháng 11 - 19 tháng 12 năm 2022: 24/7.
  • 30 tháng 12 năm 2022: 05:30 - 24:00 ngày hôm sau.

Trước đây

sửa

CTV, 1994 - 2003

  • 1 tháng 6 năm 1994 - 17 tháng 9 năm 1998: 07:30 - 11:45, 14:15 - 16:30, 17:30 - 00:30 hằng ngày.
  • 17 tháng 9 năm 1998 - 1 tháng 1 năm 2004: 06:00 - 12:00, 14:00 - 16:30, 17:30 - 23:30 hằng ngày.

CVTV/CVTV1/VTV Cần Thơ 1, 2004 - 2016

  • 1 tháng 1 năm 2004 - 1 tháng 1 năm 2012: 05:30 - 23:30 hằng ngày.
  • 2012: 05:30 - 23:20 hằng ngày.
  • 1 tháng 1 năm 2013 - 1 tháng 1 năm 2016: 24/7.

Các chương trình

sửa

Đang phát sóng

sửa

Bản tin

sửa
  • Miền Tây hôm nay: Bao gồm 4 phiên bản vào lúc 06:00, 11:00, 18:00 và 21:30 hằng ngày. Trong đó, 3 phiên bản Sáng, Trưa và Chiều được phát trực tiếp.
  • Bản tin nông nghiệp

Ký sự

sửa
  • Ký ức miền Tây
  • Ký sự

Chuyên đề

sửa
  • Miền Tây năng động
  • Nông nghiệp 4.0
  • Vì nước vì dân
  • Kinh tế đồng bằng
  • Biến đổi khí hậu
  • Câu chuyện nhà nông

Truyền hình thực tế

  • La bàn khởi nghiệp
  • Khi chồng tui vào bếp
  • Thám tử kể chuyện

Du lịch

sửa
  • Thương nhớ miền Tây

Văn nghệ giải trí

sửa
  • Ca nhạc
  • Dân ca nhạc cổ
  • Sân khấu cải lương
  • Phim truyện nước ngoài
  • Phim truyện Việt Nam

Truyền hình trực tiếp

sửa
  • Xổ số kiến thiết miền Nam
  • Đối thoại
  • Nhịp cầu nông nghiệp
  • Kết nối y tế
  • Đất khỏe - Cây trồng khỏe
  • Các sự kiện lớn

Tiếp sóng

sửa

An ninh, quốc phòng

sửa
  • Quốc phòng toàn dân Quân khu 9
  • Vì bình yên cuộc sống

Thể thao

sửa
  • Trận đấu thể thao
  • Tin nhanh thể thao
  • Các chương trình thể thao
  • Bản tin thể thao
  • Sự kiện thể thao

Đã từng phát sóng

sửa
  • Chào buổi sáng
  • Bước Chân Hai Thế Hệ

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “VTV Cần Thơ – Dấu ấn 40 năm”. vtv.vn. 30 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ Trần Tuấn (6 tháng 10 năm 2022). “Cấp phép sản xuất cho VTV Cần Thơ - kênh truyền hình mới của Đài THVN”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ “Khai trương kênh truyền hình mới CVTV2 tiếng Khmer”. Báo Người lao động. 2 tháng 9 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ “Nghị định 34/2020/NĐ-CP sửa đổi 02/2018/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. thuvienphapluat.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ “Nghị định 60/2022/NĐ-CP quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. thuvienphapluat.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ Lan Chi (6 tháng 10 năm 2022). “Bộ TT&TT cấp phép sản xuất kênh VTV Cần Thơ”. vtv.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ Thanh Hương (9 tháng 10 năm 2022). “Đài truyền hình Việt Nam Phát sóng thử nghiệm kênh truyền hình VTV Cần Thơ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
  8. ^ Đồng Ngân; Thanh Thủy (13 tháng 10 năm 2022). “VTV Cần Thơ phát sóng chính thức hôm nay”. vtv.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ Lan Chi (6 tháng 10 năm 2022). “Bộ TT&TT cấp phép sản xuất kênh VTV Cần Thơ”. vtv.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.