Bước tới nội dung

Darleane C. Hoffman

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 14:54, ngày 20 tháng 11 năm 2022 (Đã cứu 2 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.2). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Darleane C. Hoffman
SinhDarleane Christian
8 tháng 11, 1926 (98 tuổi)
Terril, Iowa,  Hoa Kỳ
Quốc tịch Hoa Kỳ

Darleane C. Hoffman (sinh ngày 8 tháng 11 năm 1926) là nhà hóa học hạt nhân người Mỹ, và là một trong số các nhà nghiên cứu đã xác định sự tồn tại của nguyên tố Seaborgium, nguyên tố 106.

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà đậu bằng cử nhân khoa học năm 1948 và bằng tiến sĩ hóa học (hạt nhân) năm 1951 ở Đại học bang Iowa. Ssu đó bà làm nhà hóa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge một năm, rồi theo chồng vào làm việc ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos từ năm 1953. Bà trở thành trưởng Phân ban Hóa học và Hóa học hạt nhân (Phân ban Hóa học hạt nhân và chất đồng vị) năm 1979.

Bà rời Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos năm 1984, để nhận chức giáo sư thường xuyên ở Phân khoa Hóa học của Đại học California tại Berkeley và lãnh đạo nhóm "Hóa học phóng xạ & Hạt nhân nguyên tố nặng" (Heavy Element Nuclear & Radiochemistry Group) tại "Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence tại Berkeley".

Bà là nhà khoa học thâm niên ở Phân ban Khoa học Hạt nhân của "Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence tại Berkeley"[1] và là giáo sư dạy lớp trên ở Đại học California tại Berkeley.[2]

Ngoài ra, bà cũng giúp thành lập "Viện Khoa học Transactinium Seaborg" (Seaborg Institute for Transactinium Science) ở "Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence tại Berkeley" năm 1991 và làm giám đốc Viện này đầu tiên tới năm 1996 thì nghỉ hưu và làm cố vấn cấp cao.[3]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo và Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ trực thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ
  2. ^ “Darleane Hoffman, Harold Johnston to Receive National Medal of Science”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]