Bước tới nội dung

Núi Nyiragongo

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Vehme way (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 03:23, ngày 29 tháng 6 năm 2022 (Tính năng gợi ý liên kết: 2 liên kết được thêm.). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Núi Nyiragongo
Hồ dung nham núi Nyiaragongo
Độ cao3.470 m (11.385 ft)[1]
Vị trí
Núi Nyiragongo trên bản đồ Cộng hòa Dân chủ Congo
Núi Nyiragongo
Núi Nyiragongo
Dãy núiDãy núi Virunga
Tọa độ1°31′9″N 29°15′15″Đ / 1,51917°N 29,25417°Đ / -1.51917; 29.25417[1]
Địa chất
KiểuNúi lửa dạng tầng
Phun trào gần nhất22 tháng 5 năm 2021 – đến nay[1]

Núi Nyiragongo là một núi lửa dạng tầng đang hoạt động với độ cao 3.470 m [1] trong dãy núi Virunga gắn với khe nứt Albertine. Nó nằm bên trong vườn quốc gia Virunga, thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo, cách thị trấn Goma và Hồ Kivu khoảng 12 km về phía bắc và ngay phía tây biên giới với Rwanda. Miệng núi lửa chính rộng khoảng hai km và thường chứa một hồ dung nham. Miệng núi lửa hiện có hai băng dung nham được làm lạnh riêng biệt bên trong các bức tường của miệng núi lửa - một ở khoảng 3.175 m và một thấp hơn ở khoảng 2.975 m. Hồ dung nham của Nyiragongo đã từng là hồ dung nham khổng lồ nhất được biết đến trong lịch sử gần đây.

Độ sâu của hồ dung nham thay đổi đáng kể. Độ cao tối đa của hồ dung nham được ghi nhận là khoảng 3.250 m trước vụ phun trào tháng 1 năm 1977 - độ sâu của hồ khoảng 600 m. Sau vụ phun trào tháng 1 năm 2002, hồ dung nham được ghi nhận ở độ thấp khoảng 2.600 m, hoặc 900 m dưới vành.[2] Độ cao đã dần dần tăng lên kể từ đó.[3] Niyragongo và Nyamuragira gần đó cùng gây ra 40% các vụ phun trào núi lửa lịch sử của châu Phi.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Global Volcanism Program. “Nyiragongo”. Washington, D.C.: Department of Mineral Sciences, National Museum of Natural History, Smithsonian Institution. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ Tedesco, Dario; và đồng nghiệp (2007). “January 2002 volcano‐tectonic eruption of Nyiragongo volcano, Democratic Republic of Congo”. Journal of Geophysical Research: Solid Earth. 112 (B9): B09202. Bibcode:2007JGRB..112.9202T. doi:10.1029/2006JB004762.
  3. ^ Burgi, P.‐Y.; Darrah, T. H.; Tedesco, Dario; Eymold, W. K. (2014). “Dynamics of the Mount Nyiragongo lava lake”. Journal of Geophysical Research: Solid Earth. 119 (5): 4106–4122. Bibcode:2014JGRB..119.4106B. doi:10.1002/2013JB010895.
  4. ^ “Virunga National Park”. World Heritage List. UNESCO. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016.