Bước tới nội dung

Pac-Man

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pac-Man
Nhà phát triểnNamco
Nhà phát hànhNamco, Midway
Thiết kếTōru Iwatani – Thiết kế
Shigeo Funaki (舟木茂雄) – Lập trình
Toshio Kai (甲斐敏夫) – Âm nhạc và âm thanh
Âm nhạcToshio Kai
Nền tảngArcade
Phát hành
    Thể loạiMê cung
    Chế độ chơi2 người chơi theo lượt
    Hệ thống arcadeNamco Pac-Man

    Pac-Man (パックマン Pakkuman) là một trò chơi arcade được phát triển bởi Namco và phát hành đầu tiên tại Nhật Bản vào 22 tháng 5 năm 1980.[1][2] Trở nên nổi tiếng và được ưa thích ngay từ khi được phát hành cho đến ngày nay, Pac-Man được xem là một trò chơi kinh điển và trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng những năm 80.[4][5][6][7]

    Kết hợp được những thể loại phổ biến thời đó,[8] Pac-Man nhanh chóng thành công và được nhắc đến như là một bước ngoặt lớn trong lịch sử trò chơi điện tử, cũng như là một trong những trò chơi arcade nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nó còn là trò chơi đoạt doanh thu cao nhất mọi thời đại,[9] thu về khoảng 2,5 tỷ đô la Mỹ vào những năm 1990,[10][11] tương đương với khoảng 3,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2011.[12]

    Theo Davie-Brown Index, Pac-Man là trò chơi điện tử được biết đến nhiều nhất đối với những người chơi Hoa Kỳ, trong đó con số trong cuộc khảo sát là 94%.[13] Pac-Man là trò chơi tồn tại lâu nhất trong Kỷ nguyên vàng của trò chơi arcade, và là một trong ba trò chơi điện tử duy nhất có mặt tại viện SmithsonianWashington D.C.[14]

    Tên gọi ban đầu của trò chơi này là "Puck-Man" nhưng rồi khi phát hành sang Mỹ, tên được đổi lại thành "Pac-Man" để tránh bị sửa đổi thành một từ thô tục.

    Cách chơi

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Người chơi điều khiển Pac-Man trong một mê cung và ăn các chấm pac (pac-dots). Nếu người chơi ăn hết các chấm pac thì Pac-Man được đưa qua màn chơi mới. Có 4 đối thủ là Blinky, Pinky, Inky và Clyde đi rong tự do trong mê cung và cố gắng bắt Pac-Man. Nếu để bị bắt, Pac-Man sẽ bị mất mạng. Gần 4 góc của mê cung có 4 chấm tròn to và phát sáng có tên là "viên sức mạnh", nếu Pac-Man ăn được các chấm này sẽ giúp Pac-Man có khả năng ăn các kẻ địch trong một thời gian ngắn. Khi đó kẻ địch sẽ chuyển sang màu lam, di chuyển chậm lại và chạy trốn khỏi Pac-Man. Khi một kẻ địch bị ăn, đôi mắt của chúng sẽ di chuyển về hình chữ nhật trung tâm và sẽ trở lại màu như cũ. Kẻ địch sẽ phát sáng màu trắng khi chuẩn bị trở lại nguyên hình nguy hiểm ban đầu.

    Các kẻ địch trong Pac-Man được biết đến với các tên gọi như "ma" (ghosts) hay "quái vật" (monsters)[15][16][17] với màu sắc và tên gọi khác nhau. Sau đây là các kẻ địch cùng màu sắc của chúng:

    • Blinky: Đỏ
    • Pinky: Hồng
    • Inky: Lục lam
    • Clyde: Da cam

    Màn hình bị nứt

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Pac-Man được thiết kế không có kết thúc - tức là người chơi có thể chơi mãi mãi cho đến khi bị hết mạng. Tuy nhiên, một lỗi kỹ thuật đã dẫn đến việc tới màn chơi 256 thì nửa mê cung bên phải bị lộn xộn với những ký tự bất kỳ, khiến người chơi không thể ăn chấm dot để hoàn thành màn chơi. Vì màn chơi này thường làm kết thúc trò chơi, màn hình ở màn 256 thường được gọi là "màn hình chết chóc".

    Cuộc chơi hoàn hảo

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Cuộc chơi hoàn hảo là cuộc chơi mà khi người chơi giành được số điểm cao nhất có thể trong 255 màn chơi đầu tiên mà không mất một mạng nào, và sau đó có thể giành số điểm bất kỳ có thể ở màn 256.[18][19] Người đầu tiên thực hiện một cuộc chơi hoàn hảo là Billy MitchellHollywood, Florida với số điểm 3.333.360 vào ngày 3 tháng 7 năm 1999.[19][20]

    Các phiên bản khác

    [sửa | sửa mã nguồn]
    • Pac-Man 256 là phiên bản tái hiện lại màn chơi 256 của tựa game gốc theo góc nhìn khác, người chơi sẽ điều khiển Pac-Man ăn các chấm Pac và các viên sức mạnh để ăn các bóng ma khác trong một đoạn mê cung dài vô tận, trong khi có một đoạn lỗi lập trình xuất hiện và dần "ăn mòn" đoạn mê cung ở phía dưới mà người chơi cần phải điều khiển né tránh khỏi khu vực này, ngoài viên sức mạnh người chơi cũng có thể thu thập một số các power-up trên đường đi để nhận một số các năng lực khác nhau. Trò chơi đã được Bandai Namco Entertainment phát hành trên nền tảng IOSAndroid năm 2015.
    • Pac-Man Google là phiên bản ra mắt năm 2018 và phát hành duy nhất trên ứng dụng Google Play Games, khác với tựa game gốc, người chơi sẽ điều khiển Pac-Man trong một mê cung hình chữ nhật, trong đó có các vách tường được xếp thành các chữ cái trong logo của Google, hình chữ nhật trung tâm nằm ở giữa vách tường chữ "O" và chữ "G".

    Xuất hiện trong các bộ phim

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Nhân vật trò chơi Pac-Man còn xuất hiện trong một số bộ phim như:

    Loạt phim chuyển thể

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Serie phim hoạt hình chuyển thể có tên là Pac-Man and the ghostly adventure ra mắt năm 2013 và được phát sóng trên các kênh Disney XD, Disney Channel.

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn]
    1. ^ a b Namco Bandai Games Inc. (ngày 2 tháng 6 năm 2005). “Bandai Namco press release for 25th Anniversary Edition” (bằng tiếng Nhật). bandainamcogames.co.jp/. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011. 2005年5月22日で生誕25周年を迎えた『パックマン』。 ("Pac-Man celebrates his 25th anniversary on ngày 22 tháng 5 năm 2005", seen in image caption)
    2. ^ a b Tony Long (ngày 10 tháng 10 năm 2007 (questionable)). “Oct. 10, 1979: Pac-Man Brings Gaming Into Pleistocene Era”. Wired.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011. [Bandai Namco] puts the date at ngày 22 tháng 5 năm 1980 and is planning an official 25th anniversary celebration next year. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
    3. ^ Year 1980 shown on North American Pac-Man title screen.
    4. ^ http://www.upi.com/Entertainment_News/2010/05/22/Pac-Man-still-going-strong-at-30/UPI-74821274544243/
    5. ^ https://archive.today/20121205085626/www.wired.com/science/discoveries/news/2007/10/dayintech_1010
    6. ^ http://www.gamespot.com/ds/action/pacnroll/review.html?tag=rvwBody
    7. ^ http://books.google.com/books?id=to5zEwOC9BcC&pg=PA74&lpg=PA74&dq=pac-man+synonymous+with+video+games&source=bl&ots=OPOfCdrk7r&sig=jt7D_L19pq9TiXxyqB8RfFUU-CU&hl=en&ei=-B2HTJyxNsGqlAfSwe0m&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=6&ved=0CCsQ6AEwBTge#v=onepage&q=pac-man%20synonymous%20with%20video%20games&f=false
    8. ^ Goldberg, Marty (ngày 31 tháng 1 năm 2002). “Pac-Man: The Phenomenon: Part 1”. Classicgaming.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
    9. ^ Steve L. Kent (2001), The ultimate history of video games: from Pong to Pokémon and beyond: the story behind the craze that touched our lives and changed the world, Prima, tr. 143, ISBN 0761536434, truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011, Despite the success of his game, Iwatani never received much attention. Rumors emerged that the unknown creator of Pac-Man had left the industry when he received only a $3500 bonus for creating the highest-grossing video game of all time.
    10. ^ Mark J. P. Wolf (2008), The video game explosion: a history from PONG to Playstation and beyond, ABC-CLIO, tr. 73, ISBN 031333868X, truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011, It would go on to become arguably the most famous video game of all time, with the arcade game alone taking in more than a billion dollars, and one study estimated that it had been played more than 10 billion times during the twentieth century.
    11. ^ Chris Morris (ngày 10 tháng 5 năm 2005). “Pac Man turns 25: A pizza dinner yields a cultural phenomenon – and millions of dollars in quarters”. CNN. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011. In the late 1990s, Twin Galaxies, which tracks video game world record scores, visited used game auctions and counted how many times the average Pac Man machine had been played. Based on those findings and the total number of machines that were manufactured, the organization said it believed the game had been played more than 10 billion times in the 20th century.
    12. ^ “CPI Inflation Calculator”. Bureau of Labor Statistics. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
    13. ^ “Davie Brown Celebrity Index: Mario, Pac-Man Most Appealing Video Game Characters Among Consumers”. PR Newswire. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
    14. ^ “History of Computing: Video games”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2012.
    15. ^ “The Arcade Flyer Archive”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
    16. ^ “What is Pacman?”. Pacman.com. Namco. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
    17. ^ Martijn Müller (ngày 6 tháng 8 năm 2011). “Pac-Man wereldrecord beklonken en het hele verhaal” (bằng tiếng Hà Lan). NG-Gamer. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
    18. ^ Pac-Man review at OAFE
    19. ^ a b Ramsey, David. "The Perfect Man – How Billy Mitchell became a video-game superstar and achieved Pac-Man bliss." Oxford American, issue 53. Spring 2006. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “mitchell” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
    20. ^ “Pac-Man at the Twin Galaxies Official Scoreboard”. Twin Galaxies. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.

    Liên kết ngoài

    [sửa | sửa mã nguồn]