Đàn tam thập lục
Đàn Dulcimer châu Âu | |
Nhạc cụ dây | |
---|---|
Tên khác | Cimbalom Dulcimer Four-hammer dulcimer Hammer dulcimer de: Hackbrett it: Salterio es: Dulcémele pl: Cymbały fa: Santoor, Santur uk: Tsymbaly fr: Tympanon zh: Dương cầm ko: Yanggeum kh: ឃឹម Khim vi: Tam Thập Lục th: ขิม Khim |
Loại | Percussion instrument (Chordophone), String instrument |
Phân loại của Hornbostel–Sachs | 314.122-4 (Simple chordophone sounded by hammers) |
Phát triển bởi | Antiquity |
Đàn tam thập lục hay Dương cầm là một trong những loại nhạc cụ truyền thống hình thang, thuộc bộ gõ dây nằm trong cơ cấu dàn nhạc dân tộc Việt Nam, đựoc du nhập từ phương Tây vào các nước trong khu vực Châu Á và cải biến cấu tạo, kích thước cũng như sắp xếp hệ thống dây đàn, âm vực phù hợp với cách chơi và truyền thống mỗi nước. Về cơ bản đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục.[1] Tuy nhiên ngày nay, đàn đã được cải tiến mở rộng âm vực bằng cách chế tác tăng kích thước hộp đàn - mặt đàn, mắc thêm dây, mở rộng từ 3,5 tới 4 quãng 8.
Nguyên bản đàn Tam Thập Lục Việt Nam được du nhập và cải tiến từ đàn Yangqin Trung Quốc, tên gọi gốc cổ theo ký tự chữ tiếng Hán là Dương cầm (揚琴), hoặc theo tiếng Hán - Hàn là Yanggeum (양금 - cũng là duơng cầm) được hiểu theo nghĩa của Hán Việt là âm nhạc của sự tán dương, hoan nghênh. Không nên nhầm lẫn với dương cầm - tức đàn piano của phương Tây.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Đàn Tam Thập Lục của Việt Nam cũng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và đa số các nước trong khu vực Châu Á có chiều dài lịch sử bắt nguồn từ Ba Tư. Nguyên gốc có tên là santur được chế tác vào khoảng thể kỷ thứ XII. Đến khoảng thế kỷ XVIII, santur bắt đầu được du nhập vào Triều Tiên, Trung Hoa và Đông Nam Á. Vào thời nhà Minh, đàn Santur tràn vào Trung Quốc và trở nên phổ biến ở Trung Quốc (sau này nó dần dần phát triển thành một loại nhạc cụ truyền thống được gọi là Dương cầm), từng được chơi ở cung đình trong các bài nhạc lễ Nho giáo, ngày nay Dương cầm (tam thập lục Trung Quốc) đều có thể chơi hầu hết các bản nhạc.
Đàn Tam Thập Lục bắt đầu du nhập vào Việt Nam trong khoảng thập niên 60 qua cộng đồng người Hoa ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn.
Nhạc cụ này khá phổ biến ở các quốc gia trong khu vực Trung Á. Không chỉ du nhập vào Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa với cái tên Dương cầm mà nó cũng rất phổ biến ở các quốc gia phương Tây thời Trung cổ cho đến ngày nay. Với mỗi quốc gia đàn có tên gọi khác nhau như:
Ba Tư, Syria & Ả Rập: Santũr, Santari, Santuri, Santir, Suntur, Santouri, Sandouri, Santoor
Mông Cổ: Yoochir
Triều Tiên: Yanggeum (양금)
Thái Lan: Khim (ขิม)
Campuchia: Khum (ឃឹម)
Ấn Độ: Santoor (সন্তুর)
Anh, Hoa Kỳ: Hammered Dulcimer
Các quốc gia phương Tây: Cimbalom, Cimbál, Cymbalom, Cymbalum, Tambal, Tsymbaly v.v…
Cấu tạo và cách chơi
[sửa | sửa mã nguồn]Đàn Tam Thập Lục có khả năng độc tấu, hòa tấu và đệm rất phong phú nhưng ban đầu đàn ít phổ biến trong cộng đồng Việt Nam vì cấu tạo to, nặng và quá trình học tập rèn luyện lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì cũng như độ chăm chỉ cao mới có thể chơi thuần thục. Phần lớn chỉ thấy đàn được ứng dụng trong những nhà hát, dàn nhạc truyền thống chuyên nghiệp nhưng số lượng cũng không nhiều. Tuy nhiên ngày nay đàn cũng đã phát triển nhiều hơn và số lượng nghệ sĩ chơi đàn cũng dần tăng lên vì sự thú vị và đặc biệt của cây đàn này.
Đàn tam thập lục có hình thang cân, mặt đàn làm bằng gỗ mềm, hơi phồng lên theo đường vòng cung ở giữa, mặt đáy phẳng. Trên mặt đàn có đặt 2 hàng cầu (hay còn gọi là ngựa đàn) được sắp xếp dàn đều 2 bên dựa theo hình thang của khung đàn và có sự so le nhau để thuận tiện mắc dây. Khung thành đàn làm bằng gỗ cứng. Bên phải là hàng trục vừa để mắc dây và có thể xoay để căng dây theo cao độ, bên trái là hàng mắc gốc dây.
Các dây đàn đều được làm bằng kim loại và có độ dài và độ dày- mảnh trải dần đều từ khu âm vực thấp tới cao. Mỗi một nốt trung bình mắc 3 dây.
- Quãng trầm: Ngoài lõi dây kim loại cơ bản thì bên ngoài bọc xoắn vòng theo dạng lò xo chặt chẽ, tạo nên âm thanh bass dày, rền, ấm và vang, cho cảm giác hào hùng, mạnh mẽ
- Quãng trung: Từ nốt đô tới nốt sol vẫn sử dụng loại dây có bọc nhưng mảnh hơn quãng trầm, từ nốt la trở lên dùng dây kim loại trần tạ nên tiếng đàn đầy đặn, trong trẻo
- Quãng cao: sử dụng hoàn toàn dây kim loại trần, âm thanh sắc, gon, đanh và cứng cáp
Dây đàn được mắc nối vào 2 bên trục, bắt so le qua cầu ngựa và qua "con lăn" - một miếng kim loại nhỏ được cắt mài theo dạng hình trụ cầu có thể lăn qua lăn lại để hỗ trợ điều chỉnh cao độ một cách nhanh chóng.
Que đàn đựoc làm bằng tre vót nhỏ, đầu que đựoc thiết kế gắn một miếng gỗ nhỏ hình dạng như một nửa hình bầu dục, bọc thun hoặc miếng cao su. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng 2 đầu que gõ vào dây đàn tạo ra các âm thanh với những kỹ thuật như: đánh đơn, đánh chồng âm - hòa âm, nẩy âm, reo dây, bịt tiếng, gẩy đuôi que...
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ một số người dịch tiếng Anh từ zither là đàn tam thập lục. Đây là khái niệm sai, về cơ bản ta không nên dịch nhạc cụ zither ra tiếng Việt. Hơn nữa, vì đàn tranh gọi là Asian zither trong tiếng Anh nên nhiều người không phân biệt nổi đàn tranh và đàn tam thập lục. Trong khi đàn tranh Việt Nam gọi theo Hán Việt là thập lục cầm - tức đàn 16 dây.