Bước tới nội dung

Apatit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Apatit
Tinh thể apatit, Canada
Thông tin chung
Thể loạiNhóm khoáng vật phosphat
Công thức hóa họcCa5(PO4)3(F,Cl,OH)
Hệ tinh thểSáu phương-tháp đôi (6/m)[1]
Nhận dạng
MàuTrong suốt đến mờ, thường có màu lục, ít khi không màu, vàng, xanh đến tím, hồng, nâu.[2]
Dạng thường tinh thểTrụ, tinh thể lăng trụ, khối, hạt
Cát khai[0001] Indistinct, [1010] Indistinct[1]
Vết vỡVỏ sò
Độ cứng Mohs5
ÁnhThủy tinh to subresinous
Màu vết vạchTrắng
Tính trong mờTrong suốt đến mờ[1]
Tỷ trọng riêng3,16 - 3,22[1]
Láng erThủy tinh
Thuộc tính quangKhúc xạ kép, uniaxial negative
Chiết suất1,634 - 1,638 (+,012, -,006)
Khúc xạ kép,002-,008
Đa sắcĐá màu xanh - xanh và vàng đến không màu. Các màu khác thì rất yếu.
Tán sắc,013
Huỳnh quangĐá màu vàng - đỏ tía đối với sóng dài; đá màu xanh - xanh đến xanh nhạt đối với sóng ngắn và sóng dài; đá màu lục - vàng lục đối với sóng dài; đá màu hồng - vàng lục đối với sóng dài, tía nhạt đối với sóng ngắn.

Apatit (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp apatite /apatit/),[3] còn được viết là a-pa-tít,[3] là một nhóm các khoáng vật phosphat bao gồm hidroxylapatit, fluorroapatit và cloroapatit. Các loại apatit này được gọi tên do trong thành phần tinh thể của chúng có chứa các ion OH-, F- và Cl-. Công thức chung của apatit thường được biểu diễn theo dạng nhóm thành phần như Ca5(PO4)3(OH, F, Cl), hoặc theo công thức riêng của từng loại khoáng vật riêng lẻ tương ứng như: Ca5(PO4)3(OH), Ca5(PO4)3F và Ca5(PO4)3Cl.

Hidroxylapatit là thành phần chủ yếu tạo thành men răng. fluorroapatit có khả năng chống lại sự tấn công của axit tốt hơn hidroxylapatit, vì vậy trong thành phần của kem đánh răng có chứa một lượng các ion fluor dưới dạng natri fluorrua hoặc natri monofluorroapatit.

Ở Việt Nam, quặng apatit Lào Cai được khai thác chủ yếu để chế tạo phân bón cho nông nghiệp. Quăng apatit Lào Cai giàu hàm lượng P2O5 được nhà máy Supe Phosphat và hóa chất Lâm Thao sử dụng để sản xuất phân bón. Loại có hàm lượng P2O5 nghèo hơn được sử dụng để làm phân lân nung chảy và loại quặng nghèo có hàm lượng P2O5 dưới 18% được sử dụng để tuyển nổi làm giàu tại Nhà máy Tuyển quặng apatit ở Lào Cai. Sau khi tuyển nổi, hàm lượng quặng tinh P2O5 đạt trên 32% cũng được sử dụng để sản xuất phân bón. Một lượng nhỏ quặng apatit tại Lào Cai cũng được sử dụng trực tiếp để sản xuất phosphor vàng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d http://webmineral.com/data/Apatite.shtml Webmineral data
  2. ^ Gemological Institute of America, GIA Gem Reference Guide 1995, ISBN 0-87311-019-6
  3. ^ a b Đặng Thái Minh, "Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française", Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 49.