Bước tới nội dung

Bạo loạn Delhi 2020

Bạo loạn Delhi 2020
Các tòa nhà bị đốt trong những cuộc bạo loạn ở Shiv Vihar, New Delhi
Ngày23 tháng 2 năm 2020 – 1 tháng 3 năm 2020 (7 ngày)[1]
Địa điểm
28°40′55″B 77°16′26″Đ / 28,682°B 77,274°Đ / 28.682; 77.274
Nguyên nhân
Mục tiêu
Hình thức
Thương vong
Người chết53;[7] 35 trên 49 người đã xác định danh tính là người Hồi giáo[8]
Bị thương200+[9]
Bắt giữ2200 (bao gồm những người bị giam giữ)[10]
Map

Bạo loạn Delhi 2020 hay Bạo loạn Đông Bắc Delhi là một loạt các cuộc bạo loạn, phá hoại tài sản và đổ máu xảy ra do tôn giáo ở Đông Bắc Delhi, Ấn Độ, từ ngày 23 tháng 2 năm 2020 đến ngày 1 tháng 3 năm 2020, khiến 53 người tử vong (trong đó đa số là người Hồi giáo)[11][12] và hơn 200 người bị thương.[9]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tình bắt đầu ở Ấn Độ để phản đối Đạo luật Công dân sửa đổi được thông qua ở cả hai viện của Quốc hội.[13][14][15][16] Những người biểu tình không chỉ kích động chống lại các vấn đề về quyền công dân của đạo luật mà còn chống lại Sổ Đăng ký Công dân Quốc giaSổ Đăng ký Dân số Quốc gia.[17] Đêm 22 – 23 tháng 2 năm 2020, khoảng 500 đến 1000 phụ nữ tập hợp để biểu tình trên một con đường từ Seelampur đến Jaffrabad ở Đông Bắc Delhi. Cuộc biểu tình đã chặn lối ra vào của ga đường sắt ngầm Seelampur.[18][19] Theo những người tham gia, cuộc biểu tình thể hiện tinh thần đoàn kết với Bharat Bandh được kêu gọi bởi Bhim Army và được lên kế hoạch bắt đầu vào ngày 23 tháng 2. Lực lượng cảnh sát và bán quân sự đã được triển khai tại địa điểm biểu tình.[20]

Khuyến khích

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 2 năm 2020, Kapil Mishra, một lãnh đạo Đảng Bharatiya Janata địa phương và cựu thành viên Hội đồng Lập pháp, nói trước công chúng trong một cuộc tập hợp chống lại những người biểu tình phản đối đạo luật, với sự chứng kiến của cảnh sát Ved Prakash Surya.[a] Kapil đã thị oai cảnh sát phải di dời những người biểu tình từ các khu vực Jaffrabad và Chand Bagh trong vòng ba ngày và bị cáo buộc là đã đe dọa sẽ tự giải quyết vấn đề và không "giữ bình tĩnh" trong trường hợp ho thất bại.[3][22] Sau cuộc tập hợp, chính ông đã đăng lên Twitter một video với nội dung mình đe dọa cảnh sát. Chỉ sau cuộc tập hợp một vài giờ, một cuộc đụng độ đã xảy ra giữa những người ủng hộ và phản đối đạo luật.[23]

"कपिल मिश्रा आग लगा के घर में घुस गया, हम जैसों के बेटे मर रहे हैं"
(Kapil Mishra đã khởi đầu mọi chuyện rồi đi về nhà, trong khi con cái của chúng tôi đang bị giết.

—cha của Rahul Solanki, một nạn nhân trẻ chết sau khi bị tấn công trong các cuộc bạo loạn.[24]

Đại biểu Quốc hội Đông Delhi của Đảng Bharatiya Janata Gautam Gambhir nói rằng "phát biểu của Kapil Mishra là không thể chấp nhận được" và yêu cầu có những hành động nghiêm khắc trên những người chịu trách nhiệm cho bạo lực bất kể họ thuộc đảng phái nào.[23]

Ba đơn khiếu nại (hai đơn nộp lên cảnh sát cho một báo cáo và một đơn kiện đến Tòa án Tối cao Ấn Độ) đã được nộp để cáo buộc Kapil Mishra khuyến khích bạo lực. Đảng viên Đảng Aam Aadmi Reshma Nadeem đã nộp đơn đầu tiên, đơn thứ hai do Haseeb ul Hasan nộp. Những đơn này cáo buộc Kapil có những lời khiêu khích công cộng, khuyến khích và gây ra bạo lực. Tính đến ngày 25 tháng 2, cảnh sát chưa có động thái gì đối với Kapil.[3]

  1. ^ Trước đó vào ngày 17 tháng 12 năm 2019, bạo lực đã xảy ra trong các cuộc biểu tính phản đối đạo luật ở khu vực Seelampur, Đông Bắc Delhi. Ngày 3 tháng 1 năm 2020, Surya nói với truyền thông rằng nhân viên an ninh đầy đủ và có sắp xếp an ninh đàng hoàng ở khu vực Seelampur và hy vọng không có bất kì cuộc tụ tập hay bạo lực nào sẽ diễn ra.[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Panic grips Delhi after fresh violence rumours, police say situation normal”. Hindustan Times. ngày 1 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020. No riot-related deaths were reported on Saturday but a shop was set on fire in the Welcome area, said police.
  2. ^ a b “Delhi violence: Four video clips that court made cops watch”. India Today. ngày 26 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ a b c d “Two complaints filed against BJP leader Kapil Mishra for inciting violence in North-East Delhi”. DNA India (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ a b Varma, Shaylaja (ngày 24 tháng 2 năm 2020). "We'll Be Peaceful Till Trump Leaves," BJP Leader Kapil Mishra Warns Delhi Police”. The NDTV. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  5. ^ “Delhi Riots: Mosque Set on Fire in Ashok Nagar, Hanuman Flag Placed on Minaret”. The Wire. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ “4 Burnt Mosques In 48 Hours Show Delhi Riots Are About Religion, Not CAA”. HuffPost India. ngày 27 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ “Delhi violence | Death toll rises to 53”. The Hindu. ngày 5 tháng 3 năm 2020. ISSN 0971-751X. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ Hannah Ellis-Petersen and Shaikh Azizur Rahman (ngày 6 tháng 3 năm 2020). “I cannot find my father's body': Delhi's fearful Muslims mourn riot dead”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  9. ^ a b “It's Official: Police Says 53 Dead, 200+ Injured, 2200 Arrests in Delhi Riots”. The Wire. ngày 8 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  10. ^ “Delhi riots: 690 cases registered, violence victims find shelter in relief camps”. India Today. ngày 7 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2020.
  11. ^ Gettleman, Jeffrey; Abi-Habib, Maria (ngày 1 tháng 3 năm 2020), “In India, Modi's Policies Have Lit a Fuse”, The New York Times, truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020, This past week, as neighborhoods in India's capital burned and religiously driven bloodletting consumed more than 40 lives, most of them Muslim, India's government was quick to say that the violence was spontaneous... Many Muslims are now leaving, hoisting their unburned things on their heads and trudging away from streets that still smell of smoke.
  12. ^ Slater, Joanna; Masih, Niha (ngày 6 tháng 3 năm 2020), “In Delhi's worst violence in decades, a man watched his brother burn”, The Washington Post, truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020, At least 53 people were killed or suffered deadly injuries in violence that persisted for two days.The majority of those killed were Muslims, many shot, hacked or burned to death. A police officer and an intelligence officer were also killed. So too were more than a dozen Hindus, most of them shot or assaulted.
  13. ^ “Ten killed in Delhi violence during Trump visit”. BBC News. ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ “Shaheen Bagh: The women occupying Delhi street against citizenship law – 'I don't want to die proving I am Indian'. BBC. ngày 4 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  15. ^ Bakshi, Asmita (ngày 2 tháng 1 năm 2020). “Portraits of resilience: the new year in Shaheen Bagh”. Livemint (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  16. ^ Reporter, Staff (ngày 29 tháng 12 năm 2019). “Shaheen Bagh residents brave the cold as anti-CAA stir enters Day 15”. The Hindu (bằng tiếng Anh). ISSN 0971-751X. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  17. ^ “Not bothered who wins Delhi elections, say Shaheen Bagh protesters”. The Economic Times. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  18. ^ “Jaffrabad anti-CAA protests: Over 500 women block road connecting Seelampur with Maujpur and Yamuna Vihar; Delhi Metro shuts station”. The First Post. ngày 23 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  19. ^ “Began with roses, ended with bullets: How CAA protests in Delhi unfolded”. Hindustan Times (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  20. ^ “Anti-CAA Protesters Block Seelampur-Jaffrabad Road, Cops Deployed”. The Quint. ngày 23 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  21. ^ “No gathering expected, adequate security deployed in Seelampur: DCP Ved Prakash”. Asian News International (ANI). ngày 3 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  22. ^ “Kapil Mishra warns cops: Clear road in 3 days... after that we won't listen to you'. The Hindustan Times. ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  23. ^ a b "Kapil Mishra's Speech Unacceptable": BJP's Gautam Gambhir On Delhi Violence”. NDTV.com. ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  24. ^ “कपिल मिश्रा आग लगा के घर में घुस गया, हम जैसों के बेटे मर रहे हैं- फूटा पिता का दर्द और गुस्सा”. Jansatta (bằng tiếng Hindi). ngày 26 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.