Bước tới nội dung

Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1908

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1908

← 1904 3 tháng 11, 1908 1912 →

483 thành viên của Đại cử tri đoàn
242 phiếu phiếu để đắc cử
Số người đi bầu65.7%[1] Tăng 0.2 pp
 
Đề cử William Howard Taft William Jennings Bryan
Đảng Cộng hòa Dân chủ
Quê nhà Ohio Nebraska
Đồng ứng cử James S. Sherman John W. Kern
Phiếu đại cử tri 321 162
Tiểu bang giành được 29 17
Phiếu phổ thông  7,678,395 6,408,984
Tỉ lệ 51.6% 43.1%

Bản đồ hiển thị kết quả bầu cử. Đỏ biểu thị bang thắng bởi Taft/Sherman, Xanh lam biểu thị bang thắng bởi Bryan/Kern. Các con số cho biết số phiếu đại cử tri được phân bổ cho mỗi tiểu bang.

Tổng thống trước bầu cử

Theodore Roosevelt
Cộng hòa

Tổng thống được bầu

William Howard Taft
Cộng hòa

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1908cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần lần thứ 31, được tổ chức vào thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 1908. Ứng cử viên Đảng Cộng hòa William Howard Taft đã đánh bại William Jennings Bryan, người có 3 lần là ứng cử viên Đảng Dân chủ.

Tổng thống đương nhiệm vào năm 1908, Theodore Roosevelt. Nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc vào trưa ngày 4 tháng 3 năm 1909.

Tổng thống đương nhiệm Theodore Roosevelt đã tôn trọng lời hứa không tranh cử lần thứ ba (về mặt kỹ thuật là nhiệm kỳ đầy đủ thứ hai) và thuyết phục người bạn thân của ông, Taft, trở thành người thay ông tranh cử. Với sự hỗ trợ của Roosevelt, Taft đã giành được đề cử tổng thống tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1908 ngay từ lần đầu tiên. Đảng Dân chủ đề cử Bryan, người đã hai lần bị đánh bại vào năm 18961900, bởi ứng cử viên đảng Cộng hòa William McKinley.

Bryan, một phần của phe tự do/cấp tiến hơn trong Đảng Dân chủ, đã tiến hành một chiến dịch mạnh mẽ chống lại giới doanh nhân tinh hoa đầy quyền lực của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả như vậy, ông vẫn nhận thất bại nặng nề nhất trong ba lần tranh cử tổng thống về cả phiếu phổ thông lẫn phiếu đại cử tri. Taft đã giành được 51,6% tổng số phiếu phổ thông và giành chiến thắng ở hầu hết các bang bên ngoài miền Nam. Chiến thắng của Taft đã mang lại cho đảng Cộng hòa chiến thắng thứ tư liên tiếp trong các cuộc bầu cử tổng thống. Đảng Cộng hòa mất chức tổng thống 4 năm sau đó vào tay Đảng Dân chủ do chia rẽ giữa Taft và Roosevelt. Hai ứng cử viên từ các đảng nhỏ, Eugene V. Debs của Đảng Xã hộiEugene W. Chafin của Đảng Cấm rượu, mỗi người giành được hơn 1% số phiếu phổ thông. Đây cũng là cuộc bầu cử cuối cùng trước khi ArizonaNew Mexico trở thành tiểu bang vào ngày 6 tháng 1 và ngày 14 tháng 2 năm 1912.

Đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề cử của Đảng Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Republican Party (United States)
Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)
Đề cử của Đảng Cộng hòa năm 1908
William Howard Taft James S. Sherman
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ
thứ 42
(1904–1908)
Dân biểu Hoa Kỳ
từ Khu 27, New York
(1903–1909)

Ứng cử viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Ứng cử viên được liệt kê theo số đại biểu giành được
William H. Taft Philander C. Knox Charles E. Hughes Joseph G. Cannon Charles W. Fairbanks Robert M. La Follette Joseph B. Foraker Leslie M. Shaw
Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ
thứ 42
từ Ohio
(1904–1908)
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ
thứ 44
từ Pennsylvania
(1901–1904)
Thống đốc
thứ 36
của New York
(1907–1910)
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ
thứ 35
từ Illinois
(1903–1911)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ
thứ 26
từ Indiana
(1905–1909)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
từ Wisconsin
(1906–1925)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
từ Ohio
(1897–1909)
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ
thứ 43
từ Iowa
(1902–1907)
Đại biểu: 549 [2][3][4][5][6] Đại biểu: 67 [2][6] Đại biểu: 54 [2][6] Đại biểu: 46 [2][6] Đại biểu: 32 [2][6] Đại biểu: 25 [2][6] Đại biểu: 5 [2][7][6] Đại biểu: 0 [2]

Cuộc đua giành đề cử của Đảng Cộng hòa đánh dấu sự ra đời của hệ thống bầu cử sơ bộ tại Hoa Kỳ. Ý tưởng về hệ thống này được các chính trị gia như Thống đốc New York Charles Evans HughesThượng nghị sĩ Albert B. Cummins ủng hộ. Bang đầu tiên tổ chức bầu cử sơ bộ tổng thống để chọn đại biểu tham dự đại hội toàn quốc là Florida vào năm 1904. Đầu năm 1908, hai ứng cử viên duy nhất của Đảng Cộng hòa tham gia các chiến dịch tranh cử tổng thống trên toàn quốc là Bộ trưởng Chiến tranh William Howard TaftThống đốc Joseph B. Foraker, cả hai đều xuất thân từ bang Ohio. Trong cuộc đua giành đề cử, bốn bang đã tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ra các đại biểu dự đại hội toàn quốc. Tại Ohio, Đảng Cộng hòa đã tổ chức bầu cử sơ bộ vào ngày 11 tháng 2. Các ứng cử viên cam kết bầu Taft được in trên lá phiếu của Taft, và các ứng cử viên cam kết bầu Foraker được in trên lá phiếu của ông. Taft sau đó giành chiến thắng vang dội tại Ohio. Ba bang tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn đại biểu theo nhóm dẫn đến kết quả khác nhau: California chọn nhóm đại biểu ủng hộ Taft; Wisconsin thì chọn nhóm ủng hộ Thượng nghị sĩ Wisconsin Robert M. La Follette, Sr., và Pennsylvania chọn nhóm ủng hộ Thượng nghị sĩ Philander C. Knox.

Đại hội Đảng Cộng hòa năm 19028 được tổ chức tại Chicago từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 6. William Howard Taft được đề cử với 702 phiếu bầu so với 68 cho Knox, 67 cho Hughes, 58 cho Cannon, 40 cho Fairbanks, 25 cho La Follette, 16 cho Foraker, 3 cho Tổng thống Roosevelt và một phiếu trắng. [8]

Phiếu bầu ứng cử viên Tổng thống
Ứng viên Lần 1 Lần 2
William Howard Taft 702 980
Philander C. Knox 68 -
Charles Evans Hughes 67 -
Joseph Gurney Cannon 58 -
Charles W. Fairbanks 40 -
Robert M. La Follette 25 -
Joseph B. Foraker 16 -
Theodore Roosevelt 3 -
Không bỏ phiếu 1 -

[9]

Dân biểu James S. Sherman từ New York nhận được đề cử làm phó tổng thống.

Phiếu bầu ứng cử viên Phó Tổng thống
Ứng viên Lần 1 Lần 2
James S. Sherman 816 980
Franklin Murphy 77 -
Curtis Guild, Jr. 75 -
George L. Sheldon 10 -
Charles W. Fairbanks 1 -
Không bỏ phiếu 1 -

[10]

Đề cử của Đảng Dân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Democratic Party (United States)
Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ)
Đề cử của Đảng Dân chủ năm 1908
William Jennings Bryan John W. Kern
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Dân biểu Hoa Kỳ
từ Khu 1, Nebraska
(1891–1895)
Thượng nghị sĩ
bang Indiana

(1893–1897)
Chiến dịch

Ứng cử viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Ứng cử viên được liệt kê theo số đại biểu giành được
William J. Bryan John A. Johnson George Gray Jesse R. Grant
Dân biểu Hoa Kỳ
từ Khu 1, Nebraska
(1891–1895)
Thống đốc Minnesota
thứ 16
(1905–1909)
Thẩm phán Tòa án Phúc thẩm Liên bang
từ Delaware
(1899–1914)
Kỹ sư và Doanh nhân
từ California
Đại biểu: 549 [11] Đại biểu: 25 [11] Đại biểu: 6 [11] Đại biểu: 0 [11]
Phiếu bầu ứng cử viên
Tổng thống Phó Tổng thống
William J. Bryan 888.5 / Nhất trí John W. Kern Nhất trí
George Gray 59.5
John A. Johnson 46
Không bỏ phiếu 8

Khi cuộc bầu cử năm 1908 đến gần, William Jennings Bryan là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí tổng thống của đảng Dân chủ. Đối thủ đáng gờm nhất của Bryan để giành đề cử là Thống đốc Minnesota John Albert Johnson. Câu chuyện từ nghèo khó trở nên giàu có của Johnson, sự trung thực, khuynh hướng cải cách và việc thắng cử ở một bang nghiêng hẳn về Đảng Cộng hòa đã khiến ông trở nên nổi tiếng trong thượng tầng Đảng Dân chủ. Vào tháng 3, Đại hội Đảng Dân chủ bang Minnesota đã nhất trí đề cử Johnson làm tổng thống. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, Bryan đã giành được hơn 2/3 số đại biểu cần thiết để được đề cử.

Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 1908 được tổ chức tại Denver từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 7. Johnson, nhận thức được thực tế rằng việc giành được đề cử của Bryan chỉ còn là vấn đề thời gian, đã rút lui, qua đó cho phép Bryan giành được đề cử trong lần bỏ phiếu đầu tiên.[12]

Bryan để lại quyền lựa chọn Phó Tổng thống cho các đại biểu. John W. Kern từ Indiana đã được nhất trí chọn làm ứng cử viên cho chức phó tổng thống mà không thông qua bất kỳ cuộc bỏ phiếu chính thức sau khi Charles A. Towne, Archibald McNeilClark Howell rút lui. Kern là cựu thượng nghị sĩ bang (1893-1897) và là ứng cử viên thống đốc hai lần (vào các năm 1900 và 1904).

Đáp lại việc đề cử Bryan và Kern, The New York Times đã chế giễu rằng liên danh tranh cử của đảng Dân chủ là "trước sau như một" bởi vì "một người đàn ông hai lần bị đánh bại trong cuộc đua giành chức Tổng thống thì đứng đầu nó, và một người đàn ông hai lần bị đánh bại trong cuộc đua giành chức thống đốc bang thì đứng ở phần đuôi của nó."[13]

Đảng nhỏ và chính khách độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề cử của Đảng Nhân dân

[sửa | sửa mã nguồn]
Đề cử của Đảng Nhân Dân năm 1908
Thomas E. Watson Samuel Williams
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Dân biểu Hoa Kỳ
từ Khu 10, Georgia
(1891–1893)
Dân biểu Tiểu bang
từ Indiana
(1885–1887)

Năm 1904, đảng Nhân dân đạt được nhiều kết quả khá tốt trên chính trường toàn quốc. Số phiếu phổ thông của nó gấp đôi số phiếu giành được trong cuộc bầu cử tổng thống trước đó và ở 10 bang, nó đã nhận được hơn 1% số phiếu bầu. Đảng cũng đề cử 47 ứng cử viên vào Hạ viện, mặc dù những người duy nhất được bầu đều được một trong các đảng lớn tán thành ủng hộ. Đảng vẫn duy trì liên minh với Đảng Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa ở nhiều bang.

Ba năm tiếp theo là khoảng thời gian đầy thử thách đối với đảng. Khi các đảng viên Đảng Dân chủ bắt đầu kêu gọi ủng hộ đề cử của Bryan vào năm 1908, nhà lãnh đạo Đảng Nhân dân miền Tây Thomas Tibbles đã thông báo rằng Đảng Nhân dân có thể sẽ không ủng hộ Bryan vì ông đề cao các lợi ích cho miền Đông hơn.[14] Hai tháng sau, các đảng viên Đảng Dân chủ ở Nebraska đã quyết định trong đại hội cấp bang của mình rằng họ sẽ chấm dứt hợp tác với Đảng Nhân dân, nhưng nhanh chóng lật ngược quyết định. [15] Trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Nhân dân chỉ đề cử 10 ứng cử viên vào Hạ viện, bên cạnh việc chi nhánh Đảng Nhân dân tại Kansas chính thức giải tán vào tháng 12 khi lãnh đạo của nó gia nhập Đảng Cộng hòa.[16]

Ủy ban Quốc gia Đảng Nhân dân nhóm họp vào ngày 26 tháng 11 năm 1907 để lên kế hoạch cho Đại hội toàn quốc diễn ra vào năm 1908. Chủ tịch Ủy ban James Ferriss nhiệt tình ủng hộ Thomas Watson ra tranh cử với hy vọng họ sẽ tạo dựng được một liên minh với một hoặc nhiều đảng nhỏ khác, có thể bao gồm cả Liên đoàn Độc lập hoặc Đảng Cấm rượu.[17]

Vào ngày khai mạc đại hội Đảng, phái đoàn từ Nebraska đã tìm mọi cách để trì hoãn tiến trình của đại hội vì họ muốn đề cử Bryan thay vì Watson. Một trong những đại biểu của họ, AM Walling từ Nebraska, nói với tờ New York Times "chúng tôi sẽ bỏ Đại hội nếu họ cố gắng đề cử Thomas E. Watson hoặc bất kỳ ai khác. Chúng tôi không đơn độc, vì chúng tôi có sự ủng hộ của phái đoàn Minnesota, Georgia và có thể cả Michigan và Kansas".[18]

Sau cùng, Đại hội được tổ chức vào ngày thứ hai. Những người ủng hộ Watson đã đề cử George A. Honnecker của New Jersey làm Chủ tịch Thường trực, đánh bại Jacob Coxey, người được nhóm ủng hộ Bryan đề cử. Cương lĩnh được thông qua của đảng nhấn mạnh sự cấp thiết của việc giải quyết lạm phát tiền tệ, quyền sở hữu công cộng đối với đường sắt, điện thoại và điện báo, luật lao động và lệnh cấm đánh bạc trong tương lai. Khi thời gian bỏ phiếu bắt đầu, Đại hội đã xuất hiện những rạn nứt từ trong nội bộ khi phái đoàn Nebraska đã tự ý rời khỏi Đại hội ngay sau khi Watson được đề cử, theo sau họ là TJ Weighan, đại biểu duy nhất đại diện cho Minnesota. Watson sau đó được đề cử làm Tổng thống trong khi Samuel Williams từ Indiana được đề cử làm Phó Tổng thống.[19]

Đề cử của Đảng Xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Đề cử của Đảng Xã hội năm 1908
Eugene V. Debs Ben Hanford
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Thượng nghị sĩ Tiểu bang
từ Indiana
(1885–1889)
Kỹ sư in ấn
từ New York
Chiến dịch
Ứng cử viên được liệt kê theo số đại biểu giành được
Eugene V. Debs James F. Carey Carl D. Thompson Algie M. Simons Maximillian S. Hayes
Cựu Thượng nghị sĩ Tiểu bang
từ Indiana
(1885–1889)
Cựu Dân biểu Tiểu bang
từ Massachusetts
(1899–1903)
Dân biểu Tiểu bang
từ Wisconsin
(1906–1908)
Cựu Biên tập viên
của Tạp chí Xã hội chủ nghĩa Quốc tế
từ Illinois
(1900–1908)
Biên tập viên
của Cleveland Citizen
từ Ohio
(1891–1940)
Đại biểu: 159 Đại biểu: 16

TCTC

Đại biểu: 14 Đại biểu: 9 Đại biểu: 0

TCTC

[20] [20] [20] [20] [20]

[21]

Các thành viên cấp tiến của đảng ủng hộ đề cử Bill Haywood. Sức khỏe của Debs là mối lo của Đảng cho đến khi Ben Hanford, một đại biểu của phái đoàn New York, đọc được lá thư của Debs nói rằng ông có sức khỏe tốt và sẽ ủng hộ bất kỳ ai giành được đề cử. Seymour Stedman, đối thủ của Debs, đã đề cử Algie Martin Simons, người được phe cánh hữu trong đảng ủng hộ. Victor L. Berger thì đề cử Carl D. Thompson và được Winfield R. GaylordCarolyn Lloyd Strobell ủng hộ. James F. Carey được Ida Crouch-Hazlett đề cử. Đề cử của Max S. Hayes được Alfred Wagenknecht ủng hộ. Trong khi đó, vào ngày 14 tháng 5 năm 1908, Debs, người được Phillip H. Callery đề cử và John Spargo ủng hộ, đã giành được đề cử trong lần bỏ phiếu đầu tiên với 159 phiếu trong tổng số 198 phiếu. Sau cuộc bỏ phiếu, Berger và Stedman đã đề xuất một thỏa hiệp nhằm thống nhất đề cử một liên danh. Carey ban đầu được các phái đoàn Massachusetts, Minnesota và Montana đề cử làm Phó Tổng thống, nhưng ông đã từ chối tranh cử giống như Caleb Lipscomb. Hanford do đó đã giành chiến thắng ngay từ lần bỏ phiếu đầu tiên chọn ứng viên Phó Tổng thống với 106 phiếu. Chiến dịch của Debs do J. Mahlon Barnes điều hành.[22] [23] [24] [25] [26] Đây là lần đầu tiên một ứng cử viên ngoài Debs được đề cử làm ứng cử viên Tổng thống của Đảng Xã hội.

Lincoln Steffens ban đầu tin rằng Debs không phù hợp để được đề cử làm Tổng thống, nhưng sau đó đã nói với Brand Whitlock, thị trưởng Toledo, Ohio, bỏ phiếu cho Debs sau khi Steffens phỏng vấn cả Debs và Berger. Haywood đã gây quỹ để mua một đoàn tàu với hơn 200.000 nhà tài trợ, sau này được đặt tên là Red Special. Chuyến tàu của Debs khởi hành vào ngày 30 tháng 8 năm 1908, đi hơn 9.000 dặm và có 187 bài phát biểu trong 25 ngày. Hai mươi hai triệu bản của báo Kêu gọi Lý trí đã được phân phát trong chiến dịch và tờ báo đã thu hút được 50.000 người đăng ký.[27]

Theodore Roosevelt tin rằng Đảng Xã hội sẽ thu hút những cử tri tiến bộ của Taft và chỉ trích các bài phát biểu của Debs "là bạo lực và tội phạm một cách văn thơ". Samuel Gompers, chủ tịch Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ và là người ủng hộ Bryan, đã chỉ trích Debs, cáo buộc ông nhận tài trợ bí mật cho chuyến tàu của mình từ Đảng Cộng hòa. Để đáp trả, Đảng Xã hội công khai tên của những nhà tài trợ và số tiền họ quyên góp, đồng thời thách thức Gompers ra tranh luận, nhưng ông ta từ chối. Cựu Tổng thống Grover Cleveland và tờ Chicago Tribune dự đoán rằng Đảng Xã hội sẽ nhận được hơn một triệu phiếu bầu.[28]

Debs hy vọng mình sẽ nhận được hơn một triệu phiếu bầu như dự đoán, nhưng sau cùng chỉ nhận được 420.852 phiếu bầu, tăng chỉ 20.000 phiếu bầu so với cuộc bầu cử năm 1904.

Phiếu bầu ứng cử viên Tổng thống 1 2 Phiếu bầu ứng cử viên Phó Tổng thống 1 2
Eugene V. Debs 159 Nhất trí Ben Hanford 106 Nhất trí
James F. Carey 16 Seymour Stedman 42
Carl D. Thompson 14 May Wood Simons 20
Algie Martin Simons 9 John W. Slayton 15
Caleb Lipscomb 1
George W. Woodbey 1
Tư liệu [29] [29] [29] [29] [29]

Đề cử của Đảng Lao động Xã hội Chủ nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]
Đề cử của Đảng Lao động Xã hội Chủ nghĩa năm 1908
August Gillhaus Donald L. Munro
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Kỹ sư
từ New York
Thợ máy
từ Virginia

Đảng Lao động Xã hội chủ nghĩa nhóm họp tại Thành phố New York từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 5 tháng 7 tại Arlington Hall, St. Mark's Place. Trong khi số lượng thành viên ngày càng giảm do sức hút của Đảng Xã hội do Eugene DebsBill Haywood lãnh đạo, Daniel De Leon và đồng hương của ông vẫn cam kết duy trì đường lối riêng của họ, coi Debs và cương lĩnh của ông là "phản động".[30] Một nỗ lực đã được thực hiện để phế truất Leon khỏi vị trí biên tập viên các tờ báo của Đảng nhằm tìm cách đề cử một ứng cử viên ôn hòa hơn, vì se ngại rằng các bài viết của Leon sẽ làm phật ý những cử tri tiềm năng của đảng. Nỗ lực sau cùng trở thành một thất bại ê chề khi tỷ lệ áp đảo đảng viên của đảng lên tiếng bảo vệ Leon.[31] Khi đến thời điểm đề cử, Leon đã đích thân đề cử Martin Preston từ Nevada, người hiện đang thụ án tù vì tội giết người. Đặc biệt hơn cả, Preston lúc đó mới 32 tuổi, Leon cho rằng "nếu như Preston được người dân lao động bầu lên, anh ta xứng đáng được ngồi vào chiếc ghế đó". Đề cử của Preston đã được nhất trí thông qua, với việc Donald Munro từ Virginia giành chiến thắng trước Arthur S. Dower từ Texas để giành được đề cử Phó Tổng thống. Các đề cử sau đó đã được hợp thức hóa tại Cooper Union sau khi đại hội kết thúc.[32]

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, trái lại suy nghĩ của đa số mọi người, Martin Preston trả lời trong một bức điện rằng ông sẽ không chấp nhận đề cử Tổng thống. [33] August Gillhaus của New York sau đó đã được đề cử thay cho Preston.

Đề cử của Đảng Cấm rượu

[sửa | sửa mã nguồn]
Đề cử của Đảng Cấm rượu năm 1908
Eugene W. Chafin Aaron S. Watkins
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Luật sư
từ Illinois
Giáo sư và Mục sư
Giám lý
từ Ohio
Chiến dịch

Đảng Cấm rượu nhóm họp ở Columbus, Ohio, vào ngày 14 và 15 tháng 7 để đề cử ứng viên Tổng thống của mình. Eugene Chafin được đề cử ở lần bỏ phiếu thứ ba. Khi người về nhì trong lá phiếu đề cử Tổng thống William Palmore, một Mục sư Giám lý từ Missouri và là Biên tập viên của tờ St. Louis Christian Advocate, từ chối đề cử của ông cho chức Phó Tổng thống, đại hội đã nhanh chóng cho phép đề cử nhiều nhân vật mới và tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác. Aaron Watkins của Ohio sau cùng giành được đa số trong lần bỏ phiếu đầu tiên.

Phiếu bầu của Đại hội
Tổng thống (Ghi chú) Phó Tổng thống[34]
Ứng viên 1 2 3 Nhất trí Ứng viên Nhất trí 1 Nhất trí
Eugene W. Chafin 195 376 636 1,087 Aaron S. Watkins - ? 1,087
William A. Palmore 273 418 415 - William A. Palmore 1,087 - -
Alfred L. Manierre 159 121 4 - T. B. Demaree - ? -
Daniel R. Sheen 124 157 12 - Charles S. Holler - ? -
Will W. Tracy 105 81 7 - - - - -
Frederick F. Wheeler 72 73 - - - - - -
Oliver W. Stewart 61 47 - - - - - -
James B. Cranfill 28 - - - - - - -
George R. Stewart 7 - - - - - - -
Charles Scanlon 1 - - - - - - -

Đề cử của Đảng Độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]
Đề cử của Đảng Độc lập năm 1908
Thomas L. Hisgen John T. Graves
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
CEO
của Hisgen Brothers

từ Massachusetts (1888–1927)

Biên tập viên báo
từ Georgia
Ứng cử viên được liệt kê theo số đại biểu giành được
Thomas L. Hisgen John Temple Graves Milford W. Howard Reuben R. Lyon William R. Hearst William J. Bryan
CEO
của Hisgen Brothers
từ Massachusetts
(1888–1927)
Biên tập viên báo
từ Georgia
Cựu Dân biểu Hoa Kỳ
từ Khu 7, Alabama
(1895–1899)
Luật sư
từ New York
Cựu Dân biểu Hoa Kỳ
từ Khu 11, New York
(1903–1907)
Cựu Dân biểu Hoa Kỳ
từ Khu 1, Nebraska
(1891–1895)
Đại biểu: 831 Đại biểu: 213 Đại biểu: 200 Đại biểu: 71

RL: Trước lần bỏ phiếu thứ 2

Đại biểu: 49

TCTC

Đại biểu: 0

RL

[35] [35] [35] [35] [35] [35]

Thất vọng với thành tích của mình trong chiến dịch tranh đề cử Tổng thống của đảng Dân chủ năm 1904 và vỡ mộng về cơ hội lần thứ hai vào năm 1908, William Randolph Hearst quyết định tranh cử đại diện một đảng thứ ba do chính ông thành lập. Ban đầu được thành lập từ Liên đoàn Quyền Sở hữu thành phố, một "công cụ" giúp Hearst tranh cử không thành công cho chức thị trưởng New York vào năm 1905. Ý định ban đầu của Hearst là hợp nhất nó với tàn dư của Đảng Nhân dân do Thomas Watson, một cựu Dân biểu từ Georgia, lãnh đạo. Tuy nhiên, những ý định này đã bị tiêu tan khi mọi ứng cử viên mà Đảng Độc lập đề cử trong cuộc bầu cử tổ chức ở New York đều được bầu ngoại trừ chính Hearst, bất chấp sự ủng hộ của Đảng Dân chủ. Quá đau đớn, Hearst tuyên bố không bao giờ tranh gia tranh cử nữa.

Trong khi Hearst không còn là người được đề cử nữa, ông ấy hoàn toàn muốn dùng ảnh hưởng của mình tác động đến đại hội của Đảng Độc lập; trên thực tế, hầu hết nội dung của Cương lĩnh của đảng này đều là những tuyên bố đi theo quan điểm của Hearst. Thông qua ảnh hưởng của các bài báo và khoản tài trợ lớn của mình, Hearst hy vọng rằng liên danh Đảng Độc lập sẽ thu hút được cử tri ủng hộ William Jennings Bryan và dẫn đến một chiến thắng của Taft; mối thù cá nhân này bắt nguồn từ việc Bryan không ủng hộ nỗ lực tranh cử Tổng thống của chính Hearst vào năm 1904.

Phiếu bầu ứng viên Tổng thống
1 2 3
Thomas L. Hisgen 396 590 831
John T. Graves 213 189 7
Milford W. Howard 200 109 38
Reuben R. Lyon 71 0 0
William R. Hearst 49 49 2

[36]

Tổng tuyển cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch

[sửa | sửa mã nguồn]
Một nhà hùng biện đang phát biểu
Theodore Roosevelt, tổng thống đương nhiệm năm 1908, người sẽ hết nhiệm kỳ vào ngày 4 tháng 3 năm 1909

Khi vấn đề Bạc tự do không còn thu hút sự chú ý như trước đây, Bryan đã vận động với một Cương lĩnh tiến bộ tấn công "chính phủ theo đặc quyền". Khẩu hiệu tranh cử của ông, "Nhân dân sẽ cai trị?", đã được đăng trên nhiều áp phích và kỷ vật của chiến dịch. Tuy nhiên, Taft đã làm giảm sự ủng hộ của phe tiến bộ cho Bryan bằng cách chấp nhận một số ý tưởng cải cách của ông, và bản thân các chính sách tiến bộ của Roosevelt đã làm mờ đi sự khác biệt giữa các đảng. Đảng Cộng hòa cũng sử dụng khẩu hiệu "Bỏ phiếu cho Taft ngay bây giờ trong khi bạn có thể bỏ phiếu cho Bryan bất cứ lúc nào", một sự ám chỉ mỉa mai đến hai chiến dịch tranh cử tổng thống thất bại trước đó của Bryan.

Ứng cử viên Đảng Xã hội, Eugene Debs, bắt đầu cuộc vận động tranh cử đầy tham vọng trên một chuyến tàu có biệt danh là Special Red, phát biểu về sự nghiệp Xã hội chủ nghĩa trên khắp đất nước. Quá trình căng thẳng của cuộc vận động khiến Debs kiệt sức, và thậm chí có một vài lúc, anh trai của ông là Theodore - người có ngoại hình rất giống Eugene - đã thay thế ông để ông có thời gian nghỉ ngơi.[37]

Các doanh nhân tiếp tục ủng hộ Đảng Cộng hòa, còn Bryan không đảm bảo được sự ủng hộ của dân lao động. Kết quả là Bryan đã phải nhận thất bại nặng nề nhất trong ba lần tranh cử thất bại của mình. Ông đã mất gần như tất cả các bang phía Bắc vào tay Taft và bị bỏ xa những 8 điểm phần trăm.

Đây sẽ là chiến dịch tranh cử tổng thống cuối cùng của Bryan, mặc dù ông vẫn là một nhân vật có ảnh hưởng trong Đảng Dân chủ và vào năm 1912 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ Woodrow Wilson tranh cử Tổng thống. Charles W. Bryan, em trai của William, sẽ trở thành ứng cử viên Đảng Dân chủ cho chức Phó Tổng thống vào năm 1924. 162 phiếu đại cử tri của Bryan từ cuộc bầu cử này, cộng với 155 và 176 phiếu đại cử tri lần lượt từ các năm 1900 và 1896, khiến ông trở thành người nhận được nhiều phiếu đại cử tri nhất trong tất cả những lần tranh cử nhưng chưa bao giờ thực sự trở thành Tổng thống.

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả theo quận, tô sắc theo phần trăm phiếu bầu cho ứng cử viên giành chiến thắng. Sắc đỏ cho Taft (Đảng Cộng hòa), sắc xanh lam cho Bryan (Đảng Dân chủ), sắc xanh lục cho những ứng viên khác và màu xám cho quận với không phiếu bầu nào được ghi nhận. [38]
Roosevelt bàn giao các chính sách của mình cho người được ông bảo trợ, William H. Taft.

46 bang đã tham gia cuộc bầu cử (với Oklahoma lần đầu tham gia do mới gia nhập Liên bang chưa đầy một năm trước bầu cử). Bryan giành được 48 quận ở bang mới Oklahoma. Bryan nhận được nhiều phiếu bầu quan trọng nhất từ Trung Tây Nam, một phần do sự ủng hộ lớn của Oklahoma dành cho ông.[39]

Trong số 2.858 quận, Taft chiến thắng 1.494 (52,27%) trong khi Bryan thắng 1.355 (47,41%). 9 quận (0,31%) ghi nhận nhiều phiếu bầu cho "ứng viên khác" hơn một trong hai ứng cử viên của 2 đảng lớn, trong khi 28 quận (0,97%) không ghi nhận bất kỳ phiếu bầu nào do đây là địa bàn sinh sống của người Mỹ bản địa, những người không có quyền bầu cử trong 16 năm, hoặc bởi những người Mỹ gốc Phi ở miền Nam bị tước quyền bầu cử. Taft giành đa số phiếu ở 1.325 quận, trong khi Bryan giành đa số ở 1.204 quận.

Bằng cách giành được 1.355 quận, Bryan đã giành được nhiều quận hơn so với năm 1900 (1.340), nhưng ít hơn số quận mà ông đã giành được vào năm 1896 (1.559). Bryan giành được nhiều quận hơn McKinley vào năm 1896, nhưng không giành được nhiều quận hơn ứng cử viên từ Đảng Cộng hòa vào năm 1900 hoặc 1904. Tuy nhiên, so với sức ảnh hưởng lớn của mình trong các cuộc bầu cử trước, Bryan chỉ khiêm tốn giành thêm 69 quận mà ông thất bại ở các kỳ bầu cử trước đó.[40]

Bryan đã giành nhiều quận hơn cho Đảng Dân chủ ở mọi miền đất nước ngoại trừ New Englandmiền Nam. Số quận giành được bởi Bryan ở Wisconsin tăng gấp đôi trong khi ở Indiana, ông giành được nhiều quận hơn bất kỳ ứng cử viên khác của đảng Dân chủ trong Hệ thống Đảng thứ tư ngoại trừ năm 1912. Ông cũng giành được nhiều chiến thắng quyết định ở Missouri và Nebraska quê hương của ông, [41] bên cạnh việc đạt được những chiến thắng đáng chú ý khác ở Colorado và Nevada. Tuy nhiên, ở 4 bang miền Tây (Washington, Oregon, Wyoming và North Dakota), Michigan, Delaware và một số bang thuộc New England, đảng Dân chủ không thắng bất cứ một quận nào.

Tổng số phiếu bầu tăng lên rất nhiều, hơn một triệu so với năm 1904. Tuy nhiên, trong khi Taft có nhiều hơn Theodore Roosevelt gần 50.000 phiếu, Bryan có nhiều hơn tận 1.500.000 phiếu bầu so với Alton Parker và nhiều hơn cả hai chiến dịch tranh cử trước đó ông.

Điều đáng chú ý là số phiếu bầu "khác" chỉ kém khoảng bảy nghìn so với bốn năm trước đó. Các ứng viên "khác" giành số phiếu lớn nhất ở chín quận ở Georgia và Texas.

Quy mô của các bang mà Bryan giành được vào năm 1908 có lẽ là đặc điểm nổi bật bậc nhất trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ ba này và trong cuộc bầu cử tiếp theo mà ứng cử viên từ đảng ông chỉ giành được 5 triệu phiếu bầu, Bryan đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ ở mọi khu vực trên đất nước và ở mọi bang. Hơn nữa, gần 2/3 số phiếu bầu cho Bryan đến từ 15 bang thuộc các khu vực (Đông Bắc) Trung-Đại Tây Dương, Trung Đông BắcTrung Tây Bắc.

Tính đến năm 2022, đây là cuộc bầu cử gần đây nhất trong số hai lần mà Kansas và Nebraska không bỏ phiếu cho cùng một ứng cử viên, [a] cuộc bầu cử gần đây nhất mà Nebraska bỏ phiếu khác với cả Kansas và North Dakota, và là cuộc bầu cử gần đây nhất mà ứng viên đảng Cộng hòa thắng cử mà không thắng được Nebraska. Tính đến năm 2020, Bryan là người thứ 5 trong số 7 ứng cử viên Tổng thống giành được lượng đáng kể phiếu đại cử tri trong ít nhất 3 cuộc bầu cử, những người còn lại là Thomas Jefferson, Henry Clay, Andrew Jackson, Grover Cleveland, Franklin D. Roosevelt và Richard Nixon. Trong số này, Jackson, Cleveland và Roosevelt cũng giành được lượng đáng kể phiếu phổ thông trong ít nhất 3 cuộc bầu cử. Clay và Bryan là 2 ứng cử viên duy nhất thua ba cuộc bầu cử tổng thống.

Kết quả bầu cử
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Bang nhà Phiếu Phổ thông Phiếu Đại cử tri Đồng tranh cử
Số phiếu % Ứng cử viên Phó Tổng thống Bang nhà Phiếu Đại cử tri
William Howard Taft Cộng hòa Ohio 7.678.335 51,57% 321 James S. Sherman New York 321
William Jennings Bryan Dân chủ Nebraska 6.408.979 43,04% 162 John W. Kern Indiana 162
Eugene V. Debs Xã hội Indiana 420,852 2,83% 0 Benjamin Hanford New York 0
Eugene W. Chafin Cấm rượu Illinois 254.087 1,71% 0 Aaron S. Watkins Ohio 0
Thomas L. Hisgen Độc lập Massachusetts 82.574 0,55% 0 John Temple Graves Georgia 0
Thomas E. Watson Dân túy Georgia 28.862 0,19% 0 Samuel Williams Indiana 0
August Gillhaus Lao động Xã hội New York 14.031 0,09% 0 Donald L. Munro Virginia 0
Khác 1.519 0,01% Khác
Tổng cộng 14.889.239 100% 483 483
Cần thiết để giành chiến thắng 242 242
Phiếu Phổ thông
Taft
  
51.57%
Bryan
  
43.04%
Debs
  
2.83%
Chafin
  
1.71%
Others
  
0.85%
Phiếu Đại cử tri
Taft
  
66.46%
Bryan
  
33.54%

Kết quả theo địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Bầu cử chi tiết

Thư viện Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả theo Tiểu bang

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn: [42]

Bang/quận thắng bởi Bryan/Kern
Bang/quận thắng bởi Taft/Sherman
William Howard Taft
Cộng hòa
William J. Bryan
Dân chủ
Eugene V. Debs
Xã hội
Eugene Chafin
Cấm rượu
Thomas Hisgen
Độc lập
Thomas Watson
Nhân dân
August Gillhaus
Lao động Xã hội
Cách biệt Tổng cộng
Tiểu bang phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % #
Alabama 11 25,561 24.31 - 74,391 70.75 11 1,450 1.38 - 690 0.66 - 497 0.47 - 1,576 1.50 - - - - -48,830 -46.44 105,152 AL
Arkansas 9 56,624 37.30 - 87,015 57.31 9 5,842 3.85 - 1,026 0.68 - 289 0.19 - 1,026 0.68 - - - - -30,391 -20.02 151,822 AR
California 10 214,398 55.46 10 127,492 32.98 - 28,659 7.41 - 11,770 3.04 - 4,278 1.11 - - - - - - - 86,906 22.48 386,597 CA
Colorado 5 123,693 46.88 - 126,644 48.00 5 7,960 3.02 - 5,559 2.11 - - - - - - - - - - -2,951 -1.12 263,858 CO
Connecticut 7 112,915 59.43 7 68,255 35.92 - 5,113 2.69 - 2,380 1.25 - 728 0.38 - - - - 608 0.32 - 44,660 23.50 190,003 CT
Delaware 3 25,014 52.10 3 22,055 45.94 - 239 0.50 - 670 1.40 - 29 0.06 - - - - - - - 2,959 6.16 48,007 DE
Florida 5 10,654 21.58 - 31,104 63.01 5 3,747 7.59 - 1,356 2.75 - 553 1.12 - 1,946 3.94 - - - - -20,450 -41.43 49,360 FL
Georgia 13 41,355 31.21 - 72,350 54.60 13 584 0.44 - 1,452 1.10 - 76 0.06 - 16,687 12.59 - - - - -30,995 -23.39 132,504 GA
Idaho 3 52,621 54.09 3 36,162 37.17 - 6,400 6.58 - 1,986 2.04 - 124 0.13 - - - - - - - 16,459 16.92 97,293 ID
Illinois 27 629,932 54.53 27 450,810 39.02 - 34,711 3.00 - 29,364 2.54 - 7,724 0.67 - 633 0.05 - 1,680 0.15 - 179,122 15.50 1,155,254 IL
Indiana 15 348,993 48.40 15 338,262 46.91 - 13,476 1.87 - 18,045 2.50 - 514 0.07 - 1,193 0.17 - 643 0.09 - 10,731 1.49 721,126 IN
Iowa 13 275,209 55.62 13 200,771 40.58 - 8,287 1.67 - 9,837 1.99 - 404 0.08 - 261 0.05 - - - - 74,438 15.05 494,769 IA
Kansas 10 197,216 52.46 10 161,209 42.88 - 12,420 3.30 - 5,033 1.34 - 68 0.02 - - - - - - - 36,007 9.58 375,946 KS
Kentucky 13 235,711 48.03 - 244,092 49.74 13 4,093 0.83 - 5,885 1.20 - 200 0.04 - 333 0.07 - 405 0.08 - -8,381 -1.71 490,719 KY
Louisiana 9 8,958 11.93 - 63,568 84.63 9 2,514 3.35 - - - - 77 0.10 - - - - - - - -54,610 -72.70 75,117 LA
Maine 6 66,987 63.00 6 35,403 33.29 - 1,758 1.65 - 1,487 1.40 - 700 0.66 - 1 0.00 - - - - 31,584 29.70 106,336 ME
Maryland 8 116,513 48.85 2 115,908 48.59 6 2,323 0.97 - 3,302 1.38 - 485 0.20 - - - - - - - 605 0.25 238,531 MD
Massachusetts 16 265,966 58.21 16 155,543 34.04 - 10,779 2.36 - 4,374 0.96 - 19,237 4.21 - - - - 1,011 0.22 - 110,423 24.17 456,919 MA
Michigan 14 335,580 61.93 14 175,771 32.44 - 11,586 2.14 - 16,974 3.13 - 760 0.14 - - - - 1,096 0.20 - 159,809 29.49 541,830 MI
Minnesota 11 195,843 59.11 11 109,401 33.02 - 14,527 4.38 - 11,107 3.35 - 426 0.13 - - - - - - - 86,442 26.09 331,304 MN
Mississippi 10 4,363 6.52 - 60,287 90.11 10 978 1.46 - - - - - - - 1,276 1.91 - - - - -55,924 -83.59 66,904 MS
Missouri 18 347,203 48.50 18 346,574 48.41 - 15,431 2.16 - 4,284 0.60 - 402 0.06 - 1,165 0.16 - 868 0.12 - 629 0.09 715,927 MO
Montana 3 32,333 46.98 3 29,326 42.61 - 5,855 8.51 - 827 1.20 - 481 0.70 - - - - - - - 3,007 4.37 68,822 MT
Nebraska 8 126,997 47.60 - 131,099 49.14 8 3,524 1.32 - 5,179 1.94 - - - - - - - - - - -4,102 -1.54 266,799 NE
Nevada 3 10,775 43.93 - 11,212 45.71 3 2,103 8.57 - - - - 436 1.78 - - - - - - - -437 -1.78 24,526 NV
New Hampshire 4 53,149 59.32 4 33,655 37.56 - 1,299 1.45 - 905 1.01 - 584 0.65 - - - - - - - 19,494 21.76 89,600 NH
New Jersey 12 265,298 56.80 12 182,522 39.07 - 10,249 2.19 - 4,930 1.06 - 2,916 0.62 - - - - 1,196 0.26 - 82,776 17.72 467,111 NJ
New York 39 870,070 53.11 39 667,468 40.74 - 38,451 2.35 - 22,667 1.38 - 35,817 2.19 - - - - 3,877 0.24 - 202,602 12.37 1,638,350 NY
North Carolina 12 114,887 45.49 - 136,928 54.22 12 372 0.15 - 354 0.14 - - - - - - - - - - -22,041 -8.73 252,554 NC
North Dakota 4 57,680 61.02 4 32,885 34.79 - 2,421 2.56 - 1,496 1.58 - 43 0.05 - - - - - - - 24,795 26.23 94,525 ND
Ohio 23 572,312 51.03 23 502,721 44.82 - 33,795 3.01 - 11,402 1.02 - 439 0.04 - 162 0.01 - 721 0.06 - 69,591 6.20 1,121,552 OH
Oklahoma 7 110,550 43.03 - 123,907 48.22 7 21,752 8.47 - - - - 274 0.11 - 412 0.17 - - - - -11,889 -4.66 256,917 OK
Oregon 4 62,530 56.39 4 38,049 34.31 - 7,339 6.62 - 2,682 2.42 - 289 0.26 - - - - 274 0.11 - 24,481 22.08 110,889 OR
Pennsylvania 34 745,779 58.84 34 448,782 35.41 - 33,914 2.68 - 36,694 2.90 - 1,057 0.08 - - - - 1,224 0.10 - 296,997 23.43 1,267,450 PA
Rhode Island 4 43,942 60.76 4 24,706 34.16 - 1,365 1.89 - 1,016 1.40 - 1,105 1.53 - - - - 183 0.25 - 19,236 26.60 72,317 RI
South Carolina 9 3,945 5.94 - 62,288 93.84 9 100 0.15 - - - - 46 0.07 - - - - - - - -58,343 -87.89 66,379 SC
South Dakota 4 67,536 58.84 4 40,266 35.08 - 2,846 2.48 - 4,039 3.52 - 88 0.08 - - - - - - - 27,270 23.76 114,775 SD
Tennessee 12 117,977 45.87 - 135,608 52.73 12 1,870 0.73 - 301 0.12 - 332 0.13 - 1,092 0.42 - - - - -17,631 -6.86 257,180 TN
Texas 18 65,666 22.35 - 217,302 73.97 18 7,870 2.68 - 1,634 0.56 - 115 0.04 - 994 0.34 - 176 0.06 - -151,636 -51.62 293,757 TX
Utah 3 61,028 56.19 3 42,601 39.22 - 4,895 4.51 - - - - 87 0.08 - - - - - - - 18,427 16.97 108,613 UT
Vermont 4 39,552 75.08 4 11,496 21.82 - - - - 799 1.52 - 804 1.53 - - - - - - - 28,056 53.26 52,680 VT
Virginia 12 52,572 38.36 - 82,946 60.52 12 255 0.19 - 1,111 0.81 - 51 0.04 - 105 0.08 - 25 0.02 - -30,374 -22.16 137,065 VA
Washington 5 106,062 57.68 5 58,691 31.92 - 14,177 7.71 - 4,700 2.56 - 249 0.14 - - - - - - - 47,371 25.76 183,879 WA
West Virginia 7 137,869 53.42 7 111,418 43.17 - 3,679 1.43 - 5,139 1.99 - - - - - - - - - - 26,451 10.25 258,105 WV
Wisconsin 13 247,747 54.52 13 166,662 36.67 - 28,147 6.19 - 11,565 2.54 - - - - - - - 318 0.07 - 81,085 17.84 454,441 WI
Wyoming 3 20,846 55.43 3 14,918 39.67 - 1,715 4.56 - 66 0.18 - 64 0.17 - - - - - - - 5,928 15.76 37,609 WY
TỔNG CỘNG: 483 7,678,335 51.57 321 6,408,979 43.04 162 420,852 2.83 - 254,087 1.71 - 82,574 0.55 - 28,862 0.19 - 14,031 0.09 - 1,269,356 8.53 14,889,239 US

Bang chuyển từ ủng hộ đảng Cộng hòa sang Dân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu bang sít sao

[sửa | sửa mã nguồn]
William J. Bryan vào vai Moses với 10 điều răn mới trong một áp phích biếm họa của Puck, ngày 19 tháng 9 năm 1906 của Joseph Keppler.[43]

Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 5% (46 phiếu đại cử tri):

  1. Missouri, 0,09% (629 phiếu)
  2. Maryland, 0,25% (605 phiếu)

Các bang có cách biệt chiến thắng từ 5% đến 10% (60 phiếu đại cử tri):

  1. Colorado, 1,12% (2.951 phiếu)
  2. Indiana, 1,49% (10.731 phiếu)
  3. Nebraska, 1,54% (4.102 phiếu)
  4. Kentucky, 1,71% (8.381 phiếu)
  5. Nevada, 1,78% (437 phiếu)
  6. Montana, 4,37% (3.007 phiếu)
  7. Oklahoma, 4,66% (11.889 phiếu)

Các bang có cách biệt chiến thắng từ 5% đến 10% (60 phiếu đại cử tri):

  1. Delaware, 6,16% (2.959 phiếu)
  2. Tennessee, 6,86% (17.631 phiếu)
  3. Ohio, 6,20% (69.591 phiếu)
  4. Bắc Carolina, 8,73% (22.041 phiếu)
  5. Kansas, 9,58% (36.007 phiếu)

Tiểu bang quyết định[b]

  1. Tây Virginia, 10,25% (26.451 phiếu)

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho Đảng Cộng hòa cao nhất:

  1. Quận Leslie, Kentucky 92,96%
  2. Quận Unicoi, Tennessee 92,77%
  3. Quận Sevier, Tennessee 91,44%
  4. Quận Keweenaw, Michigan 90,56%
  5. Quận Johnson, Tennessee 90,21%

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho Đảng Dân chủ cao nhất:

  1. Quận Hampton, Nam Carolina 100,00%
  2. Quận King, Texas 100,00%
  3. Quận Garza, Texas 100,00%
  4. Quận Loving, Texas 100,00%
  5. Quận Wilcox, Alabama 99,81%

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho ứng cử viên Khác cao nhất:

  1. Quận Terry, Texas 100,00%
  2. Quận Glascock, Georgia 69,97%
  3. Quận McDuffie, Georgia 64,31%
  4. Quận Lincoln, Georgia 61,65%
  5. Quận Oconee, Georgia 56,21%

Kỷ vật của chiến dịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lần còn lại là vào năm 1892 khi Kansas bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân túy James B. Weaver và Nebraska cho ứng viên đảng Cộng hòa Benjamin Harrison.
  2. ^ Tipping-point state, lược dịch là Tiểu bang quyết định, là tiểu bang mà sau khi thông báo kết quả đã nâng số phiếu đại cử tri của một ứng cử viên vượt số phiếu cần thiết để thắng cử

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “National General Election VEP Turnout Rates, 1789-Present”. United States Election Project. CQ Press.
  2. ^ a b c d e f g h “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ “CHARGE FORGERY IN FLORIDA.; Representative Ames of Massachusetts Accused of Tricking Taftites”. timesmachine.nytimes.com.
  4. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ a b c d e f g “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ Bain, Richard C.; Parris, Judith H. (1973). Convention Decisions and Voting Records. tr. 174. ISBN 0-8157-0768-1.
  9. ^ “Official report of the proceedings of the fourteenth Republican National Convention, held in Chicago, Illinois, June 16, 17, 18 and 19, 1908”. Archive.org. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ “Official report of the proceedings of the fourteenth Republican National Convention, held in Chicago, Illinois, June 16, 17, 18 and 19, 1908”. Archive.org. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ a b c d “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  12. ^ “HarpWeek | Elections | The Democratic Nomination”. Elections.harpweek.com. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2017.
  13. ^ “HarpWeek | Elections | The Democratic Nomination”. Elections.harpweek.com. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2017.
  14. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  16. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  17. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  18. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  19. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  20. ^ a b c d e “Proceedings of the National Convention of the Socialist Party”. 4 tháng 7 năm 1908 – qua Internet Archive.
  21. ^ Coleman, McAlister (1930). Eugene V. Debs: A Man Unafraid. Greenberg Publisher.
  22. ^ Morgan, H. Wayne (1962). Eugene V. Debs: Socialist for President. Syracuse University Press.
  23. ^ Haynes, Fred (1924). Social Politics in the United States. The Riverside Press Cambridge. tr. 77.
  24. ^ Work, John M. (1908). Proceedings of the National Convention of the Socialist Party. Socialist Party of America.
  25. ^ Currie, Harold W. (1976). Eugene V. Debs. Twayne Publishers.
  26. ^ Karsner, David (1919). Debs – Authorized Life and Letters.
  27. ^ Morgan, H. Wayne (1962). Eugene V. Debs: Socialist for President. Syracuse University Press.
  28. ^ Morgan, H. Wayne (1962). Eugene V. Debs: Socialist for President. Syracuse University Press.
  29. ^ a b c d e Work, John M. (1908). Proceedings of the National Convention of the Socialist Party. Socialist Party of America.
  30. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  31. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  32. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  33. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  34. ^ “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  35. ^ a b c d e f “Newspaper clipping” (PDF). timesmachine.nytimes.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  36. ^ “HISGEN AND GRAVES NEW PARTY TICKET – The Independence Convention Makes Its Choice in Early Morning. BRYAN'S NAME WAS HISSED Small Riot Followed Attempts to Nominate Him and His Sponsor Was Threatened by Delegates. HISGEN AND GRAVES NEW PARTY TICKET” (PDF). The New York Times. 29 tháng 7 năm 1908. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  37. ^ Morgan, H. Wayne (1958). "Red Special": Eugene V. Debs and the Campaign of 1908”. Indiana Magazine of History. 54 (3): 211–236. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2017.
  38. ^ The Presidential Vote, 1896–1932 – Google Books. Stanford University Press. 1934. ISBN 9780804716963. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2014.
  39. ^ The Presidential Vote, 1896–1932, Edgar E. Robinson, p. 13
  40. ^ The Presidential Vote, 1896–1932, Edgar E. Robinson, p. 14
  41. ^ The Presidential Vote, 1896–1932, Edgar E. Robinson, p. 13
  42. ^ “1908 Presidential General Election Data – National”. Uselectionatlas.org. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2013.
  43. ^ source Joseph Keppler in Puck (magazine) Sept 19, 1906; reprinted in: Smylie, James H. "William Jennings Bryan and the Cartoonists: A Pictorial Lampoon, 1896—1925." Journal of Presbyterian History 53.2 (1975): 83-92 at p 88 online.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Coletta, Paolo E. The Presidency of William Howard Taft (1973) pp. 1–21.
  • Coletta, Paolo E. "The Election of 1908" in Arthur M. Schlesinger, Jr. and Fred L Israel, eds., History of American Presidential Elections: 1789-1968 (1971) 3: 2049–2131. online
  • Coletta, Paolo E. William Jennings Bryan. I: Political Evangelist, 1860-1908 (U of Nebraska Press, 1964)
  • Daniels, Josephus (July–December 1908). “Mr. Bryan's Third Campaign”. Review of Reviews. Review of Reviews. 38: 423–31.
  • Fahey, James J. "Building Populist Discourse: An Analysis of Populist Communication in American Presidential Elections, 1896–2016." Social Science Quarterly 102.4 (2021): 1268-1288. online
  • Glad, Paul W. The trumpet soundeth; William Jennings Bryan and his democracy, 1896–1912 (1960) online
  • Korzi, Michael J., "William Howard Taft, the 1908 Election, and the Future of the American Presidency," Congress and the Presidency, 43 (May–August 2016), 227–54.
  • Mowry, George E. The Era of Theodore Roosevelt, 1900-1912 (1958). online
  • Sarasohn, David. The Party of Reform: Democrats in the Progressive Era (UP of Mississippi, 1989), 35–58.

Nguồn chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chester, Edward W A guide to political platforms (1977) online
  • Porter, Kirk H. and Donald Bruce Johnson, eds. National party platforms, 1840-1964 (1965) online 1840-1956

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]