Burton Richter
Burton Richter | |
---|---|
Sinh | Brooklyn, thành phố New York, Hoa Kỳ | 22 tháng 3, 1931
Mất | 18 tháng 7, 2018 Stanford, California, Hoa Kỳ | (87 tuổi)
Quốc tịch | Hoa Kỳ |
Trường lớp | Học viện Công nghệ Massachusetts |
Nổi tiếng vì | J/ψ meson |
Giải thưởng | Giải Nobel Vật lý (1976) |
Sự nghiệp khoa học | |
Nơi công tác | Đại học Stanford Stanford Linear Accelerator Center |
Burton Richter (22 tháng 3 năm 1931 – 18 tháng 7 năm 2018) là nhà vật lý người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1976 (chung với Đinh Triệu Trung).
Cuộc đời và Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Richter sinh trong một gia đình người Do Thái ở Brooklyn, thành phố New York và lớn lên ở Far Rockaway, quận Queens.[1] Ông tốt nghiệp trung học ở trường Far Rockaway High School, một trường cũng đã đào tạo các người đoạt giải Nobel khác: Baruch Samuel Blumberg và Richard Feynman.[2] Ông học ở trường nội trú Mercersburg Academy tại Pennsylvania, sau đó học tiếp ở Học viện Công nghệ Massachusetts, đậu bằng cử nhân năm 1952 và bằng tiến sĩ năm 1956.
Năm 1963, ông nhận lời mời của Wolfgang Panofsky, tới làm việc ở Stanford Linear Accelerator Center[3]. Ở đây Richter đã xây dựng máy gia tốc hạt gọi là SPEAR (Stanford Positron-Electron Asymmetric Ring), với sự giúp đỡ của David Ritson và sự hỗ trợ của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ.
Bằng máy gia tốc hạt nói trên, ông đã lãnh đạo một đội khoa học gia nghiên cứu và đã phát hiện một hạt hạ nguyên tử mới mà ông gọi là ψ (psi). Tuy nhiên, việc phát hiện hạt này cũng được thực hiện bởi một đội khoa học gia khác do Đinh Triệu Trung lãnh đạo ở Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, nhưng Trung gọi là hạt J. Như vậy hạt này được gọi là J/ψ meson. Burton và Trung cùng được trao Giải Nobel Vật lý năm 1976 cho công trình của họ.
Ông làm giám đốc Stanford Linear Accelerator Center (SLAC) từ năm 1984 tới năm 1999.
Richter cũng là thành viên trong ban giám đốc tổ chức Scientists and Engineers for America, một tổ chức tập chú vào việc thúc đẩy khoa học lành mạnh trong chính phủ Hoa Kỳ.
Tháng 5 năm 2007, ông đã tới thăm Iran và Đại học Công nghệ Sharif.[4]
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Richter kết hôn với Laurose Becker năm 1960. Họ có hai người con: Elizabeth, sinh năm 1961, và Matthew, sinh năm 1963.
Tham khảo & Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^
Crease, Robert P.; Mann, Charles C. (ngày 26 tháng 10 năm 1986). “In Search of the Z Particle”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2007.
Burton Richter was born in Brooklyn 55 years ago, but grew up in Far Rockaway, Queens.
- ^ Schwach, Howard (ngày 15 tháng 4 năm 2005). “Museum tracks down FRHS Nobel laureates”. The Wave. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2007.
Burton Richter graduated from Far Rockaway High School in 1948.
- ^ Trung tâm máy gia tốc theo đường thẳng thuộc đại học Stanford, nay là "SLAC National Accelerator Laboratory"
- ^ Erdbrink, Thomas (ngày 6 tháng 6 năm 2008). “Iran makes the sciences a part of its revolution”. The Washington Post. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2010.
Xuất bản phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Barber, W. C.; Richter, B.; Panofsky, W. K. H.; O'Neill, G. K. & B. Gittelman. "An Experiment on the Limits of Quantum Electro-dynamics", High-Energy Physics Laboratory at Stanford University, Princeton University, United States Department of Energy (through predecessor agency the United States Atomic Energy Commission), Office of Naval Research, (June 1959).
- Richter, B. "Design Considerations for High Energy Electron -- Positron Storage Rings", Stanford Linear Accelerator Center, Stanford University, United States Department of Energy (through predecessor agency the Atomic Energy Commission), (November 1966).
- Boyarski, A. M.; Coward, D.; Ecklund, S.; Richter, B.; Sherden, D.; Siemann, R. & C. Sinclair. "Inclusive Yields of pi{sup +}, pi{sup -}, K{sup +}, and K{sup -} from H{sub 2} Photoproduced at 18 GeV at Forward Angles", Stanford Linear Accelerator Center, Stanford University, United States Department of Energy (through predecessor agency the Atomic Energy Commission), (1971).
- Richter, B. "Total Hadron Cross Section, New Particles, and Muon Electron Events in e{sup +}e{sup -} Annihilation at SPEAR", Stanford Linear Accelerator Center, Stanford University, United States Department of Energy (through predecessor agency the U.S. Energy Research and Development Administration (ERDA)), (January 1976).
- Richter, B. "Forty-five Years of e{sup +}e{sup -} Annihilation Physics: 1956 to 2001", Stanford Linear Accelerator Center, United States Department of Energy, (August 1984).
- Richter, B. "Charting the Course for Elementary Particle Physics", Stanford Linear Accelerator Center, United States Department of Energy, (ngày 16 tháng 2 năm 2007).
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Nobelprize.org autobiography
- Nobel Lecture (PDF format)
- The Nobel Prize in Physics 1976
- SLAC press image
- Biography and Bibliographic Resources, from the Office of Scientific and Technical Information, United States Department of Energy
- NIF Secretary of Energy Board
- A Celebration Honoring Burton Richter Lưu trữ 2005-08-27 tại Wayback Machine SLAC image gallery