Công ước Ramsar
Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước Ramsar, được ký năm 1971 tại thành phố Ramsar (Iran) với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng.
Khu Ramsar là vùng đất ngập nước có đủ điều kiện đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được quy định trong Công ước Ramsar.[1]
Công ước
[sửa | sửa mã nguồn]Tiêu đề chính thức của công ước là The Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước Ramsar). Công ước này được tạo ra và phê chuẩn bởi các quốc gia tham gia tại cuộc họp tại thành phố Ramsar, Iran ngày 2 tháng 2 năm 1971 và có hiệu lực ngày 21 tháng 12 năm 1975. Từ năm 1997, ngày 2 tháng 2 cũng trở thành Ngày Đất ngập nước Thế giới.
Danh sách Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế hiện nay (2007) bao gồm trên 1.616 khu vực (gọi là khu Ramsar) với tổng diện tích khoảng 1.455.000 km², tăng lên từ con số 1.021 khu vực vào năm 2000. Quốc gia hiện nay có số lượng khu Ramsar nhiều nhất là Vương quốc Anh với 164 khu; còn quốc gia với diện tích khu Ramsar lớn nhất là Canada với trên 130.000 km², bao gồm cả khu vực vịnh Queen Maud diện tích 62.800 km².
Công ước Ramsar được quản lý bởi một Ban Thư ký độc lập (Văn phòng Ramsar) đặt tại trụ sở của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) ở Thuỵ Sỹ. Cơ quan ra quyết định chính là Hội nghị các Bên, họp 3 năm một lần. Các tổ chức quốc tế như BirdLife International, IUCN, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF International), cũng góp phần hỗ trợ bằng việc cung cấp tư vấn kỹ thuật của các chuyên gia, giúp thực hiện các nghiên cứu và hỗ trợ tài chính.
Từ 18 quốc gia ký kết ban đầu năm 1971, tăng lên từ 119 vào năm 2000; đến năm 2007, đã có 153 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước. Đại diện các quốc gia ký kết gặp nhau 3 năm một lần tại Hội nghị các quốc gia ký kết (COP), với hội nghị đầu tiên tổ chức tại Cagliari, Italia năm 1980. Các sửa đổi quan trọng đối với côn ước ban đầu đã đạt được tại Paris (năm 1982) và Regina (năm 1987).
Đến tháng 5/2012, tổng cộng có 160 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước Ramsar, bao gồm 2006 khu, tổng diện tích là 192,822,023 hecta.[2]
Phục vụ cho công ước có ủy ban thường trực, ban xét duyệt khoa học và ban thư ký tại trụ sở chính ở Gland, Thụy Sĩ cùng với IUCN.
Việt Nam đã ký gia nhập Công ước Ramsar vào năm 1989, là thành viên thứ 50, đồng thời là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước này.
Các quốc gia tham gia
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ
Thành viên không còn tồn tại: Liên Xô cũ
Danh sách khu Ramsar tại Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Tính đến năm 2019, Việt Nam có 9 khu Ramsar của thế giới:[3]
- Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định
- Vùng đất ngập nước Bầu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai
- Hồ Ba Bể - Bắc Kạn
- Vườn quốc gia Tràm Chim[4], huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (2012)
- Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau (2013)
- Vườn quốc gia Côn Đảo (2014)
- Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An (2015)[5]
- Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2016)
- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Ninh Bình (2019)
Ngày 13 tháng 4 năm 2013 tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Cà Mau và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã tổ chức buổi lễ đón nhận bằng khu Ramsar thứ năm của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2088 của thế giới,
Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới.[5]
Ngày 22 tháng 2 năm 2016, Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) trở thành khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Hiệp ước môi trường
- Ngày lễ quốc tế
- Ngày Đất ngập nước Thế giới
- Danh sách vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Công ước Ramsar về đất ngập nước
- Ủy ban Ramsar Quốc gia Hoa Kỳ Lưu trữ 2010-10-15 tại Wayback Machine
- Danh sách các khu Ramsar trên thế giới [2], [3]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước[liên kết hỏng]
- ^ Số liệu do ramsar.org cung cấp ngày 09/05/2012 (đọc [1])
- ^ Ngày Đất ngập nước thế giới 2019: Ngăn chặn suy kiệt đất ngập nước để chống biến đổi khí hậu
- ^ Ngày 02/02/2012, vườn Quốc gia Tràm Chim (Việt Nam) chính thức được công nhận là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới
- ^ a b “Láng Sen được công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2015.
- Công ước Ramsar
- Hiệp ước về môi trường
- Hiệp ước của UNESCO
- Hiệp ước có hiệu lực từ năm 1975
- Môi trường năm 1971
- Môi trường năm 1975
- Bảo tồn đất ngập nước
- Luật pháp về loài hoang dã
- Hiệp ước của Albania
- Hiệp ước của Algérie
- Hiệp ước của Andorra
- Hiệp ước của Antigua và Barbuda
- Hiệp ước của Argentina
- Hiệp ước của Armenia
- Hiệp ước của Úc
- Hiệp ước của Áo
- Hiệp ước của Azerbaijan
- Hiệp ước của Bahamas
- Hiệp ước của Bahrain
- Hiệp ước của Bangladesh
- Hiệp ước của Barbados
- Hiệp ước của Belarus
- Hiệp ước của Bỉ
- Hiệp ước của Belize
- Hiệp ước của Bénin
- Hiệp ước của Bhutan
- Hiệp ước của Bolivia
- Hiệp ước của Bosna và Hercegovina
- Hiệp ước của Botswana
- Hiệp ước của Brasil
- Hiệp ước của Cộng hòa Nhân dân Bulgaria
- Hiệp ước của Burkina Faso
- Hiệp ước của Burundi
- Hiệp ước của Campuchia
- Hiệp ước của Cameroon
- Hiệp ước của Canada
- Hiệp ước của Cabo Verde
- Hiệp ước của Cộng hòa Trung Phi
- Hiệp ước của Tchad
- Hiệp ước của Chile
- Hiệp ước của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Hiệp ước của Colombia
- Hiệp ước của Comoros
- Hiệp ước của Cộng hòa Congo
- Hiệp ước của Croatia
- Hiệp ước của Cuba
- Hiệp ước của Síp
- Hiệp ước của Cộng hòa Séc
- Hiệp ước của Đan Mạch
- Hiệp ước của Djibouti
- Hiệp ước của Cộng hòa Dominica
- Hiệp ước của Ecuador
- Hiệp ước của Ai Cập
- Hiệp ước của El Salvador
- Hiệp ước của Guinea Xích Đạo
- Hiệp ước của Estonia
- Hiệp ước của Fiji
- Hiệp ước của Phần Lan
- Hiệp ước của Pháp
- Hiệp ước của Gabon
- Hiệp ước của Gambia
- Hiệp ước của Gruzia
- Hiệp ước của Ghana
- Hiệp ước của Hy Lạp
- Hiệp ước của Grenada
- Hiệp ước của Guatemala
- Hiệp ước của Guinée
- Hiệp ước của Guiné-Bissau
- Hiệp ước của Honduras
- Hiệp ước của Cộng hòa Nhân dân Hungary
- Hiệp ước của Iceland
- Hiệp ước của Ấn Độ
- Hiệp ước của Indonesia
- Hiệp ước của Iraq
- Hiệp ước của Ireland
- Hiệp ước của Israel
- Hiệp ước của Ý
- Hiệp ước của Bờ Biển Ngà
- Hiệp ước của Jamaica
- Hiệp ước của Nhật Bản
- Hiệp ước của Jordan
- Hiệp ước của Kazakhstan
- Hiệp ước của Kenya
- Hiệp ước của Kiribati
- Hiệp ước của Kuwait
- Hiệp ước của Kyrgyzstan
- Hiệp ước của Lào
- Hiệp ước của Latvia
- Hiệp ước của Liban
- Hiệp ước của Lesotho
- Hiệp ước của Liberia
- Hiệp ước của Jamahiriya Ả Rập Libya
- Hiệp ước của Liechtenstein
- Hiệp ước của Litva
- Hiệp ước của Luxembourg
- Hiệp ước của Cộng hòa Macedonia
- Hiệp ước của Madagascar
- Hiệp ước của Malawi
- Hiệp ước của Malaysia
- Hiệp ước của Mali
- Hiệp ước của Malta
- Hiệp ước của Quần đảo Marshall
- Hiệp ước của Mauritanie
- Hiệp ước của Mauritius
- Hiệp ước của México
- Hiệp ước của Moldova
- Hiệp ước của Monaco
- Hiệp ước của Mông Cổ
- Hiệp ước của Montenegro
- Hiệp ước của Maroc
- Hiệp ước của Mozambique
- Hiệp ước của Myanmar
- Hiệp ước của Namibia
- Hiệp ước của Nepal
- Hiệp ước của Hà Lan
- Hiệp ước của New Zealand
- Hiệp ước của Nicaragua
- Hiệp ước của Niger
- Hiệp ước của Nigeria
- Hiệp ước của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
- Hiệp ước của Na Uy
- Hiệp ước của Oman
- Hiệp ước của Nhà Pahlavi
- Hiệp ước của Pakistan
- Hiệp ước của Palau
- Hiệp ước của Panama
- Hiệp ước của Papua New Guinea
- Hiệp ước của Paraguay
- Hiệp ước của Peru
- Hiệp ước của Philippines
- Hiệp ước của Cộng hòa Nhân dân Ba Lan
- Hiệp ước của Bồ Đào Nha
- Hiệp ước của România
- Hiệp ước của Liên Xô
- Hiệp ước của Rwanda
- Hiệp ước của Saint Lucia
- Hiệp ước của Samoa
- Hiệp ước của São Tomé và Príncipe
- Hiệp ước của Sénégal
- Hiệp ước của Serbia và Montenegro
- Hiệp ước của Seychelles
- Hiệp ước của Sierra Leone
- Hiệp ước của Slovakia
- Hiệp ước của Slovenia
- Hiệp ước của Nam Phi
- Hiệp ước của Hàn Quốc
- Hiệp ước của Nam Sudan
- Hiệp ước của Tây Ban Nha
- Hiệp ước của Sri Lanka
- Hiệp ước của Cộng hòa Sudan (1985-2011)
- Hiệp ước của Suriname
- Hiệp ước của Swaziland
- Hiệp ước của Thụy Điển
- Hiệp ước của Thụy Sĩ
- Hiệp ước của Syria
- Hiệp ước của Tajikistan
- Hiệp ước của Tanzania
- Hiệp ước của Thái Lan
- Hiệp ước của Togo
- Hiệp ước của Trinidad và Tobago
- Hiệp ước của Tunisia
- Hiệp ước của Thổ Nhĩ Kỳ
- Hiệp ước của Turkmenistan
- Hiệp ước của Uganda
- Hiệp ước của Ukraina
- Hiệp ước của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
- Hiệp ước của Vương quốc Liên hiệp Anh
- Hiệp ước của Hoa Kỳ
- Hiệp ước của Uruguay
- Hiệp ước của Uzbekistan
- Hiệp ước của Venezuela
- Hiệp ước của Việt Nam
- Hiệp ước của Tây Đức
- Hiệp ước của Yemen
- Hiệp ước của Zaire
- Hiệp ước của Zambia
- Hiệp ước của Zimbabwe
- Vùng đất Ramsar