Bước tới nội dung

Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ

Mũi tên Cục Công viên Quốc gia
(National Park Service Arrowhead)
Khái lược
Thành lập 25 tháng 8 năm 1916
Thẩm quyền Chính phủ Hoa Kỳ
Trụ sở 1849 C Street NW
Washington, DC 20240
Nhân sự 15.828 thường trực
1.256 có thời hạn
2.984 theo mùa (2007)
Ngân quỹ 2,924 tỉ đô la (2009)
Lãnh đạo Jonathan Jarvis (Giám đốc)
Trực thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ
Website
nps.gov

Cục Công viên Quốc gia, cũng gọi là Sở Công viên hay Sở Lâm viên[1] (tiếng Anh: National Park Service hay viết tắt là NPS) là một cơ quan liên bang Hoa Kỳ đặc trách việc quản lý tất cả các công viên quốc gia, nhiều tượng đài quốc gia và các tài sản lịch sử khác.[2] Nó được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập ngày 25 tháng 8 năm 1916 qua Đạo luật Tổ chức Cục Công viên Quốc gia.[3]

Đây là một cơ quan phụ thuộc của Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, một bộ hành pháp liên bang do Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ lãnh đạo. Bộ trưởng được Tổng thống Hoa Kỳ đề cử nhưng phải được Thượng viện Hoa Kỳ biểu quyết xác nhận. Đa số công việc quản lý trực tiếp Cục Công viên Quốc gia được Bộ trưởng Nội vụ giao cho Giám đốc Cục Công viên Quốc gia và người này cũng phải được Thượng viện Hoa Kỳ biểu quyết xác nhận.

21.989 nhân viên của Cục Công viên Quốc gia trông coi 394 đơn vị trong số đó có 58 đơn vị được liệt kê là công viên quốc gia.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1916, một danh mục gồm 9 công viên lớn được xuất bản để tạo sự chú ý quan tâm. Được in trên mỗi sách hướng dẫn nhỏ là một bản đồ biểu thị các công viên và các tuyến đường sắt chính nối liền chúng.

Ban đầu các công viên quốc gia và tượng đài quốc gia tại Hoa Kỳ được quản lý riêng rẻ dưới sự trợ giúp của Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Phong trào yêu gọi thành lập một cơ quan độc lập để trông coi các vùng đất liên bang này được nhà hoạt động bảo tồn thiên nhiên kiêm trùm thương mại Stephen Mather cũng như J. Horace McFarland dẫn đầu. Với sự giúp đỡ của nhà báo Robert Sterling Yard, Mather mở một cuộc vận động rình rang với Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Họ viết vô số bài viết ca ngợi chất lượng quang cảnh của những công viên và sự khả dĩ của chúng đối với lợi ích giải trí, cảm hứng và giáo dục.[5] Chiến dịch này đạt được kết quả là việc thành lập một Cục Công viên Quốc gia. Ngày 15 tháng 8 năm 1916, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson ký một đạo luật thành lập một cơ quan "để bảo tồn cảnh quang, vật thể lịch sử và tự nhiên và đời sống hoang dã nằm bên trong..."[6] Mather trở thành giám đốc đầu tiên của Cục Công viên Quốc gia mới thành lập.[7]

Ngày 3 tháng 3 năm 1933, Tổng thống Herbert C. Hoover ký Đạo luật Tái tổ chức 1933. Đạo luật cho phép tổng thống tái tổ chức ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Cho đến cuối mùa hè năm đó tân tổng thống Franklin D. Roosevelt mới sử dụng quyền lực này. Phó giám đốc Horace M. Albright đề nghị với Tổng thống Roosevelt rằng những địa danh lịch sử từ Nội chiến Hoa Kỳ nên để cho Cục Công viên Quốc quản lý hơn là Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ. Tổng thống Roosevelt đồng ý và chỉ thị bằng các lệnh hành pháp để thực hiện việc này. Hai lệnh hành pháp không chỉ thuyên chuyển tất cả những địa danh lịch sử của Bộ Chiến tranh sang cho Cục Công viên Quốc gia mà còn có các tượng đài quốc gia do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ quản lý và những công viên bên trong và xung quanh thủ đô Washington D.C. vốn được một văn phòng độc lập điều hành trước đó.[8]

Năm 1934, một bộ gồm 10 con tem được phát hành để kỷ niệm cuộc cải tổ và mở rộng Cục Công viên Quốc gia.

Năm 1951, Conrad Wirth trở thành giám đốc Cục Công viên Quốc gia và tiến hành làm việc để nâng các cơ sở vật chất công viên lên tiêu chuẩn mà công chúng mong đợi. Nhu cầu công viên sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến cho các công viên quá tải không thể đáp ứng được nhu cầu. Năm 1952, với sự ủng hộ của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, ông bắt đầu Sứ mệnh 66, đó là một nỗ lực dài 10 năm nâng cấp và mở rộng các cơ ngơi công viên để kỷ niệm 50 Cục Công viên. Những công viên mới được đưa vào để bảo tồn những tài nguyên độc đáo. Các cơ ngơi công viên hiện có được nâng cấp và mở rộng.[8]

Năm 1966, khi Cục Công viên tròn 50 tuổi, công việc được tập trung nhắm đến là: chuyển từ bảo tồn quang cảnh tuyệt với và vĩ đại với những nét tự nhiên độc đáo của chúng sang việc tạo cơ hội thuận tiện cho công chúng có thể dễ dàng đến được các công viên (thí dụ mở đường và xây lối vào các khu rừng công viên). Giám đốc George Hartzog bắt đầu tiến hành thành lập các bờ hồ quốc gia sau đó đến các Khu giải trí Quốc gia Hoa Kỳ. Đến cuối thế kỷ 20, vô số Các khu Di sản Quốc gia Hoa Kỳ trải rộng khắp đất nước, bảo tồn những công viên địa phương cho người dân địa phương.[9]

Các giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Stephen Mather (giữa) và ban nhân sự của ông năm 1927 hay 1928
Jon Jarvis, Giám đốc Cục Công viên Quốc gia
Tên[10] Nhiệm kỳ
Bắt đầu Kết thúc
1 Stephen Mather 16 tháng 5 năm 1917 8 tháng 1 năm 1929
2 Horace M. Albright 12 tháng 1 năm 1929 9 tháng 8 năm 1933
3 Arno B. Cammerer 10 tháng 8 năm 1933 9 tháng 8 năm 1940
4 Newton B. Drury 20 tháng 8 năm 1940 31 tháng 3 năm 1951
5 Arthur E. Demaray 1 tháng 4 năm 1951 8 tháng 12 năm 1951
6 Conrad L. Wirth 9 tháng 12 năm 1951 7 tháng 1 năm 1964
7 George B. Hartzog, Jr. 9 tháng 1 năm 1964 31 tháng 12 năm 1972
8 Ronald H. Walker 7 tháng 1 năm 1973 3 tháng 1 năm 1975
9 Gary Everhardt 13 tháng 1 năm 1975 27 tháng 5 năm 1977
10 William J. Whalen 5 tháng 7 năm 1977 13 tháng 5 năm 1980
11 Russell E. Dickenson 15 tháng 5 năm 1980 3 tháng 3 năm 1985
12 William Penn Mott, Jr. 17 tháng 5 năm 1985 16 tháng 4 năm 1989
13 James M. Ridenour 17 tháng 4 năm 1989 20 tháng 1 năm 1993
14 Roger G. Kennedy 1 tháng 6 năm 1993 ngày 29 tháng 3 năm 1997
15 Robert Stanton 4 tháng 8 năm 1997 tháng 1 năm 2001
16 Fran P. Mainella 18 tháng 7 năm 2001 15 tháng 10 năm 2006
17 Mary A. Bomar 17 tháng 10 năm 2006 20 tháng 1 năm 2009[11]
18 Jonathan Jarvis 24 tháng 9 năm 2009 đến nay[12]

Hệ thống công viên quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Những hình biểu thị mẫu của Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ

Hệ thống Công viên Quốc gia là thuật ngữ diễn tả tập hợp tất cả các đơn vị được Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý. Tên gọi hay từ chỉ định một đơn vị không cần phải có thuật từ park (công viên); thật vậy, đa số không có thuật từ này. Hệ thống bao gồm khoảng 84,4 triệu mẫu Anh (338.000 km²) trong đó hơn 4,3 triệu mẫu Anh (17.000 km²) thuộc sở hữu tư nhân. Đơn vị lớn nhất là Khu bảo tồn và Công viên Quốc gia Wrangell-St. Elias ở tiểu bang Alaska. Với 13.200.000 mẫu Anh (53.000 km²), nó chiếm trên 16 % toàn hệ thống. Đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống là Đài tưởng niệm Quốc gia Thaddeus Kosciuszko ở tiểu bang Pennsylvania, chỉ chiếm 0,02 mẫu Anh (80 m²).

Hệ thống Công viên Quốc gia Hoa Kỳ (NPS) gồm có tất cả những tài sản được Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý. Toàn bộ hệ thống được xem là một kho tàng quốc gia của Hoa Kỳ. Một số các đài tưởng niệm và công viên quốc gia nổi tiếng hơn thì đôi khi được ví như "châu báu đế vương".[13]

Ngoài việc quản lý những đơn vị và các tài sản khác, Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ cũng cung cấp hỗ trợ tài trợ và kỹ thuật cho một số "khu vực liên kết" mà Quốc hội cho phép. Khu vực liên kết lớn nhất là Khu bảo tồn Quốc gia Rừng thông New Jersey với 1.164.025 mẫu Anh (4711 km²). Khu nhỏ nhất là Đài tưởng niệm Quốc gia Benjamin Franklin với ít nhất 0,01 mẫu Anh.

Mặc dù tất cả đơn vị của Hệ thống Công viên Quốc gia tại Hoa Kỳ là trách nhiệm của một cơ quan đơn độc nhưng tất cả được quản lý dưới những mảng luật pháp ủy quyền riêng biệt, hoặc trong trường hợp của những đài tưởng niệm quốc gia được thành lập dựa theo Đạo luật Antiquities, là đạo luật cho phép tổng thống ban hành lệnh hành pháp cho từng đài tưởng niệm. Thí dụ, vì những điều khoản bên trong luật thẩm quyền của chúng khác biệt nên Công viên Quốc gia Congaree gần như hoàn toàn là khu hoang dã trong khi đó Công viên Quốc gia Yosemite cho phép có những khu vực phát triển riêng biệt như Khu trượt tuyết Badger PassĐập O'Shaughnessy bên trong ranh giới của nó. Công viên Quốc gia Death Valley có hầm mỏ còn hoạt động được luật pháp cho phép trong ranh giới của nó. Những sự bất thường như thế không thể tìm thấy ở các công viên khác trừ khi được luật tạo ra chúng nêu rõ.

Nhiều công viên thu lệ phí vào cổng từ 3 đến 25 US$ mỗi tuần. Du khách có thể mua vé tham quan liên-cơ quan liên bang trọn năm, được biết đến với cái tên là "America the Beautiful – National Parks and Federal Recreational Lands Pass" (tạm dịch là vé thông hành tham quan tất cả khu giải trí liên bang, công viên quốc gia - nước Mỹ xinh đẹp), cho phép vào cửa vô giới hạn tại những khu vực thu phí liên bang (Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, Cục Hoang dã và Cá Hoa Kỳ, Cục Quản lý Đất Hoa Kỳ, và Cục Quản lý Nguồn nước Hoa Kỳ) với giá $80 một năm. Vé thông hành này chỉ áp dụng vào cổng mà thôi. Những lệ phí khác như cắm trại, vào khu vực phía sau miền quê vẫn phải trả thêm. Các công dân Mỹ trên 62 tuổi có thể mua mẫu vé tương tự với giá giảm là $10, và công dân tàn tật có thể nhận được vé miễn phí.[14]

Các công viên quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Vành đai phía nam thung lũng trong Công viên Quốc gia Grand Canyon.
Một máy bay trực thăng MD 900 của Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ
Mùa đông ở Bãi chiến trường Gettysburg

Từ khi được thành lập vào năm 1916, Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ đã và đang quản lý từng công viên quốc gia của Hoa Kỳ, và số lượng công viên quốc gia ngày càng gia tăng theo năm tháng lên đến 58.

Công viên Quốc gia Yellowstone là công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Năm 1872, không có chính quyền tiểu bang nào quản lý nó, vì vậy chính phủ liên bang Hoa Kỳ nhận quyền kiểm soát trực tiếp. Công viên Quốc gia Yosemite khởi đầu là một công viên tiểu bang; khu vực đất của công viên được chính phủ liên bang trao tặng cho tiểu bang California năm 1864 để cùng nhau bảo tồn. Yosemite sau đó được giao trở về liên bang quản lý.

Đầu tiên, mỗi công viên quốc gia được quản lý một cách độc lập với một mức độ thành công khác nhau. Tại Yellowstone, ban nhân sự thuộc giới dân sự được thay thế bởi Lục quân Hoa Kỳ năm 1886. Vì có những sự bất thường trong việc quản lý những kho tàng quốc gia này nên Stephen Tyng Mather đã thỉnh cầu chính phủ liên bang Hoa Kỳ cải thiện tình hình. Để đáp lại lời thỉnh cầu đó, Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Franklin K. Lane thách thức ông vận động hành lang để thành lập một cơ quan mới, Cục Công viên Quốc gia, để quản lý tất cả các công viên quốc gia và một số tượng đài quốc gia. Mather thành công khi Đạo luật Tổ chức Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ được thông qua năm 1916.[15] Sau đó, cơ quan này được phép quản lý đối với các khu vực bảo vệ khác.

Tài sản nắm giữ của Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Để biết những chi tiết hiện tại và đa thông tin, xin xem Phần nói về Các dữ liệu tóm lược trong website của Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ.

Loại Số lượng
Mẫu Anh đất[16] 84.000.000 mẫu Anh 34.000.000 ha
Mẫu Anh đại dương, hồ, hồ chứa[16] 4.502.644 mẫu Anh 1.822.155 ha
Số dặm Anh sông và suối[16] 85.049 dặm Anh 136.873 km
Khu khảo cổ[16] 68.561
Dặm bờ nước (biển, hồ, sông)[16] 43.162 dặm Anh 69.463 km
Công trình kiến trúc lịch sử[16] 27.000
Vật thể trong các bộ sưu tập bảo tàng[16] 121.603.193
Tòa nhà 21.000
Đường mòn 12.250 dặm Anh 19.710 km
Đường lộ 8.500 dặm Anh 13.700 km

Tiêu chuẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các công viên quốc gia tại Hoa Kỳ chỉ được thành lập bằng một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ. Tuy nhiên tổng thống có thể ấn định và bảo vệ các khu vực thành các Tượng đài Quốc gia bẳng lệnh hành pháp theo Đạo luật Antiquities. Đa số được thành lập theo một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ với sự xác nhận của tổng thống bằng cách ký đạo luật thành luật. Không kể phương thức nào được sử dụng, tất cả các công viên phải có tầm quan trọng quốc gia.[17]

Một công viên tiềm năng phải hội đủ tất cả bốn tiêu chuẩn sau đây:

  • Nó là một mẫu hình nổi bật về một loại tài nguyên đặc biệt.
  • Nó có giá trị hay chất lượng vượt bậc trong việc minh họa hay diễn giải về đề tài văn hóa hay thiên nhiên của di sản quốc gia.
  • Nó mang lại những cơ hội tột bực cho giải trí, cho công chúng sử dụng và thưởng thức, hoặc cho nghiên cứu khoa học.
  • Nó vẫn giữ được mức độ nguyên vẹn cao như một mẫu hình tài nguyên thật sự, chính xác và tương đối không bị xâm hại.

Ấn định tên gọi đặc biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Các khu hoang dã được quản lý bởi Hệ thống Bảo tồn Hoang dã Quốc gia Hoa Kỳ, đây là cơ quan bảo vệ những vùng đất hoang sơ của liên bang quản lý. Những khu hoang dã này được thiết lập theo Đạo luật Wilderness (Công luật Hoa Kỳ 88-577) vào năm 1964. Ban đầu Hệ thống Bảo tồn Hoang dã Quốc gia Hoa Kỳ tạo ra hàng trăm vùng hoang dã bên trong những tài sản đã được liên quan quản lý và bảo vệ với tổng số diện tích lên trên 9 triệu mẫu Anh (36.000 km²).

Các khu vực biển được bảo vệ (Hoa Kỳ) (Marine Protected Areas hay viết tắt là MPAs) tại Hoa Kỳ bắt đầu bằng Lệnh hành pháp 13158 vào tháng 5 năm 2000 khi MPAs chính thức được thành lập lần đầu tiên.[18] Danh sách ban đầu của "các khu vực biển được bảo vệ" ra mắt vào năm 2010, gồm có những khu vực đã được thành lập dưới các đạo luật khác. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ có 19 đơn vị công viên được ấn định là MPAs.[18] Những khu vực này là:

Nhân vật

Các khu vực

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Sở Công Viên Mỹ được tweet trở lại sau lệnh cấm"
  2. ^ “Designation of National Park System Units”. National Park Service. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
  3. ^ “The National Park Service Organic Act”. National Park Service. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
  4. ^ Budget Justifications and Performance Information, Fiscal Year 2008, National Park Service
  5. ^ Sutter, tr. 102
  6. ^ Sutter, tr. 104
  7. ^ Albright, Horace M. as told to Robert Cahn; The Birth of the National Park Service; The Founding Years, 1913-33; Howe Brothers, Salt Lake City, Utah; 1985.
  8. ^ a b The National Parks: Shaping the System; National Park Service, Dept of the Interior; 1991; tr 24
  9. ^ National Park Service Almanac; Rocky Mountain Region, Public Affair; 2007
  10. ^ “Các giám đốc Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ”. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
  11. ^ Press Release: Director Bomar To Retire On Tuesday; Dave Barna, Press Office, National Park Service; ngày 15 tháng 1 năm 2009
  12. ^ Jonathan Jarvis Confirmed As Director, By Hugh Vickery, ngày 25 tháng 9 năm 2009.
  13. ^ Lee, Ronald F.; Family Tree of the National Park System; Eastern National Parks, Philadelphia, Pennsylvania, 1972; tr 9-12
  14. ^ America the Beautiful Passes, The National Parks and Federal Recreational Lands Pass Series
  15. ^ “National Park Service Organic Act”. Nps.gov. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2010.
  16. ^ a b c d e f g National Park Service, 2008 Director's Report; National Park Service, U.S. Department of the Interior; Washington, D.C.; 2009
  17. ^ Criteria for Parklands brochure; Department of the Interior, National Park Service; 1990
  18. ^ a b Federal Register, Vol. 75, No. 100; Thứ Ba, ngày 25 tháng 5 năm 2010; pg 29317

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Albright, Horace M. (as told to Robert Cahn). The Birth of the National Park Service. Salt Lake City: Howe Brothers, 1985.
  • Albright, Horace M, and Marian Albright Schenck. Creating the National Park Service: The Missing Years. Norman: University of Oklahoma Press, 1999.
  • Dilsaver, Lary M., ed. America's National Park System: The Critical Documents. Lanham, MD: Rowman & Littlefield, 1994.
  • Everhardt, William C. The National Park Service. New York: Praeger, 1972.
  • Foresta, Ronald A. America's National Parks and Their Keepers. Washington: Resources for the Future, 1985.
  • Freemuth, John. Islands Under Siege: National Parks and the Politics of External Threats. Lawrence: University of Kansas Press, 1991.
  • Garrison, Lemuel A;. The Making of a Ranger. Salt Lake City: Howe Brothers, 1983.
  • Gartner, Bob; Exploring Careers in the National Parks. New York: The Rosen Publishing Group, Inc. 1993
  • Hartzog, George B. Jr; Battling for the National Parks; Moyer Bell Limited; Mt. Kisco, New York; 1988
  • Ise, John. Our National Park Policy: A Critical History. Baltimore: Johns Hopkins Press, 1961.
  • Lee, Ronald F.; Family Tree of the National Park System; Eastern National Parks, Philadelphia, Pennsylvania, 1972
  • Lowery, William. Repairing Paradise: The Restoration of Nature in America's National Parks. Washington: Brookings, 2009
  • Mackintosh, Barry. The National Parks: Shaping the System. Washington: National Park Service, 1991.
  • National Parks for the 21st Century; The Vail Agenda; The National Park Foundation, 1991
  • National Park Service Almanac, Edited and Compiled by Ben Moffett and Vickie Carson: Rocky Mountain Region, National Park Service, 1991, revised 2006
  • The National Parks: Shaping The System; National Park Service, Washington D.C. 1991.
  • Rettie, Dwight F.; Our National Park System; University of Illinois Press; Urbana, Illinois; 1995
  • Ridenour, James M. The National Parks Compromised: Pork Barrel Politics and America's Treasures. Merrillville, IN: ICS Books, 1994.
  • Rothman, Hal K. Preserving Different Pasts: The American National Monuments. Urbana: University of Illinois Press, 1989.
  • Runte, Alfred. National Parks, the American Experience, Lincoln, Nebraska: University of Nebraska Press, 1987.
  • Sellars, Richard West. Preserving Nature in the National Parks: A History. New Haven: Yale University Press, 1997.
  • Shankland, Robert; Steve Mather of the National Parks; Alfred A. Knopf, New York; 1970
  • Sontag, William H. National Park Service: The First 75 Years. Philadelphia: Eastern National Park & Monument Assn., 1991.
  • Sutter, Paul. 2002. Driven Wild: How the Fight against Automobiles Launched the Modern Wilderness Movement. Seattle: University of Washington press. ISBN 978-0-295-98219-9.
  • Swain, Donald. Wilderness Defender: Horace M. Albright and Conservation. Chicago: University of Chicago Press, 1970.
  • Udall, Stewart L., The Quiet Crisis. New York: Holt, Rinehart & Winston, 1963.
  • Wirth, Conrad L. Parks, Politics, and the People. Norman, Oklahoma: University of Oklahoma Press, 1980.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn khác

Bản mẫu:Bộ Nội vụ Hoa Kỳ