Bước tới nội dung

Chó Pluto (Disney)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pluto
Nhân vật trong Vũ trụ chuột Mickey
Xuất hiện lần đầuThe Chain Gang (1930) (không có tên)
The Picnic (1930) (tên Rover)
The Moose Hunt (1931) (tên Pluto)
Sáng tạo bởiWalt Disney
Norman Ferguson
Thiết kế bởiWalt Disney
Norm Ferguson
Lồng tiếng bởiPinto Colvig (1930–1961)
Clarence Nash (1939)
Lee Millar (1939–1941)
Paul Frees (1959)[1]
Bill Farmer (1990–nay)
Phát triểnNorm Ferguson
Clyde Geronimi
Charles August Nichols
Thông tin
Bí danhRover
Pluto the Pup
Giống loàiChó
Giới tínhĐực
Tình nhânDinah the Dachshund
Tiki (Pluto's Penthouse Sweet)
Fifi
Họ hàngPluto Junior (con trai)
K.B. (anh)
ChủChuột Mickey
Hóa trang chó Pluto trong sân vận động

Pluto[2] (thường được biết đến như Chó Pluto) là một nhân vật trong phim hoạt hình do Công ty Walt Disney tạo ra. Pluto là một chú chó có màu vàng cam, kích thước trung bình, lông ngắn với đôi tai dài màu đen. Không giống như hầu hết các nhân vật Disney khác, Pluto không được nhân hóa ngoài một số đặc điểm như nét mặt.[3] Cậu là thú cưng của chuột Mickey và thuộc giống chó lai tạp.[4] Xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một con chú chó săn trong phim hoạt hình của chuột Mickey là The Chain Gang.[5] Cùng với chuột Mickey, Chuột Minnie, Vịt Donald, vịt DaisyGoofy, Pluto là một trong "Six Sensational"—các ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ Disney.[6] Mặc dù cả sáu đều là động vật không phải con người, nhưng riêng Pluto thì không mặc quần áo như một con người.[7]

Pluto ra mắt trong phim hoạt hình và góp mặt trong 24 phim về Chuột Mickey trước khi chính thức có loạt phim riêng vào năm 1937. Pluto đã xuất hiện trong 89 phim ngắn từ năm 1930 đến năm 1953. Một số đã được đề cử cho Giải thưởng của Viện hàn lâm, bao gồm The Pointer (1939), Squatter's Rights (1946), Pluto's Blue Note (1947), và Mickey and the Seal (1948). Trong đó có Lend a Paw (1941) đã thắng giải năm 1942.[Note 1] Vì Pluto không biết nói nên phim của cậu ấy thường dựa trên sự hài hước về mặt thể chất. Điều này khiến Pluto trở thành nhân vật tiên phong trong làng hoạt hình, bằng cách thể hiện cá tính thông qua hoạt động hơn là đối thoại.[8]

Giống như tất cả các bạn diễn, chó Pluto đã xuất hiện rộng rãi trong truyện tranh nhiều năm qua kể từ lần xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1931.[9] Cậu trở lại hoạt hình màn ảnh rộng vào năm 1990 với The Prince and the Pauper và trong một số bộ phim video trực tiếp. Pluto cũng xuất hiện trong loạt phim truyền hình Mickey Mouse Works (1999–2000), Nhà của chuột (2001–2003), Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey (2006–2016), Mickey Mouse Mixed-Up Adventure (2017–2021) còn những phim ngắn về Chuột Mickey (2013–2019) cùng với kế nhiệm Thế giới kỳ diệu của chuột Mickey (2020–2023) và Mickey Mouse Funhouse (2021–nay).

Năm 1998, bản quyền của Disney đối với Pluto đáng lẽ hết hạn vào năm 2003, đã được gia hạn bằng việc thông qua Đạo luật Gia hạn Thời hạn Bản quyền Sonny Bono. Disney cùng với các hãng phim khác đã vận động hành lang để thông qua đạo luật nhằm bảo vệ bản quyền của họ đối với các nhân vật như Pluto trong 20 năm nữa.[10]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Pluto lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là một chú chó săn không tên tuổi, dõi theo cuộc đào tẩu của chuột Mickey trong phim The Chain Gang phát hành ngày 6 tháng 8 năm 1930.[11] Ngày 23 tháng 10 cùng năm, phát hành The Picnic và Pluto là con chó của Minnie với tên là Rover. Trong The Moose Hunt ra mắt ngày 3 tháng 5 năm 1931, Pluto xuất hiện với tư cách là thú cưng của Mickey, và đặt tên là "Pluto".[4]

Đặc tính nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như những người bạn động vật khác của Mickey, chẳng hạn như Goofy (cũng là một con chó), Pluto là một loài động vật tương đối bình thường, với một vài đặc điểm nhân hóa ngoài nét mặt. Pluto thường không nói bằng tiếng Anh, đi đứng thẳng hoặc mặc quần áo. Một sự khác biệt đáng kể so với điều này là vai diễn của cậu ấy trong The Moose Hunt (1931), sản xuất trước khi các đặc tính của Pluto được xác định rõ ràng. Khi Pluto xuất hiện nhiều hơn thì cậu ta chủ yếu nói bằng tiếng sủa và càu nhàu như hầu hết các loài chó. Những cách khác để truyền đạt suy nghĩ của Pluto xảy ra thông qua nét mặt, và đôi khi thông qua việc sử dụng thiên thần vai/ác quỷ nói chuyện trực tiếp với Pluto. (Mickey's Elephant, Lend a Paw).

Xuất hiện

[sửa | sửa mã nguồn]
Bone Trouble (1940); Butch Bulldog là đối thủ thường trực của Pluto

Pluto xuất hiện đầu tiên và thường xuyên nhất là trong loạt phim hoạt hình Chuột Mickey. Có vài lần hiếm hoi cậu được kết đôi với Vịt Donald ("Donald and Pluto", "Beach Picnic", "Window Cleaners", "The Eyes Have It", "Donald's Dog Laundry" & "Put Put Troubles").

Phim hoạt hình đầu tiên có Pluto với tư cách là ngôi sao cá nhân là hai đoạn phim ngắn Silly Symphony, phim Just Dogs (1932) và Mother Plut (1936). Năm 1937, Pluto xuất hiện trong Pluto's Quin-Puplets, là phần đầu tiên trong loạt phim của chính nó, sau đó có tiêu đề là Pluto the Pup. Tuy nhiên, chúng không được sản xuất thường xuyên cho đến năm 1940, do đó tên của bộ được rút ngắn thành Pluto.

Phim ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách các phim ngắn có sự tham gia của Pluto trong loạt phim Pluto the PupPluto. Đây không phải là một danh sách phim ảnh hoàn chỉnh về Pluto vì cậu cũng đã xuất hiện nhiều trong các bộ phim về Chuột Mickey hoặc Vịt Donald. Mặc dù một số phim hoạt hình như vậy được dán nhãn là phim hoạt hình Mickey, nhưng vẫn được tính là phim chính thức của Pluto.

Điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Pluto xuất hiện như một nhân vật không thể chơi được trong trò chơi Mickey Mania (1994).

Pluto cũng xuất hiện trong Disney Golf trên PS2. Nếu bóng gôn của người chơi đi ra ngoài giới hạn hoặc chạm vào chướng ngại như nước, Pluto sẽ đến và tìm bóng gôn giúp người chơi.

Trong loạt trò chơi điện tử Kingdom Hearts, Pluto vẫn là thú cưng của Mickey và hoạt động như một người đưa tin, hỗ trợ các kế hoạch của chủ nhân. Hầu hết thời gian trong Kingdom Hearts II, Pluto ở bên Kairi (ngay cả khi cô bị bắt cóc), có thể vì cậu thích cô ấy. Kỳ lạ là trong suốt loạt, Pluto xuất hiện và biến mất vào những khoảnh khắc ngẫu nhiên.

Công viên Disney

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Dlg8InAW4AEhdlB.jpg
Pluto như trong Toontown tại Disneyland, California.

Trong các khu nghỉ dưỡng của công viên giải trí Disney trên khắp thế giới, Pluto là một nhân vật mà mọi người có thể gặp gỡ giống như nhiều bạn diễn khác trong loạt phim.[12] Tuy nhiên, Pluto không cần thiết phải đi bằng hai chân trong trường hợp này. Người lớn và trẻ em có thể gặp gỡ, vui chơi, xin chữ ký và hình ảnh với Pluto và bạn bè của cậu ấy tại tất cả công viên Disney. Những nơi này đều có bán áo sơ mi, mũ, đồ chơi và nhiều loại hàng hóa khác có hình chó Pluto.

  1. ^ Pluto cũng xuất hiện trong các bộ phim được đề cử Giải Oscar Building a Building (1933) và Runaway Brain (1995), nhưng không đóng một vai trò quan trọng nào trong đó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Fred Flintstone Meets Jiminy Cricket: A Salute to Alan Reed -”. cartoonresearch.com. 25 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ Disney, Walt. Walt Disney's Story of Pluto The Pup. Whitman BLB, 1938.
  3. ^ Farrell, Ken. Warman's Disney Collectibles Field Guide: Values and Identification. Iola, WI: Krause Publications, 2011. p. 308.
  4. ^ a b Smith, Dave. Disney Trivia from the Vault: Secrets Revealed and Questions Answered. New York: Disney Editions, 2012.
  5. ^ Smith, Dave. Disney A to Z: The Updated Official Encyclopedia. New York: Hyperion, 1998. Print. ISBN 0-7868-6391-9.
  6. ^ Stewart, James B. Disney War. New York: Simon & Schuster, 2005. p. 5.
  7. ^ Griffin, Sean. Tinker Belles and Evil Queens: The Walt Disney Company from the Inside Out. New York: New York UP, 2000. p. 70.
  8. ^ "The Flypaper Sequence Mystery," essay by Michael Barrier
  9. ^ Pluto Lưu trữ 2012-07-08 tại Archive.today at INDUCKS
  10. ^ Sprigman, Chris. FindLaw's Writ, March 5, 2002, "THE MOUSE THAT ATE THE PUBLIC DOMAIN: Disney, The Copyright Term Extension Act, And eldred V. Ashcroft Lưu trữ tháng 10 30, 2012 tại Wayback Machine". Accessed September 19, 2012.
  11. ^ Watts, Steven. The Magic Kingdom: Walt Disney and the American Way of Life. Columbia, MO: U of Missouri, 2001. p. 132.
  12. ^ “Pluto”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]