Bước tới nội dung

Chuyện của Pao

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuyện của Pao
Đạo diễnNgô Quang Hải
Kịch bảnNgô Quang Hải
Dựa trên"Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" của nhà văn Đỗ Bích Thúy
Sản xuấtĐặng Tất Bình
Diễn viênĐỗ Thị Hải Yến
NSND Như Quỳnh
Lý Thanh Kha
Trần Doãn Tuấn
Đỗ Hoa Thúy
Quay phimTrần Hùng
Cordelia Beresford
Âm nhạcNguyễn Thiện Đạo
Hãng sản xuất
Công chiếu
10 tháng 4 năm 2006 (chiếu sớm)
18 tháng 8 năm 2006 (chính thức)
Thời lượng
100 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Kinh phí2,2 tỉ đồng

Chuyện của Pao là một bộ phim điện ảnh chính kịch của Việt Nam công chiếu năm 2006.[1][2][3][4][5] Bộ phim có sự tham gia của cặp vợ chồng Đỗ Thị Hải Yến (vai trò diễn viên) và Ngô Quang Hải (đạo diễn và viết kịch bản). Được chuyển thể từ truyện ngắn "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" của nhà văn Đỗ Bích Thúy.[1][6] Truyện ngắn được nhà văn sáng tác dựa trên những số phận có thật.[6]

Phim đã giành được nhiều giải thưởng trong nước và Quốc tế: 4 giải Cánh Diều Vàng tại Giải Cánh diều năm 2005[7][8] Giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15 và Giải Đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần 51[9].

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Pao là một cô gái người H'Mông. Sau khi người mẹ Kía của Pao tự tử, rất nhiều những sự kiện khác kéo tới, Pao quyết định lên đường đi tìm mẹ Sim về cho cha. Qua những cảnh phim được phục hiện từ sự hồi tưởng của Pao mà khán giả dần dần được khám phá những bí mật của tình yêu và những mối quan hệ giữa người với người nơi núi rừng miền Tây Bắc.[10][11]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, Ngô Quang Hải bắt tay chuyển thể truyện ngắn "Chuyện tình kể trong đêm mưa" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thành kịch bản phim điện ảnh cùng tên, nội dung câu chuyện là về cuộc sống của người dân vùng núi ở Việt Nam. Kinh phí ước tính khoảng 19 tỉ đồng, với Đỗ Thị Hải Yến làm diễn viên chính, nhưng dự án này không thực hiện được vì nhiều nguyên nhân.[12][13]

Khoảng một năm sau, Ngô Quang Hải thực hiện dự án điện ảnh khác về đề tài miền núi đó là Chuyện của Pao, được Quang Hải chuyển thể từ truyện ngắn "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Sau hai năm hoàn thiện,[14] vào năm 2005, kịch bản Chuyện của Pao là kích bản duy nhất được phê duyệt trong số 15 kịch bản đã trình lên Cục điện ảnh Việt Nam,[15] qua đó trở thành kịch bản điện ảnh đầu tiên được đem ra đấu thầu sản xuất.[16][17] Đây thực chất là cách làm mới của việc nhà nước đặt hàng làm phim,[18][19] Hãng phim truyện I là đơn vị giành được quyền sản xuất với kinh phí từ Cục Điện ảnh là 2,2 tỉ.[20][17]

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được công chiếu từ ngày 18 tháng 8, nhưng không được các cụm rạp thị trường nhận phát hành.[21][22]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nhà phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan, "Điểm mạnh dễ nhận thấy nhất là nhà làm phim đã tạo được một ấn tượng thị giác thực sự trong phim... Chuyện của Pao đem đến một màu sắc riêng, ...Điều này tạo cho bộ phim một "chất nhựa", để lại cho người xem ít nhiều ấn tượng và sự xúc động. Nhưng, cũng giống như nhiều đạo diễn, chắc hẳn Ngô Quang Hải luôn ở trong tâm trạng "sợ" người xem không hiểu ý mình nên thường xuyên cố gắng giải thích. Mọi lời giải thích lại "thường xuyên" đặt vào lời tự sự của Pao. Đây chính là nguyên nhân gây "dị ứng" đối với không ít người." [23] "Âm nhạc trong phim phải nói rằng rất đẹp, rất sang trọng. Nhưng dường như đối với một bộ phim... về những con người miền núi này- thì cái đẹp, cái sang trọng ấy đôi khi lại lạc điệu."[23]

Nhạc sĩ Huy Tuấn nhận xét âm nhạc của phim hoàn toàn bị "động" và không thể nói đó là một “gu” thống nhất được. Phần âm nhạc của Chuyện của Pao là sự ghép nối hai phần nhạc do hai nhạc sĩ khác nhau viết. Phần chỉnh sửa, ghép thêm vào lại được hơn phần chính.[24]

Tham dự các Liên hoan phim

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa tháng 8 năm 2006, Chuyện của Pao được tham gia đề cử tại World Film Festival lần thứ 30 tổ chức ở Montreal, Canada. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có phim được tham gia đề cử, Chuyện của Pao có 5 đề cử trong đó bộ phim có tên trong hạng mục tại hạng mục "Phim đầu tay" (First Films World Competition) cùng 23 bộ phim khác.[25][26] Sau nửa tháng tham dự Liên hoan phim Thế giới, bộ phim không giành được giải thưởng nào.[26]

Vào tháng 9, Cục điện ảnh Việt Nam đã chọn gửi tham gia đề cử hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài tại Giải Oscar lần thứ 79 tổ chức đầu năm 2007, nhưng không giành giải.[27][28] Cuối tháng 10 năm 2006, bộ phim có 12 buổi chiếu đặc biệt tại một số trường đại học ở Mỹ.[29]

Tháng 4 năm 2008, Chuyện của Pao được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Titanic lần thứ 15 tại Budapest, Hungary.[30]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Giải Cánh diều 2005, Chuyện của Pao đã chiến thắng 4 đề cử trong hạng mục Phim điện ảnh gồm giải Cánh diều Vàng cho bộ phim, Nữ diễn viên chính xuất sắc cho Đỗ Hải Yến, Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho Như QuỳnhQuay phim xuất sắc cho Trần Hùng và Cordelia Beresford.[8]

Đầu năm 2007, bộ phim giành giải thường đặc biệt tại Liên hoan Phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 51,[28] và vào cuối năm Chuyện của Pao giành được giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15 cùng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc cho Đỗ Hải Yến.[31]

Năm Giải thưởng Hạng mục Phim truyện điện ảnh Đề cử Kết quả Chú thích
2006 Giải Cánh diều 2005 Phim điện ảnh xuất sắc (bộ phim) Cánh diều Vàng [8]
Nữ diễn viên chính xuất sắc Đỗ Thị Hải Yến Đoạt giải
Nữ diễn viên phụ xuất sắc Đỗ Hoa Thúy Đề cử
Như Quỳnh Đoạt giải
Quay phim xuất sắc Trần Hùng và Cordelia Beresford Đoạt giải
2007 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15 Nữ diễn viên chính xuất sắc Đỗ Thị Hải Yến Đoạt giải [31]
Phim điện ảnh xuất sắc (bộ phim) Bông sen Bạc
Liên hoan Phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 51 Phim điện ảnh xuất sắc (bộ phim) Giải Đặc biệt [28]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lê Bảo (12 tháng 4 năm 2006). 'Chuyện của Pao' trong sáng và nhân văn”. VnExpress.
  2. ^ Bảo Lê (5 tháng 4 năm 2006). “Công chiếu 'Chuyện của Pao'. VnExpress.
  3. ^ Osian's Cinemaya the Asian film quarterly 2006 "This method has mixed success, and Pao's Story reveals both Ngo Quang Hai's strengths and weaknesses as a director. The greatest strength of the film is the visual impression created through the cinematography - images that are full of.."
  4. ^ “Story of Pao”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ Vietnam attends Francophone film festival in France[liên kết hỏng] 2012 " "The Story of Pao" depicts the life of an H’Mong beautiful girl named Pao in the northwestern mountainous area. It won a Golden Kite award in 2005 and was presented at the Cannes films festival in 2007. "
  6. ^ a b Phong Điệp (8 tháng 1 năm 2021). “Tác giả văn học bị quên ngay tại phim trường”. Thời Nay.
  7. ^ Lê Bảo (19 tháng 3 năm 2006). 'Chuyện của Pao' đoạt 4 Cánh diều vàng”. VnExpress.
  8. ^ a b c L.Thoại (18 tháng 3 năm 2006). "Chuyện của Pao" bay cao tại Cánh diều vàng 2005”. Tuổi Trẻ online.
  9. ^ "Chuyện của Pao" đoạt giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo”. Nhân Dân điện tử. 26 tháng 11 năm 2006.
  10. ^ Tạ Như Oanh (17 tháng 1 năm 2008). “Chuyện của Pao: bí mật của tình yêu”. Tin vắn online.
  11. ^ “Chuyện của Pao”. IMDb.
  12. ^ Thu Hương (18 tháng 4 năm 2002). "Chuyện tình kể trong đêm mưa" bị đình lại?”. VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  13. ^ Đạt Nhi (27 tháng 10 năm 2021). “Đạo diễn 'Chuyện của Pao' sống kín tiếng bên vợ kém 25 tuổi”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2024.
  14. ^ Lê Hồng Lâm (28 tháng 3 năm 2006). “Ngô Quang Hải: Tôi là kẻ... giang hồ không số”. Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2024.
  15. ^ “Quang Hải: 'Hãy để cho tôi được làm phim'. VnExpress. 26 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  16. ^ "Chuyện của Pao" - kịch bản đấu thầu đầu tiên”. Báo Thanh Niên. 22 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2024.
  17. ^ a b H.H (19 tháng 2 năm 2006). Chuyện của Pao là kịch bản đấu thầu đầu tiên”. VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2024.
  18. ^ Chu Thu Hằng (23 tháng 2 năm 2007). “Điện ảnh VN 2007: Bùng nổ phim nhựa!”. Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2024.
  19. ^ 'Đấu thầu': Uy tín và đẳng cấp của một hãng phim”. Tuổi Trẻ online. 20 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2024.
  20. ^ “Quang Hải: 'Hãy để cho tôi được làm phim'. VnExpress. 26 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  21. ^ Trâm Anh (4 tháng 8 năm 2006). “Trình chiếu bộ phim Chuyện của Pao”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2024.
  22. ^ P.T (14 tháng 8 năm 2006). “Phim mới: Chuyện của Pao”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2024.
  23. ^ a b Ngô Phương Lan (12 tháng 9 năm 2007). “Những nét chấm phá trong Chuyện của Pao”. Znews.vn. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2024.
  24. ^ Vĩnh Xuân (25 tháng 1 năm 2008). "Em muốn làm người nổi tiếng": Những "lát cắt"rời rạc”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  25. ^ Lê Bảo (16 tháng 8 năm 2006). “Ngô Quang Hải và 'Chuyện của Pao' dự thi LHP Thế giới”. VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  26. ^ a b Lê Bảo (13 tháng 9 năm 2006). “Ngô Quang Hải biết cân bằng cuộc sống đầy biến động”. VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  27. ^ “Chuyện của Pao sẽ dự tranh Oscar 2007”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2024.
  28. ^ a b c 'Chuyện Của Pao' trượt Oscar”. Báo Tổ Quốc. 8 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2024.
  29. ^ "Chuyện của Pao" gây ấn tượng mạnh với khán giả Mỹ”. Báo Thanh Niên. 31 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2024.
  30. ^ Trần Lê (18 tháng 4 năm 2008). “Chuyện của Pao chinh phục khán giả Hungary”. Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2024.
  31. ^ a b Bích Hiệp (24 tháng 11 năm 2007). “Hà Nội Hà Nội đoạt Bông sen Vàng phim truyện nhựa”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2024.