Bước tới nội dung

Cohenit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cohenit
Cấu trúc của cohenit (hoặc cementit)
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật nguyên tố tự nhiên, carbide
Công thức hóa học(Fe,Ni,Co)3C
Phân loại Strunz1.BA.05
Hệ tinh thểTrực thoi
Lớp tinh thểChóp kép (mmm)
Kí hiệu H-M: (2/m 2/m 2/m)
Nhóm không gianPnma
Ô đơn vịa = 5,09 Å, b = 6,74 Å,
c = 4,52 Å; Z = 4
Nhận dạng
MàuTrắng thiếc; oxy hóa thành màu đồng nhạt sau đó là vàng kim
Dạng thường tinh thểTinh thể dẹt hay hình kim; cũng ở dạng viền trên hoặc trong các mầm cùng phát triển hình cây với sắt
Cát khaiTốt trên {100}, {010} và {001}
Độ bềnGiòn
Độ cứng Mohs5,5–6
ÁnhÁnh kim
Tính trong mờTrong mờ
Tỷ trọng riêng7,2 – 7,65
Các đặc điểm khácTừ tính mạnh
Tham chiếu[1][2][3][4]

Cohenitkhoáng vật carbide sắt nguồn gốc tự nhiên với cấu trúc hóa học (Fe, Ni, Co)3C. Nó tạo thành một khoáng vật cứng, bóng, màu trắng bạc, được E. Weinschenk đặt tên năm 1889 theo tên nhà khoáng vật học người Đức Emil Cohen, người đầu tiên mô tả và phân tích vật liệu thu được từ vẫn thạch Magura tìm thấy gần Slanica, Žilina, Slovakia.[2] Cohenit được tìm thấy trong các tinh thể hình que trong các vẫn thạch sắt.[5]

Trên Trái Đất cohenit chỉ ổn định trong các loại đá được hình thành trong môi trường khử và chứa các trầm tích sắt tự nhiên. Các điều kiện như vậy tồn tại tại một số nơi mà magma nóng chảy xâm nhập các trầm tích than, như trên đảo DiscoGreenland, hoặc tại Bühl gần KasselĐức.[4]

Các khoáng vật đi kèm gồm có sắt tự nhiên, schreibersit, troilitwustit.[4]

Các carbide sắt tương tự cũng có trong các hợp kim sắt kỹ thuật và được gọi là cementit.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mineralienatlas
  2. ^ a b Mindat.org Cohenite
  3. ^ Webmineral.com Cohenite
  4. ^ a b c Handbook of Mineralogy
  5. ^ Vagn F. Buchwald, Handbook of Iron Meteorites, Nhà in Đại học California, 1975. ISBN 978-0520029347

Bản mẫu:Meteorites