Deutscher Fernsehfunk
Bài hay đoạn này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. |
Logo Cổng Brandenburg của DFF dùng vào năm 1990 | |
Kiểu | Truyền hình mặt đất |
---|---|
Quốc gia | Đông Đức, một phần Tây Đức |
Có mặt tại | Truyền hình mặt dất analogue miễn phí |
Khu vực phát sóng | Đông Đức (1952–1990) Tây Đức (một phần) (1952–1990) Đức (một phần) (1990–1991) |
Chủ sở hữu | Chính quyền Đông Đức |
Ngày lên sóng chính thức | 21/12/1952 |
Giải tán | 31/12/1991 |
Tên cũ | Fernsehen der DDR (11/2 /1972 – 11/5/1990) |
Thay thế bởi | DFF 1: mở rộng Erstes Deutsches Fernsehen vào 15 - 12 - 1990 DFF 2: thay thế bởi DFF Länderkette vào 15 - 12 - 1990 DFF Länderkette: thay thế bởi MDR Fernsehen tại Saxony, Saxony-Anhalt, Thuringia, Fernsehen Brandenburg tại Brandenburg và mở rộng N3 tại Mecklenburg-Vorpommern vào 1 - 1 - 1992 |
Deutscher Fernsehfunk (DFF, tiếng Việt: Hệ thống truyền hình Đức) là đài truyền hình quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức. DFF là 1 hệ thống truyền hình mặt đất miễn phí được tài trợ bởi đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức cầm quyền, phát sóng trong toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ cũng như một khoảng lãnh thổ của Cộng hòa Liên bang từ năm 1952 đến năm 1991.
DFF phục vụ như hệ thông tuyên truyền chính của Đảng XHCN Thống nhất Đức. Nó được biết đến với cái tên Fernsehen der DDR (DDR-FS, tiếng Việt: Truyền hình Cộng hòa Dân chủ Đức) từ năm 1972 đến năm 1990. Sau năm 1990, 3 kênh của DFF đều chuyển giao cho Tây Đức, trước khi chính thức giải thể vào năm 1991.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thành lập
[sửa | sửa mã nguồn]Vô tuyến truyền thanh là phương tiện vô tuyến chính ở Khối Warsaw trong những năm 1950, khi vô tuyến truyền hình được coi như thứ yếu vào lúc cả khối thực hiện những kế hoạch năm năm hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa. Đông Đức là một ngoại lệ, do sự cạnh tranh các làn sóng vô tuyến phát thanh với đối thủ ở phía Tây bức màn sắt; nhất là khi đài Nordwestdeutscher Rundfunk (NWDR, tiếng Việt: Truyền thanh Đông Bắc Đức) của Tây Đức bắt đầu lập kế hoạch phát sóng truyền hình trong một vùng phủ sóng bao gồm cả Đông Berlin, và phát sóng thử vào năm 1950.
Vì thế, các quan chức Đông Đức bắt đầu coi vô tuyến truyền hình là một thứ quan trọng, và xây dựng một trung tâm truyền hình ở Adlershof (Berlin) vào ngày 11 tháng 5 cùng năm cùng với những buổi phát sóng thử đầu tiên. Truyền hình Đông Đức cũng bắt đầu phát sóng thử vào ngày 20 tháng 12 năm 1951. Đối thủ NWDR của họ sau đó thông báo bắt đầu phát sóng từ Hamburg từ Giáng sinh 1952. Việc này khiến cho chính quyền Đông Đức đẩy nhanh việc chuẩn bị phát sóng.
Một trạm relay truyền hình được xây dựng ở Trung tâm Đông Berlin vào tháng 2 năm 1952 và kết nối trạm với Trung tâm Adlershof được mở vào ngày 3 tháng 6. Vào ngày 16 cùng tháng, những bộ vô tuyến đầu tiên đã được bán với giá 3500 Mác Đông Đức 1 bộ. Truyền hình liên tục, dù vẫn được dán tem thử, bắt đầu vào ngày 21 tháng 12, sinh nhật của Joseph Stalin, phát sóng 2 tiếng một ngày. Phát thanh viên Margit Schaumaker chào mừng khán giả và giới thiệu logo của DFF - Cổng Brandenburg. Tiếp theo đó là những bài diễn văn của những nhân vật máu mặt trong cơ quan, và bản đầu tiên của chương trình thời sự Aktuelle Kamera (tiếng Việt: Máy quay hiện tại), được dẫn bởi phát thanh viên Herbert Kofer.
Chính sách của Đảng XHCN Thống nhất là kiểm duyệt những mạng lưới truyền thông lớn (vd. báo chí hay radio), trong khi lúc đó truyền hình không được coi như vậy do lượng người xem nhỏ. Vì thế, chương trình thời sự Aktuelle Kamera lúc đầu còn không bị kiểm duyệt và có thể nói xấu chính quyền. Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi Aktuelle Kamera chỉ trích nhầm chỗ cuộc nổi dậy 1953, từ đó Đảng XHCN Thống nhất bắt đầu kiểm soát DFF, và tin tức chỉ được trích từ nguồn chính thức.
Phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Từ khi DFF được thành lập, mạng lưới truyền hình mở rộng nhanh
- 1953: khánh thành trạm Berlin-Grunau
- 1954: thi công trạm Berlin-Muggelberg (không hoàn thành) & khánh thành trạm Dresden
- 1955: khánh thành trạm Berlin-Mitte, Helpterberg, Marlow, Karl-Marx-Stadt (nay là Chelmnitz), Brocken và Inselsberg (hai trạm cuối phát sóng qua được Tây Đức).
- 1956: Berlin-Kopenik
Chất lượng truyền hình và số lượng studio truyền hình cũng mở rộng. Vào mùa hè năm 1953, Studio I được mở cửa ở Adlershof; còn năm 1955 diễn ra buổi phát sóng lưu động đầu tiên. Vào 2 tháng 1 1956, DFF dừng phát sóng thử, và ngày hôm sau bắt đầu phát sóng chính thức.
Đài truyền hình lúc đó không mang tên "Truyền hình Đông Đức" vì chính quyền Đông Đức muốn thực hiện truyền hình toàn quốc, dã tâm này cũng giống như hệ thống ở phía Tây. Nhưng địa lý Đức lại không cho phép - mặc dù phía Đông xây nhiều tháp truyền hình có mức tín hiệu cao ven biên giới nội Đức, Đông Đức không thể nối dải tín hiệu đi xa được. Hài hước là đài ARD Tây Đức (hậu thân của NWRF, NWRF là thành viên của ARD) phát sóng đến gần hết toàn bộ Đông Đức trừ phía Đông Bắc và Đông Nam, những vùng đấy sau này được gọi đùa là Tal der Ahnungslosen, hay "thung lũng của những kẻ vô tri". ZDF (một hãng truyền hình Tây Đức khác) và ARD sớm được gọi đùa theo cặp là "Zentral Deutsches Fernsehen ausser Rugen und Dresden" (Truyền hình Trung ương Đức trừ Rugen và Dresden) như một trò chọc đi đôi với Tal der Ahnungslosen.
Vào cuối năm 1958, đã có hơn 300 000 bộ thu sóng truyền hình ở Đông Đức.
Những chương trình thời sự và chính trị của DFF thường không cùng giờ với những chương trình thời sự và chính trị của Tây Đức, do có thể đa phần những người xem sẽ yêu thích những chương trình phía Tây hơn. Lấy ví dụ, Aktuelle Kamera phát sóng vào lúc 7:30 tối, giữa hai chương trình chính luận Tây Đức heute (hôm nay) của ZDF và Tagesschau (tin tức hàng ngày) của ARD lúc 19:00 và 20:00. Còn những chương trình giải trí (như Ein Kessel Buntes (tiếng Việt: một cái vạc màu sắc)) thì hay được xếp lịch trùng với những chương trình tin tức và giải trí Tây Đức với hy vọng thu hút khán giả khỏi những đài truyền hình phương Tây. Còn những chương trình khác (như phim) được xếp sau những chương trình tuyên truyền như Der schwarze Kanal với hy vọng là những người xem phim sớm sẽ xem luôn tuyên truyền.
Từ ngày 7 tháng 10 1958 - nghĩa là 2 năm sau khi phát sóng chính thức, DFF bắt đầu phát sóng lặp lại những chương trình buổi tối vào buổi sáng với đối tượng là nhân công làm ca, với slogan "Wir wiederholen für Spätarbeiter" ("Chúng tôi phát lại cho những người làm ca đêm").
DFF/DDR-FS cũng sản xuất một số chương trình giáo dục cho trường học; bao gồm những môn hóa, lý, lịch sử thế giới, lịch sử và địa lý Đức, giáo dục công dân và tiếng Nga. Họ cũng sản xuất một số chương trình giáo dục không cho trường học như ESP - Einführung in die sozialistische Produktion ("Giới thiệu về sản xuất theo mô hình xã hội chủ nghĩa") và chương trình tiếng Anh English for You. Các chương trình này đều nằm trong kho lưu trữ DRA của ARD ở Babelsberg.
Bức tưởng Berlin
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Bức tường Berlin tồn tại từ tháng 8 năm 1961, Đông Đức bắt đầu ngăn cản truyền hình Tây Đức. Họ không thể làm nhiễu tín hiệu do không thể không làm nhiễu thêm tín hiệu cả ở Tây Đức, việc này sẽ vi phạm Hội nghị Yalta và chắc chắn Tây Đức sẽ làm điều tương tự để trả lại. Thay vì vậy, FDJ (Freie Deutsche Jugend, Thanh niên nước Đức tự do, dạng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Đông Đức) bắt đầu chương trình "Blitz contra Natosender" – "Đánh vào những trạm phát sóng NATO" cùng năm, huy động thanh niên phá hủy những trạm phát sóng Tây Đức. Từ Republikflucht ("chạy khỏi Đông Đức mà chưa xin giấy phép") sau đó cũng có ý nghĩa hài hước "xem truyền hình Tây Đức". Dù vậy, dân phía Đông vẫn xem ARD, dẫn tới việc phát triển Der schwarze Kanal.
Từ những năm 1970, Đảng XHCN Thống nhất Đức bắt đầu nới lỏng hạn chế, và trong một số trường hợp người dân Đức còn được xây những tháp antenna to có khả năng bắt đài ngoài ở những nơi không thu phát được. Những chiếc antenna ngoại cỡ trên mái nhà vẫn còn ở một số thành phố vốn thuộc Đông Đức hôm nay.
Truyền hình màu và DFF2
[sửa | sửa mã nguồn]Truyền hình màu đã được bắt đầu vào 3 tháng 11 1969 trên kênh mới DFF2 bắt đầu phát sóng cùng ngày, để chuẩn bị cho 20 năm Quốc khánh Đông Đức 7 tháng 10. DFF đã chọn chuẩn SECAM của Pháp, phổ biến ở khối Warsaw; thay vì chuẩn PAL do Tây Đức phát minh. Các bộ vô tuyến có thể thu phát cả truyền hình đen trắng và truyền hình màu do chuẩn truyền hình vẫn như nhau. Những bộ vô tuyến truyền hình màu vốn có ít ở Đông Đức và nhiều bộ cũng đã được chuyển bằng tay để nhận các tín hiệu theo chuẩn PAL và SECAM. Sau đó, những nhà sản xuất Đông Đức cũng sản xuất những bộ có thể thu cả SECAM và PAL.
Việc DFF2 được phát sóng cũng đã tăng tổng số giờ phát sóng truyền hình.
Năm | 1955 | 1960 | 1965 | 1970 | 1975 | 1980 | 1985 | 1988 | 1989 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giờ phát sóng/năm | 786 | 3,007 | 3,774 | 6,028 | 6,851 | 7,704 | 8,265 | 9,194 | 8,900 |
Giờ phát sóng/tuần | 15 | 58 | 73 | 116 | 132 | 148 | 159 | 177 | 171 |
Vào ngày 11 tháng 2 1972, DFF đổi tên thành DDR-FS (Deutschen Demokratische Republik - Fernsehen, mang nghĩa Truyền hình Đông Đức), bỏ sự liên quan đến việc truyền hình toàn Đức. Tên DFF cũ vẫn còn trong chương trình Người cát (The Sandman), được chiếu lại khá nhiều.
Do DFF2/DDR-F2 đa phần phát sóng vào buổi tối, rất dễ phát sóng những chương trình đặc biết vào buổi chiều.
Olympic 1980 và hệ thống truyền hình vệ tinh Gorizont
[sửa | sửa mã nguồn]Việc Moscow được tổ chức Olympic mùa hè năm 1980 là sự tự hào lớn với khối phía Đông. Trái lại, việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979 đã khiến cho phương Tây căm giận, dẫn thới việc Thế vận hội bị 64 quốc gia thân khối phía Tây tẩy chay. Vì vậy, DDR-FS có ý định phát sóng Thế vận hội bằng truyền hình màu cho phía Tây thuộc khối Mỹ và vì thế tẩy chay Thế vận hội; do vậy đài quyết định phát sóng thử bằng chuẩn PAL. Những thử nghiệm đó không kết quả. Tới năm 1985, có 6 078 500 bộ truyền hình được đăng ký chính thức, hơn 5 778 500 bộ so với năm 1958, đồng nghĩa với 36.5 bộ cho mỗi 100 người.
Năm 1988, hệ thống vệ tinh phát sóng truyền hình Gorizont bắt đầu phát sóng với tầm phủ tới gần như toàn bộ châu Âu, Bắc Phi và phần phía Tây châu Mỹ với những kênh của toàn bộ khối XHCN bao gồm DDR-F1.
Liên Xô sụp đổ, Đông Đức sụp đổ và tác động lên DDR-FS
[sửa | sửa mã nguồn]Vào năm 1989, Đông Đức cố gắng triệt tiêu ảnh hưởng của phương Tây với giới trẻ và đưa họ sát hơn với chế độ. Chương trình mới Elf 99 (Elf là số 11, 1199 là mã bưu điện của studio Adlerhof) đã lên sóng như một phần kế hoạch. Kế hoạch đã không toàn công vì diễn ra vừa cũng với lúc kinh tế Đông Đức sụp đổ và áp lực cải tổ tăng lên dưới thời Mikhail Gorbachov.
Khi những cuộc biểu tình yêu cầu thống nhất bắt đầu vào ngày 9 tháng 9 năm 1989, DDR-FS đi theo đường lối chính phủ - quyết định không đưa tin về vấn đề. Nhưng sau khi Erich Honecker từ chức vào ngày 18 tháng 10, DDR-FS bắt đầu loại bỏ tự kiểm duyệt và tuyên truyền cùng lúc Đảng XHCN Thống nhất bắt đầu mất quyền lực, biểu hiện đầu tiên là việc Aktuelle Kamera đưa tin không hạn chế về cuộc biểu tình ở Leipzig 2 ngày trước khi Honecker từ chức và Der schwarze Kanal, một chương trình châm biếm tin tức từ phương Tây mà ta đã nhắc đến, dừng phát sóng từ ngày 30 tháng 10 sau khoảng 20 năm lên sóng.
Khi bức tường cuối cùng cũng sụp đổ vòa ngày 9 tháng 11, chương trình tin tức chính trên DDR-F2 đã hết kiểm duyệt và tự kiểm duyệt, và đưa tin chân thực sự kiện này. Do sự chân thực khi đưa tin, kênh truyền hình phía Tây 3sat đã phát lại tin tức. DDR-FS tham gia 3sat vào tháng 2 1990. Chỉ sau 5 tháng, DDR-FS từ kênh tuyên truyền chính của Đảng XHCN Thống nhất thành một đơn vị gần như độc lập, và bắt đầu phát những chương trình bao gồm một cuộc bàn luận mở mỗi thứ 5 trong đó khán giả có quyền gọi thẳng đến trường quay để nhận xét và cho thêm ý kiến. Trong vài tháng đầu, sự tự do đến cùng thận trọng khi Stasi vẫn hoạt động và có chân trong trong đài.
Vào tháng 2 năm 1990, Volkskammer (Nghị viện Đông Đức) quyết nghị biến DDR-FS thành một đơn vị phát sóng độc lập khỏi quyền kiểm soát của nó, và việc này đã được luật hóa vào tháng 9 năm 1990. Vào ngày 12 tháng 3, DDR-F1 và DDR-F2 đã được đổi tên lại thành DFF1 và DFF2 để loại bỏ cái tên Đông Đức và chuẩn bị cho việc thống nhất nước Đức. Việc này mở đường cho nhiều quảng cáo hơn, kiểu phát sóng như ARD và ZDF, các chương trình Mỹ, và những bản tin vùng của những nơi trước kia là Đông Đức.
Thống nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ngày thống nhất 3 tháng 10 1990, DFF ngừng nhiệm vụ truyền hình quốc gia cho quốc gia Đông Đức không còn tồn tại. Do Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức đưa phát sóng truyền hình vào nhiệm vụ của các bang, chính quyền mới không được phép có một đài phát sóng riêng. Điều 36 của Hiệp ước Thống nhất xác định "ngày tàn" của DFF là ngày 31 tháng 12 1991 và những đài truyền hình Tây Đức sẽ thế chân nó.
Vào 20:00 ngày 15 tháng 12 năm 1990, Kênh 1 (Erstes Deutsches Fernsehen, nay là Das Erste) của ARD phát trên làn sóng vốn thuộc về DFF1. Theo Luật cơ bản, dịch vụ truyền hình sau đó sẽ được phục vụ bởi các bang, nhưng phần Đông Đức chưa có dịch vụ ARD để thay thế. Vì vậy, DFF vẫn phải sản xuất nội dung tới ngày 31 tháng 12 cho những chương trình:
- Landesschau của Brandenburg (vốn là LSB aktuell)
- Nordmagazin của Mecklenburg-Vorpommern
- Tagesbilder của Saxony-Anhalt
- Bei uns in Sachsen của Saxony
- Thüringen Journal của Thuringia
Tan rã
[sửa | sửa mã nguồn]Sự tan rã của DFF và việc thay thế nó bởi các đài ARD theo bang đã tạo ra chỉ trích trong suốt quá trình.
Nhân viên của DFF lo lắng về việc họ còn hay mất việc cũng như có sự trung thành cho tổ chức của họ, dù trước đó nó có được dùng để tuyên truyền Cộng sản. Những người xem quen với lối phát sóng của DFF lo ngại về việc mất những chương trình yêu thích và sự lựa chọn giữa truyền hình Đông - Tây. Các bang cho rằng nên giữ một thể khác của DFF lại như bên thứ ba độc lập với những chương trình của ARD, có thể chấp thuận dưới Luật Cơ bản. Nhưng quan điểm chính tri lại ngả lại hướng tách ra các đài địa phương, kiểu mới của phương Tây và cũng theo Luật Cơ bản. Và quan điểm chính trị luôn giữ thế quyết định.
Các bang Saxony, Saxony-Anhalt và Thuringia quyết định đưa hệ thống của họ vào MDR (Phát sóng miền Trung Đức), một thành viên ARD đặt trụ sở ở Leipzig. Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg và Berlin có thể đưa hệ thống của họ vào NORA (Phát sóng Đông Bắc Đức), hay để Brandenburg và Berlin có hệ thống phát sóng riêng còn Mecklenburg-Vorpommern có hệ thống riêng; nhưng họ không đạt được đồng thuận. Do vậy, Mecklenburg tham gia NDR đã tồn tại (Phát sóng Bắc Đức), Berlin mở rộng đài SFB ra toàn thành, còn Brandenburg thành lập đài ORB (Phát sóng Đông Đức, Brandenburg).
DFF phát sóng lần cuối vào nửa đêm 31 tháng 12 năm 1991, đánh chấm hết cho lịch sử gần 40 năm. Những đài địa phương mới bắt đầu phát sóng ngay ngày hôm sau, 1 tháng 1 1952. Vào 1 tháng 5 2003, SFB và ORB hợp nhất thành RBB (Phát sóng Berlin - Brandenburg).
Thông tin kỹ thuật
[sửa | sửa mã nguồn]Chuẩn truyền hình mặt đất
[sửa | sửa mã nguồn]Khi bắt đầu phát sóng, Đông Đức chọn dùng chuẩn truyền hình mặt đất B/G của Tây Âu thay cho D/K của Đông Âu - mặc dù chuẩn D/K đã được sử dụng từ trước 1957, để giữ cho làn sóng giữa hai nước tương thích. Vì vậy, dĩ nhiên Truyền hình Đông Đức không tương thích với truyền hình của các nước khác trong khối Warsaw.
Truyền hình màu
[sửa | sửa mã nguồn]Khi truyền hình màu được giới thiệu, như đã nói ở trên, DFF chọn chuẩn SECAM thay vì PAL của Tây Đức. Sự khác nhau giữa hai chuẩn không lớn, cho phép người dùng TV đen trắng hay không tương thích xem cả hai. Đa phần vô tuyến Đông Đức lúc đó vẫn chưa phát truyền hình màu, và những bộ vô tuyến màu thường được mua thêm một bộ điều chỉnh tín hiệu PAL để có thể xem những chương trình Tây Đức; và những bộ truyền hình phát cả SECAM cả PAL đầu tiên được bán từ tháng 12 1977. Điều tương tự kỳ lạ cũng xảy ra ở phía Tây. DDR-FS cũng đã thử phát truyền hình PAL vào dịp Olympics 1980, kỳ Thế vận hội này không được phía Tây cho lên sóng nhiều vì họ tẩy chay nó.
Khi thống nhất nước, chuẩn SECAM được giữ nguyên. Lý do là vì sự khác biệt giữa hai chuẩn không lớn lắm. Việc chuyển tín hiệu từ SECAM sang PAL chỉ diễn ra sau khi DFF1 dừng phát sóng ngày 14/12 và ARD lên sóng sớm ngày 15.
Kênh phát sóng
[sửa | sửa mã nguồn]Dù sau này DFF/DDR-FS quyết định lùi về chuẩn kênh truyền hình Tây Âu, những buổi phát đầu tiên dùng 7 kênh VHF, có một số kênh không liên quan gì đến bất kỳ tiêu chuẩn cả quốc nội và quốc tế.
Kênh | Giới hạn
(MHz) |
Truyền ảnh
(MHz) |
Truyền thanh
(5.5 MHz) |
Notes |
---|---|---|---|---|
1 | 58.00 – 65.00 | 59.25 | 64.75 | Đè lên kênh Tây Đức E3 (54–61 MHz) & E4 (61–68 MHz). Sóng truyền ảnh giống với kênh ORT2 Liên Xô |
2 | 144.00 – 151.00 | 145.25 | 150.75 | Đè lên làn sóng phát thanh nghiệp dư (144–148 MHz) |
3 | 154.00 – 161.00 | 155.25 | 160.75 | Đè lên làn sóng radio liên lạc VHF hải dương (156–174 MHz) |
5 | 174.00 – 181.00 | 175.25 | 180.75 | Giống với kênh Tây Đức E5 (Berlin và Inselsberg) |
6 | 181.00 – 188.00 | 182.25 | 187.75 | Giống với kênh Tây Đức E6 (Brocken) |
8 | 195.00 – 202.00 | 196.25 | 201.75 | Giống với kênh Tây Đức E8 (Karl Marx Stadt/Chelmnitz và Marlow) |
11 | 216.00 – 223.00 | 217.25 | 222.75 | Giống với kênh Tây Đức E11 (Schweirn) |
Tới khoảng năm 1960, chuẩn kênh Tây Âu cũng được áp dụng.
Một số bộ thu vô tuyến được sản xuất ở Đông Đức vào thời sơ khai chỉ có thể dùng 7 làn sóng của DFF (chứ không phải cả 11 kênh VHF) như một kế hoạch để chống lại việc người dân xem truyền hình Tây Đức. Sau đó khi DDR-F2 được đưa vào hoạt động, những bộ điều chỉnh tần số UHF cũng được đưa vào lưu hành, nhưng những bộ đầu tiên chỉ nhận những tần số thấp hơn trong dải.
Phát kiến kỹ thuật
[sửa | sửa mã nguồn]DDR-FS là đài truyền hình Đức đầu tiên sử dụng hệ thống băng Betacam. Hệ thống này sau đó cũng đã được sử dụng bời tất cả những đài truyền hình Đức, và hiện tại ARD-ZDF vẫn sử dụng nó.
Vào năm 1983, DDR-FS cũng tiên phong sử dụng hệ thống Steadicam tách cử động của người cầm máy quay với cử động của máy quay khi phát sóng trực tiếp.
Tài chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phát sóng ở Đông Đức được chu cấp tài chính bởi một loại thuế giấy phép phát sóng bắt buộc, với tổng là 10.5 Mark/năm cho một giấy phép hỗn hợp truyền hình/radio. Khoản phí thu cho radio đặt trên phương tiện là 0.5 đến 2 Mark. Đã từng có thời gian người xem không có ăng-ten VHF để nhận DDR-F2 nhận ít thuế truyền hình hơn, nhưng chuẩn này sau dó bị cho là không thực tế và bị loại bỏ.
Hoạt động phát sóng cũng được nhận rất nhiều tài trợ chính phủ. Ví dụ là năm 1982 Đông Đức nhận 115.4 nghìn Mark tiền thuế giấy phép, trong khi họ đổ 222 nghìn vào hoạt động truyền hình đúng một năm sau.
Quảng cáo ở Đông Đức từ 1949-1989 gần như không tồn tại theo nghĩa ta hiểu. Trong một nên kinh tế mệnh lệnh, không có sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu, và quảng cáo trên truyền hình Đông Đức (xuất hiện từ 1959) chỉ bao gồm "sản phẩm có sẵn tại...". Cuối cùng đến năm 1975, Đông Đức bỏ kiểu quảng cáo phương Tây và chuyển sang phát những đoạn "hướng dẫn mua hàng", chỉ ra giá cả và sự có sẵn của các mặt hàng. Khi Đông Đức sụp đổ, DFF phải tự nhồi quảng cáo để nuôi sống mình, vì vậy hãng môi giới quảng cáo Pháp Information et Publicité được thuê để sản xuất và đặt quảng cáo trên đài.
Chương trình
[sửa | sửa mã nguồn]- Aktuelle Kamera - Máy quay hiện tại, thời sự-chính luận (1952-1990)
- Der schwarze Kanal - Kênh đen, tuyên truyền. Chương trình sử dụng những buổi phát thời sự Tây Đức phổ biến và chế lại nó (1960-1989)
- Prisma, thời sự bởi Axel Kaspar.
- Ein Kessel Buntes, chương trình giải trí phổ biến phát 2 lần một tháng (1972-1990)
- Rumpelkammer, chương trình giải trí phổ biến bởi Willi Schwabe
- Barfuß ins Bett, chương trình gia đình (1988-1990)
- Brummkreisel, thiếu nhi (1982-1991)
- Das Spielhaus, thiếu nhi (1989-1990)
- Mach mit, Machs Nach, Machs besser, thanh niên
Những bộ feature film vào tối thứ 2 (thường là phim giải trí từ thập niên 1930-40) là một trong những chương trình khá phổ biến trên DFF.
Sandmännchen
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ngày 8 tháng 10 1958, DFF chuyển chương trình Sandmännchen (Người cát bé nhỏ) từ đài lên ảnh. Cả hai bên biên giới đều có ý tưởng thực hiện chương trình này như nhau: một bộ phim ngắn dụ trẻ lên giường trước khi chương trình người lớn bắt đầu vào lúc 7 giờ tối. Đã có nhiều thế hệ trẻ em lớn lên cùng với Người cát, và Sandmännchen trở thành ký ức tuổi thơ của nhiều người.
Phiên bản Sandmännchen của phía Tây bị ARD cắt bỏ sau thống nhất; dù vậy những đài truyền hình ở khu vực Đông Đức vẫn phát các bản cũ của phía Đông, hiện tại vẫn còn RBB và KIKA. Nhân vật này đóng vai trò quan trọng trong phim bi hài kịch Tạm biệt, Lenin! (Good Bye, Lenin!), nhấn mạnh cảm giác mất mát của nhân vật chính.
Thông tin đài
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách tên
[sửa | sửa mã nguồn]Tên của DFF/DDR-FS và các kênh của nó thay đổi nhiều lần:
- 21/12/1952 – 11/2/1972: Deutscher Fernsehfunk (DFF)
- 3/10/1969 – 10/2/1972: Deutscher Fernsehfunk I (DFF1) và Deutscher Fernsehfunk II (DFF2)
- 11/2/1972 – 11/5/1990: Fernsehen der DDR (DDR-FS)
- 11/2/1972 – tháng 4 1976: DDR Fernsehen I (DDR-F1) và DDR Fernsehen II (DDR-F2)
- tháng 4 1976 – 1980: TV1 DDR (TV1) và TV2 DDR (TV2)
- 1980 – 1985: DDR Fernsehen 1 (DDR-F1) và DDR Fernsehen 2 (DDR-F2)
- 1985 – 11/5/1990: Fernsehen der DDR 1. (DDR-F1) và Fernsehen der DDR 2. (DDR-F2)
- 12/5/1990 – 15/12/1990: Deutscher Fernsehfunk
- 12/5/1990 – 15/12/1990: Deutscher Fernsehfunk 1 (DFF 1) và Deutscher Fernsehfunk 2 (DFF 2)
- 15/12/1990 – 31/12/1991: DFF Länderkette
Danh sách lãnh đạo
[sửa | sửa mã nguồn]- 1950–1952: Hans Mahle
- 1952–1953: Hermann Zilles
- 1954–1989: Heinz Adameck
- 1989–1990: Hans Bentzien
- 1990–1991: Michael Albrecht
- 1991: Evan Wheeler