Fobos-Grunt
Fobos-Grunt | |
---|---|
Tổ chức | Cơ quan vũ trụ liên bang Nga |
Nhà thầu chính | NPO Lavochkin, Viện nghiên cứu không gian Nga |
Kiểu nhiệm vụ | Tàu quỹ đạo, thiết bị đổ bộ, gửi về mẫu đất đá |
Bay qua | Phobos |
Vệ tinh của | Sao Hỏa |
Ngày phóng | 20:16:02.871 UTC, 8 tháng 11 năm 2011 |
Tàu phóng | Zenit-2 |
Thời gian phi vụ | 3 năm |
Khối lượng | 13.200 kg với nhiên liệu[1] |
Fobos-Grunt (tiếng Nga: Фобос-Грунт, lit. «Phobos-Regolith») là một phi vụ lấy mẫu đất đá mang về Trái Đất từ vệ tinh Phobos, một trong các vệ tinh của Sao Hỏa. Được tài trợ bởi Cơ quan không gian Nga Roscosmos và phát triển bởi NPO Lavochkin và Viện nghiên cứu không gian Nga, Fobos-Grunt trở thành phi vụ liên hành tinh đầu tiên từ sau thất bại của phi vụ Mars 96. Nó cũng là con tàu đầu tiên lấy mẫu đất đá từ một thiên thể hành tinh kể từ phi vụ Luna 24 nhằm lấy mẫu đất đá trên Mặt Trăng kể từ năm 1976.[2] Quá trình phóng bắt đầu lúc 20:16 GMT ngày 8 tháng 11 năm 2011 từ sân bay vũ trụ Baikonur, nhưng con tàu này đã không kích hoạt được động cơ đẩy để thoát khỏi quỹ đạo Trái Đất sau khi được phóng lên.[3]. Nếu kích hoạt được động cơ đẩy, con tàu sẽ đến quỹ đạo Sao Hỏa vào tháng 9 năm 2012, và đáp xuống Phobos vào tháng 2 năm 2013. Thiết bị mang mẫu trở về, chứa khoảng 200 g mẫu đất đá từ Phobos, sẽ trở lại Trái Đất vào tháng 8 năm 2014.
Tàu quỹ đạo Yinghuo-1 bay quanh Sao Hỏa của Trung Quốc cũng được phóng lên bởi tên lửa Zenit-2, cùng với thiết bị "thí nghiệm sự sống trong chuyến bay liên hành tinh" (Living Interplanetary Flight Experiment) được gắn trên Fobos-Grunt do "Hội Hành tinh" (en:Planetary Society) tài trợ.[4]
Mục đích
[sửa | sửa mã nguồn]Fobos-Grunt là tàu thám hiểm liên hành tinh bao gồm thiết bị đổ bộ nhằm nghiên cứu vệ tinh Phobos và thiết bị lấy mẫu đất đá mang trở lại Trái Đất (khoảng 200 g)[1]. Nó quay quanh Sao Hỏa, nghiên cứu bầu khí quyển, bão bụi, plasma và bức xạ.
Mục tiêu khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]- Lấy mẫu đất đá trên Phobos để mang về Trái Đất nhằm nghiên cứu vệ tinh Phobos, nguồn gốc Sao Hỏa;
- Tàu quỹ đạo sẽ nghiên cứu Phobos từ xa (bao gồm phân tích mẫu đất đá);
- Theo dõi hoạt động của khí quyển Sao Hỏa, bao gồm đặc tính động lực của các trận bão bụi;
- Nghiên cứu môi trường không gian quanh Sao Hỏa, bao gồm vành đai bức xạ, plasma và bụi;[5]
- Nghiên cứu nguồn gốc các vệ tinh Sao Hỏa và sự liên hệ với hành tinh này;
- Nghiên cứu vai trò của sự va chạm các tiểu hành tinh lên quá trình hình thành các hành tinh đất đá;
- Nghiên cứu dấu hiệu sự sống sinh học trong quá khứ và hiện tại;[6]
- Nghiên cứu sự tác động của chuyến du hành 3 năm liên hành tinh tới vi sinh vật extremophile đặt trong một hộp nhỏ của thí nghiệm LIFE.[7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Fobos-Grunt sent to Baikonur Lưu trữ 2011-10-19 tại Wayback Machine (tiếng Nga) Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “laspace_fobos_grunt_sent_to_baikonur” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ “Daring Russian Sample Return mission to Martian Moon Phobos aims for November Liftoff”. Universe Today. ngày 13 tháng 10 năm 2011.
- ^ Molczan, Ted (ngày 9 tháng 11 năm 2011). “Phobos-Grunt - serious problem reported”. SeeSat-L. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Russians launch Mars moon probe”.
- ^ “Phobos-Grunt”. European Space Agency. ngày 25 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2009.
- ^ Korablev, O. “Russian programme for deep space exploration” (PDF). Space Research Institute (IKI). tr. 14. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Living Interplanetary Flight Experiment (LIFE)”. The Planetary Society. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- M. Ya. Marov, V. S. Avduevsky, E. L. Akim, T. M. Eneev, R. S. Kremnevich, S. D. Kulikovich, K. M. Pichkhadzec, G. A. Popov, G. N. Rogovshyc (2004). “Phobos-Grunt: Russian sample return mission”. Advances in Space Research. 33 (12): 2276–2280. Bibcode:2004AdSpR..33.2276M. doi:10.1016/S0273-1177(03)00515-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Galimov, E. M. (2010). “Phobos sample return mission: Scientific substantiation”. Solar System Research. 44: 5. doi:10.1134/S0038094610010028.
- Zelenyi, L. M.; Zakharov, A. V. (2010). “Phobos-Grunt project: Devices for scientific studies”. Solar System Research. 44 (5): 359. doi:10.1134/S0038094610050011.
- Rodionov, D. S.; Klingelhoefer, G.; Evlanov, E. N.; Blumers, M.; Bernhardt, B.; Gironés, J.; Maul, J.; Fleischer, I.; Prilutskii, O. F. (2010). “The miniaturized Möessbauer spectrometer MIMOS II for the Phobos-Grunt mission”. Solar System Research. 44 (5): 362. doi:10.1134/S0038094610050023.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Phobos-Grunt on NPO Lavochkin website Lưu trữ 2012-02-22 tại Wayback Machine (tiếng Nga)
- Project home page (Russian Space Research Institute) Lưu trữ 2011-11-10 tại Wayback Machine (tiếng Anh)
- Phobos-Grunt on RussianSpaceWeb
- 2010 status
- Detailed mission profile trên YouTube (tiếng Nga)
Bản mẫu:Tàu thám hiểm Sao Hỏa Bản mẫu:Chương trình không gian Nga