Bước tới nội dung

Hispaniola

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hispaniola
Khung cảnh Hispaniola
Địa lý
Vị tríCaribbe
Tọa độ19°B 71°T / 19°B 71°T / 19; -71
Quần đảoĐại Antilles
Diện tích76.192 km2 (29.417,9 mi2)
Hạng diện tíchThứ 22
Đường bờ biển3.059 km (1.900,8 mi)
Độ cao tương đối lớn nhất3.175 m (10.417 ft)[1]
Đỉnh cao nhấtPico Duarte
Hành chính
Thành phố lớn nhấtSanto Domingo
Điểm dân cư lớn nhấtPort-au-Prince
Nhân khẩu học
Dân số21,396,000[2] (tính đến 2014)
Mật độ280 /km2 (730 /sq mi)

Hispaniola (tiếng Tây Ban Nha: La Española, tiếng Taíno: Haiti)[3][4]đảo lớn thứ 22 trên thế giới, nằm trong nhóm đảo Đại Antilles, Caribbe. Đây là đảo lớn thứ nhì Caribbe sau Cuba, và là đảo đông dân thứ mười trên thế giới.

Hòn đảo rộng 76.192 kilômét vuông (29.418 dặm vuông Anh) này là lãnh thổ của hai quốc gia, nước Cộng hòa Dominica (48.445 km2, 18.705 sq mi) nói tiếng Tây Ban Nha, và Haiti (27.750 km2, 10.710 sq mi) nói tiếng Pháp. Hòn đảo "chia đôi" duy nhất khác tại Caribbe là Saint Martin, được chia sẻ giữa Pháp (Saint-Martin) và Vương quốc Hà Lan (Sint Maarten). Tổng dân số trên đảo tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 22,899,925 người.

Hispaniola là nơi điểm dân cư lâu dài đầu tiên của người châu Âu tại châu Mỹ được dựng lên, bởi Christopher Columbus trong các cuộc viễn chinh năm 1492 và 1493.[5][6]

Địa danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thổ dân châu Mỹ xưa có nhiều tên gọi đảo Hispaniola. Theo Gonzalo Fernández de Oviedo và Bartolomé de las Casas thì bộ tộc Taino gọi đảo là Haiti, có nghĩa "xứ núi non".

Khi Cristoforo Colombo khám phá ra đảo thì ông đặt tên xứ này là La Isla Española, tức là "đảo của Tây Ban Nha".[7] Địa danh này được các sử gia đương thời dịch lại, dùng tên tương đương theo tiếng La Tinh nên tên "Hispaniola" được phổ biến trên các bản đồ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

La Navidad (Môle Saint-Nicolas) ở bờ bắc nước Haiti ngày nay là nơi Columbo cho lập thị trấn đầu tiên ở Tân Thế giới. Bấy giờ là Tháng Chạp năm 1492. Thị trấn thứ nhì là La Isabella nay thuộc Cộng hòa Dominica. Năm sau triều đình Tây Ban Nha phái Bartolomeo Colomb, em của nhà thám hiểm đưa 1300 cư dân đến Hispaniola lập nghiệp. Năm 1496 thì khai sinh thị trấn Santo Domingo, nay là thủ đô Cộng hòa Dominica.

Cùng lúc đó bộ tộc thổ dân Taino trên đảo chết nhiều, phần vì nhiễm bệnh từ người Âu châu, phần vì bị người Tây Ban Nha ngược đãi nên chính quyền cho chuyển người Phi châu sang làm nô lệ. Số thổ dân ước đoán khoảng 250.000 người khi Columbus đến đảo năm 1492, đến năm 1517 thì chỉ còn khoảng 14.000.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Highest Elevation, CIA World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Haiti & The Dominican Republic IMF population estimates.
  3. ^ Anglería, Pedro Mártir de (1949). Décadas del Nuevo Mundo, Tercera Década, Libro VII (bằng tiếng Tây Ban Nha). Buenos Aires: Editorial Bajel.
  4. ^ Las Casas, Fray Bartolomé de (1966). Apologética Histórica Sumaria (bằng tiếng Tây Ban Nha). Mexico: UNAM.
  5. ^ “Embassy of the Dominican Republic, in the United States”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
  6. ^ “Central America and Caribbean: Haiti, CIA World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ “Christopher Columbus”. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ A Conqueror More Lethal Than the Sword. US News and World Report. 5 tháng 2 năm 2007.