Bước tới nội dung

Juliusz Kossak

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Juliusz Kossak
Juliusz Kossak, trước năm 1899
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Juliusz Fortunat Kossak
Ngày sinh
15 December 1824
Nơi sinh
Nowy Wiśnicz
Mất
Ngày mất
3 tháng 2 năm 1899(1899-02-03) (74 tuổi)
Nơi mất
Kraków
An nghỉNghĩa trang Rakowicki
Giới tínhnam
Quốc tịchBa Lan
Nghề nghiệphọa sĩ, họa sĩ minh họa, nghệ sĩ đồ họa, người phác họa
Gia tộcnhà Kossak
Gia đình
Bố
Michał Kossak
Anh chị em
Leon Kossak, Władysław Kossak
Con cái
Wojciech Kossak, Tadeusz Kossak
Học sinhJózef Szermentowski
Lĩnh vựchội họa, nghệ thuật thị giác
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoKhoa Luật Đại học Lviv
Trào lưuTranh lịch sử; cảnh chiến đấu, tranh vẽ quân đội và ngựa.
Thể loạitranh lịch sử, military art
Thành viên củaHội khoa học Krakow
Có tác phẩm trongBảo tàng Thượng Silesian ở Bytom, Bảo tàng Quốc gia Kraków, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Bảo tàng Huyện ở Tarnów, Bảo tàng Quốc gia ở Kielce, Ernest Zmeták Art Gallery, Bảo tàng Quốc gia Wrocław, Bảo tàng Quốc gia ở Szczecin, Bảo tàng Quận ở Toruń
Giải thưởngHuân chương Franz Joseph
Juliusz Kossak, Sự cứu trợ của Smolensk bởi các lực lượng Ba Lan trong Chiến tranh Ba Lan – Muscovite (1605–18). Bức tranh phản ánh một giai đoạn lịch sử khi người Ba Lan còn có vị thế để đối mặt với người Nga một cách sòng phẳng, khác với giai đoạn mà người họa sĩ đang sống. Màu nước .

Juliusz Fortunat Kossak (Nowy Wiśnicz, 15 tháng 12 năm 1824 - 3 tháng 2 năm 1899, Kraków) là một họa sĩ vẽ tranh lịch sử người Ba Lan và là một bậc thầy về khả năng vẽ tranh minh họa chuyên về các cảnh chiến đấu, chân dung quân đội và ngựa. Ông là người đầu tiên trong một gia đình nghệ thuật kéo dài bốn thế hệ,[1][2] là cha của họa sĩ Wojciech Kossak và ông nội của họa sĩ Jerzy Kossak.[3]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Juliusz Kossak, vẽ bởiWyczółkowski

Juliusz Kossak lớn lên tại Lwów trong thời điểm diễn ra cuộc binh biến Phân chia Ba Lan. Ông học ngành luật theo sự khuyến khích của mẹ và có bằng tại Đại học Lwów. Cùng thời điểm đó, ông cũng theo học hội họa cùng Jan Maszkowski và Piotr Michałowski.[1] Bắt đầu từ năm 1844, Kossak đã làm việc trên các khoản hoa hồng cho tầng lớp quý tộc địa phương ở Małopolska, PodoliaWolyn.[4] Ông kết hôn với Zofia Gałczyńska vào năm 1855 và họ cùng nhau chuyến đến sống tại Paris trong 5 năm tiếp theo. Các con trai của ông được sinh ra tại đây, bao gồm hai anh em sinh đôi Wojciech và Tadeusz (vào đêm giao thừa 1856 – 1857) và Stefan vào năm 1858. Gia đình họ đến Warsaw vào năm 1860, nơi Kossak nhận vị trí phụ trách vẽ minh họa và thợ khắc chính cho tạp chí Tygodnik Illustrowany. Họ chuyển đến Munich sống một năm rồi đến năm 1868 thì tiếp tục định cư ở Kraków khi đã có 5 người con. Kossak mua một điền trang nhỏ ở đây, được biết đến với cái tên Kossakówka, nổi tiếng là nơi tổ chức nhiều buổi tụ họp về nghệ thuật và văn học mà Adam Asnyk, Henryk Sienkiewicz, Stanisław Witkiewicz, Józef Chełmoński cùng nhiều người khác thường xuyên lui tới. Juliusz Kossak đã sống và làm việc tại nơi này cho đến cuối đời. Năm 1880, ông được Hoàng đế Franz Joseph của Áo-Hungary trao tặng Huân chương Thập tự giá vì những thành tựu trong suốt sự nghiệp của mình.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Kossak bắt đầu trưng bày tác phẩm của mình tại Ba Lan và một số nước khác từ năm 1854. Loại hình ưa thích của ông là màu nước, cả ở tranh khổ nhỏ hơn và khổ lớn. Ông là một đại diện đi đầu cho trường phái vẽ cảnh chiến trường Ba Lan, với chủ đề chính xoay quanh những mối quan tâm lớn người Ba Lan trong việc phản đối quân đội của quốc gia khác đến chiếm đóng đất nước họ. Ông là tác giả của hơn một chục bức tranh toàn cảnh miêu tả cảnh các kỵ binh Ba Lan trong trận chiến và cảnh quân đôi Ba Lan chiến đấu chống lại quân ngoại xâm.

Kossak cũng vẽ loạt các bức chân dung bằng dầu cho các gia đình quý tộc Ba Lan bao gồm Fredro, Gniewosz, Tyszkiewicz, Lipski và gia tộc Morstin. Những khung cảnh mộc mạc và mục vụ trong tranh của ông có thể là hội chợ ngựa, đám cưới đồng quê, chuyến du ngoạn săn bắn vào mùa đông, cảnh thần thoại và chuồng ngựa. Ông cũng vẽ nhiều tranh minh họa về văn học sử thi Ba Lan như Pan Tadeusz của Adam Mickiewicz, tiểu thuyết của Henryk Sienkiewicz, các tác phẩm của Wincenty Pol, Jan Chryzostom Pasek và những người khác. Ông cũng đã thiết kế nhiều huy chương danh dự khác nhau cho xưởng đúc Kraków.

Một số bức tranh của ông

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Maciej Masłowski: Juliusz Kossak, Warsaw 1984, ed. „Auriga" - Wydawnictwa Artystyczne i Filmowe (Art and Film Publishers, 2nd ed. - 1986, 3rd ed. - 1990) ISBN 83-221-0294-1.
  • Wojciech Kossak (1857–1942), họa sĩ, con trai của Juliusz Kossak
  • Jerzy Kossak (1886–1955), họa sĩ, cháu nội của Juliusz Kossak, con trai của Wojciech Kossak, cha của họa sĩ và nhà thơ Gloria Kossak (1941–1991)
  • Zofia Kossak-Szczucka (1889–1968), tiểu thuyết gia, cháu nội của Juliusz Kossak và con gái của người anh em sinh đôi của Wojciech Kossak, Tadeusz Kossak
  • Maria Pawlikowska-Jasnorzewska (1891–1945), nhà thơ, cháu nội của Juliusz Kossak, con gái của Wojciech Kossak
  • Magdalena Samozwaniec (1894–1972), nhà văn, cháu của Juliusz Kossak và con gái của Wojciech Kossak
  • Gloria Kossak (1941–1991), phọa sĩ và nhà thơ, cháu gái của Juliusz Kossak, con gái của Jerzy Kossak
  • Simona Kossak (1943-2007), nhà sinh vật học, cháu gái của Juliusz Kossak, con gái của Jerzy Kossak
  • "Gia đình Kossak", gồm 4 thế hệ họa sĩ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Irena Kossowska, Art Institute of the Polish Academy of Sciences (Instytut Sztuki Polskiej Akademii Nauk), "Sylwetki, sztuki wizualne: JULIUSZ KOSSAK" Lưu trữ 2013-10-06 tại Wayback Machine January 2005
  2. ^ See list of Juliusz Kossak's descendants at "Kossak family", including second-, third- and fourth-generation painters, with links to individual articles.
  3. ^ Jerzy Jan Lerski, Piotr Wróbel, Richard J. Kozicki, Historical Dictionary of Poland, 966-1945 See: Kossak, Juliusz and Wojciech; Greenwood Publishing Group, 1996, 750 pages, ISBN 0-313-26007-9, ISBN 978-0-313-26007-0
  4. ^ Artfact LLC Fine Art Auctions. About Juliusz Kossak, Biography Artfact 1986–2009