Bước tới nội dung

Lavochkin La-7

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
La-7
KiểuMáy bay tiêm kích
Hãng sản xuấtLavochkin
Chuyến bay đầu tiêntháng 11-1943
Được giới thiệutháng 6/1944
Khách hàng chínhLiên Xô Không quân Xô Viết
Được chế tạo1944-1946
Số lượng sản xuất5.753
Phiên bản khácLavochkin La-9
Được phát triển từLavochkin La-5

Đây là bài viết về máy bay chiến đấu của Liên Xô trong Thế chiến II. Để xem bài về đài truyền hình của Ý, xem La7.

Lavochkin La-7 (Лавочкин Ла-7) là một máy bay tiêm kích của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới II. Đây là một phát triển và chọn lọc những điểm mạnh của Lavochkin La-5, và là mẫu máy bay cuối cùng trong gia đình máy bay được bắt đầu từ LaGG-1 vào năm 1938.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1943, La-5 đã trở thành một trong những trụ cột trong Không quân Xô Viết, tuy thế người thiết kế ra nó là Semyon Lavochkin cũng như các kỹ sư tại TsAGI ("Central Aerohydrodynamics Institute - Viện khí động học trung ương") cảm thấy nó không thể cải tiến hơn được. LaGG-1 đã được thiết kế tại một thời điểm khi đó đang phải gìn giữ mặt hàng kim loại chiến lược như hợp kim máy bay, và do đó LaGG-1 có cấu trúc gần như hoàn toàn bằng gỗ dán. Với những nhà chiến lược Xô viết vào năm 1943 lại tin rằng việc cung cấp những hợp kim này không còn trở thành một vấn đề nữa, Lavochkin bắt đầu thay thế phần lớn khung máy bay (bao gồm cả xà dọc của cánh) bằng hợp kim kim loại. Những sự thay đổi khác nhau đã tạo nên một dòng máy bay nữa được chế tạo tốt hơn. Nguyên mẫu đầu tiên được chỉ định bên trong nội bộ là La-120 bởi Lavochkin, nó bay thử trong tháng 10 và nhanh chóng được đưa vào sản xuất, nó bắt đầu hoạt động trong các đơn vị vào mùa xuân năm sau.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

La-7 đã có được một kỷ lục chiến đấu tuyệt vời vào cuối cuộc chiến, và đã được hai phi công át xuất sắc của Liên Xô sử dụng trong các cuộc chiến, một trong hai phi công là Ivan Nikitovich Kozhedub. Để bay một vòng tròn hoàn chỉnh thì La-7 mất 17-21 giây. Máy bay cũng được sử dụng để khảo sát thử nghiệm các hệ thống động cơ đẩy tiên tiến, bao gồm động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng đặt ở đuôi (La-7R), hai động cơ phản lực khí nén dưới cánh (La-7D), và hai động cơ phản lực (ramjet) dưới cánh (La-7S). Không một phương án nào ở trong các cuộc thử nghiệm được tiếp tục phát triển, và công nghệ động cơ phản lực turbin đã nhanh chóng vượt qua những công nghệ đó.

La-7 là máy bay tiêm kích duy nhất của Liên Xô bắn hạ một chiếc Messerschmitt Me 262, bởi phi công Ivan Nikitovich Kozhedub trong một dịp thực hiện nhiệm vụ tại Đức vào ngày 15 tháng 2-1945.

Tổng cộng đã có 5.753 chiếc La-7 được chế tạo, bao gồm một số máy bay huấn luyện La-7UTI. Những máy bay này vẫn còn hoạt động trong biên chế sau khi kết thúc chiến tranh, và chúng đã được NATO đặt tên hiệuFin. Mô hình tiếp theo được phát triển là La-9, mặc dù có bề ngoài giống nhau nhưng La-9 lại là một bản thiết kế khác.

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]
La-7D
Thử nghiệm với hai động cơ phản lực khí nén dưới cánh.
La-7R
Thử nghiệm với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng đặt trên đuôi.
La-7S
Thử nghiệm với hai động cơ ramjet đặt dưới cánh.
La-7TK
Một chiếc La-7 thử nghiệm với 2 động cơ tăng áp TK-3.
La-7UTI
Phiên bản huấn luyện hai chỗ.

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
La-7, Không quân Tiệp Khắc
Tiệp Khắc Tiệp Khắc
 Romania
 Liên Xô
 Bắc Triều Tiên

Thông số kỹ thuật (Lavochkin La-7)

[sửa | sửa mã nguồn]
Lavochkin La-7

Đặc điểm riêng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phi đoàn: 1
  • Chiều dài: 8.60 m (28 ft 2 in)
  • Sải cánh: 9.80 m (32 ft 1 in)
  • Chiều cao: 2.540 m (8 ft 4 in)
  • Diện tích cánh: 17.5 m² (188 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 2.638 kg (5.803 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 3.265 kg (7.183 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 3.400 kg (7.480 lb)
  • Động cơ: 1× động cơ bố trí hình tròn Shvetsov ASh-82FN, 1.380 kW (1.850 hp)

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Abanshin, Michael E. and Gut, Nina. Fighting Lavochkin, Eagles of the East No.1. Lynnwood, WA: Aviation International, 1993. ISBN unknown.
  • Gordon, Yefim. Lavochkin's Piston-Engined Fighters (Red Star Volume 10). Earl Shilton, Leicester, UK: Midland Publishing Ltd., 2003. ISBN 1-85780-151-2.
  • Gordon, Yefim and Khazanov, Dmitri. Soviet Combat Aircraft of the Second World War, Volume One: Single-Engined Fighters. Earl Shilton, Leicester, UK: Midland Publishing Ltd., 1998. ISBN 1-85780-083-4.
  • Green, William. Warplanes of the Second World War, Volume Three: Fighters. London: Macdonald & Co. (Publishers) Ltd., 1961 (seventh impression 1973). ISBN 0-356-01447-9.
  • Green, William and Swanborough, Gordon. WW2 Aircraft Fact Files: Soviet Air Force Fighters, Part 1. London: Macdonald and Jane's Publishers Ltd., 1977. ISBN 0-354-01026-3.
  • Jane, Fred T. "The La-7." Jane’s Fighting Aircraft of World War II. London: Studio, 1946. ISBN 1-85170-493-0.
  • Liss, Witold. The Lavochkin La 5 & 7 (Aircraft in Profile number 149). Leatherhead, Surrey, UK: Profile Publications Ltd., 1967.
  • Morgan, Hugh. Soviet Aces of World War 2. London, Osprey Publishing, 1997. ISBN 1-85532-632-9.
  • Stapfer, Hans-Heiri. La 5/7 Fighters in Action (Aircraft in Action Number 169). Carrollton, TX: Squadron/Signal Publications, Inc., 1998. ISBN 0-89747-392-2.
  • Veštšík, Miloš. Lavočkin La-7 (in Czech/English). Praha, Czech Republic: MBI-Miroslav BÍLÝ Books, 2000 (reprinted 2003, ISBN 80-86524-05-1). ISBN 80-902238-7-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có cùng sự phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có tính năng tương đương

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

LaGG-1 - LaGG-3 - La-5 - La-7 - La-9 - La-11 - La-15