Bước tới nội dung

Nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa là người đứng đầu và đại diện cho chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, ngôi vị Nguyên thủ quốc gia của Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng nhiều danh xưng khác nhau, cũng như có quyền hạn và trách nhiệm khác nhau. Từ ngôi vị Tổng thống kiêm trách nhiệm đứng đầu quyền hành pháp, đến ngôi vị Quốc trưởng danh dự với những quyền lực hạn chế, thậm chí ngôi vị nguyên thủ tập thể với danh xưng "Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời". Trong đó, danh xưng tổng thống được sử dụng nhiều nhất, trong khoảng 16 năm. Chỉ trong thời gian 4 năm, từ cuối 1963 đến 1967, danh xưng nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa đã thay đổi 4 lần. Có cả thảy 6 người và một tập thể từng thay nhau giữ chức vụ này.

Danh sách Nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các đời Nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa (1955–1975), với các danh xưng chính thức hoặc bán chính thức đương thời:

Đệ Nhất Cộng hoà (1955–1963)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng thống Việt Nam Cộng hoà
Ấn triện của tổng thống
(1963–75)
Hiệu kỳ Tổng thống
(1963-1975)
Dinh thựDinh Độc Lập, Sài Gòn
Bổ nhiệm bởiBầu cử trực tiếp
Tiền thânQuốc trưởng Quốc gia Việt Nam
Thành lập26 tháng 10 năm 1955
Người đầu tiên giữ chứcNgô Đình Diệm
Người cuối cùng giữ chứcDương Văn Minh
Bãi bỏ30 tháng 4 năm 1975
Kế vịChủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
TT Hình Tên
(Sinh–Mất)
Nhiệm kỳ Thời gian Đảng chính trị
1 Ngô Đình Diệm
(1901–1963)
26 tháng 10 1955 2 tháng 11 1963 (Bị ám sát) 8 năm, 7 ngày Đảng Cần lao Nhân vị

Phó Tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Hình Tên
(Sinh–Mất)
Nhiệm kỳ Thời gian Đảng chính trị
1 Nguyễn Ngọc Thơ
(1908–1976)
18 tháng 11 năm 1956 2 tháng 11 năm 1963 6 năm, 319 ngày Độc lập

Thời kỳ quân quản (1963–1967)

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên thủ quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời quân quản, các nguyên thủ quốc gia chỉ mang tính biểu tượng và ít thực quyền, lãnh đạo quân sự mới thực sự điều hành đất nước. Cũng có nhiều trường hợp lãnh đạo quân đội kiêm nhiệm luôn cả chức vụ Quốc trưởng thời kỳ này: Dương Van Minh từ 2 tháng 11 năm 1963 tới 30 tháng 1 năm 1964 hoặc Nguyễn Khánh từ 16 tháng 8 năm 1964 đến 27 tháng 8 năm 1964.

TT Hình Tên
(Sinh–Mất)
Nhiệm kỳ Đảng chính trị Chức vụ
1 Dương Văn Minh
(1916–2001)
2 tháng 11 năm 1963 30 tháng 1 năm 1964 Quân nhân Quốc trưởng kiêm
Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mệnh (đến 30 tháng 1 năm 1964)
30 tháng 1 năm 1964 16 tháng 8 năm 1964 Quốc trưởng
2 Nguyễn Khánh
(1927–2013)
16 tháng 8 năm 1964 27 tháng 8 năm 1964 Quân nhân Quốc trưởng kiêm
Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mệnh
*
Tam đầu chế
(Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm)
27 tháng 8 năm 1964 8 tháng 9 năm 1964 Quân nhân Uỷ ban Lãnh đạo Lâm thời
1 Dương Văn Minh
(1916–2001)
8 tháng 9 năm 1964 26 tháng 10 năm 1964 Quân nhân Quốc trưởng kiêm
Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mệnh
3 Phan Khắc Sửu
(1893–1970)
26 tháng 10 năm 1964 20 tháng 12 năm 1964 Độc lập Quốc trưởng kiêm
Chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc gia (đến 20 tháng 12 năm 1964)
20 tháng 12 năm 1964 12 tháng 6 năm 1965 Quốc trưởng
4 Nguyễn Văn Thiệu
(1923–2001)
19 tháng 6 năm 1965 31 tháng 10 năm 1967 Quân nhân Quốc trưởng kiêm
Chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc gia

Lãnh đạo quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới chế độ quân quản, lãnh đạo quân sự mới là người nắm quyền de facto điều hành đất nước. Dù đôi khi lãnh đạo quân đội kiêm nhiệm luôn cả chức Quốc trưởng.

Tên Tổ chức quân sự Nhiệm kỳ Chức vụ Quốc trưởng
Dương Văn Minh Hội đồng Quân nhân Cách mệnh 2 tháng 11 năm 1963 – 30 tháng 1 năm 1964 Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mệnh Bản thân
Nguyễn Khánh Hội đồng Quân nhân Cách mệnh 30 tháng 1 năm 1964 – 27 tháng 8 năm 1964 Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mệnh Dương Van Minh (30 tháng 1 năm 1964 – 16 tháng 8 năm 1964)
Bản thân (16 tháng 8 năm 1964 – 27 tháng 8 năm 1964)
Dương Văn Minh
Nguyễn Khánh
Trần Thiện Khiêm
Uỷ ban Lãnh đạo Lâm thời (Tam đầu chế) 27 tháng 8 năm 1964 – 24 tháng 10 năm 1964 Uỷ ban Lãnh đạo Lâm thời Bản thân (27 tháng 8 năm 1964 – 8 tháng 9 năm 1964)
Dương Văn Minh (8 tháng 9 năm 1964 – 24 tháng 10 năm 1964)
Thời kỳ dân sự ngắn ngủi của Quốc trưởng Phan Khắc Sửu (24 tháng 10 năm 1964 – 20 tháng 12 năm 1964)
Nguyễn Khánh Hội đồng Quân lực 18 tháng 12 năm 1964 – 25 tháng 2 năm 1965 Chủ tịch Hội đồng Quân lực Phan Khắc Sửu
Nguyễn Văn Thiệu Hội đồng Quân lực 25 tháng 2 năm 1965 – 14 tháng 6 năm 1965 Chủ tịch Hội đồng Quân lực Phan Khắc Sửu
Nguyễn Văn Thiệu Uỷ ban Lãnh đạo Quốc gia 14 tháng 6 năm 1965 – 21 tháng 10 năm 1967 Chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc gia Bản thân

Đệ Nhị Cộng hoà (1967–1975)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Hình Tên
(Sinh–Mất)
Nhiệm kỳ Thời gian Đảng chính trị
2 Nguyễn Văn Thiệu
(1923–2001)
31 tháng 10 năm 1967 21 tháng 4 năm 1975 7 năm, 172 ngày Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội
3 Trần Văn Hương
(1902–1982)
21 tháng 4 năm 1975 28 tháng 4 năm 1975 7 ngày Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội
4 Dương Văn Minh
(1916–2001)
28 tháng 4 năm 1975 30 tháng 4 năm 1975 2 ngày Quân nhân

Phó Tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Hình Tên
(Sinh–Mất)
Nhiệm kỳ Thời gian Đảng chính trị
2 Nguyễn Cao Kỳ
(1930–2011)
31 tháng 10 năm 1967 29 tháng 10 năm 1971 3 năm, 363 ngày Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội
3 Trần Văn Hương
(1902–1982)
31 tháng 10 năm 1971 21 tháng 4 năm 1975 3 năm, 172 ngày Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội
4 Nguyễn Văn Huyền
(1913–1995)
28 tháng 4 năm 1975 30 tháng 4 năm 1975 2 ngày Độc lập

Ấn triện

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]