Phú Mậu
Phú Mậu
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Phú Mậu | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thừa Thiên Huế | |
Thành phố | Huế | |
Trụ sở UBND | Đường tỉnh 2, thôn Mậu Tài | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 16°30′56″B 107°35′13″Đ / 16,51556°B 107,58694°Đ | ||
| ||
Diện tích | 7,17 km² | |
Dân số (2020) | ||
Tổng cộng | 10.551 người | |
Mật độ | 1.472 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 19909[1] | |
Website | phumau | |
Phú Mậu là một xã thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Phú Mậu nằm ở phía bắc thành phố Huế, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Phú Dương và phường Phú Thượng
- Phía tây giáp xã Hương Phong và phường Hương Vinh với ranh giới là sông Hương
- Phía nam giáp phường Phú Hậu với ranh giới là sông Hương
- Phía bắc giáp xã Phú Thanh.
Xã có diện tích 7,17 km², dân số năm 2020 là 10.551 người[2], mật độ dân số đạt 1.472 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Phú Mậu được chia thành 6 thôn:
- Lại Ân (sáp nhập từ 2 thôn Triêm Ân và thôn Lại Ân).
- Lại Tân (được hình thành từ khu định cư của cư dân vạn đò từ sông Hương ở khu vực Vỹ Dạ).
- Mậu Tài.
- Thanh Vinh (sáp nhập từ 2 thôn Thế Vinh và Thanh Tiên).
- Tiên Nộn.
- Vọng Trì (trước đây là 2 thôn Vọng Trì Đông và Vọng Trì Tây).[3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây, Phú Mậu là một xã thuộc huyện Phú Vang.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Phú Vang sáp nhập với huyện Hương Thủy thành huyện Hương Phú[4], xã Phú Mậu thuộc huyện Hương Phú.
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 64-HĐBT[5]. Theo đó, sáp nhập xã Phú Mậu vào thành phố Huế.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 345-HĐBT[6]. Theo đó, chuyển xã Phú Mậu về huyện Phú Vang vừa tái lập.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021)[2]. Theo đó, chuyển xã Phú Mậu trở lại thành phố Huế quản lý.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Phú Mậu là vùng đất có bề dày văn hóa và lịch sử truyền thống: chùa Sùng Hóa, lễ hội vật truyền thống làng Sình, làng hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình... Đây là quê hương của nhà hoạt động chính trị Nguyễn Chí Diểu và Hà Văn Lâu. Phú Mậu cũng là vựa hoa của thành phố Huế, chuyên cung ứng vào các dịp lễ tết trong năm.
Ngã Ba Sình, Mậu Tài, những địa danh nổi tiếng của xã Phú Mậu đã đi vào thơ văn:
- Thuyền từ Đông Ba, thuyền qua Đập đá
- Thuyền về Vĩ Dạ đến ngã Ba Sình
- Là đà sóng ngã trăng chênh,
- Giọng hò xa vọng nhắn tình nước non.
- Ru em, em théc cho mùi
- Để mẹ đi chợ mua vôi têm trầu
- Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
- Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh
- Chợ Dinh bán áo con trai
- Triều sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b “Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- ^ “Nghị quyết số 22/NQ-HĐND năm 2018 về việc sáp nhập và đổi tên gọi các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- ^ “Quyết định 62-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
- ^ “Quyết định 64-HĐBT năm 1981 về việc mở rộng thành phố Huế, thị xã Đông Hà và phân vạch lại địa giới các huyện Hương Điền, Triệu Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
- ^ “Biên niên sự kiện tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến nay (sau ngày tái lập tỉnh Thừa Thiến Huế 01/7/1989 theo Nghị quyết Quốc hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 5)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2021.