Bước tới nội dung

Phương diện quân Kalinin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phương diện quân Kalinin
"Xung phong". Các binh sĩ Hồng quân trong trang phục ngụy trang vùng tuyết tấn công cùng xe tăng T-34. Trận chiến gần thành phố Staritsa. Ngày 1 tháng 2 năm 1942, ảnh của Maximov.
Hoạt động19 tháng 10, 1941 - 20 tháng 10, 1943
Quốc gia Liên Xô
Phục vụHồng quân Liên Xô
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môPhương diện quân
Tham chiếnTrận Moskva (1941)
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Ivan Koniev
Maksim Purkayev
Andrey Yeryomenko

Phương diện quân Kalinin (tiếng Nga: Калининский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Kalinin được thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1941, theo chỉ thị Stavka vào ngày 17 tháng 10 năm 1941. Biên chế chủ lực ban đầu của phương diện quân gồm các tập đoàn quân 22, 29 và 30.[1][2] tách ra từ Phương diện quân Tây,

Tháng 5 năm 1942, lực lượng không quân của Phương diện quân Kalinin được tổ chức lại thành Tập đoàn quân Không quân 3, bao gồm 3 sư đoàn tiêm kích, 2 sư đoàn cường kích và một sư đoàn ném bom.[3]

Phương diện quân Kalinin 1941-1943.

Tháng 11 năm 1942, Phương diện quân Kalinin, cùng với Phương diện quân Tây, đã phát động Chiến dịch Sao Hỏa nhằm công kích các tuyến phòng thủ của Đức ở Rzhev / Vyazma. Tập đoàn quân xung kích 3 mới được bổ sung vào biên chế phương diện quân, bắt đầu chiến dịch vào ngày 24 tháng 11 bằng cách tấn công Tập đoàn quân Panzer III của Đức tại Velikiye Luki, và ngày hôm sau, toàn bộ lực lượng của 2 phương diện quân Tây và Kalinin tấn công vào toàn bộ vành đai phòng thủ của mũi đấy nhô Rzhev.[4] Cuộc tấn công có sự tham gia của các tập đoàn quân 41, 22, 39, 31, 20 và 29 từ cả hai phương diện quân. Phương diện quân Kalinin sau đó đã tham chiến Trận Velikiye Luki vào tháng 1 năm 1943. Tập đaòn quân Không quân 3 hỗ trợ cả các hoạt động của phương diện quân tại Rzhev / Sychevka và Velikiye Luki, nhưng sau đó dường như đã được chuyển sang Phương diện quân Tây Bắc một thời gian ngắn để che chở cho đầu cầu Demyansk.

Trong chiến dịch Nevel-Haradok, từ ngày 6 tháng 10 đến 31 tháng 12 năm 1943, biên chế Phương diện quân Kalinin (từ 20 tháng 10 năm 1943 đổi tên thành Phương diện quân Pribaltic 1) bao gồm các tập đoàn quân xung kích 3 và 4, các tập đoàn quân 11 và 43, cộng với tập đoàn quân không quân 3. Binh lực ban đầu của phương diện quân là 198.000 người. Các thiệt hại của phương diện quân lên tới 43.551 người chết và mất tích và 125.351 người bị thương và bệnh tật.[5]

Phương diện quân Kalinin được đổi tên thành Phương diện quân Pribaltic 1 vào tháng 10 năm 1943.[6]

Lãnh đạo phương diện quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
I.S. Konev
1897 - 1973
tháng 10, 1941 - tháng 8, 1942
Thượng tướng (1941)
Nguyên soái Liên Xô (1944)
2
M.A. Purkayev
1894 - 1953
tháng 8, 1942 - tháng 4, 1943
Trung tướng (1940)
Thượng tướng (1942)
Đại tướng (1944)
3
A.I. Yeryomenko
1892 - 1970
tháng 4, 1943 - tháng 10, 1943
Thượng tướng (1941)
Đại tướng (1943)
Nguyên soái Liên Xô (1955)

Ủy viên Hội đồng quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Tập tin:Leonov D S.jpg D.S. Leonov
1899 - 1981
tháng 10, 1941 - tháng 10, 1943
Chính ủy Quân đoàn (1939)
Trung tướng (1942)

Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
I.I. Ivanov
1902 - 1978
tháng 10, 1941 - tháng 11, 1941
Thiếu tướng (1942)
Trung tướng (1944)
2
Tập tin:Журавлёв Евгений Петрович.jpg Ye.P. Zhuravlyov
1896 - 1983
tháng 11, 1941
Thiếu tướng (1940)
Trung tướng (1943)
3
A.A. Katsnelson
1898 - 1972
tháng 11, 1941 - tháng 12, 1941
Đại tá (1940)
Thiếu tướng (1942)
4
M.V. Zakharov
1898 - 1972
tháng 1, 1942 - tháng 4, 1943
Thiếu tướng (1940)
Trung tướng (1942)
Nguyên soái Liên Xô (1955)
5
V.V. Kurasov
1897 - 1973
tháng 4, 1943 - tháng 10, 1943
Trung tướng (1942)
Đại tướng (1948)

Biên chế chủ lực

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 1 năm 1942

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 4 năm 1942

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 7 năm 1942

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 10 năm 1942

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân xung kích 3
  • Tập đoàn quân xung kích 4
  • Tập đoàn quân 22
  • Tập đoàn quân 39
  • Tập đoàn quân 41
  • Tập đoàn quân 43
  • Tập đoàn quân không quân 3

1 tháng 4 năm 1943

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân xung kích 3
  • Tập đoàn quân xung kích 4
  • Tập đoàn quân 22
  • Tập đoàn quân 39
  • Tập đoàn quân 43
  • Tập đoàn quân không quân 3

1 tháng 7 năm 1943

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân xung kích 3
  • Tập đoàn quân xung kích 4
  • Tập đoàn quân 39
  • Tập đoàn quân 43
  • Tập đoàn quân không quân 3

Các chiến dịch lớn đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jack Radey; Charles Sharp (ngày 1 tháng 1 năm 2014). The Defense of Moscow 1941: The Northern Flank. Stackpole Books. tr. 226-. ISBN 978-0-8117-1348-1.
  2. ^ Zhukov, Georgy (1974). Marshal of Victory, Volume II. Pen and Sword Books Ltd. tr. 26. ISBN 9781781592915.
  3. ^ Keith Earle Bonn (2005). Slaughterhouse: The Handbook of the Eastern Front. Aberjona Press. tr. 336. ISBN 978-0-9717650-9-2.
  4. ^ David M. Glantz (2005). Colossus Reborn: The Red Army at War: 1941-1943. University Press of Kansas. ISBN 978-0-7006-1353-3.
  5. ^ G. F. Krivosheev, Russia and the USSR in the wars of the 20th century: losses of the Armed Forces. A Statistical Study, (in Russian), via axishistoryforum at [1].
  6. ^ David M. Glantz (1994). The History of Soviet Airborne Forces. Taylor & Francis. tr. 293. ISBN 978-0-7146-4120-1.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Калининский фронт // Военная энциклопедия / П. С. Грачёв. - Москва: Военное издательство, 1995. - Т. 3:«Д»-«Квартирьер». - С. 461. - 544 с. - 10 000 экз. - ISBN 5-203-00748-9.
  • Горбачев А.Н. Военные газеты периода 1900-2018 гг. из фондов Российской Государственной библиотеки и архивов РФ: Краткий справочник. М., Infogans, 2019
  • Фронт
  • Все фронты Великой Отечественной войны