Bước tới nội dung

Pomacentrus moluccensis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pomacentrus moluccensis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Pomacentrus
Loài (species)P. moluccensis
Danh pháp hai phần
Pomacentrus moluccensis
Bleeker, 1853
Danh pháp đồng nghĩa

Pomacentrus moluccensis là một loài cá biển thuộc chi Pomacentrus trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh trong danh pháp được đặt theo tên gọi của quần đảo Maluku (Indonesia), nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập (–ensis: hậu tố biểu thị nơi chốn).[1]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ biển Andaman, phạm vi của P. moluccensis trải dài về phía đông đến Tonga, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á đến các đảo quốc thuộc Melanesia, giới hạn phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, phía nam đến Úcđảo Lord Howe.[2] P. moluccensis sống xung quanh những rạn san hô phân nhánh ngoài khơi hoặc trong các đầm phá, ở độ sâu đến 14 m.[3]

Tại Việt Nam, P. moluccensis được ghi nhận dọc theo bờ biển Khánh HòaNinh Thuận,[4] Phú Yên,[5] Bình Thuận,[6] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),[7] quần đảo An Thới (Phú Quốc)[8], cù lao Chàm (Quảng Nam),[9] Côn Đảo[10]quần đảo Trường Sa.[11]

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở P. moluccensis là 9 cm. Cơ thể của P. moluccensismàu vàng tươi đặc trưng. Một đốm nhỏ màu đen ở gốc vây ngực và màu xanh lục ở rìa nắp mang.[12][13] Pomacentrus sulfureus, một loài cũng có màu vàng tươi như P. moluccensis, nhưng đốm đen ở gốc vây ngực của P. sulfureus lại rất lớn và có phạm vi giới hạn ở Tây Ấn Độ Dương.

Số gai ở vây lưng là 13; Số tia vây ở vây lưng là từ 14–15; Số gai ở vây hậu môn là 2; Số tia vây ở vây hậu môn là 14–15; Số tia vây ở vây ngực là 17; Số gai ở vây bụng là 1; Số tia vây ở vây bụng là 5; Số lược mang là từ 23–24; Số vảy đường bên là từ 17–18.[13]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của P. moluccensis bao gồm tảo và các loài động vật phù du. Chúng thường hợp thành những nhóm nhỏ. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng.[3]

Có bằng chứng khoa học cho thấy rằng P. moluccensis có khả năng thích ứng nhiệt độ, và điều này giúp chúng có thể tồn tại trong tình trạng nhiệt độ đại dương đang dần ấm lên.[14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series Ovalentaria (Incertae sedis): Family Pomacentridae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ Paolo Parenti (2021). “An annotated checklist of damselfishes, Family Pomacentridae Bonaparte, 1831” (PDF). Journal of Animal Diversity. 3 (1): 37–109.
  3. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Pomacentrus moluccensis trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Nguyễn Văn Long (2009). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T9. 3: 38–66.
  5. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  6. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  7. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.
  8. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  10. ^ Trần Ngọc Cường biên tập (2013). “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  11. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  12. ^ Pomacentrus moluccensis Pomacentridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 278. ISBN 978-0824818951.
  14. ^ Grenchik, M. K.; Donelson, J. M.; Munday, P. L. “Evidence for developmental thermal acclimation in the damselfish, Pomacentrus moluccensis (PDF). Coral Reefs. 32 (1): 85–90. doi:10.1007/s00338-012-0949-1. ISSN 1432-0975.