Bước tới nội dung

Richard Branson

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sir Richard Branson
Branson tại buổi hội thảo UK Drugs Policy: Taking the Lead InternationallyChatham House, tháng 3 năm 2015
SinhRichard Charles Nicholas Branson
18 tháng 7, 1950 (74 tuổi)[1]
Blackheath, London, Anh
Tên khácOld Beardie[2]
Nghề nghiệpNgười sáng lập Virgin Group
Năm hoạt động1966–hiện nay
Tài sảnTăng 5,2 tỷ USD (tháng 1 năm 2016)[3]
Phối ngẫu
Kristen Tomassi (cưới 1972–1979)
(divorced)
Joan Templeman (cưới 1989)
Con cái3
Cha mẹEdward James Branson
Eve Branson
Người thânÔng, Sir George Arthur Harwin Branson, là một thẩm phán của Tòa án Cấp cao và là thành viên của Hội đồng cơ mật Vương quốc Anh.

Sir Richard Charles Nicholas Branson  (sinh ngày 18 tháng 7 năm 1950) là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh.[4]  Ông được biết đến trong vai trò là người sáng lập của Tập đoàn Virgin, bao gồm hơn 400 công ty.[5]

Branson đã bày tỏ mong muốn của mình trở thành một doanh nhân từ khi còn rất trẻ. Ở tuổi 16, liên doanh kinh doanh đầu tiên của ông là một tạp chí có tên Student.[6] Năm 1970, ông thành lập một doanh nghiệp đặt hàng đĩa hát qua thư. Năm 1972, ông mở một chuỗi các cửa hàng đĩa hát, Virgin Records, sau này được biết đến với cái tên Virgin Megastores. Thương hiệu Virgin của Branson đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm 1980, khi ông thành lập Virgin Atlantic và mở rộng công ty âm nhạc Virgin Records.

Trong tháng 3 năm 2000, Branson đã được phong tước hiệp sĩ tại Cung điện Buckingham vì những đóng góp hữu ích cho kinh doanh.[7] Trong tháng 7 năm 2015, Forbes liệt kê giá trị tài sản ước tính của Branson là 5,2 tỷ USD.[3]

Thời niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Branson mắc chứng khó đọc và có thành tích học tập kém; vào ngày cuối cùng ở trường, hiệu trưởng Robert Drayson nói với cậu học trò Branson rằng cậu rồi sẽ phải ngồi tù hoặc trở thành một triệu phú.[8][9] Branson cũng từng trò chuyện công khai về chứng ADHD của mình.[10] Cha mẹ của Branson đã ủng hộ những nỗ lực của con mình ngay từ khi cậu còn nhỏ.[11] Mẹ của Branson là một doanh nhân; một trong những dự án thành công nhất của bà là chế tạo và bán hộp đựng khăn giấy bằng gỗ và thùng đựng giấy vụn.[12]

Công việc kinh doanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đã cố gắng và rồi thất bại trong việc nuôi trồng và bán cả cây thông Noelvẹt yến phụng, Branson đã thành lập một tạp chí mang tên Student vào năm 1966 cùng với Nik Powell. Số đầu tiên của Student đã ra mắt vào tháng 1 năm 1968, và một năm sau, giá trị tài sản ròng của Branson đã được ước tính là 50.000 bảng Anh. "Trụ sở" của công việc kinh doanh này nằm trong hầm mộ của Nhà thờ Thánh Gioan, gần đường Bayswater, ở Luân Đôn.[13] Mặc dù có khởi đầu không thành công như mong đợi, tạp chí của Branson sau đó đã trở thành một thành phần quan trọng của công việc kinh doanh đĩa nhạc theo đơn đặt hàng qua thư mà Branson đã bắt đầu từ chính Nhà thờ Thánh Gioan nơi đặt trụ sở của Student. Branson đã sử dụng tạp chí này để quảng cáo các album nổi tiếng và thúc đẩy doanh số bán đĩa của mình.[14]

Branson sau đó đã mở một cửa hàng đĩa nhạc trên phố OxfordLuân Đôn. Năm 1971, ông đã bị thẩm vấn về việc bán đĩa nhạc đã được kê khai là xuất khẩu. Vấn đề này không bị đưa ra trước tòa vì Branson đã đồng ý hoàn trả bất kỳ khoản thuế thu mua chưa thanh toán nào ở mức 33% và một khoản tiền phạt là 70.000 bảng Anh. Cha mẹ ông đã đem căn nhà của gia đình đi thế chấp lần nữa để giúp trả khoản tiền hòa giải đó.[15]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Branson, Richard (1998). Losing My Virginity: How I've Survived, Had Fun, and Made a Fortune Doing Business My Way. Virgin Books. ISBN 978-0-81296-714-2.
  • Branson, Richard (2006). Screw It, Let's Do It. Virgin Books. ISBN 978-0-7535-1149-7.
  • Branson, Richard (2008). Business Stripped Bare. Virgin Books. ISBN 978-0-7535-1503-7.
  • Branson, Richard (2010). Reach for the Skies: Ballooning, Birdmen and Blasting Into Space. Virgin Books. ISBN 978-1-905264-91-9.
  • Branson, Richard (2011). Screw Business as Usual. Portfolio/Penguin. ISBN 978-1-59184-434-1.
  • Branson, Richard (2013). Like a Virgin: Secrets They Won't Teach You at Business School. Virgin Books. ISBN 978-0-75351-992-9.
  • Branson, Richard (2014). The Virgin Way: How to Listen, Learn, Laugh and Lead. Virgin Books. ISBN 978-1-90526-490-2.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ BRANSON, Sir Richard (Charles Nicholas). ukwhoswho.com. Who's Who. 2014 . A & C Black, một chi nhánh của Bloomsbury Publishing plc. (cần đăng ký mua)
  2. ^ [1]
  3. ^ a b “Richard Branson”. Forbes. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ List of companies related to Richard Branson - http://www.flixens.com/director/richard-charles-nicholas-branson
  5. ^ “London's 1000 most influential people 2010: Tycoons & Retailers”. Evening Standard. London. ngày 26 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ McKenzie, Sheena (ngày 25 tháng 4 năm 2013) "Back to the future for Richard Branson's retro 80s speedboat".
  7. ^ “Virgin tycoon is knighted”. BBC. ngày 3 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ “Famous Dyslexics: Richard Branson (entrepreneur)”. Defeat Dyslexia. 9 tháng 7 năm 2015.
  9. ^ Richard Branson. "At school I was dyslexic and a dunce.", The Times, London, 11 September 1998, p. 19
  10. ^ “Learn About the Stories of 8 of the World's Most Successful People with ADHD”. University of the People. 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ Shavinina, Larisa V (tháng 12 năm 2006). “Micro-social factors in the development of entrepreneurial giftedness: the case of Richard Branson”. High Ability Studies. 17 (2): 225–235. doi:10.1080/13598130601121482.
  12. ^ Branson, Richard (2014). The Virgin Way: Everything I know about leadership. New York: Portfolio/Penguin.
  13. ^ “How an Anglican Church Bootstrapped Virgin Records”. www.garlandpollard.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2021.
  14. ^ Mallory Russell (21 tháng 4 năm 2012). “Richard Branson's Fails: 14 Virgin Companies That Went Bust”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014.
  15. ^ Richard Branson (2011). Losing My Virginity. Ebury Publishing. ISBN 978-1446483343.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]