Bước tới nội dung

Salsa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Salsa là sự kết hợp của những điệu nhảy bắt nguồn từ khu vực Caribbean (đặc biệt là CubaPuerto Rico), Latin và Bắc Mỹ. Điệu nhảy này là sự pha trộn của điệu Mambo, Danzón, Guaguancó, Cuban Son, và những điệu nhảy đặc trưng khác của Cuba. Salsa được nhảy với nhạc Salsa. Có thể dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng rất rõ nét của Châu Phi trong cả điệu nhảy và âm nhạc Salsa.

Salsa thường được nhảy đôi; tuy nhiên, điệu nhảy này cũng có những bước nhảy solo và các bài nhảy của một nhóm nhiều đôi và khi đó giữa các đôi sẽ có sự trao đổi bạn nhảy mà thuật ngữ của Salsa gọi là (Rueda de Casino). Sự ngẫu hứng và các bước nhảy cởi mở là những yếu tố quan trọng hàng đầu của Salsa những đồng thời Salsa cũng là một hình thức khiêu vũ trình diễn.

Tên gọi "Salsa" vốn có nghĩa là nước sốt trong tiếng Tây Ban Nha và được hiểu là nước sốt cay trong tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ. Điệu nhảy này đam mê và cuốn hút hơn tiền thân của nó là điệu Son của Cuba. Bản thân từ salsa cũng được xem như mà một sự pha trộn của nhiều thứ gia vị tuy nhiên trong hầu hết các cách lý giải về nguồn gốc của tên gọi Salsa cho điệu nhảy lại không đề cập đến ý nghĩa này.

Nhịp và các bước nhảy

[sửa | sửa mã nguồn]

Điệu Salsa dựa trên một nhịp điệu gốc bao gồm 2 bước nhảy trong đó mỗi điệu có 4 nhịp nhỏ. Bước cơ bản thì có chỉ dùng 3 nhịp trong mỗi bước. Bước nhảy này có thể theo nhịp nhanh-nhanh-chậm, trong đó, 2 nhịp dùng để chuyển trọng tâm cơ thể; hoặc, nhanh-nhanh-nhanh cho phép người nhảy dậm nhẹ hay thêm thắt vào những ngẫu hứng của riêng mình trong nhịp bỏ trống. Cũng có những tranh cãi cho rằng có rất nhiều đặc điểmtrong Salsa, 2 bước nhảy nên được xem là một và theo đó thì nhịp nhảy sẽ được đếm từ 1 đến 8 kéo dài hai nhịp nhạc.

Thông thường, nhạc để nhảy Salsa là một phức hợp của những giai điệu từ bộ gõ châu Phi dựa trên Son clave hay Rumba clave. Âm nhạc thích hợp để nhảy Salsa cũng rất phong phú: có thể là loại nhạc chậm khoảng 70 nhịp/phút hay loại nhạc nhanh khoảng 140 nhịp/phút. Thông thường thì nhạc Salsa sẽ ở vào khoảng 80-120 nhịp/phút.

Không gian nhảy

[sửa | sửa mã nguồn]

Salsa là một hình thức spot dance, có nghĩa là người nhảy không cần phải đi hết sàn nhảy mà thường nhảy xung quanh một khu vực cố định trên sàn, xoay quanh nhau và đổi chỗ cho nhau. Di chuyển quanh sàn cũng không bị cấm tuy nhiên hình thức này thường được dùng trong biểu diễn hơn. Trong một buổi nhảy salsa bình thường, nếu người nhảy chiếm quá nhiều không gian trên sàn nhảy bằng cách di chuyển quá rộng cũng không phải là một điều tốt.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử của điệu nhảy Salsa gắn liền với những tranh cãi và đồn đoán. Mặc dù vẫn có một số ít người không đồng tình rằng âm nhạc và các bước nhảy của Salsa bắt nguồn chủ yếu từ điệu Son của Cuba, phần lớn đều nhất trí cho rằng điệu Salsa mà chúng ta biết ngày nay là một biến thể của những điệu nhảy xưa. Cộng đồng Latin ở New York đã từng có một dạng khiêu vũ và âm nhạc rất sôi động trong thập niên 50 nhưng lại không mấy thành công với dòng chính là 'Anglo'. Và trong thập niên 70, khi cụm từ "Salsa" được chấp nhận đã rút ngắn khoảng cách về ngôn ngữ và văn hoá, dỡ bỏ những rào cản đối với sự công nhận và phổ biến của âm nhạc cũng như khiêu vũ xuất phát từ Mỹ Latin.

Những cách tân trong điệu nhảy Mambo vào những năm 1950 đã dần hình thành nên cái gọi là salsa ngày hôm nay. Người ta vẫn bàn cãi xem là điệu Salsa bắt nguồn từ Cuba hay Puerto Rico. Những ảnh hưởng của Cuba đã bị hạn chế từ sau cuộc Cách mạng của Fidel Castro dẫn đến sự cấm vận về thương mại giữa hai nước. Cộng đồng Latin ở New York chủ yếu là người Puerto-Rico. Trong khi đó, Salsa lại là một trong những điệu nhảy chính của cả hai quốc gia và được phổ biến trên toàn thế giới.

Nguồn gốc của những bước nhảy Salsa

[sửa | sửa mã nguồn]

Những bước nhảy Salsa hiện nay bắt nguồn từ điệu son nhưng chịu ảnh hưởng của nhiều điệu nhảy Cuba khác như là Mambo, Cha cha cha, Guaracha, Changuí, Palo Monte, Rumba, Abakuá, Comparsa và thậm chí cả Mozambique. Những bước nhảy đơn (solo) được gọi là "Shines" vốn là một thuật ngữ bắt nguồn từ nhảy clacket. Salsa cũng tích hợp trong nó điệu swings. Có thể nói salsa là một điệu nhảy vô cùng ngẫu hứng cho phép vận dụng bất cứ điệu nhảy nào mà người nhảy muốn. Salsa hiện đại còn hàm chứ những yếu tố của Jazz, funk reggae, hip-hop và samba.

Nền tảng của Salsa

[sửa | sửa mã nguồn]
Một bước nhảy Salsa biểu diễn

Bước cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Bước cơ bản phổ biến nhất trong tất cả các biến thể salsa khác nhau là bước nhanh-nhanh-chậm 2 lần trong 2 bước nhảy 4 nhịp (hay 1 bước nhảy 8 nhịp). Bước nhanh sẽ nằm ở nhịp 1 và nhịp 2 và bước chậm thật ra là một bước nhanh ở nhịp 3 theo sau là một khoảng nghỉ hay bước dậm ở nhịp 4. Người nhảy sẽ bước như sau: trái-phải-trái-nghỉ/dậm rồi phải-trái-phải-nghỉ/dậm. Những ngoại lệ đáng chú ý là kiểu nhảy Mambo, Power On2 và Colombia sẽ bắt đầu chuỗi các bước nhảy ở nhịp 2; và kiểu Cuba là kiểu nhảy có thể bắt đầu ở bất cứ nhịp đếm nào. New York Mambo là kiểu nhảy rất đặc trưng vì nó bắt đầu ở nhịp 1 và nghỉ ở nhịp 2 có nghĩ là thay vì người nhảy bước chân trái về phía trước ở nhịp 1, dậm chân trái tại chỗ ở nhịp 2 và sau đó bước chân phải về lại vị trí ban đầu, người nhảy sẽ dậm chân trái ở nhịp 1, bước chân phải về sau rồi chuyển trọng tâm về chân trái.

Rock step/break step

[sửa | sửa mã nguồn]

Rock step là một bước rất quan trọng trong tất cả các kiểu nhảy Salsa. Bước này có 2 chức năng: thứ nhất, break step sẽ xuất hiện ở cùng một nhịp trong suốt các bước nhảy cho phép người nhảy tạo được sự liên kết và tìm được điểm tương đồng với nhau để có được sự hoà hợp về nhịp cũng như là các bước nhảy; thứ hai, nhờ có bước này mà người nhảy có thể giữ được lực cánh tay và tạo điều kiện để chuyển sang các bước nhảy khác. Những kiểu nhảy Salsa khác nhau được phân biệt căn cứ trên việc break step được thực hiện ở nhịp nào.

Bước cơ bản nhịp 1 (On 1)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bước cơ bản nhịp 1 kiểu New York.

Ở nhịp 1,2 và 3, người dẫn bước lên trước, chuyển trọng tâm, và bước trở lại vị trí ban đầu. Ở nhịp 5,6 và 7, người dẫn bước lùi về, chuyển trọng tâm và bước trở lại vị trí ban đầu. Người theo cũng bước tương tự nhưng khi người dẫn bước lên thì người theo phải lùi lại để cả hai người có thể bước nhịp nhàng với nhau thành một thể thống nhất. Bước cơ bản này là một phần của rất nhiều những bước đi khác. Chẳng hạn như người dẫn có thể đi bước cơ bản trong khi cho người theo xoay.

Bước cơ bản có những biến thể sau, thường được gọi là các "break".

  • Forward break: có thể bắt đầu từ cả hai chân: bước lên trên, chuyển trọng tâm, trở về vị trí ban đầu trong khi đếm 1,2,3 hay là 5,6,7.
  • Back break: có thể bắt đầu từ cả hai chân: bước lùi lại, chuyển trọng tâm, trở về vị trí ban đầu trong khi đếm 1,2,3 hay là 5,6,7.
  • Side break: có thể bắt đầu từ cả hai chân: bước sang trái hay phải, chuyển trọng tâm, trở về vị trí ban đầu trong khi đếm 1,2,3 hay là 5,6,7.

Bước cơ bản nhịp 2 (On 2)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiều trường phái khiêu vũ cổ điển theo kiểu "mambo cơ bản", người dẫn sẽ bắt đầu bằng cách bước chân sang trái ở nhịp 1 và thực hiện break step ở nhịp 2 trong khuông nhạc thừ nhất.

Nếu break step được thực hiện ở nhịp 2 và nhịp 6 khi đó sẽ gọi là bước cơ bản nhịp 2. Ở Bắc Mỹ, có 2 cách d8ể nhảy bước cơ bản nhịp 2 như sau:

  • Power-On2 thực hiện bước break step ở nhịp 2 và 6 và đứng thẳng người ở nhịp 1 và 5.
  • Eddie-Torres-On2 thực hiện bước break step ở nhịp 2 và 6 và đứng thẳng người ở nhịp 4 và 8.

Eddie-Torres-On2

[sửa | sửa mã nguồn]

Người dẫn bước nhẹ về phía sau bằng chân trái ở nhịp 1, sau đó thực hiện break step chuyển trọng tâm sang chân phải ở nhịp 2. Ở nhịp 3, chân trái sẽ bước trở về vị trí ban đầu và trọng tâm đồng thời cũng được chuyển về chân trái trong nhịp 3 và 4. Nhịp 5, người dẫn bước về phia trước bằng chân phải rồi chuyển trọng tâm sang chân trái ở nhịp 6. Ở nhịp 7, chân phải sẽ bước trở về vị trí ban đầu và trọng tâm đồng thời cũng được chuyển về chân phải trong nhịp 7 và 8 chuẩn bị cho nhịp 1 của bước nhảy tiếp theo.

Sở dĩ cách nhảy này được gọi là Kiểu Eddie Torres là vì nó đã được Eddie Torres chuẩn hoá và phổ biến rộng khắp cho dù Eddie không phải là người sáng tạo ra cách nhảy này. Eddie Torres là người đã mang đến một phương pháp giảng dạy rõ ràng thông qua rất nhiều những băng video giúp rất nhiều người New York đến với Salsa. Trong những băng video này, Eddie Torres gọi kiểu này này là "Night Club Style"[1].

Phân tích bước nhảy cơ bản nhịp 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng cần lưu ý rằng hầu hết những người nhảy theo kiểu Torres thường lướt nhanh qua nhịp 1 và 5. Điều đó có nghĩa là người nhảy bắt đầu bước sớm hơn một chút trước khi nghe thấy nhạc chơi ở nhịp 1 và 5. Điều này có thể thấy được rất rõ khi xem họ nhảy và nghe họ đếm [1]. Có thể điều này thoạt nghe hơi lạ nhưng nếu phân tích bước nhảy sẽ thấy dễ hiểu hơn. Tiếng đếm "một" sẽ rơi vào khoảng giữa nhịp 8 và nhịp 1 của bài nhạc cũng như tiếng đếm "năm" thì giữa nhịp 4 và nhịp 5 của nhạc. Như thế, khoảng cách giữa nhịp 1 (sớm) và nhịp 2 sẽ bằng khoảng cách giữa nhịp 3 và nhịp 5 (sớm) và bằng đúng một nốt đen chấm. Chính vì điều này mà mô hình "nhanh-nhanh-chậm" của bước nhảy cơ bản nhịp 1 đã được chuyển thành "chậm-nhanh-chậm" trong bước nhảy cơ bản nhịp 2 và làm giả, bớt sự khác biệt giữa các nhịp nhanh (bằng 1 nốt đen) và các nhịp chậm (bằng 1 nốt đen chấm) giúp cho cách nhảy này có được sự trôi chảy và lả lướt.

Nếu chú ý vào từng nhịp nhảy, sẽ thấy rằng trong bước cơ bản nhịp 2, mỗi nhịp nhảy đòi hỏi có sự di chuyển của chân sẽ đều rơi vào nhịp đếm "chậm" trong khi việc chuyển trọng tâm vốn đơn giản hơn sẽ rơi vào nhịp đếm "nhanh" và đều đó làm cho bước nhảy này trở nên tự nhiên và thoải mái hơn.

So sánh hai bước nhảy cơ bản nhịp 1 và nhịp 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem xét một cách chi tiết, rõ ràng, hai người bạn nhảy sẽ không thể nào mỗi người mỗi nhảy theo một ước cơ bản riêng vì bước break step của mỗi bước được thực hiện ở các nhịp đếm khác nhau.

Khi nhảy theo kiểu On 2, bước break step sẽ diễn ra cùng lúc với nhịp vỗ mạnh (accented slap) từ tumbao của conga, trong khi đó nhảy theo kiểu On 1, bước break step sẽ diễn ra cùng lúc với nhịp đầu tiên. Vì lý do này, bước On 2 được xem là thiên về nhịp điệu hơn trong khi bước On 1 thì thiên về giai điệu hơn.

Cần lưu ý rằng, bước On 2 phổ biến có người dẫn bước lùi trước và người theo bước tiến tương ứng trong khi bước On 1 thì ngược lại.

Các bước xoay cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bước sau sau đây được dùng trong tất cả các trường phái nhảy Salsa.

  • Spot Turn (xoay tại chỗ) – một hay cả hai người nhảy xoay 360° nhưng vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu sau khi xoay.
  • Extension – hai người nhảy hướng về hai phía ngược nhau tạo nên một lực căng cánh tay. Bước xoay này thường dẫn đến một bước xoay tại chỗ hay in-and-out.
  • In-and-Out (Copa) - từ vị trí chéo tay (tay trái phía trên tay phải), người dẫn thực hiện một bước extension, sau đó kéo người nữ lại bằng tay phải đồng thời vòng tay trái qua đầu người nữ để chuyển tay sang phía bên kia làm người nữ xoay 180° sang bên trái. Người nữ sau đó sẽ được đẩy ra lại hay ít nhất phải thực hiện một nửa cú quay trái khác để có thể quay lại đối diện với người dẫn.
  • Cross Body Lead – người theo sẽ được hướng dẫn để hoán chuyển vị trí với người dẫn bằng cách cả hai di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Bước này cũng xuất hiện trong các điệu nhảy Latin khác như là Cha-cha-cha.
  • Reverse Cross Body Lead – giống như Cross Body Lead nhưng sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ.
  • Basket – Là một kiểu của extension nhưng người dẫn đứng sau người theo và giữa tay người theo vòng quanh vai người theo trong khi người theo bước về phía trước và người dẫn bước về phía sau.

Các phong cách Salsa

[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất nhiều đặc điểm để xác định một kiểu nhảy salsa thuộc phong cách nào: có thể căn cứ trên cách đi các bước nhảy, nhịp của các bước nhảy, những chuyển động đặc trưng trên sàn nhảy, cách người nhảy xoay hoặc là di chuyển, phong thái và nhiều đặc điểm khác nữa. Tuy nhiên, sự hiện diện một vài đặc trưng của phong cách nào đó trong một kiểu nhảy cũng không đồng nghĩa rằng kiểu nhảy đó thuộc phong cách đó hoàn toàn. Chẳng hạn như có rất nhiều phong cách nhảy theo kiểu On 1, nhưng cũng có những phong cách có thể nhảy theo cả hai kiểu On 1 và On 2. Dưới đây là những diễn giải cơ bản của một vào phong cách tạm gọi là "có thể nhận biết".

Phong cách Cuba

[sửa | sửa mã nguồn]
Một vũ công salsa hướng dẫn cho thanh niên ở La Habana, Cuba.

Nhảy Salsa phong cách Cuba (còn gọi là Casino) là kiểu nhảy phù hợp với cả downbeat ("a tiempo") hay upbeat ("a contratiempo"). Nhịp 1,3,5,7 là downbeat còn nhịp 2,4,6,8 là upbeat.

Một yếu tố quan trọng của phong cách nhảy này chính là "bước nhảy Cuba" (thường gọi là Guapea). Trong bước nhảy này, người dẫn sẽ thực hiện đi lùi vào nhịp 1-2-3 và tiến lên vào nhịp 5-6-7. Thông thường, người ta không đếm nhịp 4. Người theo cũng thực hiện tương tự người dẫn và như thế hai người như là hình ảnh phản chiếu của nhau qua từng bước nhảy. Một đặc điểm khác của phong cách nhảy này chính là có rất nhiều bước nhảy mà người dẫn và người theo di chuyển thành vòng tròn quanh bạn nhảy.

Bước cross body lead cũng là một bước nhảy quan trọng trong phong cách này nhất là trong kiểu Salida Cubana hay Dile que no in Rueda de Casino vì từ nó đã dẫn đến rất nhiều những bước di chuyển khác trong kiểu Rueda hay là khiêu vũ xoay vòng, trong đó nhiều cặp nhảy sẽ đổi bạn nhảy với nhau và tiến hành các bước di chuyển đồng bộ bởi một caller.

Phong cách Los Angeles

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong cách L.A. style là kiểu nhảy On 1. Phong cách này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điệu Mambo và Swing. Phong cách L.A. chú trọng vào sự gợi cảm, tính trình diễn, nhịp điệu và quan trọng hơn cả là nhạc tính. Hai yếu tố cơ bản của phong cách này cũng là bước nhảy lên xuống và bước cross-body lead. Trong phong cách này, để thực hiện bước cross body lead, người dẫn bước về trước ở nhịp 1 rồi bước sang phải ở nhịp 2,3 đồng thời xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ và mặt hướng về bên trái. Người theo sẽ thực hiện bước xoay ở nhịp 5-6-7 trong khi người dẫn bước và xoay 90 độ một lần nữa ngược chiều kim đồng hồ. Kết thúc bước này, hai người bạn nhảy đã hoán chuyển vị trí cho nhau.

Phong cách L.A. được biết đến rộng rãi như ngày hôm nay chính là nhờ vai trò tiên phong của rất nhiều vũ sư thành công và nổi tiếng. Albert Torres, Laura Canellias và Joe Cassini xứng đáng là những người được vinh danh vì sự đóng góp của họ cho những bước phát triển ban đầu của phong cách này. Sau này, những vũ sư như Alex Da Silva, Joby Martinez, Uri Man, Edie Lewis, Tomas Montero, Rogelio Moreno, Josie Neglia, Francisco Vazquez (cùng với hai người em là Luis và Johnny), Jose Luis Gutierrez và Janette Valenzuela được ghi nhận là những người có công phát triển thêm phong cách này thành những gì mà chúng ta biết ngày nay.

Ngày nay chúng ta có thể tìm thấy buổi trình diễn Salsa rất dễ dàng ở rất nhiều nơi tại Los Angeles.

Phong cách New York

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong cách New York chú trọng đến tính hiệu quả của chuyển động, sự thanh lịch và khoảng cách chừng mực giữa hai người bạn nhảy. Bằng cách tập trung vào việc kiểm soát bước nhảy, thời gian và sự chính xác của các kỹ thuật nhảy, người nhảy hướng tới mục tiêu là thực hiện thật uyển chuyển những bước di chuyển phức tạp. Phong cách New York đặc biệt chỉ được thực hiện bằng bước nhảy On 2 mặc dù những người nhảy Salsa trên khắp thế giới vẫn thường vận dụng phóng cách này vào rất nhiều những bước nhảy On 1.

Để canh thời gianh chuẩn xác trong bước On 2, người nhảy phải cú tâm đến âm thanh của trống conga nên phong cách này đòi hỏi người nhảy phải lắng nghe được những âm thanh của bộ gõ. Những người cổ xuý phong cách này thì cho rằng nó phản ánh chính xác hơn nguồn gốc Afro-Caribbean của âm nhạc.

Nhiều người cho rằng phong cách này là "Mambo" vì bước break step được thực hiện ở nhịp 2 mặc dù có nhiều kiểu nhảy khác có căn c71 xác thực hơn để được gán cho tên gọi này. (Xem thêm Mambo.)

Khi nhảy giao tiếp, phong cách New York chặt chẽ hơn phong cách LA. Phép lịch sự trong phong cách này rất nghiêm ngặt đòi hỏi người nhảy duy trì vị trí nhảy và tránh di chuyển quá xa.

Phong cách New York có xu hướng đặc biệt đòi hỏi người nhảy phải thể hiện các "shine" trong các đoạn solo.

Người nhảy theo phong cách này đặc biệt rất chú trọng đến nhạc tính và việc kiểm soát thời gian của các bước nhảy. Họ đặc biệt để tâm đến âm thanh của bộ gõ và dàn nhạc hơn là giọng hát.

Phong cách này chính là phong cách chủ đạo ở bờ Đông của Bắc Mỹ và được rất nhiều những vũ công Salsa chuyên nghiệp cũng như các vũ sư trên khắp thế giời yêu thích nên chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp nó ở khắp mọi nơi.

Những vũ công nổi tiếng theo kiểu On 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Eddie Torres là nhà vô địch đầu tiên và nổi tiếng nhất của phong cách New York. Ông đã bắt đầu khiêu vũ từ năm 1962 và giảng dạy từ năm 1970. Không thể kể hết đã có bao nhiêu những bước Salsa kinh điển được thực hiện bởi những vũ công của Eddie như là Seaon Bristol (còn gọi là Seaon Stylist), Amanda Estilo, Eric Baez, April Genovese de la Rosa, Jai Catalano và nhiều người khác nữa.

Những nhân vật khác nổi bật với bước cơ bản On 2 là Frankie Martinez, Moshe Rasier, Gabriel Romero, Ismael Otero, Tomas Guererro, Osmar Perrones, Griselle Ponce, Milo, Ana và Joel Masacote, Jimmy Anton, Jesse Yip, Joe Burgos, v.v.

Phong cách Venezolana (Dominica)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là phong cách Salsa phổ biến ở Venezuela và Dominica.

Phong cách Colombia

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là phong cách chủ đạo ở Nam và Trung Mỹ. Trong phong cách Columbia, khi nhảy những bước cơ bản, người nhảy sẽ nhảy bước side step và nhảy giống hệt nhau. Bước break nằm ở nhịp 3 và nhịp 4 bỏ trống luôn được dùng để dậm nhẹ chân hay thực hiện những biến tấu riêng của người nhảy.

Phong cach này có thể nhảy được với không chỉ nhạc Salsa music mà cũng phù hợp với nhạc Cumbia vốn rất phổ biến ở các câu lạc bộ Latin.

Người nhảy phong cách này ở trình độ chuyên sâu sẽ giữ cho phần thân trên cố định, thăng bằng và thoải mái trong khi thực hiện liên tục những chuyển động chân phức tạp.

Phong cách Columbia đặc biệt phù hợp để nhảy ở các câu lạc bộ đông đúc. hấu hết các bước nhảy của điệu Merengue, một điệu nhảy Latin khác rất phổ biến ở các câu lạc bộ Salsa đều được ứng dụng trong phong cách này.

Có người cho rằng phong cách Colombian salsa sinh ra từ thời kỳ big band swing, khi mà những bước nhảy swing được thực hiện trên nền nhạc Cumbia. Cumbia vốn là một hình thức đồng diễn dân gian mà trong đó người nhảy không nắm tay bạn nhảy.

Mambo (hay còn gọi là Palladium hay Power-2 là kiểu khiêu vũ phổ biến tại Palladium Ballroom trong thập niên 50 và sau đó phát triển rộng khắp Hoa Kỳ trong thời kỳ cực thịnh của Mambo.

Phong cách này tương tự với phong cách L.A nhưng nó lại bắt đầu ở nhịp 2. Và bước cơ bản do đó sẽ là 2-3-4 và 6-7-8 với bước break step thực hiện ở nhịp 2 và nhịp 6. Phong cách này được giảnh dạy bởi công ty khiêu vũ Razz M'Tazz ở of New York và Angel Rodriguez, giám đốc công ty chính laàngười tìm ra thuật ngữ "Power 2."

Điều cần chú ý là dù phong cách này cũng được xem là khiêu vũ "En Clave" thì việc canh nhịp của các bước nhảy không nhất thiết phải tuân thủ theo nhịp điệu của Clave mà chỉ có nghĩa rằng người nhảy thực hiện bước đầu tiên ở nhịp 2 khi nhịp clave trong nhịp 2-3 bắt đầu.

Phong cách Puerto Rico

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là phong cách phù hợp với cả bước On 1 và On 2. Khi nhảy theo bước On 2, người dẫn bước về phí trước bằng chân trái ở nhịp 2. Bước cơ bản sau đó được thực hiện như phong cách New York.

Ở Puerto Rico, người ta tổ chứ một Đại hội Salsa quy tụ các nhóm Salsa khắp thế giới về tham dự tranh tài. Đại hội này đã được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1997.

Vào thập niên 50 Salsa Rueda (Rueda de Casino) được phát triển tại La Habana, Cuba. Các cặp bạn nhảy sẽ tạo thành một vòng tròn (tiếng Tây Ban Nha là Rueda) và thực hiện các bước nhảy được hô to bởi một người. Rất nhiều các bước nhảy của phong cách này có thực hiện việc trao đổi bạn nhảy giữa các cặp nhảy. tại Philippines vào năm 2005, khiêu vũ đã trở thành sở thích của nhiều thanh niên và dẫn đến một sự hợp nhất giữa salsa và khiêu vũ cộng đồng, sau này được gọi là Ronda de Salsa. Đây là một hình thức tương đối giống Rueda nhưng trong đó các bước nhảy salsa được dàn dựng theo phong cách địa phương và được đặt tên theo tiếng Philippines. Các tên gọi phổ biến trong Ronda là: Gising, Pule, Patria, Dolorosa, Lakambini và La Antonio.

Có hai dạng chính của Rueda de Casino:

  1. Kiểu Cuba - "Rueda de Cuba" (Kiểu gốc của Rueda, hơi kém trang trọng)
  2. Kiểu Miami - "Rueda de Miami" (Kiểu trang trọng, rất nhiều quy luật, đặt nền tảng trên mộtsự phối hợp giữa Rueda de Cuba và Salsa phong cách L.A)

Salsa Disco

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một phong cách mà thực chất chính là một phiên bản vũ trường của khiêu vũ giao tiếp. Sự khác biệt chính của phong cách này chính là đây là một phong cách rất cuồng nhiệt. Trong phong cáchnày có các bước nhảy của các phong cách khác như L.A., Puerto-Rico, Casino, v.v. Salsa Disco cũng thường có bước dậm là đặc trưng của phong cách Venezuela cũng như các đặc điểm của rock-and-roll vốn không được cho phép trong Salsa Cuba gốc.

Disco Salsa là phong cách mà chúng ta thường thấy: có mặt ở khoảng 80-90% những khu vực có salsa xuất hiện; điều đó cũng có nghĩa là chỉ khoảng 10-20% là thực sự khiêu vũ những điệu nhảy Salsa tinh tuyền với đam mê ấp ủ, mạnh mẽ và rất khó quên. Salsa Disco có một lợi thế là rất dễ học và thực hành trong khi để đạt được trình độ tương tự với phong cách L.A đòi hỏi người học phải nỗ lực hơn rất nhiều.

Tạo dáng trong Salsa

[sửa | sửa mã nguồn]

Vận dụng những kỹ thuật tạo dáng vào các phong cách của Salsa ngàynay đã trở nên rất phổ biến. Đối với các shine của cả nam lẫn nữ, tạo dáng bước chân, tạo dáng tay, chuyển động của cơ thể, xoay, khoảng cách cơ thể, rung và lắc vai hay thậm chí là tạo dáng cho bàn tay đã trở thành một trào lưu trong salsa. Có những bài học riêng dành cho tạo dáng. Hip hop, jazz, flamenco, múa bụng, ballroom, break-dancing/pop and rock, phong cách Afro Cuba và Bhangra đều được ứng dụng trong nghệ thuật tạo dáng trong salsa.

Thông thường Salsa là một điệu nhảy đôi và khi nhảy, hai người bạn nhảy sẽ giữ tay nhau. Tuy nhiên, salsa cũng có các shines được thực hiện solo. Shine thực chất là những bước "thể hiện" thường là những bước chân ngoạn mục hay chuyển động uyển chuyển của cơ thể. Shine thường là những bước ngẫu hứng nhưng đã được tập hợp thành rất nhiều các bước shine chuẩn. Ngoài ra, dù các bước shine phù hợp nhất là trong đoạn mambo của giai điệu nhưng chúng cũng có thể được thực hiện bất cứ khi nào mà người nhảy thấy thích hợp. Đây là một cách rất hữu hiệu để khắc phục khi người nhảy bị lỡ nhịp hay mất liên kết với bạn nhảy sau các bước nhảy quá phức tạp hay đơn giản hơn chỉ là để thở lấy hơi. Một lý giải tương đối hợp lý cho nguồn gốc của từ shine xuất phát từ giai đoạn mà những người nhảy clacket không phải là người Mỹ Latin hay lui tới các câu lạc bộ ở New York vào thập niên 50. Khi nhảy clacket, khi một người nhảy trình diễn một bước solo tự do thì thời điểm đó được gôi là "khoảnh khắc toả sáng" ("moment to shine"). Khi người nhảy salsa thực hiện các bước nhảy tương tự, thuật ngữ này đã được dùng để gọi và từ đó "shine" ra đời.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Torres, E: "Eddies Torres Teaches Salsa Nightclub Style", DvD 1995.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]